1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giá trị lý luận của tư tưởng hồ chí minh về Đại Đoàn kết

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá Trị Lý Luận Của Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đại Đoàn Kết
Tác giả Trần Đức Hiếu
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 141,58 KB

Nội dung

Giá trị lý luận...3 1.1 Hồ Chí Minh đã đưa truyền thống đoàn kết của dân tộc thành chiến lược cách mạng...3 1.2 HCM bổ sung cho lý luận của CN Mác-Leenin về vấn đề đoàn kết:...5 - Đại ĐK

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GIÁ TRỊ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

I GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG 3

1 Giá trị lý luận 3

1.1 Hồ Chí Minh đã đưa truyền thống đoàn kết của dân tộc thành chiến lược cách mạng 3

1.2 HCM bổ sung cho lý luận của CN Mác-Leenin về vấn đề đoàn kết: 5

- Đại ĐKDT theo quan điểm HCM là đại đoàn kết toàn dân với sự ĐK giữa dân và Đảng 5

- Đề cao biện pháp khoan dung, độ lượng với con người 8

- HCM hết sức quan tâm đến việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhấ12 + Mặt trận Dân tộc thống nhất - một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam 12

+ Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa là lực lượng vừa là lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất 13

2 Giá trị thực tiến 15

2.1 Chiến lược ĐĐKDT của HCM mang lại sức mạnh to lớn để VN vượt qua thử thách khắc nghiệt của lịch sử 15

2.2 TT ĐĐK của HCM đã dẫn đến sự ra đời của MTDTTN 16

2.3 TT ĐĐK của HCM phá tan âm mưu chia rẽ của các lực lượng đế quốc 17

2.4 Tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thành công chiến lược ĐK quốc tế 17

II THỰC TRẠNG 17

1 Mặt tích cực: 17

2 Khó khăn: 19

PHƯƠNG HƯỚNG 21

 Vì mục tiêu chung phải coi Đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, toàn hệ thống chính trị mà hạt nhân là tổ chức Đảng: 21

 Tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo, xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách với kiều bào và chính sách trọng dụng nhân tài: 22

Trang 3

 Phải thông suốt quan điểm Đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp đổi mới: 24

 Mục tiêu chung của dân tộc là xóa bỏ mọi thành kiến phân biệt đối xử

do quá khứ đem lại: 25

 Cần nhân rộng những tích cực, điển hình của những cá nhân, tập thể thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc: 25

I GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG

1 Giá trị lý luận

Trang 4

1.1 Hồ Chí Minh đã đưa truyền thống đoàn kết của dân tộc thành chiến lược cách mạng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược, quyết định sự thành công của cách mạng Cách mạng muốn thành công, phải

có lực lượng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng xã hội mới Việc xâydựng lực lượng trong nước có ý nghĩa quyết định Theo Người, muốn có lực lượng

đủ mạnh thì phải thực hành đoàn kết vì “đoàn kết là một lực lượng vô địch”. Ngườicho rằng: Cách mạng là công việc chung của toàn dân, chứ không phải là công việccủa một vài người Cách mạng là một việc khó nhưng biết cách làm, biết đồng tâm,hiệp lực mà làm thì chắc chắn làm được. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trươngđoàn kết rộng rãi, chặt chẽ và lâu dài toàn dân tộc thành một khối Đoàn kết dântộc kết hợp với đoàn kết quốc tế sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻthù

Người viết: “Nhờ đại đoàn kết dân tộc mà trong bao thế kỷ nhân dân ViệtNam đã bảo vệ được độc lập, tự do của mình Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân ViệtNam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và

đã kháng chiến thắng lợi Nhờ đại đoàn kết toàn dân mà nước Việt Nam chúng tanhất định sẽ thống nhất”

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu,một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, được xây dựng trên cơ sở lấy lợi ích tốicao của đất nước và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng; kết hợphài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích gia đình với lợi ích xã hội, lợi íchgiai cấp với lợi ích dân tộc

Lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toànvẹn lãnh thổ, là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đó là mộtmục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam Đây là nguyên tắc

“bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh Lấy cái “bất biến”, cái thống nhất, cái

Trang 5

chung, cái ổn định đó làm điểm tương đồng mà điều hòa, giải quyết các vạn biến,tức cái khác biệt về lợi ích, ý kiến, thị hiếu, thành phần xã hội vốn có trong nhândân, trong mọi xã hội.

