1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hàng Xuất Khẩu Chủ Lực Của Vùng Tây Nguyên
Tác giả Nguyễn Trường Sang
Trường học Trường Đại Học
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Với những ưu đãi của thiên nhiên, Tây Nguyên đang ngày càng trở thành một trong những vùng địa lý quan trọng, có đóng góp lớn vào nền kinh tế của Việt Nam. Với thế mạnh của một vùng có điều kiện đất đai, khi hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm nên các tỉnh Tây Nguyên đã sớm hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, ngô lai, sắn (mì)… Đây là những loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích gieo trồng và tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả vùng và trong tổng diện tích các loại cây cùng loại của cả nước, có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn ngày càng ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên.

Trang 1

HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

Nguyễn Trường Sang

Tây Nguyên là một trong 8 vùng địa lý của Việt Nam bao gồm: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc

Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước và dân số khoảng 5,7 triệu người chiếm 5,9% dân số cả nước

Tây Nguyên được chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng) Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam

Vị trí: Phía Đông Tây Nguyên giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam

Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước Phía Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh) như đường 14, 20, 1B từ bắc vào nam chạy qua các tỉnh cao nguyên Cảng hàng không Playcu, Buôn ma thuật là cầu hàng không nối với các thành phố trong và ngoài nước

Địa hình: địa hình của vùng chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá

bằng phẳng, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với quy mô lớn

Thổ nhưỡng: đặc điểm thổ nhưỡng là đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so

với mặt biển với diện tích 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước) Đất badan màu

mỡ, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm Cây điều và cây cao

su cũng đang được phát triển tại đây Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn

Trang 2

Về khí hậu: Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, có 1 mùa khô kéo

dài tạo điều kiện để phơi sấy và bảo quản sản phẩm Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao 400-500m, khí hậu khô nóng thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, các cao nguyên có độ cao trên 1000 m thích hợp phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên

và chia thành hai mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô

và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió cao nguyên từ cấp 4 đến cấp 6 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển Nhiệt độ trung bình hàng năm 240C; lượng ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240-250 kcal/cm2 Số giờ nắng trung bình 2.200-2.700 giờ/năm Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độ từ 15-200C, mùa mưa biên độ từ 10-150C) Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900-2.000mm, tập trung chủ yếu trong mùa mưa Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ động thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam bộ

Tài nguyên: Rừng gần 3 triệu ha (chiếm 25% diện tích rừng cả nước) có giá trị lâm sản

lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu ) Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, và các cây thuốc quí có thể trồng được

ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung Tây Nguyên là một trong những vùng có tính

đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước

Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan

trên 100 mét, cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp

Với những ưu đãi của thiên nhiên, Tây Nguyên đang ngày càng trở thành một trong những vùng địa lý quan trọng, có đóng góp lớn vào nền kinh tế của Việt Nam Với thế mạnh của một vùng có điều kiện đất đai, khi hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm nên các tỉnh Tây Nguyên đã sớm hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, ngô lai, sắn (mì)… Đây là những loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích gieo trồng và tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả vùng và trong tổng diện tích các loại cây cùng loại của

cả nước, có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn ngày càng ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên Chính vì vậy giữ vững và phát triển được nông lâm nghiệp của vùng là nhiệm vụ cũng là thách thức vô cùng quan trọng để đưa Tây Nguyên sánh vai với các vùng trên cả nước Trong đó phải kể đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Tây nguyên từ nhiều năm đó là:

Trang 3

Gỗ và sản phẩm gỗ

Gỗ và sản phẩm gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đóng góp quan trọng vào xuât khẩu của khu vực Tây Nguyên, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng Năm 2018 cũng được đánh giá là một trong những năm thành công nhất của nghành gỗ Việt Nam nói chung

và Tây Nguyên nói riêng Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.568 tỷ USD của vùng Tây Nguyên chiếm 18,4 % Kim ngạch xuất khẩu của cả nước ( 8,476 tỷ USD ), các thị trường xuất khẩu chính được giữ vững và ổn định, tiếp tục mở rộng thêm được các thị trường xuất khẩu mới, nhiều

cơ chế chính sách ở tầm quốc gia và quốc tế được ban hành tạo điều kiện thúc đây nghành gỗ đi theo hướng bền vững

