1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường EU

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 626,31 KB

Nội dung

EVFTA được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đang mở ra những tiềm năng lớn về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi ích của Hiệp định này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ hơn về những quy định thị trường EU, nhu cầu, thị hiếu hàng nông sản cũng như các kênh phân phối trong thị trường. Trên cơ sở phân tích về thực trạng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu khu vực Tây Nguyên vào thị trường EU, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện khả năng phát triển thị trường đối với sản phẩm này.

Trang 1

Thị trường EU: Cơ hội xuất khẩu hồ tiêu khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh triển khai Hiệp định EVFTA

27/07/2020

ThS Bùi Việt Hưng - ThS, Viện Nghiên cứu Châu Âu PGS.TS Đỗ Hương Lan - PGS.TS, Đại học Kinh tế Quốc dân Lời Tòa soạn: Bài viết nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Chương

trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020: “Giải pháp chính sách phát triển thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm chủ lực vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới”,

mã số: TN18/X05

Tóm tắt: EVFTA được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đang mở ra

những tiềm năng lớn về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi ích của Hiệp định này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ hơn về những quy định thị trường EU, nhu cầu, thị hiếu hàng nông sản cũng như các kênh phân phối trong thị trường Trên cơ sở phân tích

về thực trạng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu khu vực Tây Nguyên vào thị trường

EU, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện khả năng phát triển thị trường đối với sản phẩm này

Từ khóa: Phát triển thị trường, hàng nông sản, khu vực Tây Nguyên, EU

Abstract: The EVFTA signed between Vietnam and the European Union is opening up

great potentials for exporting of Vietnam’s agricultural products in general and of the Central Highlands region in particular However, in order to take advantage of this agreement, Central Highlands’ enterprises must have a better kwowledge and understanding of EU’s market regulations, its demand for agricultural products and distribution channels as well Based on the analysis of the current situation Central Highlands region’s pepper production and its export volume to the EU market, the paper make some recommendations for improving the market development ability of this product

Keywords: market development, agricultural products, Central Highlands region, EU

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói

riêng sang thị trường thế giới đang được xem là định hướng chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với các tổ chức khu vực và quốc tế sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết, quy định theo các chuẩn mực quốc tế như các quy định về hàng rào kỹ thuật (TBT), hệ thống kiểm dịch động thực vật (SPS), vấn đề sở hữu tuệ, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA… đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của khu vực Tây Nguyên

Theo dự báo, khả năng mở rộng và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của khu vực Tây Nguyên sang thị trường EU vẫn còn dư địa rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán và ký kết EVFTA vào tháng 6/2019 vừa qua,

dự kiến có hiệu lực trong thời gian tới Khi EVFTA có hiệu lực và được triển khai sẽ tạo

Trang 2

ra cơ hội cho việc tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện năng lực sản xuất mặt hàng nông sản chủ lực của khu vực Tây Nguyên khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng nông sản của khu vực Tây Nguyên phải vượt qua hàng loạt những thách thức đến từ EVFTA cũng như chính những vấn đề nội tại của các doanh nghiệp địa phương: những thách thức về hàng rào kỹ thuật (TBT), hệ thống kiểm dịch động thực vật (SPS), vấn đề sở hữu tuệ, chỉ dẫn địa lý… Trong khi đó, hệ thống cơ chế chính sách của Việt Nam, của các địa phương chưa đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản của khu vực Tây Nguyên phần lớn có quy mô vừa và nhỏ với tiềm lực tài chính hạn hẹp, công nghệ sản xuất, chế biến lạc hậu, trình độ quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn… đang là những thách thức đặt ra đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể cho vấn đề này

Bên cạnh đó, trong bối cảnh triển khai EVFTA, việc phát triển thị trường hàng xuất khẩu nông sản chủ lực khu vực Tây Nguyên (như cà phê, điều, tiêu…) đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hộ nông dân không chỉ tập trung vào quy trình sản xuất

mà cần phải có những hiểu biết hơn về thị trường quốc tế, nắm vững các quy định của Hiệp định thương mại, thị hiếu khách hàng… để có thể đề ra những chiến lược, cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm đưa những sản phẩm của địa phương mình tiếp cận được thị trường quốc tế rộng lớn

