- Lực lượng cách mạng: Phân tích cách tiếp cận của hai văn kiện đối với các giai cấp trong xã hội, đặc biệt là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, và tư sản dân tộc.. Các lý thuyết cách mạ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Kết Cấu Chuyên Đề 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN (2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ (10/1930) 5
1 Bối cảnh lịch sử 5
1.1 Sự ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) 5
1.2 Sự ra đời của Luận cương chính trị (10/1930) 6
2.So sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị 6
2.1 Điểm giống nhau 6
2.2 Điểm khác nhau 7
2.3 Những điểm mới trong Luận cương 10/1930 so với Cương lĩnh 2/1930 8
3 Nhận xét 9
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐỔI VỚI TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM 11
I Giá trị lý luận 11
2 Về mặt thực tiễn 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) là hai văn kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển tư duy chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam Cương lĩnh chính trị đầu tiên, do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, đã xác lập đường lối cách mạng đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Văn kiện này khẳng định rõ mục tiêu giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ độc lập dân tộc lên hàng đầu, đồng thời xác định vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc cách mạng
Tám tháng sau, trong bối cảnh thực dân Pháp đàn áp mạnh mẽ và tình hình trong nước diễn biến phức tạp, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng đã thông qua Luận cương chính trị, tiếp tục khẳng định và phát triển những nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên Tuy nhiên, Luận cương đã bộc lộ một số hạn chế khi thiên về đấu tranh giai cấp và chưa đề cao đúng mức vấn đề dân tộc, khiến sự vận dụng lý luận chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ
Việc nghiên cứu hai văn kiện này giúp làm sáng tỏ những đóng góp quan trọng trong việc định hướng cách mạng Việt Nam Đồng thời, so sánh hai văn kiện cho thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình xây dựng đường lối cách mạng của Đảng qua các thời kỳ Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu, vận dụng những bài học lịch sử từ hai văn kiện này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp Đảng và nhân dân Việt Nam vượt qua những thách thức, củng cố con đường phát triển bền vững
Do đó, đề tài “So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930)” không chỉ có ý nghĩa lý luận trong việc phân tích sự kế thừa
và phát triển của đường lối cách mạng mà còn có giá trị thực tiễn đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là nội dung, giá trị, và ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) Cụ thể, nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh sau:
- Hoàn cảnh lịch sử ra đời: Nghiên cứu bối cảnh trong nước và quốc tế dẫn đến sự
ra đời của hai văn kiện Làm rõ vai trò của Hội nghị thành lập Đảng và Hội nghị Trung ương lần thứ nhất trong việc thông qua các văn kiện này
Trang 3- Phương hướng chiến lược cách mạng: So sánh quan điểm của hai văn kiện về tính chất cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, cùng mục tiêu cuối cùng là tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Lực lượng cách mạng: Phân tích cách tiếp cận của hai văn kiện đối với các giai cấp trong xã hội, đặc biệt là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, và tư sản dân tộc
- Làm rõ sự khác biệt trong việc xác định vai trò và mức độ tham gia của các lực lượng này vào cuộc cách mạng
- Phương pháp cách mạng: So sánh quan điểm của hai văn kiện về phương pháp sử dụng sức mạnh quần chúng, kết hợp chính trị và vũ trang để đạt mục tiêu cách mạng
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm Đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn của hai văn kiện đối với sự phát triển của đường lối cách mạng Việt Nam Rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thành công và hạn chế của mỗi văn kiện trong bối cảnh lịch sử cụ thể
Nghiên cứu các nội dung trên giúp hiểu rõ hơn sự phát triển tư duy lý luận của Đảng qua hai văn kiện, đồng thời thấy được sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề dân tộc và giai cấp ở từng thời điểm lịch sử
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930)
không chỉ là những văn kiện có giá trị lịch sử mà còn mang một ý nghĩa khoa học sâu sắc đối với sự phát triển lý luận cách mạng Việt Nam Nghiên cứu hai văn kiện này giúp làm rõ quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đặc biệt là trong việc xác định phương hướng chiến lược, nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việc so sánh chúng sẽ làm rõ sự
kế thừa và phát triển tư tưởng cách mạng qua từng giai đoạn lịch sử, đồng thời phản ánh khả năng điều chỉnh chiến lược và sách lược của Đảng trong các điều kiện cụ thể của đất nước
Thông qua phân tích hai văn kiện này, ta có thể nhận thấy cách Đảng xây dựng chiến lược cách mạng phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong giai đoạn phong trào cách mạng còn non trẻ và đang phải đối mặt với sự đàn áp mạnh mẽ từ thực dân Pháp Các lý thuyết cách mạng được phát triển trong Cương lĩnh và Luận cương không chỉ có giá trị đối với thời kỳ đó mà còn tạo tiền đề lý luận cho các văn kiện sau này của Đảng, giúp hiểu rõ hơn về
phương pháp cách mạng, vấn đề dân tộc và giai cấp trong lịch sử cách mạng Việt Nam
Bằng việc làm rõ những luận điểm này, nghiên cứu cũng góp phần bổ sung vào
hệ thống lý luận của Đảng, khẳng định giá trị của những nguyên lý cách mạng trong bối cảnh thực tế của một đất nước thuộc địa nửa phong kiến Những phân tích lý luận về cách mạng tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng và sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong hai văn kiện này sẽ
Trang 4làm sáng tỏ thêm cách Đảng vận dụng những lý thuyết Mác- Lênin để giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam
4 Kết Cấu Chuyên Đề.
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN (2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ (10/1930)
1.Bối cảnh lịch sử
2 So sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
Chương 2: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐỔI VỚI TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT
1 Gía trị lý luận
2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN (2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
(10/1930)
1 Bối cảnh lịch sử.
1.1 Sự ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930)
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Hội nghị đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông qua 7 tài liệu, văn kiện, trong đó có bốn văn bản: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua vào tháng 2/1930, trong bối cảnh nước ta đang chịu ách thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng bị chia rẽ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc), đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành một Đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng Nguyễn Ái Quốc, người chủ trì hội nghị, đã soạn thảo Cương lĩnh, khẳng định mục tiêu giành độc lập dân tộc, xây dựng chính quyền công nông, và xóa bỏ ách thống trị của thực dân phong kiến Cương lĩnh nêu rõ các nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam, từ việc giải phóng dân tộc đến việc đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân Đây cũng là văn kiện quan trọng xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng
xã hội mới Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã thể hiện sự sáng tạo của Đảng trong việc kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, qua đó khơi dậy phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20
Trang 6Sách lược của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thu phục giai cấp, lãnh đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông; tranh thủ, phân hoá trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn đại địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, người cày có ruộng
Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Mác - Lênin
1.2 Sự ra đời của Luận cương chính trị (10/1930).
Vào tháng 10/1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời đã diễn ra tại Hương Cảng, trong bối cảnh phong trào cách mạng tại Đông Dương bị đế quốc Pháp đàn áp mạnh mẽ Hội nghị đã thảo luận và thông qua bản Luận cương chính trị, một văn kiện quan trọng xác định phương hướng cách mạng của Đảng Luận cương cũng bổ sung nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng, gồm các nghị quyết, điều lệ, và các quyết định liên quan đến công tác tổ chức, vận động quần chúng, và xây dựng mặt trận phản đế Đông Dương Đặc biệt, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư Luận cương chính trị tiếp nối Cương lĩnh chính trị đầu tiên, khẳng định rằng cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, tiến lên chủ nghĩa xã hội, và đề ra các phương pháp đấu tranh bạo lực để giành độc lập, tự do cho các dân tộc trong khu vực Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm cơ bản giống với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam Đó là tính chất cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa,
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; là độc lập hoàn toàn cho các dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân Đông Dương, lập chính phủ, quân đội nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết với giái cấp vô sản quốc tế, các dân tộc bị áp bức trên thế giời và sử dụng phương pháp cách mạng bạo lực theo phương thức tổng bãi công, bạo động võ trang khi có thời cơ; Đảng là đội tiên phong của
Trang 7giai cấp công nhân, trung thành và hy sinh hết thảy vì lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp và nhân dân lao động
2.So sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
2.1 Điểm giống nhau.