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Tây Nguyên giai đoạn 2015 –

2018

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCHQ và cục thống kê các tỉnh)

Biểu đồ cho thấy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Tây Nguyên liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2015 – 2018, từ con số 1.357 triệu USD năm 2015 lên 1.568 triệu USD năm

2018, tăng 211 triệu USD về giá trị với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 8%/năm

Về hàng hóa xuất khẩu: Đồ nội thất, dăm gỗ, các loại ván, gỗ tròn và gỗ xẻ là các nhóm

mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành gỗ trong những năm trở lại đây Trong số

1,357.4

1,324.6

1,406.8

1,568.1

1,200.0

1,250.0

1,300.0

1,350.0

1,400.0

1,450.0

1,500.0

1,550.0

1,600.0

Kim ngạch - Triệu USD

Kim ngạch - Triệu USD

Trang 4

này, đồ nội thất đạt kim ngạch cao nhất, chiếm gần 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng, tiếp đến là dăm gỗ và các loại ván

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ chính của Việt Nam giai đoạn

2015 – 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngành Gỗ Việt Nam năm 2018)

Các sản phẩm xuất khẩu thô có hàm lượng công nghệ và hiệu quả kinh tế thấp như gỗ tròn & xẻ có xu hướng giảm dần qua các năm từ 406 triệu USD năm 2015 xuống còn 64 triệu USD năm 2018 Bên cạnh đó các sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế như đồ nội thất hay các loại ván đều tăng trưởng nhanh qua các năm

Về thị trường xuất khẩu: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc là 5 thị trường có

kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Mỹ là thị trường quan trọng nhất của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nói chung cả về mặt xuất khẩu và nhập khẩu, năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đạt 3,6 tỷ USD, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng trưởng 17% so với kim ngạch năm 2017 Nhật bản là thị trường đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của thị trường Nhật đạt trên 1,1

tỉ USD, chiếm 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào tất cả các thị trường Kim ngạch 2018 của các mặt hàng gỗ Việt Nam vào thị trường này tăng khoảng 13% so với năm 2017

Xu hướng thay đổi kim ngạch tại các thị trường chính cho thấy xuất khẩu gỗ và sản phẩm

gỗ vào Mỹ và Hàn Quốc liên tục tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản, Trung Quốc

và EU lớn tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tại các thị trường Mỹ

và Hàn Quốc Đáng chú ý, trong 10 thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam thì xuất khẩu sang Malaysia có tốc độc tăng trưởng cao nhất với 87% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 100 triệu USD Thị phần xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường này cũng tăng từ 0,7% lên 1,17% trong năm 2018

Cà phê

Trang 5

Cà phê là cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên, với diện tích 583.000 ha chiếm 89% diện tích cà phê cả nước và sản lượng mỗi năm trung bình từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn cà phê nhân, chiếm khoảng 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2018, đồng thời là cây trồng

có ưu thế tuyệt đối của vùng, góp phần không nhỏ vào việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới và đứng số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê vối

Về kim ngạch xuất khẩu: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Tây Nguyên nhìn chung

đều tăng trưởng tốt trong những năm gần đây với tốc độ trung bình trên 11%/năm trong giai đoạn 2015 - 2018, ngoại trừ năm 2017 do tình hình thời tiết và sâu bệnh ảnh hưởng làm cho cà phê Tây Nguyên bị mât mùa Đắk lắk là địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước với trên 575 triệu USD, đạt 100,9% kế hoạch năm và tăng 4,55% so với năm 2017

Biểu đồ 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Tây Nguyên giai đoạn 2015 –

2018

(Nguồn: Tính toán từ số liệu TCHQ và cục Thống kê các tỉnh)

Kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước nhìn chung đều tăng qua các năm, ngoại trừ năm