1 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU và những vấn đề liên quan tới hàng nông sản

1.1 Một số nội dung chính của EVFTA đối với hàng nông sản

- Cắt giảm rào cản thuế quan đối với các loại hàng hóa nông sản

Đối với vấn đề cắt giảm thuế quan, hai bên thống nhất áp dụng công thức 90/7, có nghĩa

là hai bên sẽ đưa thuế nhập khẩu của 90% dòng thuế nhập khẩu về 0% tối đa trong vòng

7 năm, và chia ra: (1) về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; (2) về 0% sau 3 năm; (3) về 0% sau 5 năm; và (4) về 0% sau 7 năm

Bảng 1: Cam kết cắt giảm thuế của EU đối với một số nhóm hàng hóa xuất khẩu quan

trọng của Việt Nam

Nhóm 1 Thủy sản  Khoảng 50% sẽ được xoá bỏ thuế ngay; Xóa bỏ thuế quan trong vòng 7 năm

Mật ong - Xoá bỏ thuế quan ngay Nhóm 2

Rau củ quả tươi - Xoá bỏ thuế quan ngay Gạo tấm - Xoá bỏ thuế quan sau 3-5 năm

Cà phê - Xoá bỏ thuế ngay Hạt tiêu và hạt điều - Xoá bỏ thuế ngay Nhóm 3 Sản phẩm từ gạo - Xóa bỏ thuế sau 3-5 năm

Rau củ quả chế biến - Xoá bỏ thuế quan ngay

Trang 3

Nguồn: Bộ Công Thương (2016), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh

Châu Âu: Sổ tay doanh nghiệp & MUTRAP IV (2016)

Hạn ngạch thuế quan với nông sản: EU dành riêng hạn ngạch thuế quan cho một số mặt

hàng khác của Việt Nam như trứng, tỏi, nấm, ngô ngọt, tinh bột sắn… Với cà phê, hạt tiêu, điều, EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan…

Trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản: Hai bên cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu

đối với nông sản xuất khẩu từ một bên sang bên kia nếu nông sản đó đã được nước nhập khẩu xóa bỏ thuế quan

Quy tắc xuất xứ sản phẩm: Trong vấn đề này, cả hai bên có chung mối quan tâm cùng

nhau hướng đến bộ quy tắc trên cơ sở đạt được sự hài hòa lợi ích cho cả hai

Rau củ quả và các sản phẩm rau củ quả (HS 07, 08 và 20): Quy tắc xuất xứ thuần túy đối

với rau củ quả nguyên liệu và có giới hạn tỉ lệ đường không xuất xứ 20% đối với sản

phẩm chế biến từ rau củ quả; sản phẩm gạo (HS 1006) áp dụng Quy tắc xuất xứ thuần

túy

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý: Do các thành viên EU có truyền thống sản xuất hàng loạt nông sản, thực

phẩm có chất lượng đặc trưng theo vùng như rượu vang Bordeaux, pho mát Mozzarella, giăm bông Parma…, nên EU có chế độ bảo hộ cao đối với chỉ dẫn địa lý (GI) và rất chú trọng nội dung này ngay từ khâu đàm phán các FTA

EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, thực phẩm nổi tiếng và có tiềm năng xuất khẩu cao như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, Cam kết về chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện cho việc khẳng định thương hiệu cho các loại hàng hóa trên tại thị trường hai bên Hai bên cũng thống nhất một cơ chế cho phép bổ sung các chỉ dẫn địa lý mới trong tương lai

Thống nhất các cơ quan quản lý SPS ở mỗi bên: giảm thiểu sự chồng chéo trong quản lý

SPS gây khó khăn cho doanh nghiệp hai bên trong quá trình xuất khẩu hàng nông sản, EVFTA đã quy định cụ thể đối với từng bên:

Thống nhất thủ tục và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu: Hai bên phải gửi

cho nhau danh sách các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của EVFTA, cho phép mỗi bên thiết lập Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông thủy sản, thực phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm để gửi cho bên kia

