1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu hàng nông sản chủ lực vn sang eu trong bối cảnh evfta

175 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất Khẩu Hàng Nông Sản Chủ Lực Của Việt Nam Sang Thị Trường EU Trong Bối Cảnh Triển Khai Hiệp Định Thương Mại Việt Nam-EU (EVFTA)
Tác giả TS. Hoa Hữu Cường, Ths. Bùi Việt Hưng
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Bích Thuận
Trường học Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam
Thể loại báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và những yêu cầu đặt ra đối với hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Chương 2: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU sau khi EVFTA có hiệu lực Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU

Trang 1

VIÊ ̣N HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIÊ ̣N NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Tên nhiệm vụ: Xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh triển khai hiệp định thương

mại Việt Nam- EU (EVFTA)

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Hoa Hữu Cường

và Ths Bùi Việt Hưng

Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Bích Thuận

Cơ quan chủ trì: Viên nghiên cứu Châu Âu

Hà Nội, 2018

Trang 2

1.4 Một số điều chỉnh chính sách của Việt Nam để đáp ứng các quy định về xuất

1.4.1 những điều chỉnh về chính sách thuế và hải quan đối với hàng nông sản 56 1.4.2 Điều chỉnh về luật Sở hữu trí tuệ và Chỉ dẫn địa lý 60

CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU SAU KHI EVFTA CÓ

2.1 Bức tranh chung về thương mại hàng nông sản tại khu vực EU 65

Trang 3

2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU

2.4.2 Thách thức đặt ra cho xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 129 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC SANG THỊ TRƯỜNG EU SAU KHI HIỆP ĐỊNH EVFTA CÓ HIỆU

3.1 Định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang

3.2.1 Hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách để phù hợp EVFTA 140 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất hàng nông sản

144 3.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của

Trang 4

3.3.2 Đối với các Hiệp hội 155

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area) Khu vực mậu dịch tư do

ASEAN APEC Asia-Pacific Economic

Cooperation

Cộng đồng kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian

EC European Commission Uỷ ban Châu Âu

Trang 5

EFTA European Free Trade Association, Khu vực mậu dịch tự do

Châu Âu EIARD The European Initiative for

Agricultural Research for Development

Sáng kiến châu Âu cho nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Phát triển

EU The European Union Liên minh châu Âu

EVFTA The European UnionVietnam Free

phổ cập

HS Harmonized System Hệ thống điều hòa phân loại

và mã hóa hàng hóa MFN Most Favored Nation Quy chế tối huệ quốc

RCA Revealed Comparative Advantage Chỉ số lợi thế so sánh hiện

hữu RoO Rule of Origin Quy tắc xuất xứ

SPSs Sanitary and Phyto-Sanitary

Measures

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật

Trang 6

TBTs Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong

thương mại TRQ Tariff rate quota Hạn ngạch thuế quan

WTO World trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

g

1.2 Cam kết cắt giảm thuế của EU đối với một số nhóm hàng hóa xuất khẩu quan trọng của

Việt Nam giai đoạn 2006-2017

Trang 7

2.8 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu Việt Nam sang EU giai đoạn2006-2016 82 2.9 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu

của Việt Nam giai đoạn 2006-2017

của Việt Nam giai đoạn 2006-2017

90

2.15 Thị phần mặt hàng rau quả Việt Nam tại thị trường EU giai đoạn 2006-2016 94 2.16 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam theo các thị trường thuộc EU 107 2.17 Cơ cấu các mã mặt hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2006-2016 109 2.18 Hệ số so sánh hiện thị (RCA) của mặt hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2008-2016 109 2.19 ES của mặt hàng nông sản Việt Nam có cơ hội chuyên môn hóa xuất khẩu sang EU giai

1.1 Quy trình phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam – EU ( EVFTA) 30

2.1 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu

(EU) trong giai đoạn 1997-2016 (đơn vị: tỷ USD)

61

2.2 Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu EU năm 2017 62

Trang 8

2.3 Cơ cấu nhập khẩu hàng nông sản EU năm 2017 63

2.4 Tóp 5 quốc gia xuất khẩu hàng nông sản đến EU phân theo cơ cấu mặt hàng

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường thế

giới nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng đang được xem là định hướng

chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Chính phủ trong quá trình tái cấu

trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Đặc biệt, Đại hội Đảng

XII vừa qua cũng đã nhấn mạnh trong giai đoạn 2016-2020, tình hình thế giới

và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến hoạt động

xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội

nhập ngày càng sâu rộng với các tổ chức khu vực và quốc tế, Việt Nam cũng

sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết, quy định theo các chuẩn mực quốc tế như các quy định về hàng rào kỹ thuật (TBT), hệ thống kiểm dịch động thực vật

(SPS), vấn đề sở hữu tuệ, chỉ dẫn địa lý, xuất sứ hàng hóa trong các Hiệp định

Trang 9

tự do thương mại thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA… đang đặt ra những cơ hội

và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng của Việt Nam

Trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) với 28 nước thành viên, là một trong những đối tác thương mại lớn nhất thế giới, với quy mô thị trường 18.000 tỉ USD (chiếm 22% tổng GDP toàn cầu), dân số trên 500 triệu người, tổng kim ngạch thương mại hàng năm đạt xấp xỉ 4.000 tỉ USD, cung cấp gần 40% vốn đầu tư ra nước ngoài của thế giới, chiếm thị phần xuất nhập khẩu trong tổng kim ngạch thương mại thế giới

là 24,7% xuất khẩu và 21,2% nhập khẩu1… đã và đang hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh

EU và Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự

do (EVFTA), dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2018

Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng nông sản chủ lực nói riêng (cafe, cao su, gạo, chè, hồ tiêu

và một số loại rau củ quả ) sang thị trường EU đã đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao và ổn định so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực như Trung Quốc,

Ấn Đô, Malaixia, Thái Lan…Cụ thể: đối với mặt hàng cafe, EU là thị trường truyền thống và lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu chiếm tới 45,3% trong giai đoạn 2006-2017 đạt giá trị trên 800 triệu USD/năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả cũng có sự tăng trưởng ấn tượng kim ngạch xuất khẩu rau sang thị trường EU đã tăng 3,68 lần từ mức 33,763 triệu USD năm 2006 lên mức 124,434 triệu USD năm 2017, với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,99% trong giai đoạn này trong giai đoạn 2006-20172 …Bên cạnh những thành tựu đã đạt

Trang 10

được, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn còn những hạn chế và thách thức đang đặt ra như: giá trị gia tăng thấp do chủ yếu là xuất khẩu dạng thô chưa qua chế biến, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu,

sự thiếu thông tin và lúng túng trong việc tìm kiếm khách hàng, thiết lập kênh phân phối hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực; chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn hạn chế, mức độ liên kết trong chuỗi giá trị nông nghiệp còn thấp… cùng với đó, những yêu cầu và quy định khắt khe về nhập khẩu hàng hóa nông sản vào thị trường

EU như: Cấm tuyệt đối các sản phẩm nhập khẩu chứa hàm lượng kháng sinh cao, độc hại và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong những trường hợp khẩn cấp, cấp và kiểm định hàng hóa nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về

vệ sinh an toàn thực phẩm…

Theo dự báo khả năng mở rộng và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường vẫn còn dư địa rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2018 Khi EVFTA có hiệu lực và được triển khai sẽ tạo ra cơ hội cho việc tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện năng lực sản xuất mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam phải vượt qua hàng loạt những thách thức đến từ Hiệp định EVFTA cũng như từ trong chính những vấn đề nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam: những thách thức về hàng rào kỹ thuật (TBT), hệ thống kiểm dịch động thực vật (SPS), vấn

đề sở hữu tuệ, chỉ dẫn địa lý, xuất sứ hàng hóa… hệ thống cơ chế chính sách của nhà nước chưa đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản của Việt Nam phần lớn có quy

mô vừa và nhỏ với tiềm lực tài chính hạn hẹp, công nghệ sản xuất, biến lạc hậu, trình độ quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn…