2017 do sản lượng cà phê sụt giảm mạnh tới 368.000 tấn Tuy nhiên bước sang năm 2018, xuất

1,221

1,665

1,337

1,728 2,433

3,125

3,016

3,254

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

Sản lượng - Nghìn Tấn Kim ngạch - Triệu USD

Trang 6

khẩu cà phê đã phục hồi trở lại đạt 1,878 triệu tấn, trị giá 3,537 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với năm 2017

Dự báo, trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng có thể sẽ gặp khó khăn do giá cà phê toàn cầu ở mức thấp; lượng cà phê xuất khẩu có khả năng thấp hơn cùng kỳ năm 2018 do sản lượng giảm Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm

2019 thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung, kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng sẽ có tác động nhất định đến nhu cầu tiêu thụ cà phê

Về giá cả: giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong giai đoạn 2015 – 2018 cũng

tương đối ổn định, giao động ở mức 1880 – 2260 USD/Tấn

Về thị trường xuất khẩu: Cà phê Tây Nguyên chiếm hầu hết diện tích và sản lượng cà phê

Việt Nam, cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu sang 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 36 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD trở lên; trong đó, có 10 thị trường, gồm: Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Italy, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Mexico, Thụy Điển đạt kim ngạch từ 10 triệu USD trở lên

EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 749.231 tấn, trị giá 1,34 tỷ USD, so với năm 2017 tăng 19,1% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim ngạch Riêng tháng 12/2018 lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhẹ 0,8% so với tháng 11/2018, đạt 66.134 tấn và kim ngạch giảm 5,6%, đạt 111,17 triệu USD

Trong khối EU, xuất khẩu sang Đức nhiều nhất chiếm trên 34%, đạt 260.475 tấn, tương đương 459,03 triệu USD; xuất sang Italia chiếm 18%, đạt 136.157 tấn, tương đương 245,25 triệu USD; xuất sang Tây Ban Nha chiếm 16%, đạt 122.063 tấn, tương đương 219,22 triệu USD

Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 các loại cà phê Việt Nam, chiếm 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 243.270 tấn, trị giá 467,38 triệu USD, tăng mạnh 102,5% về lượng và tăng 71,3% về giá trị so với năm 2017

Nhìn chung, cà phê xuất khẩu trong năm 2018 sang đa số các thị trường tăng kim ngạch

so với năm 2017; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Indonesia tăng 343,6% về lượng và tăng 273,3% về kim ngạch, đạt 62.320 tấn, tương đương 123,55 triệu USD; Nam Phi tăng 145% về lượng và tăng 109% về kim ngạch, đạt 10.073 tấn, tương đương 17,3 triệu USD;

Hy Lạp tăng 139,5% về lượng và tăng 96,4% về kim ngạch, đạt 13.646 tấn, tương đương 23,82 triệu USD; NewZealand tăng 124% về lượng và tăng 78% về kim ngạch, đạt 2.253 tấn, tương đương 4,2 triệu USD

Ngược lại, xuất khẩu cà phê sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sỹ giảm 47,5% về lượng và giảm 51% về kim ngạch, đạt 244 tấn, tương đương 0,49 triệu USD; xuất sang Singapore cũng giảm 40% về lượng và giảm 50,7% về kim ngạch, đạt 1.263 tấn, tương đương

Trang 7

3,55 triệu USD; Mexico giảm 7% về lượng và giảm 24% về kim ngạch, đạt 33.406 tấn, tương đương 55,9 triệu USD

Về cơ cấu Cà phê xuất khẩu: Sản phẩm Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là

các sản phẩm thô, cà phê nguyên liệu giá trị kinh tế không cao Đây là một điểm yếu lớn của nghành cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Tây Nguyên nói riêng

Cao su

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có gần 259.000 ha cao su, chiếm gần 26% diện tích cao su của cả nước, trong đó diện tích cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác là trên 116.000 ha, với sản lượng hàng năm khoảng215.374 tấn tương đương 19,7% tổng sản lượng cả nước Năng suất trung bình của cao su Tây Nguyên đạt 1.412 kg/ha/năm bằng 84% năng suất cao su Việt Nam Tỉnh Gia Lai là địa phương có diện tích cao su nhiều nhất, với trên 103.000 ha, kế đến là tỉnh Kon Tum với diện tích gần 75.000 ha