Cả Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930 đều xác định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, với mục tiêu giành độc lập dân tộc và tiến tới xây dựng xã hội cộng sản, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Đây là hai nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau, không có sự ngăn cách rõ rệt Điều này phản ánh xu thế thời đại và nguyện vọng của quần chúng nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành tự do và công bằng
Về nhiệm vụ cách mạng, cả hai văn kiện đều nhấn mạnh các vấn đề cốt lõi là chống đế quốc và phong kiến, lấy lại ruộng đất cho nông dân và độc lập dân tộc Cương lĩnh chỉ rõ ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, bao gồm giành lại độc lập, cải cách xã hội và thành lập chính quyền công nông binh Luận cương, mặc dù không đề cập trực tiếp đến các nhiệm vụ dân tộc như trong Cương lĩnh, nhưng vẫn khẳng định việc xóa bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập hoàn toàn cho Đông Dương
Cả hai văn kiện đều khẳng định lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nông dân, hai tầng lớp xã hội đông đảo và có vai trò quan trọng trong việc giải phóng dân tộc Trong đó, công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng, và nông dân là động lực mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong cuộc đấu tranh giành đất đai và quyền lợi xã hội Tuy nhiên, để cách mạng thắng lợi, Đảng Cộng sản phải
là đội tiên phong lãnh đạo cách mạng, trong khi giai cấp công nhân phải có quyền lực lãnh đạo
Về phương pháp cách mạng, cả hai văn kiện đều cho rằng cách mạng cần sử dụng sức mạnh quần chúng và kết hợp giữa chính trị
và vũ trang Phương thức đấu tranh bao gồm bãi công tổng hợp và bạo lực võ trang khi có thời cơ thích hợp Mục tiêu cuối cùng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, xây dựng chính quyền công nông,
và thực hiện các cải cách xã hội sâu rộng
Vị trí quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng trong cả hai văn kiện, khi Cách mạng Việt Nam được xem là một phần không thể tách rời của cách mạng thế giới Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đoàn kết quốc tế, liên kết với các giai cấp vô sản toàn cầu và dân tộc bị
Trang 8áp bức trên thế giới để chống lại sự thống trị của thực dân và đế quốc
Mặc dù có những khác biệt trong việc xác định nhiệm vụ trước mắt, như Cương lĩnh tập trung vào độc lập dân tộc còn Luận cương nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, nhưng cả hai văn kiện đều khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện cách mạng Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân và đại diện cho lợi ích của giai cấp lao động và dân tộc bị áp bức, có nhiệm vụ đưa cách mạng đến thắng lợi, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của phong kiến
và thực dân
2.2 Điểm khác nhau
- Xác định kẻ thù và nhiệm vụ cách mạng:
Cương lĩnh tháng 2/1930 xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp và p hong kiến Nhiệm vụ cách mạng được đặt ra là giành độc lập dân tộc , giải quyết vấn đề dân chủ gắn liền với nhiệm vụ này Sau khi giành độc lập, việc đấu tranh chống phong kiến và các thế lực phản cách mạng sẽ được giải quyết sau
Luận cương tháng 10/1930 xác định kẻ thù chính không chỉ là đế quốc Pháp, mà còn là các di tích phong kiến trong xã hội Đông Dương Mặc dù vẫn nhấn mạnh nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, Luận cương tập trung vào việc xóa bỏ tàn tích phong kiến và giải quyết cách mạng ruộng đất So với Cương lĩnh, Luận cương không đặt vấn
đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà thiên về đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
- Mục tiêu và phương pháp cách mạng:
Mục tiêu cơ bản của Cương lĩnh là giành độc lập dân tộc, xây dựng chính phủ công nông, và thực hiện các chính sách dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Phương pháp cách mạng được xác định là kết hợp giữa chính trị và vũ trang, sử dụng sức mạnh quần chúng trong
cả các cuộc bãi công tổng hợp và vũ trang cách mạng
Mục tiêu của Luận cương là đánh đổ đế quốc Pháp và xóa bỏ các tàn tích phong kiến, tiến tới thành lập một chính phủ công nông và thực hiện cách mạng xã hội qua cải cách ruộng đất Phương pháp cách mạng trong Luận cương chủ yếu là bạo lực cách mạng Cách mạng phải thực hiện qua các bãi công tổng hợp, và khi có thời cơ, phải bạo động võ trang để giành chính quyền về tay công nông