Trang 11

Trong bối cảnh những thách thức và cơ hội đặt ra đối với khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách cụ thể từ các cơ quan hoạch định chính sách, các hiệp hội và bản thân các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

các mặt hàng nông sản chủ lực Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Xuất khẩu

hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh triển khai hiệp định thương mại Viêt Nam- EU” sẽ góp phần làm rõ hơn thực

trạng xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU qua việc đánh giá lợi thế cạnh tranh, những cơ hội và thách thức đặt ra từ đó để xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên có hiệu lực

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chủ đề xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng trong thời gian qua đã và đang thu hút được đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu đã tập trung giải quyết một số các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài như : thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU, hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam- EU, FTA và tác động của FTA tới xuất khẩu của Việt Nam….trong đó nổi lên một số các công trình tiêu biểu như:

2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chủ lực nói chung sang thị trường EU

Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO, Luận án tiến

sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội Trong bản luận án này, tác giả đã

Trang 12

hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đề từ

đó xây dựng quy trình và tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2007 đến nay, đưa ra những đánh giá nhận xét về những thành công và tồn tại trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang EU Cuối cùng tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU năm 2025 và tầm nhìn 2035

Nguyễn Quang Thuấn (2010), Những vấn đề kinh tế - chính trị nổi bật

giai đoạn 2001-2010, dự báo giai đoạn 2011-2020 và tác động tới Việt Nam,

Chương trình cấp Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2009-2010 Công trình nghiên cứu này đã phân tích những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật giai đoạn 2001-2010 và xu thế và dự báo sự phát triển khu vực đến 2020 qua

đó đánh giá những tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam

Bộ công thương (2011), Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam

thời kỳ 2011-2020 định hướng 2030, Quyết định số 2471/QĐ-TTg [5] Đây là

Đề án được Bộ Công Thương soạn thỏa và được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 Đề án này đã đề xuất những nội dung cơ bản về quan điểm chiến lược xuất, nhập khẩu, xác định rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, định hướng chung và định hướng cụ thể về ngành hàng, thị trường xuất-nhập khẩu Trên cơ sở đó, đề án đã tập trung đề xuất 5 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược xuất-nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm (phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu; phát triển thị trường, chính sách tài chính-tín dụng-đầu tư; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thương mại; đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Gắn với các giải

Trang 13

pháp, đề án chiến lược còn xác định lội trình và phân công, phân cấp cho từng chủ thể trong qui trình tham gia chiến lược Đây là cơ sở pháp lý có tính nguyên tắc về định hướng xuất-nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

Trần Chí Thành (2002), Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam, NXB Lao động Nội dung cuốn sách khái quát quá trình hình

thành và phát triển của EU, phân tích những đặc điểm của thị trường EU và những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này; Phân tích và đánh giá thực trạng khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trước năm 1990 và từ năm 1990 đến nay; Các định hướng và giải pháp đẩy mạnh khả năng xuất khẩu trong giai đoạn 2000-2010 của nước ta Phần phụ lục giới thiệu các hiệp ước thành lập EU và quy chế nhập khẩu chung của EU hiện nay

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam 2015, NXB

PECD, Paris Báo cáo đã đánh giá bối cảnh chính sách và xu hướng chính của nông nghiệp Việt Nam như: chính sách hỗ trợ nông nghiệp, các yếu tố sản xuất

và năng xuất, thương mại nông sản; chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp…và từ đó đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam

Qũy nghiên cứu ICARD-MISPA (2005), Báo cáo khoa học về “khả năng

cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội nhập AFTA” TOR số MISPA

A/2003/06 Báo cáo đã nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh trnah của một số mặt hàng nông sản Việt Nam bao gồm: gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gà

và dứa trên thị trường nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA Đồng thời báo cáo nghiên cứu ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập AFTA đối với một số

mặt hàng nông sản đến năm 2004

Trang 14

Luận án Tiến sĩ của Ngô Thị Tuyết Lan (2007), giải pháp nâng cao sức

cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập Trong đó,

đã nghiên cứu lý luận về sức cạnh tranh của hàng hóa, thực trạng sức cạnh trnah một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đề cập đến những tác động từ các cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định tự do hóa thương mại như: AFTA, BTA

Sách tham khảo của Tiến sĩ Trịnh Thị Ái Hoa (2007), chính sách xuất

khẩu nông sản Việt Nam-Lý luận và thực tiễn Trong đó, tác giả đã đi phân tích

sâu, đề cập khá toàn diện các cơ chế, chính sách đã được Nhà nước ban hành trong thời gian qua đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan tới tác động của EVFTA thúc đẩy xuất xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam

Nguyễn An Hà, Bùi Việt Hưng, Hoa Hữu Cường (2015), Sự điều chỉnh

FTA của Liên minh Châu Âu và đối sách của Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội

Việt Nam, Hà Nội, 2013-2014 Công trình nghiên cứu này đã phân tích những yếu tố dẫn tới việc điều chỉnh chiến lược FTA của EU, phân tích những kinh nghiệm của Hàn Quốc và Singapro khi ký kết và triển khai FTA với EU trong việc nâng cao khả năng xuất khẩu vào thị trường EU Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá những tác động của EVFTA đối với các lĩnh vực như: Thương mại, dịch vụ, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ….của Việt Nam Qua việc phân tích kinh nghiệm của Hàn Quốc, Singapro và đánh giá tác động của EVFTA, đề tài

đã ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết và triển khai EVFTA

Khi nghiên cứu về những tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), các tổ chức như: MUTRAP; Phòng thương mại công nghiệp và Ủu ban hội nhập kinh tế quốc cũng đã triển khai một số các công trình nghiên cứu tiêu như:

Nhóm các công trình nghiên cứu trong khuôn khổ dự án MUTRAP do

Trang 15

Liên minh châu Âu tài trợ như: Jean Marc Philip, Eugenia Laurenza, Federico

Lupo Pasini(2011) “Báo cáo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và Liên

minh châu Âu: Đánh giá tác động định lượng và định tính”; Lê Triệu Dũng (

2011) “Báo cáo phân tích tác động của các điều khoản về cạnh tranh trong các

hiệp định thương mại tự do của EU với Việt Nam”; Sangeetaa, Võ Trí Thành (

2011) “ Báo cáo các lĩnh vực mới trong thương mại : Tự do hóa mua sắm chính

phủ trong FTA dự kiến giữa EU với Việt Nam”; Aurelio Lopez (2011) “ Báo cáo tác động của chương về sở hữu trí tuế trong Hiệp định thương mại tự do

dự kiến giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu”; Antonio, Võ Trí Thành (2011)

“ Báo cáo bảo hộ thuế quan trợ cấp thực phẩm nông nghiệp và đàm phán hiệp

định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu” Dự án Muntrap;

Anne chetaille, Võ Trí Thành (2011) “ Báo cáo đưa các điều khoản môi trường

vào hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu”;

Stephano, Hồ Quang Trung (2011) “ Đánh giá tác động quy tắc xuất xứ trong

các hiệp định thương mại tự do”

Nhóm công trình nghiên cứu do Phòng thương mại công nghiệp và Ủy

ban hội nhập kinh tế quốc tế triển khai:VCCI (2011)“ Kiến nghị chính sách

của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng Hiệp định thương mại tự

do Việt Nam- Liên minh châu Âu ” ; VCCI (2011) “Quan điểm của VCCI về phương án đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư trong EVFTA”;

VCCI (2013) “ Báo cáo nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả tham vấn

DN trong đàm phán các HĐTM tự do ”; VCCI (2013) “ GSP của EU giai đoạn 2014-2023”

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về “FTA Việt Nam - EU” của

Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI kết hợp với Ủy ban Tư vấn về thương mại quốc tế và Dự án về hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP do EU tài trợ, đã có những đánh giá, kiến nghị về triển vọng, những cơ hội và thách thức của FTA này tới Việt Nam, tập trung vào một số ngành và cộng đồng

Trang 16

doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản trong FTA hiện nay liên quan tới thương mại hàng hóa và dịch vụ, liên quan tới thương mại và đầu

tư, giảm bớt rào cản thuế quan và phi thuế quan, tới quyền sở hữu trí tuệ, tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, qua khảo sát các ngành dệt may, giày dép, nông sản, cho thấy cơ hội và thách thức là đan xen, đặc biệt là về các rào cản kĩ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa hai bên trong việc hướng tới FTA song phương