Công nhận tương đương: Các bên thỏa thuận thủ tục công nhận tương đương đối với các

biện pháp SPS do mỗi bên áp dụng nhằm giảm bớt rào cản về kiểm dịch đối với hàng nông thủy sản, thực phẩm xuất khẩu từ bên này sang bên kia

1.2 Quy định của EU về thương mại hàng nông sản

Kiểm soát an toàn thực phẩm và sức khỏe (Food safety and health control) được xem là

ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý hàng nhập khẩu vào thị trường EU Các yêu cầu về an toàn thực phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý… được áp dụng đến tất cả các hàng nông sản giao dịch trên thị trường (cả với các nhà sản xuất trong và ngoài nước) Các quy định của Ủy ban Châu Âu, các nước thành viên thường được phổ biến

qua các hình thức: (1) Quy định - Regulations: Văn bản luật buộc mọi nước thành viên

Trang 4

EU phải áp dụng (2) Chỉ thị - Directives: Văn bản pháp luật có hiệu lực bắt buộc chung ở

EU và mỗi nước thành viên phải thực hiện nội dung luật hóa các chỉ thị của EU thành

luật pháp của nước mình (3) Quyết định - Decisions: là loại văn bản pháp luật có hiệu

lực bắt buộc áp dụng cho toàn bộ và trực tiếp với một hay một nhóm nước hay hiệp hội nước thành viên (chỉ áp dụng cụ thể khi có yêu cầu)

Quy định về an toàn thực phẩm: Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong

Luật Thực phẩm của EU Luật Thực phẩm chung EU được coi là khung pháp lý quan trọng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên thị trường này Để đảm bảo vấn đề an toàn

vệ sinh thực phẩm và để cho phép thực hiện các hành động phù hợp trong trường hợp thực phẩm không an toàn, các sản phẩm thực phẩm phải được truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi cung cấp và những rủi ro về nhiễm bệnh cần phải được hạn chế Một khía cạnh quan trọng để kiểm soát các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm là xác định các

điểm kiểm soát tới hạn (HACCP - Hazard Analysis and Critical Control Point) thông qua

việc thực thi các nguyên lý về quản lý thực phẩm[1] Theo tiêu chí đánh giá này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản phải đảm bảo một số nguyên tắc: (1) Xác định mỗi nguy cơ tiềm ẩn ở các giai đoạn từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng, từ đó đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng; (2) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng; (3) Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn; (4) Xây dựng hệ thống chương trình thử nghiệm, quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn Một khía cạnh quan trọng khác nữa là các sản phẩm thực phẩm phải tuân theo các quy định kiểm soát chính thức được EU đưa ra Những sản phẩm bị coi là không an toàn sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường EU

Bên cạnh đó, các sản phẩm bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm Gobal GAP[2], tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh (MRLs), thuốc trừ sâu, các quy định về giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: sản xuất thân thiện với môi trường và trách nhiệm xã hội

Sử dụng giới hạn thuốc bảo vệ thực vật: Mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

(MRLs)[3] được sử dụng trong và trên các sản phẩm thực phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của EU Đối với các sản phẩm nông sản như rau quả tươi, tuân thủ chặt chẽ theo các quy định về MRLs và ngăn ngừa tình trạng nhiễm vi khuẩn là những điều kiện tiên quyết khi muốn thâm nhập thị trường EU Các sản phẩm có chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc có hàm lượng cao hơn mức cho phép sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường này

Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu vào thị trường EU: Phương thức kiểm tra của EU áp

dụng đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU được áp dụng theo các hình thức: (1) Kiểm tra chứng từ tài liệu; (2) Kiểm tra nhãn mác; và (3) Kiểm tra vật lý Trong trường hợp EU liên tục phát hiện những sản phẩm cụ thể có nguồn gốc từ một nước nào đó không tuân thủ theo quy định, EU sẽ quyết định thực hiện kiểm soát với mức độ dày đặc hơn hoặc đặt vào tình trạng áp dụng các biện pháp khẩn cấp Các biện