Biểu đồ 3: Sản lượng mủ cao su của Tây Nguyên so với các vùng cả nước năm 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của VRA Việt Nam)

Về kim ngạch xuất khẩu: Xuất khẩu cao su của Tây Nguyên ra thị trường nước ngoài

trong năm 2018 đạt khoảng 415,9 triệu USD giảm 7% so với năm 2017, nguyên nhân chủ yếu do giá cao su giảm xuống khá nhiều so với năm 2017 (giảm khoảng 2500 USD/tấn) Trung bình giai

71%

19%

6.90%

3.10%

Đông Nam Bộ Tây Nguyên Bắc Trung Bộ và DH Miền Trung Miền Núi Phía Bắc

Trang 8

đoạn 2015 – 2018 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Tây Nguyên tăng trưởng với tỷ

lệ khá tốt đạt 11%/ năm

Biểu đồ 4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Cao su của Tây Nguyên giai đoạn 2015 – 2018

(Nguồn: Tính toán từ số liệu hàng năm của TCHQ và Cục TK các tỉnh)

Về thị trường xuất khẩu: Cao su xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc đạt

1,04 triệu tấn, thu về 1,37 triệu USD, chiếm 66,6% trong tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước và chiếm 65,6% trong tổng kim ngạch, tăng 16,3% về lượng và nhưng giảm 5,1% về kim ngạch so với năm 2017 Giá xuất khẩu giảm 18,4%, đạt trung bình 1.316,2 USD/tấn

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là một số thị trường cũng đạt kim ngạch tương đối cao như: Ấn Độ; Malaysia; EU; trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh nhất 85,5% về lượng và tăng 60,5% về kim ngạch, đạt 102.921 tấn, tương đương 145,39 triệu USD; xuất sang

EU đạt 93.524 tấn, tương đương 128,36 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 25,6% về kim ngạch; sang Malaysia đạt 59.551 tấn, tương đương 76,18 triệu USD, giảm 23,4% về lượng và giảm 36% về kim ngạch

Trong năm 2018 xuất khẩu cao su sang phần lớn các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với năm 2017; trong đó giảm mạnh ở các thị trường như: Séc giảm 80,8% về lượng và giảm 83%

214.7

244.4

271.9

310.4 288.8

324.0

433.4

415.9

0.0

50.0

100.0

150.0

200.0

250.0

300.0

350.0

400.0

450.0

500.0

Sản lượng - Nghìn Tấn Kim ngạch - Triệu USD

Trang 9

về kim ngạch, đạt 403 tấn, tương đương 623.650 USD; Singapore giảm 51,8% về lượng và giảm 55,7% về kim ngạch, đạt 121 tấn, tương đương 175.648 USD; Bỉ giảm 42,8% về lượng và giảm 54,5% về kim ngạch, đạt 5.280 tấn, tương đương 5,78 triệu USD; Malaysia giảm 23,4 % về lượng và giảm 36% về kim ngạch, đạt 59.551 tấn, tương đương 76,18 triệu USD

Ngược lại, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Phần Lan tăng 70,3% về lượng và tăng 25,5% về kim ngạch, đạt 1.855 tấn, tương đuơng 2,84 triệu USD; Anh tăng 70,5% về lượng

và tăng 21,8% về kim ngạch, đạt 2.624tấn, tương đuơng 3,47 triệu USD; Mexico tăng 61,8% về lượng và tăng 21,2% về kim ngạch, đạt 2.984 tấn, tương đuơng 3,84 triệu USD

Về giá xuất khẩu: Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam những năm qua cũng đạt mức khá

ổn định giao động từ 1300 – 1600 USD/Tấn

Biểu đồ 5: Giá xuất khẩu bình quân Cao su Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCHQ)