2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

European Commission (2015) “ EU- Vietnam free trade agreement” Báo

cáo của Ủy Ban châu Âu đã đưa ra một bức tranh chung về xuất và nhập khẩu của EU với Việt Nam với các số liệu được cập nhật đến 2014 đã phân tích và chỉ rõ một số nội dung cơ bản như: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Viêt Nam, tiến trình đàm phán, và nội dung đạt được giữa hai bên về EVNFTA, các quy định về các rào cản thuế quan, rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung và của Việt Nam nói riêng

European Commission (2015) “EU and Vietnam reach agreement on

free trade deal” Báo cáo đã đưa ra những nội dung cơ bản hai bên đã đạt được

qua việc ký kết hiệp định thương mại tự do EVNFTA như cắt giảm và loại bỏ thuế quan 99% các dòng thuế khi hiệp định có hiệu lực, giảm bớt các rào cản phi thuế quan cho các hàng hóa xuất khẩu của EU, bảo hộ chỉ dẫn địa lý sở hữu trí tuệ, bảo đảm sân chơi cho các doanh nghiệp của EU khi tham gia đấu thầu

và mua sắm công tại Việt Nam, mở cửa thị trường dịch vụ, thúc đẩy đầu tư…

European Commission (2014) “Vietnam - European Community

Strategy Paper for the period 2007 to 2013” Báo cáo đã tập trung phân tích

một số các vấn đề trọng tâm như : phân tích bối cảnh kinh tế chính trị và xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2013, các cơ chế hợp tác song phương EU- Việt Nam,

Trang 17

chương trình hỗ trợ của EU đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như những bài học kinh nghiệm được rút ra

Justyna Kania “ (2016) “EU – Vietnam Free Trade Agreement as

opportunity for Polish exports” Công trình nghiên cứu cho thấy với tốc độ

tăng trưởng kinh tế GDP đạt được trong năm 2015 là 6,2 %, Việt Nam đang được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất khu vực ASEAN, bên cạnh đó, các chỉ số về tăng trưởng thương mại, đầu tư của Viêt Nam trong những năm gần đây cũng đạt được những thành tựu lớn Cùng với đó, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ là điều kiện thúc đấy xuất khẩu hàng hóa của EU nói chung và Ba Lan nói riêng vào Việt Nam

Michela Astuto (2010) “EU-ASEAN Free trade agreement-

negotiations, ISPS” analysis Bài báo đưa ra các mốc quan trọng trong quá trình

thương lượng FTA của EU – ASEAN và từ đó phân tích vấn đề còn tồn tại trong việc thương lượng như hàng rào thuế quan, và phi thuế quan, các quy định về dịch vụ và đầu tư, các vấn đề liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm công và cạnh tranh…

European Commission (2016) “Bilateral agriculture trade relation”.Báo

cáo đã tập trung phân tích quan hệ thương mại mặt hàng nông sản với Hàn Quốc với việc triển khai hiệp định thương mại FTA giữa hai bên với các điều kiện cam kết và thực thi cắt giảm thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các cơ quan giám sát xuất nhập khẩu giữa hai bên… tác động của hiệp định thương mại tư

do giữa hai bên đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu mặt hàng nông sản cho cả hai bên

Christoph Lam (2015) “The EU Vietnam Free trade Agreement impact

assessment” Báo cáo đã tập trung phân tích tác động của Hiệp định thương mại

EVFTA đến các hàng hóa xuất nhập khẩu của hai bên thông qua cắt giảm thuế quan, từ đó đánh giá những cơ hội cũng như những thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Trang 18

Teofilo C Daquila & Le Huu Huy ( 2003) “Singapore and ASEAN in

the global economy: The case of Free trade agreements”, Asian Survey, Vol

43, No 6 (November/December 2003), tr 908-928, University of California Press, Trao đổi thương mại là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với nền kinh

tế của Singapore Không có thương mại thì Singapore không thể phát triển như hiện nay Chính vì vậy, khi các sáng kiến thương mại tự do khu vực và toàn cầu phát triển chậm, Singapore đã có những chính sách để có các thỏa thuận thương mại tự do vì lý do kinh tế và chiến lược Các nước ASEAN khác và khối ASEAN nói chung cũng đã bắt đầu quan tâm đến thiết lập FTA với các nước bên ngoài

Toh Mun Heng & Vasudevan Gayathri (2004) “Impact of Regional

Trade Liberalization on Emerging Economies: The Case of Vietnam”, ASEAN

Economic Bulletin, Vol 21, No 2 (2004), tr.167-182: Bài viết này nghiên cứu các chiến lược hội nhập vùng trong tự do hóa thương mại của Việt Nam Tự do hóa thương mại thông qua việc tham gia thỏa thuận khu vực thương mại tự do (FTA), chẳng hạn như Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và trong tương lai là Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), cũng

đã cung cấp Việt Nam với những bài học hữu ích và kinh nghiệm để thành công

ở cải cách kinh tếtrong nước Sử dụng mô hình computable general equilibrium

để phân tích các tác động định lượng của các kết cấu khác nhau của các thương mại tự do khu vực đối với Việt Nam Kết quả cho thấy rằng tiếp tục tham gia trong việc mở rộng các FTA, ngoài AFTA có thể mang lại lợi thế kinh tế lớn hơn và chi phí điều chỉnh thấp hơn cho những nỗ lực của Việt Nam trong công nghiệp hóa và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Tóm lại các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích được

những lợi ích và tác động EVFTA tới Việt Nam và EU trên các góc độ như tăng trưởng kim ngạch thương mại, đầu tư, cơ hội cho cả hai bên thúc đẩy hơn nữa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ… khi hai bên thực hiện đàm phán ký kết và

Trang 19

triển khai hiệp định thương mại tự do EVFTA, cũng như chỉ ra được một số những tồn tại, hạn chế trong khả năng xuất khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng chủ lực nói riêng của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua Tuy nhiên chưa có một công trình nào thực sự nghiên cứu sâu và chỉ rõ những

cơ hội và thách thức, những nhân tố tác động tới các mặt hàng nông nghiệp chủ lực trong giai đoạn đàm phán và triển khai EVFTA, các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như khuyến nghị cho Việt Nam nhằm phát huy các mặt tích cực, hạn chế tiêu cực từ EVFTA tới việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam sang EU

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất giải pháp và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực sang thị trường EU trong bối cảnh triển khai Hiệp định thương mại tư do EU-Việt Nam (EVFTA)

Trang 20

4.2 Về mặt thời gian: 2006-nay, đây là khoảng thời gian Việt Nam tham

gia đẩy mạnh quá trình đàm phán và ký kết các FTA nói chung và EVFTA nói riêng

5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, nhằm xây dựng hệ quan điểm tiếp cận về khả năng xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường

EU, từ đó đề xuất các giải pháp, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh EU và Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển tới 2020 của Việt Nam theo phương châm tận dụng sức mạnh thời đại, lấy ngoài phục vụ trong, hội nhập hiệu quả vào khu vực và thế giới, trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử,

duy vật biện chứng, đề tài có cách tiếp cận toàn diện, bao gồm:

+ Tiếp cận lịch sử Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá

trình nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU, chiến lược FTA của EU qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau: giai đoạn trước khủng hoảng tài chính và giai đoạn hiện nay trong những điều kiện cụ thể của bối cảnh toàn cầu, cũng như khả năng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong các giai đoạn đàm phán và triển khai Hiệp định thương

Trang 21

mại tự do EVFTA Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm về khả năng xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong giai đoạn đàm phán để có được những nhận định về triển vọng quan hệ hợp tác thương mại giữa hai bên trong bối cảnh EU Viêt Nam ký kết EVFTA Mặt khác, theo cách tiếp cận này

đề tài sẽ nhìn nhận quan hệ theo logic phát triển, định hướng tới 2020

+ Tiếp cận hệ thống : việc phân tích và đánh giá các vấn đề ở đây được

đặt trong một phức hợp những yếu tố có liên quan với nhau một cách nhân quả, tạo ra một chỉnh thể thống nhất, từ khuôn khổ qui định, quá trình vận động phát triển của WTO, các chính sách và rào cản thương mại của EU đối với các mặt hàng nhập khẩu nói chung và của Viêt Nam nói riêng, tác động của EVFTA đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới Thách thức và cơ hội của FTA cũng được nghiên cứu trong tổng thể mối quan hệ của nhà nước, doanh nghiệp và thị trường, trong chiến lược phát triển tổng thể của Việt Nam

tới 2020

+ Tiếp cận liên ngành Xem xét, nghiên cứu quan hệ thương mại trong

khuôn khổ EVFTA dưới nhiều chiều cạnh, liên quan tới cải cách bên trong của

cả hai phía, tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tới thúc đẩy quan hệ chính trị ngoại giao, tới tăng cường liên kết khu vực, hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh

tế vĩ mô, nâng cao khả năng cạnh của các doanh nghiệp …thông qua nghiên cứu liên ngành như kinh tế quốc tế kinh tế vĩ mô và vi mô, kinh tế học phát triển, chính trị học, xã hội học v.v…