Trang 5

pháp kiểm soát có thể được tiến hành ở tất cả các bước nhập khẩu và tiếp thị sản phẩm trên thị trường EU

Quy định về xuất xứ sản phẩm: Các sản phẩm được giao dịch trên thị trường (bắt đầu từ

năm 1992) phải đảm bảo các quy định PDO[4] (bảo hộ tên gọi xuất xứ) gồm thực phẩm được sản xuất, chế biến và làm trong một khu vực địa lý nhất định sử dụng bí quyết được công nhận

Quy định về chỉ dẫn địa lý: PGI[5] (Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ) được sử dụng để mô tả

sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm xuất phát từ một khu vực địa điểm được đăng ký với những đặc trưng sản phẩm gắn với liên kết địa lý ít nhất một trong các khâu: chuẩn bị, sản xuất và chế biến; và TSG (Đặc sản truyền thống được bảo đảm) không đề cập đến nguồn gốc, nhưng làm nổi bật đặc điểm truyền thống, trong cấu thành sản phẩm hoặc phương tiện sản xuất

Quy định về ghi nhãn thực phẩm (Labelling)[6] luôn được cập nhật và thay đổi nhưng

nhìn chung các nhãn hàng sản phẩm phải đáp ứng các quy định: (1) Cung cấp các thông tin thiết yếu cho khách hàng như thành phần, nhà sản xuất, phương pháp bảo quản, cách chế biến; (2) Ghi rõ các chất có thành phần gây dị ứng

Bên cạnh đó, luật pháp EU xác định các tiêu chuẩn marketing chung (General Marketing Standard - GMS) và riêng (Specific Marketing Standard - SMS) cho tất cả các loại rau quả tươi liên quan tới chất lượng và độ chín tối thiểu Với những loại rau quả tươi không

có tiêu chuẩn marketing riêng sẽ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn marketing chung Đối với các mặt hàng nông sản rau quả tươi sau đây: táo, các quả họ cam, kiwi, rau diếp, đào

và xuân đào, lê, dâu, ớt chuông, nho và cà chua thì phải có kèm theo giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho từng kiện hàng Với những lô hàng nhập khẩu các sản phẩm này nhằm mục đích chế biến thì sẽ không phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn marketing của

EU Tuy nhiên, trên bao bì của hàng hóa cần phải ghi rõ cụm từ “intended for processing” (dùng cho mục đích chế biến) hoặc các cụm từ tương đương Thực phẩm

được đưa ra thị trường EU phải đáp ứng các quy định pháp lý về dán nhãn thực phẩm Các thùng carton đựng rau quả tươi phải có đầy đủ các thông tin như tên và địa chỉ của nhà đóng gói và nhà vận chuyển; tên của sản phẩm (nếu không nhìn thấy sản phẩm từ phía ngoài của bao bì); nước xuất xứ; phân loại và kích cỡ

1.3 Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng với hàng nông sản

Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên: Mối quan tâm về chất lượng, thành phần sản

phẩm qua các biểu tượng nhãn mác sản phẩm của người tiêu dùng EU trong một vài năm

lại đây đã gia tăng mạnh Theo đó, biểu tượng “Free of All” tức là sản phẩm không

đường, không chất bảo quản, không chất phụ gia… đã dần xuất hiện ở hầu hết các mặt hàng nông sản trên thị trường EU

Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ: Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Nông

nghiệp (Research Institute of Organic Agriculture (FiBL) cho thấy xu hướng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ đã và đang tăng trưởng mạnh trên quy mô toàn cầu Tính đến năm 2014, số lượng các quốc gia cam kết và triển khai nông nghiệp hữu cơ đã lên đến 172 quốc gia, với 43,7 triệu ha đất nông nghiệp thu hút hơn 2,3 triệu nông dân tham gia trực tiếp vào quá trình này Doanh số bán các sản phẩm hữu cơ toàn cầu năm 2014 đã đạt 80 tỉ USD[7] Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ lớn nhất là khu vực Bắc Mỹ;