Hồ Tiêu

Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất cả nước, tính đến năm 2018, diện tích

hồ tiêu toàn vùng lên đến 93.000 ha, chiếm gần 65% diện tích hồ tiêu cả nước Trong đó, tỉnh Đắc Lắc có gần 39.000 ha hồ tiêu, tỉnh Đắc Nông: gần 30.000 ha Cây tiêu khá phù hợp điều

1.59

1.34

0.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

1.20

1.40

1.60

1.80

Giá xuất khẩu bình quân - Nghìn USD/Tấn

Giá xuất khẩu bình quân - Nghìn USD/Tấn

Trang 10

kiện khí hậu vùng Tây Nguyên, năng suất bình quân đạt 31,4 tạ /ha, sản lượng hơn 120.000 tấn/năm tương đương khoảng 60% sản lượng hồ tiêu Việt Nam, giá trị do hồ tiêu đem lại luôn chiếm tỷ lệ lớn giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các tỉnh

Về kim ngạch xuất khẩu: Năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 136,9 nghìn tấn, trị giá

447,2 triệu USD, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 32,2% về trị giá so với năm 2017 Tính trong giai đoạn 2016 – 2018 kim ngạch xuất khẩu giảm 353 triệu USD, tương ứng với tỷ lệ khoảng 44%

Biều đồ 6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Tây Nguyên giai đoạn 2015 – 2018

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCHQ và cục TK các tỉnh)

Về thị trường xuất khẩu: Theo thống kê từ Tổng cục hải quan, trong 9 tháng đầu năm

2018, Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, đạt 34.179 tấn, trị giá 120,86 triệu USD, chiếm 17,7% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 19% trong tổng kim ngạch, tăng 7,2% về lượng nhưng giảm 35,2% về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2017 Giá hạt tiêu xuất sang thị trường này giảm mạnh 39,6%, chỉ đạt 3.536,2 USD/tấn

Ấn Độ - thị trường lớn thứ 2 chiếm gần 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, đạt 16.968 tấn, tương đương 53,69 triệu USD, tăng trưởng 30,6% về lượng nhưng kim ngạch giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái Giá xuất khẩu giảm mạnh trên

124.7 136.9

692.5

800.2

648.4

447.2

0.0

100.0

200.0

300.0

400.0

500.0

600.0

700.0

800.0

900.0

Sản lượng - Nghìn Tấn Kim ngạch - Triệu USD

Ngày đăng: 11/12/2024, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bài viết của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên: “Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo xuất khẩu nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên”http://wasi.org.vn/giair-phap-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-de-dam-bao-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung-o-tay-nguyen/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài viết của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên": “Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo xuất khẩu nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên
7. Bài viết của báo Nhân Dân điện tử: “Đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung” http://nhandan.com.vn/kinhte/item/12479102-.html8. Bài viết của Báo Kinh tế: “ Các giải pháp thúc đẩy phát triển Tây Nguyên”https://baotintuc.vn/kinh-te/cac-giai-phap-thuc-day-phat-trien-tay-nguyen-20150507093455910.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài viết của báo Nhân Dân điện tử": “Đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung” http://nhandan.com.vn/kinhte/item/12479102-.html 8. "Bài viết của Báo Kinh tế": “ Các giải pháp thúc đẩy phát triển Tây Nguyên
9.Bài viết của Báo Tin tức : “ Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên” https://www.baotintuc.vn/kinh-te/kim-ngach-xuat-khau-cua-cac-tinh-tay-nguyen-dat-cao-nhat-tu-truoc-den-nay-20171218153534809.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài viết của Báo Tin tức" : “ Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên
10. Bài viết của Báo Nhân dân Điện tử “ Phát triển bền vững cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên” http://nhandan.com.vn/kinhte/item/34188902-phat-trien-ben-vung-cay-ho-tieu-o-tay-nguyen.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên
3. Ban bí thư TW, Chỉ thị 100 CT/ TW ngày 13-10-1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp 4. Số liệu thống kê của Hải Quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/default.aspx5. Số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê :https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 Link
2. Ban chỉ đạo đề án nông nghiệp - nông dân - nông thôn (2008), Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 1997- 2007, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
w