+ Đề tài tiếp cận từ các tài liệu thứ cấp từ các tổ chức quốc tế như Ngân

hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Âu, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ủy ban châu Âu, các chuyên đề nghiên cứu của các chuyên gia châu

Âu và chuyên gia các nước khác, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của các cơ quan hữu quan của một số nước châu Âu và Việt Nam trên tất cả

Trang 22

các khía cạnh liên quan đến FTA và khả năng xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Viêt Nam sang thị trường EU

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vâ ̣n du ̣ng phương phápduy vâ ̣t biê ̣n chứng và duy vâ ̣t li ̣ch

sử , đề tài chú ý phương pháp so sánh tổng hợp - phân tích thống kê Đề tài đă ̣c biệt chú ý phương pháp nghiên kinh tế như: SWOT, phương pháp nghiên cứu

xã hô ̣i học, phương pháp nghiên cứu liên ngành và dự báo Ngoài ra, đề tài còn

sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các bộ ngành liên quan, Tổng cục hải quan, Phòng thương mại công nghiệp, các viện nghiên cứu quản lý thuộc các

bộ, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và những yêu cầu đặt ra đối với hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam

- Chương 2: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng nông sản chủ lực

của Việt Nam tại thị trường EU sau khi EVFTA có hiệu lực

- Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU

Trang 23

CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM-EU (EVFTA) VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG

SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 1.1 Lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

1.1.1 Sự khác biệt giữa FTA cũ và FTA thế hệ mới

Xu thế phát triển các hoạt động buôn bán thương mại song phương, đa phương giữa các quốc gia với nhau hay giữa một khu vực với quốc gia trong những năm gần đây đã và đang có sự chuyển hướng rõ rệt từ việc cắt giảm các mức thuế quan đơn thuần trong các hoạt động thương mại, đầu tư, đến các cam kết mang tính toàn diện, minh bạch và hướng đến sự phát triển bền vững Sự chuyển đổi lên mức độ rộng hơn, cao hơn trong các thỏa thuận thương mại tự

do được xem là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Nếu như trước đây, Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement- FTA) chỉ là sự thỏa thuận, cam kết cắt giảm thuế quan, dành cho nhau những quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ với mục đính thúc đẩy tự

do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó… Theo khái

niệm của tổ chức thương mại thế giới WTO thì “Hiệp định thương mại tự

do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do”3 Thì giờ đây, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã bao trùm một mức độ rộng lớn từ các điều khoản cam kết của các bên về các vấn đề như

3 WTO “ Regional Trade Agreement” https://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/region_e.htm tải ngày 20/6/2018

Trang 24

thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động - thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế…

Nhìn nhận lại lịch sử hình thành các FTA trên thế giới có thể nhận thấy,

sự hình thành và phát triển các Hiệp định thương mại tự do gắn với quá trình phát triển của thương mại thế giới Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 hay tiếp đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra tình trạng thất nghiệp trầm trọng, khủng hoảng kinh tế… buộc các quốc gia cần phải có các động thái khôi phục và phát triển kinh tế Nhằm bảo

hộ các doanh nghiệp trong nước, bảo hộ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh, xâm nhập hàng hóa của các quốc gia khác…Các rào cản thương mại, hàng rào thuế quan đã được các chính phủ của các nước này lập ra, đã tác động mạnh đến dòng chẩy thương mại quốc tế trong thời gian này

Trong bối cảnh như vậy, lý thuyết chính thống về hội nhập kinh tế của (Viner, 1951, Corden, 1971) với các mô hình cân bằng cung cầu, tập trung phân tích các điểm mấu chốt như mức độ tự do hóa thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia khi thực hiện mở cửa một hoặc toàn phần với quốc gia khác, mức độ thỏa thuận song phương về tự do hóa thương mại với một hoặc nhiều quốc gia khác thông qua các thỏa thuận đa phương, các lĩnh vực tự

do hóa thương mại, phạm vi tác động với việc khai thác lợi thế quy mô kinh tế, lĩnh vực thương mại, năng suất các yếu tố sản xuất, lợi nhuận biên… để chỉ ra rằng khi nào thì một quốc gia có thể chuyển từ tình trạng của chủ nghĩa bảo hộ hoàn toàn sang tình trạng thương mại tự do4

4 Carlo Altomonte ( 2004) “ Kinh tế và chính sách của EU mở rộng” Trang 62

Trang 25

Tuy còn nhiều tranh cãi về mặt học thuật về các chính sách bảo hộ thương mại, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan và tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi một quốc gia, song nhu cầu giao thương, xuất nhập khẩu và đầu tư tư bản tài chính, nhằm thúc đẩy và mở rộng sản xuất trong nước kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

đã thực sự bùng nổ, các quốc gia đã chuyển từ chính sách bảo hộ sang chính

sách thương mại tương đối tự do ( tự do hóa một số lĩnh vực thương mại hàng

hóa, không tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ) với các quốc gia đối tác, tạo ra

các thỏa ước hội nhập khu vực Cùng với các thỏa thuận ưu đãi riêng giữa hai hay một số quốc gia, nhu cầu cần có một khuôn khổ chung với các quy định về các điều khoản thương mại nhằm ràng buộc các quan hệ thương mại song

phương, đa phương được xem là khởi nguồn cho sự ra đời của Hiệp định chung

về thuế quan và thương mại (GATT)

Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1948, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết thêm những thỏa

thuận thương mại mới Mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một "vòng đàm

phán." Nhìn chung, những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán đó

ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa Tám vòng đàm phán của GATT là: (1) Vòng Geneva (1947): bao gồm 23 nước tham gia, GATT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948.(2) Vòng Annecy (1949): bao gồm 13 nước tham gia….(8)Vòng Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham gia Những kết quả đạt được qua các vòng đàm phán có thể thấy được là số lượng các nước tham gia vào đàm phàn thương mại không ngừng tăng lên, cùng với đó những cam kết cắt giảm thuế quan được mở rộng cho nhiều nhóm hàng hóa, các thỏa thuận thương mại giữa các nhóm nước

Trang 26

phát triển và đang và kém phát triển không ngừng được cải thiện, đảm bảo thương mại công bằng cho các bên cùng tham gia

Sau 8 vòng đàm phán với 48 năm tồn tại, GATT đã trở thành thỏa thuận

đa phương then chốt về mậu dịch toàn cầu, góp phần tự do hóa thương mại, bãi

bỏ những hạn chế thương mại và chống đối xử về kinh tế trong buôn bán thương mại…đặt nền móng, cơ sở pháp lý để cùng nhau thống nhất thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1994

Như vậy, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với một số quy định ngoại

lệ (GATT/Điều khoản XXIV, GATS/Điều khoản V; Điều khoản Cho phép 1979) cho phép hình thành các Hiệp định Thương mại Khu vực (RTA) chủ yếu

dưới hình thức Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hay Liên minh Thuế quan

(CU) dựa trên nguyên tắc có đi có lại nhưng lại mang tính ưu đãi

(preference), nghĩa là về cơ bản không tuân theo nguyên tắc tối huệ quốc do các RTA này mang tính phân biệt đối xử với những thành viên không tham gia RTA Theo thống kê của Ban Thư ký WTO, tính đến tháng 3 năm 2008 đã có

209 hiệp định thương mại khu vực (RTAs) được thông báo cho WTO, trong đó

có 119 hiệp định thương mại tự do (FTAs) Trong số 119 FTAs được thông báo cho WTO, có tới 96 FTAs (chiếm 81%) được ký kết và có hiệu lực trong giai đoạn 1995-2007 Đáng chú ý là 69 FTAs (chiếm 72%) được hình thành trong giai đoạn 2001-2007, tức là trong thời gian diễn ra Vòng đàm phán Đô-ha5