1.2 HCM bổ sung cho lý luận của CN Mác-Leenin về vấn đề đoàn kết:

- Đại ĐKDT theo quan điểm HCM là đại đoàn kết toàn dân với sự ĐK giữa dân và Đảng

Dân là gốc của nước, của cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần, là người làm nên lịch sử, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội Nhân dân là lực lượng cơ bản và là động lực của mọi cuộc cách mạng V.I.Lênin khi bàn về mối quan hệ này tiếp tục khẳng định: Cách mạng là sự nghiệpcủa quần chúng nhân dân, chính quần chúng nhân dân mới là người sáng tạo nên lịch sử chứ không phải dựa vào một vài cá nhân kiệt xuất. 

Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là mối quan hệ biện chứng, được hìnhthành và phát triển gắn với tiến trình cách mạng của dân tộc, trong đó Hồ Chí Minhkhẳng định dân là gốc của nước, của cách mạng Dân là gốc của nước, của cáchmạng vì dân có số lượng đông, vì mọi “lực lượng đều ở nơi dân”, “lực lượng củadân chúng nhiều vô cùng” Người cũng khẳng định quyền lực lớn nhất thuộc vềnhân dân: “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Do đó, cán bộ,đảng viên phải: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, taphải hết sức tránh”; Vì vậy, “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng,

ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng” mới phù hợp với hoàn cảnh,điều kiện, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, được quần chúng tin yêu, ủng hộ,giúp đỡ Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng không phải từ trên trời sa xuống, nó ở trong

xã hội mà ra “Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động” Do đó, cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân có mối quan hệ gắn bó tự nhiên Đảng phải dựavào nhân dân để lãnh đạo nhân dân, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnhphúc Người khẳng định: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta

Trang 6

dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra Vì vậy chúng ta phải đền bùxứng đáng cho nhân dân”. 

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, trước hết là củanhững tầng lớp nghèo khổ nhất, bị áp bức bóc lột nhiều nhất, của công nhân vànông dân Người khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân: “Sự nghiệp cáchmạng rộng lớn và khó thực hiện; nó không thể do một người hay một nhà làm màtốt được” Vì vậy, “Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ

cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9,

10 anh quan mà được” Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người viết: “Dân khímạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại” Dân không những cólực lượng đông mà còn rất cần cù, thông minh, khéo léo, có nhiều kinh nghiệm quíbáu “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy

đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” Hồ ChíMinh không những nhận thức sâu sắc mà còn phát triển những nội dung mới, làmphong phú thêm tư tưởng dân là gốc của nước, của cách mạng. 

Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Nếu biết dựa vàonhân dân thì việc gì cũng xong”; “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được.Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” Vì vậy, trong mọi suy nghĩ

và hành động của Người đều luôn lấy dân làm gốc: “Trong bầu trời không gì quýbằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhândân Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích củanhân dân” Đây là một tư tưởng tổng quát, có tính triết lý sâu xa, thể hiện một thếgiới quan khoa học, một quan niệm nhân sinh đúng đắn đầy ý nghĩa nhân vǎn caocả

Dân là chủ của đất nước, là chủ vận mệnh của chính mình Đảng phải dựa vàodân, nhân dân phải luôn tin vào Đảng là nhân tố bảo đảm cho sự đúng đắn củađường lối cách mạng Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, mang lại quyền làm chủcho nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ”,

“chế độ ta là chế độ dân chủ”, không chỉ nói một lần mà Người đã nhắc lại nhiềulần trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ở những tác phẩm khác nhau. 

