1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh tiểu luận đề tài số 5 tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc giá trị lý luận và giá trị thực tiễn

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc – Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn Nguyễn Cẩm Ngọc
Trường học Trường Đại học Đại Nam
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Trên cơ sở thực tiễn cách mạngViệt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc.Với nhãn quan chính trị sắc bén, với tinh thần nhân v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

-o0o-

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

DÂN TỘC – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

-o0o -

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

DÂN TỘC – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Cẩm Ngọc

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương

Mã số sinh viên: 1452100076

Lớp: HQ 14-05

HÀ NỘI – 2021

Trang 3

I, Phần mở đầu

1, Tính cấp thiết của đề tài

2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4, Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5, Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

II, Nội dung

1, Phần lí luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

- Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc (cơ sở lý luận,

cơ sở thực tiễn)

- Nội dung tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc + Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

+ Lực lượng của đại đoàn kết dân tộc

+ Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

+ Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân tộc

+ Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2, Phần giá trị và vận dụng

- Giá trị tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc.

- Vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở VN hiện nay

- Liên hệ với bản thân sinh viên

III, KẾT LUẬN

Khái quát ngắn gọn nội dung đã nghiên cứu và những đề xuất, kiến nghị

Trang 4

I, MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài và lí do chọn đề tài

Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực

kì quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranhdựng nước và giữ nước Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lýnhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiêntai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững Trên cơ sở thực tiễn cách mạngViệt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc

Với nhãn quan chính trị sắc bén, với tinh thần nhân văn cao cả, suốt cảcuộc đời, Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thốngquan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trongtoàn Đảng và các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bàoViệt Nam ở xa Tổ quốc

Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược cơ bản, nhất quán

và xuyên suốt, là vấn đề sống còn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trinh cách mạngViệt Nam Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồncủa mọi thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công.đại thành công”

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàndân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta.Khát vọng được độc lập dân tộc, tự do và thống nhất, nhân dân được sống ẩm

no, hạnh phúc là mẫu số chung, là điểm gốc để quy tụ tất cả mọi người dân ViệtNam vào khối đại đoàn kết dân tộc Vì thế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộctrong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhândân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trongcuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân “Đoànkết toàn dân” chính là mục đích của Đảng và Đảng thực hiện, “đoản kết để đấutranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc”, “đoàn kết để xây dựng nước

Trang 5

nhà”, “Đoàn kết” vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”.

Nhận thức được tầm quan của vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “Tưtưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam ”để phân tích rõ về nộidung tư tưởng của Bác

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích là muốn làm rõ các vấn đề liên qua đến tư tưởng về đại đoàn kếtdân tộc, từ đó rút ra các bài học quý báu cả Bác.Xác định được các chiến lượcvai trò và phát huy các hệ thống chính trị

Nhiệm vụ là tìm và nghiên cứu ra những đặc điểm của tư tưởng HCM vềđại đoàn kết dân tộc, nêu ra và tìm hiểu rõ về các quy trình để tạo nên một khốiđại đoàn kết phát triển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng được nghiên cứu ở đây đó là tất cả công dân của nước ViệtNam,không phân biệt giàu nghèo hay cấp bậc

Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả những người đang sống và học tập tạinước ngoài Thời gian trước cách mạng và sau cách mạng

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận chủ yếu quyết định hình thành tư tưởng khoa học và cách mạngcủa Hồ Chí Minh là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vaitrò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, về lực lượng nền tảng và giai cấplãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân, về đoàn kết giai cấp vô sản thế giới

Trang 6

“Phương pháp là toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống cácnguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng, kháchthể đã được nhận thức, để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũngnhư hoạt động thực tiễn của con người, nhằm tác động vào đối tượng, khách thể

để thực hiện mục đích đã định

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài.

Khi nói về đại đoàn kết chủ yếu là bàn tới đại đoàn kết dân tộc với một hàm

ý đoàn kết lớn đoàn kết rộng, đoàn kết sâu sắc, bền vững Trong phạm vi quốc

tế, thông thường chỉ nói tới đoàn kết ít hoặc không nói đại đoàn kết Vì vậy, vấn

đề đặt ra ở đây chủ yếu ở phạm vi dân tộc

Về giá trị lý luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết góp phần bổ sungquan trọng vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó

có lý luận về đoàn kết.Về giá trị thực tiễn: Ngày nay tư tưởng đại đoàn kết HồChí Minh tiếp tục truyền sức mạnh vào sự nghiệp đổi mới quy tụ giai cấp côngnhân giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ cựuchiến binh, người cao tuổi, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào định cư ở nướcngoài Đặc biệt, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân đã đóng được vai trò tập hợp, vận động, đoàn kếtrộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhândân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh

tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sựđồng thuận trong xã hội, tạo động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội xâydựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh

Trang 7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thảnh trên

-những cơ sở tự tưởng -lý luận và thực tiễn rất phong phú

* Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cổ kết cộng đồng của dântộc Việt Nam:

Tinh thần yêu nước gắn kết với ý thức cộng đồng , ý thức cổ kết dân tộc,đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sửđấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bềnvững, thấm sâu vào tư tưởng, tinh cảm của mỗi con người Việt Nam Tinh thần ýthức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả một dân tộc để chiến thắng mọithiên tai dịch họa, làm cho đất nước được trường tổn, bản sắc dân tộc được giữvững

Từ ngàn đời nay, đối với mỗi người Việt Nam tinh thần yêu nước — nhânnghĩa – đoàn kết trở thành đức tính lẽ sống tự nhiên của mỗi người:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Truyền thống ấy không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn hóa dângian, mà còn được những anh hùng dân tộc ở các thời kỳ lịch sử khác nhau nhưTrần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đúc kết nâng lên thành phépđánh giặc, giữ nước, “tập hợp bốn phương manh lệ”, “trên dưới đồng lòng, cảnước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễbền gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, Truyền thống ấy đượctiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trongcuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và các thế lực phong kiến tiếp taycho ngoại bang, mà tiêu biểu nhất là cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Chu Trinh ở

Trang 8

một phần tư đầu thế kỷ XX.Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ được truyền thống yêunước – nhân nghĩa — đoàn kết của dân tộc Người đã khẳng định “từ xưa tớinay, mỗi khi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thànhmột làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn,

nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Hơn nữa còn phải phát huytruyền thống đó trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc: “phải ra sức giảithích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọingười đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” Rõràng truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là cơ sở quan trọng hìnhthành tư tưởng

*Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò làlãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xâydựng lực lượng to lớn của cách mạng Chủ nghĩa Mác- Lênin đã ch ra cho cácdân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng Lê-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp,trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết sức cần thiết, bảođảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản Rằng nếu không có sự đồng tình vàủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp

vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được

-Sự tổng hợp phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng

dân tộc ở các nước thuộc địa

Về thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hìnhthành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng ViệtNam và phong trào cách mạn nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào giảiphóng dân tộc ở các nước thuộc địa Những thành công hay thất bại của phongtrào ấy đều được người nghiên cứu để rút ra những bài học cần thiết cho việchình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc Là một người am hiểu sâu sắc lịch

sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức

Trang 9

được trong thời phong kiến chưa có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đạinhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng

“Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân

để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước” Chính chủ nghĩa yêu nước,truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đãtác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài họclớn cho sự hình thành tư tưởng của mình

Về lí luận:Cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

về đại đoàn kết dân tộc đó là truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kếtcộng đồng của dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trìnhdựng nước và giữ nước hàng nghìn năm lịch sử Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụđược truyền thống đó qua nghiên cứu kho tàng văn hóa dân gian, qua tìm hiểu tưtưởng đoàn kết tập hợp lực lượng của các vị anh hùng dân tộc, các nhà cáchmạng yêu nước đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là của Phan Bội Châu, Phan ChuChinh Người khẳng định truyền thống yêu nước, đoàn kết là “thuần phong mỹtục” của dân tộc, cần phải kế thừa và phát huy mãi mãi

Không chỉ tiếp thu, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn

đề đoàn kết và truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc Việt Nam, Hồ ChíMinh còn tiếp thu được tư tưởng về đoàn kết trong nền văn hóa của các dân tộcphương Đông, phương Tây Nhất là tư tưởng “ lục hoà”,vị tha, từ bi, bác ái tronghọc thuyết Phật giáo, tư tưởng về đoàn kết mọi dòng họ trong cả nước và đoànkết quốc tế “liên Nga, hiệp cộng, ủng hộ công nông” của Tôn Dật Tiên đã được

Hồ Chí Minh nghiên cứu, vận dụng một cách phù hợp với điều kiện thực tế ởnước ta Tư tưởng về vai trò sức mạnh của nhân dân và của đoàn kết nhân dântrong nền văn hoá Pháp, Anh, đặc biệt là tư tưởng của Môngteckiơ, Vônte đãđược Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển rất sâu sắc

2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

-Vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc.