Mặc dù có những quy định, định chế được ghi nhận trong hệ thống thương mại quốc tế, song những bế tắc trong đàm phán thương mại ( Đàm phán Đô-ha) về vấn đề tiếp cận thị trường đối với những sản phẩm nhạy cảm, các quy định về quy tắc, sở hữu trí tuệ, thuận lợi hóa thương mại giữa một bên là khối các quốc gia phát triển như Mỹ, EU và bên kia là các quốc gia đang phát

5Vụ Chính sách Thương mại Đa Biên “QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)

CỦA VIỆT NAM VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ KỸ THUẬT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ TRIỂN KHAI CÁC CAM KẾT FTA”

Trang 27

triển từ 2001 đến 2008 vẫn chưa có hồi kết Nhằm ứng phó với sự bế tắc trong vòng đàm phán Đô-ha, các quốc gia, khu vực có xu hướng quay sang ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để cam kết dành cho nhau những điều khoản ưu đãi về thuế quan, giảm các rào cản phi thuế đây cũng chính là lý do dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các FTA trong những thập niên gần đây6

Như vậy, các Hiệp định Thương mại Tự do song phương chính là công

cụ chính sách mới để một số quốc gia đạt được các lợi ích kinh tế mới trong bối cảnh Vòng đàm phán tự do hóa thương mại đa phương thứ 9 thuộc khung khổ GATT/WTO (Vòng đàm phán Đôha vì phát triển/DDA) đang bế tắc

Các nội dung chính mà FTA đề cập đến thường bao gồm:

Tự do hóa thương mại hàng hóa: Cam kết cắt hàng rào thuế quan và phi

thuế quan; quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan (Thông

lệ áp dụng chung là 90% thương mại); Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm, và quy định về quy tắc xuất xứ7

Tự do thương mại dịch vụ: Thực hiện mở cửa thị trường trong lịch vực

dịch vụ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm…

Tự do hóa đầu tư: Dỡ bỏ rào cản đối với các nhà đầu tư của các nước

trong hiệp định, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư

Sự phát triển lực lượng sản xuất như thương mại điện tử, logistic hướng cho sự dịch chuyển các dòng hàng hóa, thương mại, đầu tư tài chính giữa các quốc gia trên toàn cầu trong những năm gần đây đây diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp Sự tham gia của nhiều nhân tố vào tiến trình này ngày càng đòi hỏi các Hiệp định thương mại tự do cũng phải thay đổi các điều khoản theo hướng

6 URATA Shujiro (2007) The Impacts of Free Trade Agreements on Trade Flows: An Application of the Gravity Model Approach https://www.rieti.go.jp/jp/publications/dp/07e052.pdf

7 http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/hoi-dap-ve-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta

Trang 28

ngày càng rộng hơn, bao trùm hơn để giải quyết các vấn đề phát sinh…Việc

mở rộng các nội dung trong Hiệp định bao trùm sang cả các lĩnh vực phi thương mại như các vấn đề về lao động, môi trường, quản trị, phát triển bền vững

được xem là những FTA thế hệ mới Một số FTA thế hệ mới hiện nay đang

được các nước, khu vực đàm phán ký kết như Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP); FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA), FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Như vậy, FTA thế hệ mới mang một số đặc trưng nổi bật như:

(1)mức độ tự do hóa thương mại cao: các nước tham gia FTA thế hệ mới

thường đàm phán xóa bỏ phần lớn các dòng thuế Điều đó có nghĩa khi tham gia FTA thế hệ mới, độ mở của nền kinh tế rất cao, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cơ bản được tự do luân chuyển trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA;

(2) phạm vi cam kết rộng, không chỉ các nội dung liên quan đến tự do

hóa thương mại mà cả các nội dung phi thương mại Các FTA thế hệ mới là những hiệp định toàn diện, không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống, mà với những cam kết mở cửa thị trường sâu rộng cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao

và những cam kết về thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng;

(3) các cam kết cao, rộng, nhưng cũng linh hoạt, tạo điều kiện cho các

nước đi sau (các nước đang phát triển) có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình Nếu như trong FTA truyền thống, lộ trình cắt giảm thuế thường kéo dài không quá 10 năm, thì trong các FTA thế hệ mới nhìn chung lộ trình được đẩy nhanh hơn Chẳng hạn đối với

Trang 29

tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam, ngoài các mặt hàng được giảm thuế ngay, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 - 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan;

(4) về cơ chế giám sát của các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao hơn, chặt

chẽ hơn trong quá trình thực thi Ví dụ theo quy tắc xuất xứ từ sợi trong TPP,

sản phẩm may mặc của một quốc gia phải được làm từ vải được dệt từ sợi do chính quốc gia đó sản xuất mới được hưởng ưu đãi từ các nước thành viên TPP Trong quá trình thực hiện TPP, nếu các nước đối tác phát hiện ra mặt hàng nào

đó xuất khẩu với số lượng ồ ạt từ một nước có năng lực sản xuất còn hạn chế,

họ sẽ thành lập đoàn kiểm tra, nếu vi phạm, thì sẽ bị trừng phạt rất nặng;

(5) các FTA thế hệ mới áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các

tranh chấp phát sinh Các quy chế giải quyết tranh chấp thương mại được các

bên đặc biệt quan tâm trong Hiệp định, các ủy ban trọng tài kinh tế, Ủy ban hỗn hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ buôn bán thương mại đã được tính đến khi các Hiệp định đi vào hiệu lực Bên cạnh đó, các điều khoản về xóa

bỏ thuế xuất khẩu cũng được thực thi

(6) trong các FTA thế hệ mới đều có thành viên với trình độ phát triển

kinh tế cao hàng đầu thế giới Đây cũng là điều khác biệt với các FTA truyền

thống Chẳng hạn, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) bao gồm các nước đang phát triển Ngay cả FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), tuy cũng mới được ký kết nhưng cũng không phải là các FTA có các cam kết cao như TPP hay Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây dương (TTIP)8

Trang 30

1.1.2 Tác động của FTA mới với thương mại quốc tế

Khi phân tích về tác động của FTA đối với thương mại quốc tế

(International trade), các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã sử dụng Mô hình

lực hấp dẫn (Gravity model) giải thích trao đổi thương mại song phương dựa

trên ba biến giải thích là quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng

Mô hình này, lần đầu tiên được Jan Tinbergen (1962) sử dụng một nghiên cứu tương tự như Định luật hấp dẫn của Newton để mô tả tổng hợp về dòng chảy

thương mại giữa hai nước là "Tỷ lệ thuận với tổng sản phẩm quốc gia (GDP)

của các quốc gia và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng” Mô hình này đã

giải thích nhu cầu nhập khẩu song phương với một loạt các biến số khác nhau như thu nhập của quốc gia nhập khẩu, của quốc gia xuất khẩu, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia nhập khẩu, của quốc gia xuất khẩu, khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia và các biến số khác

Mô hình có ưu điểm làm rõ được sự khác biệt giữa dòng chảy thương mại thực tế và ước tính (được giải thích bởi các biến số thương mại bằng các

kỹ thuật có trong mô hình) Mô hình có thể ước tính liệu một FTA có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với dòng thương mại khi sử dụng một biến số nào

đó hay không Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là các nhà hoạch định chính sách phải rất thận trọng khi diễn giải bất kỳ kết quả nào có được Các tác động ước tính của một FTA chỉ thực sự có hiệu quả khi mà các dữ liệu ước tính đáng tin cậy Hạn chế khác lại nằm ở các đặc điểm kỹ thuật của mô hình lực hấp dẫn: Giả định cơ bản trong mô hình là dòng chảy thương mại giữa hai quốc gia chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế của cặp quốc gia đó trong khi thực

tế mức độ phụ thuộc thương mại song phương là rất lớn Do đó, một số giả thiết

là chưa đáng tin cậy vì các biến quan trọng có thể bị bỏ sót (ví dụ các biến về

Trang 31

khoảng cách chi phí thương mại giữa hai quốc gia hay chất lượng cơ sở hạ tầng

và thời gian chờ đợi ở biên giới)