Trang 7

Người cũng khẳng định: “Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ Nếu Chínhphủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” Dân là chủ vì dân có quyềnhạn, có quyền hành - tức là có khả nǎng thực tế quyết định, định đoạt, điều hànhnhững tổ chức, những công việc do mình làm chủ Như vậy, dân là chủ vì mọi

“quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Dân đã là chủ thì đương nhiên dân có lợiích của người làm chủ, nghĩa là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân” Dân là chủ, cóquyền hành, lợi ích thì đương nhiên cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với mọicông việc, từ kháng chiến, kiến quốc đến xây dựng đổi mới đất nước. 

Dân có lực lượng to lớn, cần phải được giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo để tạo ra sứcmạnh cho cách mạng Hồ Chí Minh quan niệm: Dân chúng không nhất luật nhưnhau Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiếnkhác nhau Quan niệm như vậy là rất phù hợp với thực tế và rất cần thiết để cóphương pháp ứng xử thích hợp với từng đối tượng cụ thể trong dân chúng Hồ ChíMinh quan tâm nhiều đến thái độ chính trị và hành động cách mạng của các tầnglớp nhân dân Người đã nhiều lần nói về phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta: Dân

ta có một lòng nồng nàn yêu nước, rất cần cù, thông minh và khéo léo, có nhiềukinh nghiệm quý báu Người khẳng định: Chúng ta phải ghi tạc vào đầu chân lýnày: Dân rất tốt Tuy nhiên, do dân chúng không thuần nhất mà có nhiều thànhphần, nhiều tầng lớp, nhiều bộ phận, nhiều trình độ, nhiều ý kiến khác nhau, cónhững nhu cầu và lợi ích riêng khác nhau, lại thường bị giai cấp bóc lột thống trịlừa phỉnh, cưỡng ép, “chia để trị”, cho nên “dân thường chia rẽ phái này bọn kia”

Và nhìn tổng thể, trong dân bao giờ cũng có ba loại người: tiên tiến, trung bình, lạchậu, mà trong đó loại trung bình, vừa vừa, ở giữa nhiều hơn hết Chính vì đặc điểmcủa dân như vậy cho nên Hồ Chí Minh khẳng định rằng cách mệnh trước hết phảilàm cho dân giác ngộ, sức cách mệnh phải tập trung; muốn tập trung phải cóđảng cách mệnh vận động và tổ chức dân chúng Đó chính là cơ sở sâu xa của sựcần thiết phải có Đảng lãnh đạo, cơ sở sâu xa của tư tưởng dân vận của Hồ ChíMinh và cũng là cơ sở sâu xa của chiến lược đại đoàn kết nổi tiếng của Người:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. 

 Đảng phải luôn lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, chăm lomọi mặt cho nhân dân và đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống Ngaysau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, trong Thư gửi Ủy ban nhân dâncác kỳ, tỉnh, huyện và làng, Hồ Chí Minh viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng

Trang 8

nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhưng nếu nước độc lập mà dân khônghưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Do đó, Đảng phảithực hiện “cách mạng không ngừng”, tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủnghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa

và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò và trách nhiệm lãnh đạo không thuộc về aikhác ngoài Đảng Cộng sản Cần phải thấy rõ sự khác biệt giữa nhiệm vụ mới vớinhiệm vụ cũ So với việc phá bỏ chế độ cũ thì việc tổ chức xây dựng chế độ mới -chế độ xã hội chủ nghĩa  là một nhiệm vụ rất lâu dài, khó khǎn, phức tạp; đặc biệt

là trong điều kiện nước ta, điểm xuất phát đi lên chủ nghĩa xã hội rất thấp; vốn làmột nước nông nghiệp lạc hậu, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủnghĩa Chính Hồ Chí Minh đã nhìn thấu suốt và khẳng định: “Cuộc cách mạng xãhội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất Chúng ta phảixây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta.Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến cógốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thànhmột nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” Đó là những chỉ dẫn quýbáu của Người để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách phù hợptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân Người khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân chứ không phải sự nghiệp của một cá nhân anh hùng nào Nhưng cách mạng muốn bảo đảm thắng lợi phải tậphợp nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất Nhân dân phải được tổ chức, lãnh đạo Chỉ có đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân mới đủ khả nǎng để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân làm cách mạng