Trang 9- Lực lượng cách mạng:
Cương lĩnh nhấn mạnh lực lượng cách mạng chính là công nhân và nông dân, nhưng cũng chú trọng đến sự liên minh và đoàn kết với các tầng lớp khác như tiểu tư sản, phú nông và tư sản dân tộc Đây
là các giai cấp có thể giúp đỡ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chính quyền công nông
Luận cương khẳng định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chủ chốt trong cách mạng, nhưng đặc biệt nhấn mạnh giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Nông dân cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng các tầng lớp như tiểu tư sản, tư sản lại không được coi là lực lượng đồng hành, vì họ có xu hướng đứng về phía đế quốc và phong kiến Luận cương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng liên minh công nông trong một mặt trận giai cấp
vô sản để giành chính quyền
2.3 Những điểm mới trong Luận cương 10/1930 so với Cương lĩnh 2/1930
Một trong những điểm mới quan trọng của Luận cương là việc đề xuất bỏ qua giai đoạn tư bản để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội Luận cương cho rằng cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị, một bước đệm để tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, điều này không được đề cập trong Cương lĩnh Đây là một sự sáng tạo lý luận quan trọng của Luận cương, phản ánh quan điểm tiến thẳng lên xã hội cộng sản mà không cần phải qua giai đoạn phát triển tư bản Bên cạnh đó, Luận cương còn đưa ra chiến lược cụ thể hơn về thời
cơ cách mạng, phân tích mối quan hệ giữa khẩu hiệu ngắn hạn và khẩu hiệu dài hạn của Đảng, điều này thể hiện một bước phát triển trong lý luận về việc phối hợp các nhiệm vụ cách mạng trước mắt và lâu dài
Nhìn chung, Luận cương là sự phát triển và mở rộng của Cương lĩnh trong bối cảnh thực tiễn mới, nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế, như không chú trọng đúng mức đến vấn đề dân tộc và khó khăn trong việc đoàn kết các lực lượng cách mạng rộng rãi Cương lĩnh tập trung vào việc giải quyết vấn đề dân tộc và giành độc lập, trong khi Luận cương chú trọng hơn đến việc giải quyết vấn đề giai cấp
và cải cách xã hội
Trang 10Phân tích mối quan hệ giữa cách mạng tư sản dân quyền và xã hội cách mạng (cách mạng XHCN), Luận cương đã khẳng định: “Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng” Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, luận điểm “bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN” là một đóng góp lớn
về mặt lý luận, là một luận điểm cách mạng và khoa học được trình bày sớm nhất trong các văn kiện của Đảng Tuy chưa có một sự phân tích sâu về mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, nhưng cách đặt vấn đề của Luận cương phản ánh một phần rất quan trọng về mối quan hệ đó Ở một xứ thuộc địa thì cách mạng tư sản dân quyền là nhiệm vụ hàng đầu, mục tiêu trực tiếp, tiền đề để đi tới CNXH
- Tiền đề chính trị là quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản, giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là hai lực lượng chính, là chính phủ công nông và các tổ chức vô sản, là sự ủng hộ của giai cấp vô sản thế giới Tiền đề kinh tế là công nghiệp trong nước được phát triển; quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chính phủ công nông, sung công các sản nghiệp lớn của bọn tư bản ngoại quốc; ngày làm công tám giờ… Tiền đề xã hội như nam nữ bình quyền, thừa nhận dân tộc tự quyết…
- Những yếu tố “dự bị” mang tính chất tiền đề đó từ một nước vốn
là thuộc địa, tuy rất nhỏ, nhưng không vì thế mà chấp nhận trải qua giai đoạn phát triển tư bản Ngược lại, Luận cương khẳng định bỏ qua thời kỳ tư bản Bản chất của các khái niệm đó là một, tức là chúng ta không đi theo con đường “đầy máu và nước mắt” của quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa Thực tiễn và
lý luận cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua tiếp tục được bổ sung, phát triển đã và đang chứng minh tính đúng đắn của luận điểm này, tức là khẳng định trí tuệ và bản lĩnh của Đảng, mà từ tháng
10/1930, Luận cương đã nêu lên
3 Nhận xét
Cương lĩnh và luận cương là những văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng ở Việt Nam Luận cương chính trị kế thừa Cương lĩnh ở những điểm chủ yếu Xác định được nhiều vấn đề