Trang 10

Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết địnhthành công của cách mạng.Trong sự nghiệp Cách mạng, đại đoàn kết toàn dântộc có vai trò vô cùng quan trọng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kếttoàn dân tộc không phải là sách lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâudài, nhất quán của cách mạng Việt Nam Người nói rồ: “Sử dạy cho ta bài họcnày: Lúc nào dẫn ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thi bị nước ngoài xâm lẫn” Đây là vấn đềmang tính sống còn của dân tộc Việt Nam nên chiến lược này được duy trì cảtrong cách mạng dẫn tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó lànhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng: Đại

đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công củacách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bạicác thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vàgiải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạngmuốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng

có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững Chính vì vậy,trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cáchmạng Việt Nam Đối với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệuchiến lược mà còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng Đảng là lực lượng lãnhđạo cách mạng Việt Nam nên tất yếu đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xácđịnh là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhiệm vụ này phải được quán triệt trongtất cả mọi lĩnh vực, tử đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễncủa Đảng, “Mục dịch của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tâm chữ là:”ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỎ QUỐC” Cách mạng là sự nghiệpcủa quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng Đại đoàn kết là yêu cầu kháchquan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan của quân chúng nhân dân

Trang 11

trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu không đoàn kết thì chính họ sẽ thấtbại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính minh Nhận thức rõ điều đó ĐảngCộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chủng, chuyểnnhững nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quân chủng thành nhữngdòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sứcmạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do cho nhân dân

và hạnh phúc cho con người

3 Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

a Chủ thể của khối đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồmtoàn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, cáctầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bảocác tôn giáo, các đảng phái, v.v “Nhân dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừađược hiểu với nghĩa là con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảoquản chúng nhân dân và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dântộc Nói đại đoàn kết toàn dân tộc tức là phải tập hợp, đoàn kết được tất cả mọingười dân vào một khối thống nhất, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tầng lớp,đảng phải, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ở trong nước hay ở ngoàinước cùng hướng vào mục tiêu chung, “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng

sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ" Từ "ta" ở đây là chủthể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Namnói chung

b Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xác định rõ đâu lànền tảng của khối đoàn kết toàn dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nềntảng đó Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa

số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhândân lao động khác Đô là nền, gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền củanhả, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp

Trang 12

nhân dân khác" Như vậy, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàndân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh là công nhân, nông dân và tri thức.Nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết toàn dân tộccảng có thể mở rộng, khi ấy không có thể lực nào có thể làm suy yếu khối đạiđoàn kết toàn dân tộc.

4 Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọigiai cấp, tầng lớp cần phải bảo đảm:

Thứ nhất, phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia, dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội.

Thứ hai, tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân Thứ ba, đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ

Thứ tư, đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình.

Ngoài ra để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phát triển thì phải lấy lợiích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chínhđáng.Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc Có lòngkhoan dung, độ lượng với con người.Có niềm tin vào nhân dân

5 Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thống nhất.

a Mặt trận dân tộc thống nhất

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chi trở thành lực lượng to lớn, có sứcmạnh khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, đó là Mặt trậndân tộc thống nhất Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cánhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiểu bảosinh sống ở nước ngoài Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc tập hợp quần chúngnhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp như các hội ái hữu hay tươngtrợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi

Trang 13

đồng hay phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay nhữngnghiệp đoản trong đó bao trùm là Mặt trận dân tộc thống nhất.

b Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất cần được xâydựng và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc:

(1) Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhãn nông dân trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Hồ Chí Minh xác định mục đích chung của mặt trận dân tộc thống nhất

là nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết toàndân tộc Mặt trận là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức trên nền tảng khốiliên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức dưới sựlãnh đạo của Đảng Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết toàndân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó để mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trậnthực sự quy tụ được cả dân tộc, kết thành một khối vững chắc trong Mặt trận (2) Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ

Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cảdân tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khácnhau, với nhiều lợi ích khác nhau Do vậy, hoạt động của Mặt trận phải dựa trênnguyên tắc hiệp thương dân chủ, Mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra

để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất tri, loại trừmọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức Những lợi ích riêng chính đáng, phù hợpvới lợi ích chung của đất nước, của dân tộc cần được tôn trọng, những gì riêngbiệt, không phù hợp sẽ dẫn được giải quyết bằng lợi ích chung của dân tộc, bằng

sự nhận thức ngày càng dùng dẫn hơn của mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan

hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng

(3) Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thận áigiúp đã nhau cùng tiến bộ

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Mặt trận phải là lâu dài, chặt chẽ,đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Trong Mặt trận,

Ngày đăng: 26/07/2024, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w