Trang 6

EU là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ lớn thứ hai Đức, Pháp, Anh, Italia là 4 nước tiêu thụ lớn nhất trong EU Năm 2014, doanh số tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ tại thị trường này đạt 23,9 nghìn tỉ Euro[8] Mức độ tăng trưởng thị trường hữu cơ khá đa dạng giữa các nước thành viên, một số quốc gia có doanh số bán lẻ tăng trưởng đặc biệt cao như Thụy Điển 45%, Pháp 10% Mức tiêu thụ bình quân đầu người cho các sản phẩm hữu cơ là 47,4 Euro[9] Khảo sát ngưởi tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ do EC tiến hành năm 2013 cũng cho thấy 83% người tiêu dùng được phỏng vấn đặt ra quan tâm hàng đầu là vấn đề môi trường, 78% chấp nhận mua các sản phẩm hữu cơ với giá cao hơn các sản phẩm truyền thống từ 10-25% [10]

Yêu cầu cao hơn về toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường: Danh mục các quy định về an

toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, hệ thống cảnh báo sớm an toàn thực phẩm… của

Ủy ban Châu Âu liên tục được cập nhật và thay đổi

Cạnh tranh gay gắt trong hệ thống phân phối[11]: Các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế

liên tục xuất hiện làm cho cuộc cạnh tranh trên thị trường phân phối ngày càng khốc liệt Nho khô trên thị trường EU vốn bị do Thổ Nhĩ Kỳ chi phối thì giờ đây sản phẩm này cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi các quốc gia xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ; xoài của Ấn Độ bị cạnh tranh bởi các nước Trung Phi…

Như vậy, để chiếm lĩnh được thị phần, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chỉ cần linh động điều chỉnh các chiến lược tiếp cận thị trường mà còn thực thi kết nối với khu vực cung ứng sản phẩm, đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng châu Âu

2 Cơ hội và thách thức đặt ra đối với xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu khu vực Tây Nguyên

2.1 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của cả nước

Việt Nam hiện là nước có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất thế giới (trên Malaysia, Sri Lanka, Brazil, Ấn Độ, Indonesia ) và là nước sản xuất lớn nhất trên thế giới Hiện Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tiêu hạt, chiếm 90% tổng lượng xuất khẩu, trong đó tiêu đen chiếm 90% và tiêu trắng chiếm 10% (tất cả các nước xuất khẩu tiêu chính trên thế giới đều dưới dạng hạt, giá bán sẽ phụ thuộc vào chủng loại và chất lượng hạt nếu cùng chủng loại); một số doanh nghiệp lớn có nhà máy chế biến công nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA đã xuất khẩu được các sản phẩm tiêu chế biến như tiêu bột, tiêu ngâm muối, tiêu khử nước/đông khô, dầu nhựa tiêu (oleoresin), dầu thơm tiêu, trà tiêu…, tuy nhiên tỉ trọng chỉ chiếm 10%

Trong thời gian qua, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU mang một số đặc trưng chính sau:

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu đến thị trường EU có sự biến động mạnh

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU có thể chia ra thành các giai đoạn:

(1) Giai đoạn 2006-2013: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU luôn đạt 2 con số với mức tăng bình quân đạt 15,35%/năm;

(2) Giai đoạn từ 2013-2017, là giai đoạn chứng kiến sự sụt giảm liên tục trong xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU, đỉnh điểm vào năm 2017 khi kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU sụt tới 38,61% so với năm 2016[12] Nguyên nhân

Trang 7

chính của sự sụt giảm là do: Thứ nhất, nguồn cung hồ tiêu trên thế giới dồi dào dẫn đến giá xuất khẩu hồ tiêu liên tục giảm; Thứ hai, các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu quan tâm đến việc gia tăng diện tích trồng, tăng sản lượng, mà bỏ qua vấn đề chất lượng sản phẩm khi sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt Động thái này dẫn đến tình trạng, sản phẩm tiêu chứa dư lượng các hoạt chất cấm cao, bị thị trường EU cảnh báo, thậm chí từ chối nhập hàng Cụ thể, Hiệp hội Gia vị châu Âu đã gửi thư tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội này cho biết, năm 2016, trong 799 mẫu hạt tiêu đen nhập khẩu vào EU được phân tích, chỉ có 17% số mẫu có dư lượng Metalaxyl đạt chuẩn14;