Sau đó, từ những năm 60-70s mô hình trọng lực đã được sử dụng rộng

rãi để ước lượng thương mại giữa các quốc gia, một số tác giả nổi tiếng đã sử dụng mô hình này như Poyhonen( 1963), Linnenman (1966), Aiken (1973) Tiếp đó nhà kinh tế học Anderson (1979) đã phát triển nền tảng lý thuyết vững chắc của mô hình trọng lượng bằng việc phân biệt hàng hóa không chỉ theo ngành mà còn bởi nơi sản xuất chúng Trong mô hình của mình, Anderson giả định sản phẩm được phân biệt với nhau bởi nơi sản xuất (thường được biết đến

là giả định Armington) Do đó, xuất xứ của hàng hoá là rất quan trọng cho các đặc tính của sản phẩm Armington giả định rằng hai hàng hóa cùng loại nhưng

có nguồn gốc từ các nước khác nhau có thể thay thế hoàn hảo nhu cầu Bằng cách xác định nhu cầu của những hàng hoá này, Anderson đã giúp để giải thích

sự xuất hiện của biến thu nhập trong mô hình lực hấp dẫn, cũng như đưa biến này vào mô hình trọng lượng9…

Từ những năm 1990, khi dòng chẩy thương mại quốc tế ngày càng tăng, việc phân tích các tác động của FTA đặc biệt đã trở thành chủ đề thu hút được rất nhiều sự chú ý trong phân tích thương mại quốc tế với việc xem xét các yếu

tố về khoảng cách trong buôn bán thương mại quốc tế đến các hiệu ứng, tác động tích cực, tiêu cực đến các quốc gia tham gia vào tiến trình này Một số học giả như Frankel, Stein and Wei (1995) and Frankel (1997) cũng đã chứng minh các tác động tích cực của FTAs đến các quốc gia trong khu vực EU, NAFTA, the MECOSUR và AFTA… Gần đây, Haveman và Hummels (2004)

đã tính toán các ảnh hưởng đến thương mại song phương do khoảng cách giữa hai nước như: Chi phí vận chuyển, chi phí thương mại khác hay các rào cản

9Anderson JE, Yotov YV (2010) The changing incidence of geography Am Econ Rev, 100(5), 2157-2186

Trang 32

thương mại Trong nghiên cứu của Brun(2005), chi phí do khoảng cách còn gia tăng bởi hệ thống cơ sở hạ tầng, giá dầu và cơ cấu thương mại…

Bên cạnh đó, một số các nhà hoạch định chính sách đã sử dụng mô hình

cân bằng tổng thể CGE- Computable General Equilibrium CGE) tập trung vào

giá cả và thương mại liên kết giữa hai thị trường quốc tế để nhìn nhận sự thay đổi trong giá của một loại hàng hóa trong một thị trường sẽ tác động đến lượng cầu đối với hàng hóa tiêu thụ có liên quan và các nhu cầu đầu vào sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc và mặt bằng nhà xưởng

Mô hình CGE cơ bản nắm bắt cung và cầu trong từng ngành và các mối liên kết giữa các ngành Mô hình gồm các biến ngoại sinh (tức các biến được xác định bên ngoài mô hình) và các biến nội sinh (các biến có trong mô hình) Trong phân tích một FTA, các biến ngoại sinh thường tương ứng với các biến chính sách thương mại, độ co giãn và tỷ trọng các tham số; còn lại là các biến nội sinh như giá cả, sản lượng xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập hộ gia đình, nguồn thu thuế, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

Mô hình CGE cung cấp nền tảng thực nghiệm để phân tích chính sách

có thể định lượng được xác định bởi lý thuyết, ví dụ trong trường hợp của FTA, tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại có tác động đến phúc lợi xã hội, đến thu ngân sách và kết quả có thể là tích cực hoặc tiêu cực

Mô hình cân bằng từng phần: là một phần của mô hình cân bằng tổng

thể, nghiên cứu tác động của thị trường hàng hóa đơn nhất (thường ở cấp độ ngành), phù hợp nhất để phân tích sâu ở cấp độ ngành Mô hình giả định là thị trường có thể được phân tích tách biệt với các thị trường khác, bỏ qua những tác động lan tỏa do những thay đổi về thu nhập toàn nền kinh tế và giá cả các yếu tố sản xuất Do vậy, mô hình cân bằng từng phần có thể phân tích ở cấp phân ngành chi tiết hơn so với CGE Với mô hình này, dựa vào yếu tố quan trọng đánh giá lượng cầu xuất nhập khẩu khi thuế suất thuế xuất nhập khẩu thay đổi để đi đến kết luận về tác động của các FTA đến ngân sách nhà nước Khi

Trang 33

tham gia các hiệp định thì việc giảm thuế nhập khẩu sẽ có tác động trực tiếp đến nguồn thu thuế của Nhà nước Yếu tố chính khi xem xét hiệu quả cuối cùng của việc giảm thuế đến nguồn thu là đo lường độ co giãn của cầu nhập khẩu theo giá nhập khẩu Nếu cầu nhập khẩu theo giá nhập khẩu ít co giãn (hoặc không co giãn) thì việc cắt giảm thuế quan sẽ có tác động nhỏ đến số lượng hàng nhập khẩu, nhưng nguồn thu thuế sẽ giảm đi Ngược lại, khi cầu nhập khẩu co giãn nhiều thì việc giảm thuế quan ngụ ý sẽ có sự thay đổi lớn về lượng nhập khẩu, có thể có tiềm năng bù đắp sự sụt giảm trong nguồn thu thuế trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu và có thể ngược lại Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có độ co giãn cao thì sẽ có một sự đánh đổi giữa hai mục tiêu chính là thuế quan, bảo hộ và nguồn thu ngân sách…10

Phương pháp phân tích cân bằng cục bộ thông qua mô hình SMART: Phương pháp phân tích cân bằng cục bộ PE cho phép phân tích tác động của một FTA tới một ngành hàng, một thị trường cụ thể, bỏ qua những tương tác giữa các thị trường khác nhau trong nền kinh tế Một số nghiên cứu cụ thể áp dụng mô hình này có thể thấy Othieno (2011), Karingi& cộng sự (2005a) đánh giá tác động của Liên minh thuế quan Đông Phi, Từ thúy Anh & Lê Minh Ngọc (2015) đánh giá tác động ngành của RCEP trong EVFTA

Tác động của FTAs đến dòng chẩy thương mại quốc tế có thể nhìn nhận theo ba dạng tác động chủ yếu sau:

Tác động tổng thể: FTA thế hệ mới bao trùm đến nhiều lĩnh vực thương

mại và phi thương mại, chính vì vậy, tác động của FTA đến tổng thể nền kinh

tế cũng khá phức tạp qua các kênh cụ thể như tác động đến thương mai, đầu tư,

di chuyển vốn, lao động… cũng như tác động đến nhiều đối tượng khác nhau gồm chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng…tác động trực tiếp vào nền

10Lê Thị Thùy Vân: Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do

http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet

Trang 34

kinh tế như giá cả, kim ngạch thương mại, đâu tư … và tác động gián tiếp như tăng trưởng kinh tế, phân bổ nguồn lực, cạnh tranh, năng suất

Tác động tĩnh ( Static effect) : là tác động diễn ra với bất cứ thành viên

nào khi tham gia ký FTA, tạo ra sự thay đổi trong ngắn hạn của thương mại

ngay sau hội nhập, có thể là tác động tạo lập thương mại hoặc tác động làm

chuyển hướng thương mại Khi ký các FTA, các thành viên trong hiệp định cam

kết cắt giảm hoặc xóa bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan để thúc đẩy thương mại tự do Kết quả của quá trình này tạo cho chi phí hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước do có chi phí cao hơn Điều này thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại của các nước thành viên FTA Đối với các FTA thế hệ mới, mức cắt giảm thuế rất sâu trên nhiều hàng hóa và dịch vụ nên tác động tạo thương mại càng mạnh, cũng có nghĩa cơ hội đặt ra nhiều đi liền với thách thức trong quá trình cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh

Cùng với tác động tạo lập thương mại, việc ký các FTA sẽ tác động làm chuyển hướng thương mại Trong quan hệ giữa các nước khi chưa tham gia FTA, hàng hóa luân chuyển giữa các quốc gia thường theo dịch chuyển theo hướng: đối với các hàng hóa có chất lượng tương ứng mà chí phí sản xuất thấp

sẽ có cơ hội xuất khẩu sang nước khác Tuy nhiên, khi một trong các quốc gia tham gia FTA, họ sẽ chuyển sang nhập khẩu hàng hóa nội khối, cho dù chí phí sản xuất có cao hơn, nhưng do được giảm thuế và các ưu đãi khác, nên giá nhập khẩu vẫn có tính cạnh tranh Do vậy, điều đó sẽ gây thiệt hại cho quốc gia không phải là thành viên FTA Về bản chất ở đây có sự phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế Đây là hiệu ứng thúc đẩy các quốc gia không là thành viên FTA đàm phán để tham gia FTA hay ký các FTA mới Như vậy, khi một FTA được ký kết, nó sẽ có những tác động đến lợi ích các quốc gia, và sẽ làm thay đổi chính sách của các quốc gia là thành viên cũng như những quốc gia không là thành viên của một FTA nào đó

Trang 35

Tác động động (Dynamic effect) của việc ký kết, triển khai các FTA

cũng được các quốc gia thành viên kỳ vọng Tác động này đến từ việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên, về nguyên tắc, các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường, cũng có nghĩa nhu cầu và tính đa dạng thị trường tăng lên, mở ra các cơ hội với nhà sản xuất Đi liền với mở rộng thị trường là

sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA Tham gia FTA đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước Họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các sản phẩm của các nước thành viên FTA

Một số tác động động cụ thể có thể thấy (1) Tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mô; (2) thúc đẩy cạnh tranh, chuyên môn hóa sản xuất; (3) thúc đẩy đầu tư

Các tác động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm Đó là con đường duy nhất để thành công trong hội nhập đối với các doanh nghiệp Bên cạnh đó, tác động đáng lưu ý nữa của FTA là thúc đẩy sự lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư Do các cam kết bảo đảm lợi ích cao, và cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong FTA thế hệ mới và nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm cùng các thị trường đầu tư mới xuất hiện, nên dòng vốn đầu tư lưu chuyển mạnh hơn Điều này mở ra cơ hội với các nền kinh tế thành viên FTA, song cũng làm cho cạnh tranh đầu tư ngày càng quyết liệt

Như vậy, có khá nhiều các lý thuyết và mô hình được sử dụng để đánh giá tác động của một FTA đối với thương mại của các nước thành viên tham gia Hiệp định cũng như mức độ phức tạp của các biến trong phân tích tác động

Trang 36

của FTA.Tuy nhiên, tựu chung lại, để đơn giản hóa, chúng ta cần nhìn nhận và phân tích dựa vào các chỉ số, chỉ tiêu cụ thể như:

Thứ nhất, bản chất, phạm vi,cấp độ và quy mô của FTA: là FTA thế hệ

cũ hay mới, FTA song phương hay đa phương, các hình thức thỏa thuận trong FTA

Thứ hai, cần xem xét tính tương đồng giữa các thành viên tham gia vào

FTA trên các góc độ về lịch sử, kinh tế, ngoại giao cũng như khoảng cách địa

lý giữa các thành viên

Thứ ba, nhìn nhận về các lợi thế so sánh, tính bổ sung hay đối kháng

trong quan hệ thương mại Một số các chỉ tiêu cần đưa ra như Kim ngạch, tỷ trọng thương mại, Sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại: Chỉ số cường độ thương mại, Chỉ số thương mại nội ngành, chỉ số tỷ trọng thương mại nội khối, chỉ số hướng nội khu vực Chỉ số tương đồng xuất khẩu …

Thứ tư, các điều khoản về thương mại được ký kết trong hiệp định thể

hiện bởi Cam kết cắt giảm thuế quan: lộ trình, quy mô, mức độ cắt giảm, Cam kết về hàng rào phi thuế quan: phạm vi, mức độ, hài hoà hoá, Mức độ phức tạp của các quy định xuất xứ trong FTA…

Cuối cùng, phân tích các tác động dựa trên yếu tố giá cả và co giãn của

cung, cầu, cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước ký kết trong hiệp định

Đây là những nhóm chỉ tiêu sẽ được chúng tôi sử dụng để đánh giá tác động của EVFTA đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong chương 2

1.1.3 Tiêu chí xác định hàng nông sản chủ lực

Nông sản chính là những sản phẩm của ngành nông nghiệp Do vậy, hiểu

rõ hơn hàng hóa nông sản cần phải xuất phát từ “Nông nghiệp” Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, song theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp Tương tự như vậy, sản phẩm nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm sản phẩm của hai ngành trồng

Trang 37

trọt và chăn nuôi Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả sản phẩm ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp Một số đặc trưng hàng nông sản: (1) Đáp ứng nhu cầu trực tiếp cho người dân (Sản phẩm thuộc loại này chủ yếu ở dưới dạng tươi sống (gạo, ngô, khoai, sắn, thịt, trứng, sữa, cá, rau, quả ) (2) Các sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu, thông qua công nghiệp chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn Sau đó, các sản phẩm này quay trở lại phục vụ cho đời sống con người và (3) Các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng vật tư kỹ thuật sử dụng ngay cho sản xuất nông nghiệp.11

Theo QĐ số 712/QĐ/TTg ngày 21.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia “ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và Thông tư của Bộ Khoa học- Công nghệ số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29.12.2010 Định nghĩa sản

phẩm chủ lực như sau: “Sản phẩm, hàng hóa chủ lực là sản phẩm, hàng hóa

đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, ngành kinh tế địa phương được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; kim ngạch xuất khẩu cao; có tiềm năng xuất khẩu lớn; sản phẩm, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước”

Xác định sản phẩm chủ lực thường dựa vào các tiêu chí sau:

(1) Tỉ trọng cao của sản phẩm trong GDP;

(2) Đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách;

(3) Phải gây được hiệu quả tốt theo phản ứng dây chuyển đến sự phát triển các ngành khác hoặc có tác động lôi kéo các ngành khác phát triển theo;

(4) Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu;

(5)Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động;

11 Nguyễn Hoài Thu (2008) “TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM” Đại học Quốc gia Hà Nôi- Trường đại học kinh tế

http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/14918/1/02007.pdf

Trang 38

(6) Khả năng cạnh tranh cao;

(7) Tiềm năng thị trường tương đối lớn;

(8) Hiệu quả kinh tế cao

Nông sản chủ lực là sản phẩm của ngành nông- lâm-ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, ngành kinh tế địa phương được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; kim ngạch xuất khẩu cao; có tiềm năng xuất khẩu lớn; sản phẩm, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc địa phương12

1.2 Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do ( EVFTA)

1.2.1 Quy trình phê duyệt Hiệp định thương mại tự do EVFTA

Liên minh châu Âu (EU) được xem là “một thực thể thống nhất”

trong EVFTA sẽ góp phần thúc đẩy việc cấp phép cho hàng xuất khẩu của EU vào Việt Nam Tất cả những yêu cầu nhập khẩu sẽ được áp dụng như nhau cho các quốc gia thành viên EU Ngành nông sản của Việt Nam có khả năng hưởng nhiều lợi ích rất lớn từ EVFTA, nhưng trước tiên, Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chuẩn SPS của EU Trong trường hợp ngược lại, các sản phẩm của Việt Nam khó có thể xuất khẩu sang EU và điều này sẽ làm tổn hại thương hiệu sản phẩm Việt Nam EU vừa đưa ra cảnh báo “Thẻ vàng” với Việt Nam vì chưa chứng minh được Việt Nam đã thực hiện lộ trình cần thiết nhằm chống hoạt động đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không được báo cáo và không được Quản lý (IUU) trên toàn thế giới Điều này có khả năng tác động đến các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

12 Phan Thị Phương Thúy (2012) “GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NÔNG SẢN HÀNG HOÁ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010-2020” Luận văn Thạc sỹ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

http://lib.hcmup.edu.vn:8080/eFileMgr/efile_folder/efile_local_folder/2013/3/2013-03-04/tvefile.2013-03-04.4113723914.pdf

Trang 39

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, sau gần 3 năm và 14 vòng đàm phán, Chủ tịch Donald Tusk, Chủ tịch Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký tuyên bố chính thức về việc kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) Các bên hiện đang triển khai những bước cần thiết