- Đề cao biện pháp khoan dung, độ lượng với con người

Tư tưởng khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây Các tố chất căn bản ấy được phát huy cao độ khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần thế giới quan và phương pháp luận mác-xít

Trang 9

Những nội dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam theo thời gian, năm tháng từng bước được đúc kết, hình thành một hệ thống các nguyên lý với các tư tưởng của những vị hào kiệt tiêu biểu như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa sáng tạo những truyền thống yêu nước, văn hóa dân tộc Nhân cách vănhóa cũng như cách ứng xử của Người trong các môi trường quốc tế, trong các thời điểm lịch sử cam go, hết sức đa dạng, tinh tế, đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn văn hóa Việt Nam, nhân dân Việt Nam.

Từ một người yêu nước, ra đi tìm đường cứu nước, mang trong mình nỗi đau vô hạn của người dân nô lệ, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và kế thừa những giá trị tinh hoa của văn hóa phương Đông và phương Tây, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm ra con đường giải phóng dân tộc Trên hành trình ấy, Người tiếp nhận chọn lọc mọi giá trị của các nguồn tư tưởng, lý luận khác nhau: Từ tư tưởng  nhân nghĩa, đề cao sự tu dưỡng cá nhân,…của Nho giáo; sự từ bi, vị tha,…của Phật giáo; tư tưởng dân chủ, bình đẳng, dámnghĩ, dám làm,…của Phương Tây, đến tư tưởng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.  Hồ Chí Minh tôn trọng những điểm khác biệt của các tư tưởng ấy, đồng thời phát hiện ra điểm tương đồng của các nhà tư tưởng thế giới như Khổng tử, Giê Su, Thích Ca Mâu Ni, Lê nin, Tôn Trung Sơn,…là đều mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại Trong những tháng năm dừng chân tại nhiều nước Châu Âu, Châu Phi và Mỹ Latinh, hòa mình trong cuộc sống của những người lao động, từ nỗi đau đồng bào, Người thấuhiểu thêm nỗi đau nhân loại Người viết: Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột

Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái mà thôi: Tình hữu ái là thật vô sản Giải

Trang 10

phóng dân tộc, giải phóng con người trở thành mục tiêu cao cả trong suốt cuộc đời hoạt động, đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh Người thấu hiểusâu sắc giá trị của con người, trước hết là con người Việt Nam Đối với nhândân các dân tộc bị áp bức trên thế giới, mục tiêu và sự nghiệp giành độc lập dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu là tấm gương sáng, là nguồn cổ vũ, khích lệ để họ đứng lên giành và giữ vững độc lập của dân tộc mình.

Sự khoan dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện ở lý tưởngcách mạng của Người Giành độc lập dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu, là khát vọng cháy bỏng của Người Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập, Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Đồng thời, Người cũng nhấn mạnh: “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Trong suốt cuộc đời, Người chỉ mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình,thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Những phẩm chất cao quý ấy được hội tụ và tỏa sáng trong tư tưởng, cử chỉ, lời nói và việc làm của

Người, mà bất cứ ai, bất cứ người nào, khi gặp, tiếp xúc với Người đều yêu mến, ngưỡng mộ Nhà báo Xô viết Ô xíp Manđenxtam đã viết: “ …dân tộc

An Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai.”

Trang 11

Để tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Người chủ trương thức tỉnh cả đến phần ít ỏi của lương tri còn sót lại trong những con người tội lỗi Cách mạng Tháng Tám thành công, Người tha thiết kêu gọi đồng bào cả nước tham gia xây dựng đất nước,đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để giữ vững và củng cố những thành quả cách mạng đã giành được Trong bài  Khoan hồng mà không nhu

nhược,  ký bút danh Chiến Thắng, Người viết: Đối với quan lại cũ, trừ

những bọn đại gian, đại ác, Chính phủ Cộng hòa ta cũng tỏ ra một lượng không để tâm moi ra những tội cũ đem làm án mới làm Người mời những quan chức trong chế độ cũ tham gia điều hành công việc quốc gia Người đề nghị Vĩnh Thụy (Bảo Đại) - một ông vua đã gắn bó sâu nặng với chế độ thựcdân, và giám mục Lê Hữu Từ, làm cố vấn cho Chính phủ Trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc, trong thư từ, điện văn, lời kêu gọi đồng bào cả nước, Ngườiđều dành những lời tâm huyết nhắn gửi tới tất cả những ai còn chưa tham dựvào công việc chung Ngày 31-5-1946, trong  Thư gửi đồng bào Nam Bộ  trước khi lên đường sang thăm nước Pháp và dự Hội nghị Phôngtennơblô,  Người viết: Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang Người đã chấp nhận 70 đại biểu của các tổ chức đối lập trong Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thông qua bầu cử Đối với những người đối lập, những người lầm đường lạc

Trang 12

lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì giáo dục, cảm hóa họ trở về với lẽ phải, với chính nghĩa Cũng có trường hợp sự cảm hóa, giáo dục của Người tuy không thay đổi được tâm địa của những kẻ đã cố tình quay lưng lại với dân tộc, những đã góp phần quan trọng hạn chế sự phá hoại của họ Điều đó cànglàm cho mọi người thấy rõ hơn lòng độ lượng, khoan dung của Người.

- HCM hết sức quan tâm đến việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhấ

+ Mặt trận Dân tộc thống nhất - một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Ngay từ những năm 20 thế kỷ XX, sau khi xác định được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với nòng cốt

là Mặt trận Dân tộc thống nhất Dưới sự chủ trì của Người, Hội nghị thành lập Đảng từ ngày 6-1 đến 7-2-1930 đã ra quyết nghị: “Đảng chỉ định một đồng chí chịu trách nhiệm họp đại biểu tất cả các đảng phái như Tân Việt, Thanh Niên, Quốc dân Đảng, Đảng Nguyễn An Ninh, v.v để thành lập mặt trận phản đế mà về sau cá nhân hoặc tổ chức đều có thể gia nhập”

Tiếp tục tinh thần đó, tại Hội nghị lần thứ nhất  (tháng 10-1930), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khi phân tích tình hình các giai tầng dưới sự thống trị của thực dân Pháp đã nêu rõ: “Những đều ấy tỏ ra rằng ở Đông Dương có nhiều lực lượng phản đế, mà hiện nay cần phải hiệp lại làm một phong trào c.m thống nhứt

để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mưu sự giải phóng cho xứ Đông Dương Bởi vậy cho nên Đảng cần phải tổ chức ra ở Đông Dương một phân bộ của Đại đồng minh phản đế Những điều kiện để tổ chức đã có đủ” Trên cơ sở quyết nghị đó, ngày 18-11-1930, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Từ đó, ngày 18-11 hằng năm trở thành ngày kỷ niệm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam

Để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, tên gọi của Mặt trận Dân tộcthống nhất đã nhiều lần thay đổi: Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế ĐôngDương (10-1936), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3-1938), Mặt trận Thống nhấtDân tộc Phản đế Đông Dương (11-1939) Tháng 5-1941, sau khi trở về nước, trực

Trang 13

tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập Mặt trậnViệt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) thay cho Mặt trậnThống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh,nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 5-1946, để quy tụ hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là HộiLiên Việt) Trước sự phát triển của thực tiễn cách mạng, theo chủ trương củaTrung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh vàHội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt Đoàn kết trong Mặt trận LiênViệt, nhân dân Việt Nam đã kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, lập lạihòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Trên cơ sở đó, Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam ra đời ở miền Bắc (1954) “Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế,cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”

Hồ Chí Minh chỉ rõ, xây dựng và phát triển Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Namnhằm quy tụ, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, quy tụ mọi tổ chức, cá nhân yêunước, tất cả con dân nước Việt, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc,thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, theo tinh thần “Dân tộctrên hết Tổ quốc trên hết” Mặt trận là phương thức để thực hiện mục đích đạiđoàn kết

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Mặt trận là một chiến lược cơ bản, lâudài, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhândân tiến lên cách mạng XHCN, trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xâydựng nước Việt Nam ngày càng vững mạnh Người khẳng định: “trong cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trậnDân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng ViệtNam”

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w