(3) Giai đoạn 2018-2019, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam ra toàn cầu tăng, song giá sản phẩm/kg hồ tiêu lại giảm, dẫn đến kim ngạch tăng thấp

Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam năm 2018-2019

trị giá (%)

Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng

(%)

Trị giá (%)

Đông Nam Á 19.723 49.670.428 51,6 14,03 6,96

Ấn Độ 20.313 48.811.588 0,06 -22,06 6,84

Pakistan 10.258 24.218.646 0,17 -23,41 3,39

U.A.E 10.301 23.836.002 5,64 -16,06 3,34

Thái Lan 7.185 21.327.996 42,14 5,16 2,99

Singapore 826 2.111.397 -53,91 -63,78 0,3

Các quốc gia khác 103.609 220.795.982

Nguồn: Tổng cục Hải quan công bố ngày 13/1/2020,

http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/thi-truong-xuat-khau-hat-tieu-nam-2019-724391.html

Trang 8

Tỉ trọng xuất khẩu hồ tiêu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giảm dần trong những năm gần đây

EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của hồ tiêu Việt Nam trong giai đoạn 2006-2019, khi tỉ trọng xuất khẩu trung bình sang thị trường này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chiếm tới 32,53% Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây 2018-2019, tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam bước đầu đã gặp những khó khăn do sản lượng tăng, nhu cầu giảm trên thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng Đây cũng là năm sụt giảm liên tiếp kể từ năm 2017 trở lại đây

Năm 2019, tỉ trọng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU vẫn giữ vị trí thứ 2 sau thị trường Mỹ với 14,37% Tuy nhiên, so với các năm trước đó, thì tỉ trọng này giảm đáng

kể, ví dụ năm 2006 là 41,21% Điều này cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng đa dạng hóa thị trường hơn, tập trung xuất khẩu nhiều hơn tới các thị trường nhỏ hơn không yêu cầu cao về hàng rào kỹ thuật thương mại

Thị phần xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tại thị trường EU giảm

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU tăng, song thị phần hồ tiêu của Việt Nam tại thị trường EU lại giảm, từ mức 27,31% năm 2013 xuống còn 19,21% năm 2017 tương ứng với mức giảm 1,4 lần Một trong những nguyên nhân chính là các nhà cung cấp hồ tiêu lớn như: Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc đã tăng dần thị phần xuất khẩu vào EU bởi việc áp dụng công nghệ cả trong sản xuất cũng như bảo quản mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu

2.2 Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu khu vực Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất cả nước, tính đến năm 2018, diện tích hồ tiêu toàn vùng lên đến 93.000 ha, chiếm gần 65% diện tích hồ tiêu cả nước Khu vực trồng hồ tiêu tập trung là tỉnh Đắc Lắc với 39.000 ha hồ tiêu, tỉnh Đắc Nông 30.000 ha Cây tiêu khá phù hợp điều kiện khí hậu vùng Tây Nguyên, năng suất bình quân đạt 31,4 tạ/ha, sản lượng hơn 120.000 tấn/năm, tương đương khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu Việt Nam, giá trị do hồ tiêu đem lại luôn chiếm tỉ lệ lớn giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các tỉnh

Biểu đồ 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Tây Nguyên giai đoạn 2015

- 2018

Trang 9

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan và cục thống kê các

tỉnh

Theo quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam chỉ

ở mức 50.000 ha Tuy nhiên, tính đến hết năm 2018, diện tích hồ tiêu của cả nước đã lên

tới gần 150.000 ha Vì tập trung phát triển nhanh diện tích mà chưa chú trọng đến chất

lượng nên hồ tiêu của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng chưa đạt

chuẩn dẫn đến giá bán thấp, khó cạnh tranh với các quốc gia khác trên thị trường thế giới

Theo số liệu biểu đồ trên, sản lượng hồ tiêu Tây Nguyên đã tăng từ 72,6 nghìn tấn năm