để hoàn tất quá trình phê duyệt Hiệp định này

Hình 1.1 Quy trình phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam – EU ( EVFTA)

Nguồn: Jana Herceg “ Hiệp định thương mại tự do”

http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/tpp/attachments/17_06_jh_vietr ade_hcmc_vn.pdf

Theo phán quyết mới nhất của Tòa án châu Âu ngày 16/5/2017, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, sẽ chỉ được phê chuẩn và đi vào hiệu lực khi có

sự đồng ý của quốc hội mỗi nước thuộc liên minh này.Phán quyết có hiệu lực thi hành ngay lập tức này nhằm tạo nhiều quyền quyết định hơn dành cho quốc hội các nước thuộc Liên minh EU trong quá trình phê duyệt các FTA của EU13 Nếu như trước đây, Ủy ban Liên minh châu Âu luôn đưa ra quan điểm rằng việc phê duyệt các FTA sẽ chỉ cần sự đồng tình của Nghị viện châu Âu và chính phủ các nước châu Âu là đủ Thì nay quyền tự do đàm phán các FTA của

13 VCCI (2017) “EVFTA chỉ được phê chuẩn khi quốc hội từng nước thuộc EU đồng ý”

Trang 40

Ủy ban Liên minh châu Âu sẽ bị thu hẹp lại theo như quyết định của tòa án., như vậy, Chính phủ các nước thuộc khối Liên minh EU mới là đơn vị đưa ra quyết định cuối cùng.Với phán quyết này sẽ tác động đối với Việt Nam khi việc phê chuẩn FTA giữa EU và Việt Nam (EUVFTA) sẽ phải được quốc hội các nước thuộc liên minh EU thông qua

Theo đề xuất từ phía châu Âu Hiệp định EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, gồm Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo

hộ đầu tư (IPA) với tỷ trọng lần lượt là 95% và 5% Ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu cũng đã thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Thương mại và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam lên Hội đồng Châu Âu và Nghị viện châu

Âu, đây được xem là khâu cuối cùng chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất tiến trình phê duyệt vào quý 1/2019

1.2.2 Một số nội dung chính của EVFTA đối với hàng nông sản

Trước hết, có khá nhiều quan điểm, quy định khác nhau để định hình một sản phẩm hàng hóa được gọi là hàng nông sản Theo Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) thì nông sản hoặc các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là các sản phẩm hay mặt hàng ở dạng thô hoặc đã được chế biến đem ra bán để phục

vụ tiêu dùng của con người hoặc để làm thức ăn cho gia súc Nhìn chung, quy định về nông sản được áp dụng trong các hiệp định thương mại đều thống nhất theo cách hiểu mà Tổ chức thương mại thế giới đưa ra là

nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ chương 1 đến chương 24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hòa mã số thuế) Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc

từ hoạt động nông nghiệp như:

Ngày đăng: 10/12/2024, 10:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công Thương & MUTRAP IV (2016), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA): Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công Thương & MUTRAP IV (2016), "Hiệp định thương mại tự do Việt "Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA): Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Công Thương & MUTRAP IV
Năm: 2016
2. Bộ công thương (2011), Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thời kỳ 2011-2020 định hướng 2030, Quyết định số 2471/QĐ-TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thời "kỳ 2011-2020 định hướng 2030, Q
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2011
3. Vụ Chính sách Thương mại Đa Biên “QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA VIỆT NAM VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ KỸ THUẬT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ TRIỂN KHAI CÁC CAM KẾT FTA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ Chính sách Thương mại Đa Biên “
4. Lê Thị Thùy Vân: Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do. http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thùy Vân: "Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do
5. Lưu Đức Thanh (2016), Cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu theo Hiệp định thương mại tự do EVFTA, Hội thảo "Chỉ dẫn địa lý vànhững cam kết trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA)", MUTRAP IV, Cục sở hữu trí tuệ, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ dẫn địa lý vànhững cam kết trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA)
Tác giả: Lưu Đức Thanh
Năm: 2016
6. HQ (2016). Cảnh báo xuất khẩu rau quả sang EU: Đến hẹn lại lên?, xem ngày: 25/11/2018, tại: http://baocongthuong.com.vn/canh-bao-xuat-khau-rau-qua-sang-eu-den-hen-lai-len.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảnh báo xuất khẩu rau quả sang EU: Đến hẹn lại lên
Tác giả: HQ
Năm: 2016
7. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của "Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Năm: 2014
8. Nguyễn Quang Thuấn (2010), Những vấn đề kinh tế - chính trị nổi bật giai đoạn 2001-2010, dự báo giai đoạn 2011-2020 và tác động tới Việt Nam, Chương trình cấp Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2009-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề kinh tế - chính trị nổi bật giai "đoạn 2001-2010, dự báo giai đoạn 2011-2020 và tác động tới Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang Thuấn
Năm: 2010
9. Nhật Duy (2017), 80% hồ tiêu Việt Nam sẽ khó có cơ hội vào thị trường EU, tải ngày: 25/11/2018, tại: https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/80-tieu-viet-nam-se-kho-co-co-hoi-vao-thi-truong-chau-au-3317661/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 80% hồ tiêu Việt Nam sẽ khó có cơ hội vào thị trường EU
Tác giả: Nhật Duy
Năm: 2017
10. Phương Nhung (2017), Đằng sau kỳ thích 400 tỷ USD xuất nhập khẩu, xem ngày: 25/11/2018, tại: http://ndh.vn/dang-sau-ky-tich-400-ti-usd-xuat-nhap-khau-20171224093943929p145c151.news Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đằng sau kỳ thích 400 tỷ USD xuất nhập khẩu
Tác giả: Phương Nhung
Năm: 2017
11. Tố Uyên (2018), Thúc đẩy rau quả vào EU: quan trọng là chất lượng và công nghệ, tải ngày: 25/11/2018, tại: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018-08-12/thuc-day-xuat-khau-rau-qua-vao-eu-quan-trong-la-chat-luong-va-cong-nghe-60886.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy rau quả vào EU: quan trọng là chất lượng và công "nghệ
Tác giả: Tố Uyên
Năm: 2018
12. Trịnh Thị Thu Hiền (2016), Tận dụng quy tắc xuât xứ để hưởng ưu đãi EVFTA và VKFTA, Hội thảo "Quy tắc xuất xứ và Các biện pháp phi thuế quan trong các FTA Việt Nam - EU (EVFT) và Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): Những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm", Bộ Công thương, MUTRAP IV, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy tắc xuất xứ và Các biện pháp phi thuế quan trong các FTA Việt Nam - EU (EVFT) và Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): Những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm
Tác giả: Trịnh Thị Thu Hiền
Năm: 2016
15. Trung tâm WTO (2017), Hiệp định EVFTA và những vấn đề đặt ra cho xuất khẩu của Việt Nam, tải ngày: 25/11/2018, tại:http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/10137- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định EVFTA và những vấn đề đặt ra cho xuất "khẩu của Việt Nam
Tác giả: Trung tâm WTO
Năm: 2017
13. Tổng cục thống kê Việt Nam (2018), Thông cáo báo chí về tình hình lao động việc làm quý I năm 2018, xem ngày: 25/11/2018, tại:https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=18787 Link
14. Trung tâm hội nhập quốc tế HCM (2016), Quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA, xem ngày: 25/11/2018, tại: http://hoinhap.org.vn/phan-tich-va-binh-luan/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/13690-quy-tac-xuat-xu-trong-hiep-dinh-evfta.html Link
26. EC. Global Europe. Competiting in the world http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2006/october/tradoc_130376.pdf Link
29. Ewa Kacprzak1, Barbara Maćkiewicz1 (2014). The distribution systems for organic farming produce in Poland and Spain – similarities and differences.http://www.die-erde.org/index.php/die-erde/article/viewFile/110/73 Link
30. IFOAM (2016) Organic in europe prospect and development 2016. http://www.ifoam-eu.org/sites/default/files/ifoameu_organic_in_europe_2016.pdf Link
32. Lavinia DOVLEAC 2016. An overview on the supply chain for European organic food market.http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:http://webbut.unitbv.ro/Bulletin/Series%2520V/BULETIN%2520I/33_Dovleac.pdf Link
34. CBI 2016. Processed Fruit and Vegetables in Europe. https://www.cbi.eu/sites/default/files/market_information/researches/trends-europe-processed-fruit-vegetables-2016.pdf Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN