1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh cương lĩnh chính trị Đầu tiên (21930) và luận cương chính trị (101930) của Đảng giá trị lý luận và thực tiễn của cương lĩnh chính trị Đầu tiên của Đảng Đối với tiến trình cách mạng việt nam

16 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng. Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị Đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam
Tác giả Bùi Quang Dũng, Bùi Thảo Linh, Nguyễn Trọng Quân, Phan Thị Như Quỳnh, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Nguyễn Đức Tin
Người hướng dẫn O Hoàng Thị Kim Oanh
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 218,82 KB

Nội dung

Với Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích được tính chất xã hội Việt Nam, đề ra đường lối chính trị đúng đắn từ đó

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ VIỆT MỸ (PSU)

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam.

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Kim Oanh

Thành viên nhóm : 1 Bùi Quang Dũng (2801)

2 Bùi Thảo Linh (6191)

3 Nguyễn Trọng Quân (3392)

4 Phan Thị Như Quỳnh (2646)

5 Nguyễn Hoàng Anh Thư (1584)

6 Nguyễn Đức Tin (4440)

Đà nẵng, tháng 11 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VÀ SO SÁNH GIỮA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN (2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG (10/1930) 2

I Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) 2

1.1 Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) 2

1.1.1 Bối cảnh ra đời 2

1.1.2 Nội dung chính 2

1.2 Nội dung Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) 3

1.2.1 Bối cảnh ra đời 3

1.2.2 Nội dung chính 3

II So sánh giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) 5

2.1 So sánh nội dung và mục tiêu cách mạng 5

2.1.1 Về nội dung 5

2.1.2 Về mục tiêu cách mạng 5

2.2 Phương thức và chiến lược cách mạng 6

2.3 Tầm nhìn về lực lượng cách mạng 7

2.4 Nhận định về tình hình thực tiễn và yếu tố khách quan 8

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ 10

I Nguyên nhân khách quan 10

1.1 Biến động từ xã hội và tình hình chính trị trong nước 10

1.2 Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế 10

II Nguyên nhân chủ quan 11

2.1 Hạn chế trong nhận thức về tình hình cách mạng 11

2.2 Sự trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nhìn lại chặng đường thăng trầm lịch sử Việt Nam với những trang sử hào hùng của dân tộc, thế hệ chúng ta tự hào về vai trò lãnh đạo của Đảng và lòng biết ơn sâu sắc tới thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nước nhà Với Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích được tính chất xã hội Việt Nam, đề ra đường lối chính trị đúng đắn từ đó dẫn dắt, đưa dân tộc từ một nước lầm than, nô lệ, đói nghèo, bị thực dân Pháp xóa tên trên "bản đồ" thế giới, trở thành một quốc gia độc lập, sánh vai với các cường quốc năm châu, tiến hành công cuộc đổi mới

Thực tế lịch sử đã chứng minh, trước khi có sự ra đời của "Cương lĩnh chính trị đầu tiên", “Luận cương chính trị” và vai trò lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta bị áp bức dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến Các phong trào yêu nước cuối thế ký XIX - đầu thế kỷ XX tuy dấy lên mạnh mẽ và theo nhiều khuynh hướng tư tưởng, con đường khác nhau nhưng đều thất bại

Nguyên nhân chung là do thiếu đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu một học thuyết khoa học tiên tiến soi đường Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện sứ mệnh lịch sử là hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó xác định Cương lĩnh cách mạng đầu tiên (2/1930) Sự ra đời "Cương lĩnh chính trị đầu tiên" và “Luận cương chính trị” là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở vững chắc về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự nghiệp đấu tranh giành tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoàng về đường lối lãnh đạo cách mạng

Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai văn kiện Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thể hiện một tầm nhìn chiến lược sắc bén Trong khi đó, Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo lại mang dấu ấn của Quốc tế Cộng sản, có nhiều quan điểm khác biệt so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Nhận thức được tính cấp thiết cũng như những giá trị sâu sắc của vấn đề nên nhóm em chọn đề tài nghiên cứu " So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam" làm đề tài tiểu luận của mình Việc so sánh hai văn kiện này không chỉ làm sáng tỏ sự kế thừa và khác biệt trong tư tưởng lãnh đạo của Đảng, mà còn giúp đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với tiến trình cách mạng Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VÀ SO SÁNH GIỮA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN (2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG

(10/1930)

I Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10/1930)

1.1 Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930)

1.1.1 Bối cảnh ra đời 

Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một chính đảng duy nhất của Việt Nam tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) được tiến hành trong thời gian từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930 (sau này tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ngày 10-9-1960 quyết nghị “Từ nay trở đi sẽ lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”

Thông qua các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Đó là Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam Lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.2 Nội dung chính

Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: “chủ trương là tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

- Xác định nhiệm vụ:

+ Xác định rõ nội dung của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ Đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn đế quốc phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính quyền công nông binh

+ Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ tài sản của tư bản

Đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lí; giành lại ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ sưu thuế

+ Về văn hóa – xã hội: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa

- Xác định lưc lượng cách mạng: công nhân, nông dân là gốc của cách mạng, kết hợp cùng các tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam

- Xác định phương pháp đấu tranh: theo con đường bạo lực cách mạng

Trang 5

- Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế, cương lĩnh chỉ rõ trong khi thực hiện phóng dân tộc, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp

- Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai phục cho được đại bộ phận giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng

1.2 Nội dung Luận cương chính trị của Đảng (10/1930)

1.2.1 Bối cảnh ra đời 

Tháng 4/1930, đồng chí Trần Phú về nước; đến tháng 10/1930, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Trong thời gian này, đồng chí Trần Phú đã làm việc không mệt mỏi, vượt qua những nguy hiểm, khó khăn để tìm hiểu thực tế, tiếp cận với phong trào đấu tranh trong nước ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng…

Qua thực tiễn cuộc sống, kết hợp với những ý kiến chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và kế thừa, phát triển “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc đề ra trong Hội nghị thành lập Đảng, Trần Phú đã soạn thảo và hoàn thiện bản Luận cương Chính trị để Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua ở Hội nghị lần thứ nhất họp từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc) Có thể nói Luận cương Chính trị là văn kiện lịch sử quan trọng, khẳng định năng lực và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong việc vạch ra đường lối cách mạng, dẫn dắt quần chúng đứng dậy đánh đổ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc và tiến lên XHCN

1.2.2 Nội dung chính

- Luận cương đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến

và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo

- Luận cương chỉ rõ: mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương là mâu thuẫn giai cấp diễn ra gãy gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản để quốc

- Luận cương vạch ra phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương là:

lúc đầu cách mạng Đông Dương là cuộc "cách mạng tư sản dân quyền", có tính chất thổ địa và phản đế, "tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách

mạng", sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục "phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa".

- Luận cương khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng tư sản dân quyền là: Đánh đồ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ chiến lược đó có

Trang 6

quan hệ khăng khít với nhau, vì có đánh đồ để quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đồ được để quốc chủ nghĩa Trong 2 nhiệm vụ này, Luận cương xác

định "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền" và là cơ sở để Đảng

giành quyền lãnh đạo dân cày

- Về lực lượng cách mạng: luận cương chỉ rõ, giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền vừa là giai cấp lãnh đạo cách cách mạng Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe để quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo để quốc Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu Chi có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi

- Về phương pháp cách mạng: luận cương chi rõ, để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công

nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động” Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép

nhà binh”.

- Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: luận cương khẳng định, cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương

- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Luận cương khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên hệ với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản

Trang 7

II So sánh giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10/1930)

2.1 So sánh nội dung và mục tiêu cách mạng

2.1.1 Về nội dung

- Giống nhau:

+ Cả hai văn kiện đều hướng tới cùng một mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, đánh đổ ách đô hộ thống trị của đế quốc và phong kiến, để xây dựng một xã hội mới, dân chủ và công bằng

+ Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản

+ Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân, thông qua chính đảng tiên phong, cách mạng Việt Nam là một bộ phận có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới

- Khác nhau:

+ Về nội dung cách mạng tư sản dân quyền:

 Cương lĩnh: chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc

 Luận cương: bao gồm cả nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, “vấn

đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”

+ Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc dân chủ

 Cương lĩnh: đánh đổ đế quốc, phong kiến, tư sản phản cách mạng

 Luận cương: đánh đổ phong kiến và đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau

+ Về lực lượng cách mạng

 Cương lĩnh: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ

 Luận cương: Chỉ bao gồm công nhân và nông dân

2.1.2 Về mục tiêu cách mạng

Mục tiêu của cách mạng Việt Nam theo Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên (2/1930), cương lĩnh xác định ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, bao

gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc Cụ thể: Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công-nông-binh và tổ chức quân đội công nông

Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang

Trang 8

công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ Về văn hóa, dân chính được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa

Mục tiêu cách mạng của Luận cương chính trị (10/1930), nhiệm vụ cốt yếu của

cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến

và địa chủ, lập ra chính phủ công nông, tịch thu ruộng đất của địa chủ trao cho nông dân; bãi bỏ các sưu thuế hiện thời, ngày làm công 8 giờ, cải thiện sinh hoạt cho thợ thuyền và những người lao động; xứ Ðông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết; lập quân đội công nông; ủng hộ Liên Xô, liên kết với giai cấp công nhân thế giới và phong trào cách mạng thuộc địa, bán thuộc địa

2.2 Phương thức và chiến lược cách mạng

 Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930)

- Phương thức:

+ Đấu tranh vũ trang: Đảng xác định đấu tranh vũ trang là một trong những

hình thức đấu tranh chủ yếu để đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến

+ Đấu tranh chính trị: Bên cạnh đấu tranh vũ trang, Đảng cũng chú trọng đấu

tranh chính trị, vận động quần chúng nhân dân bãi công, bãi công thị oai, bãi công võ trang, tổng bãi công bạo động; kết hợp đòi quyền lợi hằng ngày như tăng tiền lương, bớt giờ làm, giảm thuế, chống thuế, xây dựng khối đoàn kết dân tộc rộng rãi

+ Đấu tranh kinh tế: Đảng đề ra các nhiệm vụ về kinh tế như: thủ tiêu hết các

thứ quốc trái, tịch thu hết các sản nghiệp lớn để phục vụ cho lợi ích của nhân dân, thu hết ruộng đất chia cho dân nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ

- Chiến lược:

+ Cách mạng dân tộc dân chủ: Cương lĩnh đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là thực

hiện cách mạng dân tộc dân chủ, nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp

và phong kiến, giành độc lập dân tộc, đưa nhân dân lao động lên nắm quyền

+ Đoàn kết các lực lượng cách mạng: Đảng chú trọng xây dựng khối đoàn kết

rộng rãi giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, tạo thành một mặt trận thống nhất chống đế quốc và phong kiến

 Luận cương chính trị (10/1930)

- Phương thức:

Trang 9

+ Đấu tranh vũ trang: Luận cương tiếp tục khẳng định vai trò quyết định của

đấu tranh vũ trang, đồng thời chỉ ra rằng đấu tranh vũ trang phải gắn liền với đấu tranh chính trị

+ Đấu tranh chính trị: Luận cương nhấn mạnh vai trò của đấu tranh chính trị,

vận động quần chúng, xây dựng các tổ chức cách mạng ở cơ sở

+ Đấu tranh công khai và bí mật: Luận cương đề ra phương thức kết hợp đấu

tranh công khai và bí mật, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng giai đoạn

- Chiến lược:

+ Cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới: Luận cương xác định nhiệm vụ

cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới, có tính chất dân tộc và dân chủ sâu sắc

+ Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất: Luận cương đề ra chủ

trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước chống đế quốc và phong kiến

2.3 Tầm nhìn về lực lượng cách mạng

 Giống nhau 

+ Đều chỉ ra lực lượng nòng cốt của cách  mạng Việt Nam là công nhân và nông dân-hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước. 

+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả

về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng" Như Hồ Chí Minh đã từng nói:

"Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam"

 Khác nhau

+ Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phủ nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc

+ Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và

Trang 10

mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc

và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai

2.4 Nhận định về tình hình thực tiễn và yếu tố khách quan

 Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930

Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bên chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước

và chủ nghĩa quốc tế vô sản Giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam Phản ảnh đầy đủ, súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam Nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử

Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam Cương lĩnh chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đồng thời đánh giá đúng đắn, sát thực vai trò và thái độ của các lực lượng đối với cách mạng Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Trên cơ sở liên minh công nông – tri thức Những văn kiện

dù “vắn tắt” nhưng phản ánh vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam Đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới

Như vậy, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo Nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp Thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn với tư tưởng cốt lõi là Độc lập – Tự do cho dân tộc

 Luận cương chính trị tháng 10/1930

Luận cương chính trị tháng 10-1930 ra đời đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930

Tuy nhiên, do tư tưởng nóng vội, tả khuynh, chưa nhận thức đầy đủ về thực tiễn cách mạng Việt Nam Đồng thời, vận dụng máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác

Ngày đăng: 11/12/2024, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w