2015 lên 136,9 nghìn tấn năm 2018, song kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống chỉ đạt

447,2 triệu USD năm 2018

Tuy nhiên, trên thực tiễn, trong một vài năm lại đây, tiêu khu vực Tây Nguyên đã có

những thay đổi đáng kể, cụ thể: (1) một số sản phẩm tiêu đã có thương hiệu được thị

trường thế giới biết đến; (2) giá tiêu khu vực Tây Nguyên đã ngang bằng hoặc cao hơn so

với giá của các nước khác; (3) hơn 50% lượng hạt tiêu xuất khẩu được bán trực tiếp cho

các nhà máy chế biến gia vị tại nhiều nước; (4) Các nhà xuất khẩu tiêu đã và đang trở

thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, khả năng chi phối giá cả thị trường

cũng được mở rộng

Trang 10

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song hiện nay, hồ tiêu khu vực Tây Nguyên vẫn đang đứng trước nhiều vướng mắc ở cả khâu sản xuất, bảo quản và bán hàng (sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định) Bên cạnh

đó, mặc dù hồ tiêu khu vực Tây Nguyên đã có vị thế trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, trên thực tế, khả năng xây dựng thương hiệu tiêu khu vực Tây Nguyên còn nhiều hạn chế Tính đến thời điểm hiện nay, cả khu vực Tây Nguyên mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê

Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai đã được chứng minh với sự kết hợp chặt chẽ giữa các hộ nông dân, nhà khoa học và chính quyền đã đem lại hình ảnh mới cho xuất khẩu mặt hàng này Với năng suất trên 10 tấn/ha, cá biệt nhiều khu vực có trên 17 tấn, hồ tiêu Chư Sê đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho hộ nông dân khu vực này Bên cạnh

đó, khi thương hiệu đã có và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngay lập tức các doanh nghiệp chế biến tiêu từ các tỉnh, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng tìm đến Chư Sê để ký hợp đồng mua tiêu nguyên liệu Đây cũng chính

là vấn đề mà chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cần phải nghiên cứu để nhân rộng khi muốn phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng này

3 Một số khuyến nghị phát triển thị trường hồ tiêu khu vực Tây Nguyên

3.1 Tăng cường công tác thông tin và tìm kiếm thị trường

Chính quyền các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường và tìm kiếm bạn hàng bằng cách:

- Hình thành các tiểu ban xúc tiến xuất khẩu hàng hoá theo từng mặt hàng gồm cán bộ của Sở Công thương và các sở, ngành có liên quan Ngoài chức năng quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU, cơ quan này còn có thể cung cấp các dịch vụ marketing có thu phí cho các doanh nghiệp

- Phối hợp với các cấp Trung ương như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,

Bộ Công Thương, Tham tán thương mại tại các nước EU nhằm cung cấp và kết nối các doanh nghiệp địa phương xuất khẩu vào thị trường EU, hỗ trợ trong việc lập các văn phòng đại diện, cũng như kịp thời trao đổi những thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có các hoạt động thương mại tại khu vực này

Đối với các doanh nghiệp: Trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thị trường thế giới nói

chung và khu vực EU ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc xúc tiến thương mại và phát triển thị trường bằng cách:

- Tham gia vào các đoàn khảo sát thị trường, các hội trợ triển lãm do Phòng Thương mại

và Công nghiệp hướng dẫn để tìm kiếm bạn hàng và giới thiệu sản phẩm với thị trường

EU

- Kết nối với các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước EU để tìm kiếm thông tin đầy đủ nhất về thị trường EU, đặc biệt chú trọng đến những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu, quy định về thủ tục hải quan của các nước EU cùng các quy định khác đối với các hoạt động kinh doanh thương mại

- Tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn của các luật gia hoạt động trong các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức tư vấn pháp luật và chi nhánh văn phòng luật nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để có phương pháp tiếp cận thị trường EU một cách có hiệu quả nhất Xuất phát từ

Ngày đăng: 10/12/2024, 11:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w