TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUYẾT TRÌNH SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN THÁNG 2 NĂM 1930 VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THUYẾT TRÌNH
SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN THÁNG 2 NĂM
1930 VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10 NĂM 1930
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp học phần: POLI200401 – Lịch Sử Đảng cộng sản Việt Nam (Đợt 1)
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Tô Thị Hạnh Nhân
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 3 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1 Phạm Thuỵ Ngọc Du (NT) 46.01.606.015 Làm PPT 100%
2 Đặng Thị Kim Dung 47.01.106.045 Soạn nội
dung phần 3 100%
3 Nguyễn Hoàng Duy 46.01.755.016 Chỉnh sửa
4 Nguyễn Ngọc Phương Duyên 47.01.751.117 Thuyết trình 100%
5 Võ Trang Nguyên Dũ 46.01.611.027 Làm PPT 100%
6 Ngô Hữu Đang 47.01.701.075 Thuyết trình 100%
Soạn nội dung phần câu hỏi trắc nghiệm
100%
8 Khổng Trung Tuấn Đạt 46.01.606.013 Chỉnh sửa
9 Nguyễn Xuân Đạt 47.01.612.023 Soạn nội
dung phần 1 100%
10 Nguyễn Ngọc Điệp 47.01.401.083 Soạn nội
dung phần 2 100%
Trang 3MỤC LỤC
1 Lý luận chung 4
1.1 Vai trò của lực lượng cách mạng 4
1.2 Bối cảnh ra đời của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên (2 - 1930) và Luận cương Chính trị (10 - 1930) 5
1.2.1 Bối cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 - 1930) 5
1.2.2 Bối cảnh ra đời của Luận cương Chính trị (10 - 1930) 6
2 So sánh chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong hai Cương lĩnh 6 2.1 Giống nhau 6
2.2 Khác nhau 7
2.3 Nguyên nhân 7
3 Nhận xét, đánh giá chủ trương tập hợp Lực lượng cách mạng trong hai cương lĩnh 8
3.1 Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 8
3.2 Luận cương chính trị tháng 10/1930 8
KẾT LUẬN 9
PHỤ LỤC 10
Câu hỏi trắc nghiệm: 10
Trang 4SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN THÁNG 2 NĂM 1930 VÀ LUẬN
CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10 NĂM 1930
1 Lý luận chung
1.1 Vai trò của lực lượng cách mạng
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa
vũ trang Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là nhân
tố then chốt bảo đảm thắng lợi Người khẳng định: "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi" "Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được" "Chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc" Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Người xác định lực lượng, cách mạng bao gồm cả dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông đi vào phe vô sản giai cấp: đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã
ra mặt phân cách mạng (như Đảng Lập hiện) thì phải đánh đổ Trong lực lượng toàn dân tộc Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân Người phân tích: các giai cấp công nhân và nông dân có số lượng đông nhất, nên
có sức mạnh lớn nhất Họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên "lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ Nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc" Từ đó Người khẳng định: công nông "là gốc cách mệnh" Khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân là một vấn đề hết sức mới mẻ so với nhận thức của những nhà yêu nước trước đó
Trang 5Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân và nông dân, Hồ Chí Minh không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác Người coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh của cách mạng Người chỉ rõ: " học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng
bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi"
1.2 Bối cảnh ra đời của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên (2 - 1930) và Luận cương
Chính trị (10 - 1930)
1.2.1 Bối cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 - 1930)
- Trước nhu cầu cấp bách của phong trao cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của quốc tế cộng sản, ngày 23/12/1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) để tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất tại Việt Nam
- Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “ Chúng tôi họp vào ngày mồng 6/1 Với tư cách là phái viên của quốc tế cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết sai lầm và họ phải làm gì Họ đồng ý thống nhất vào một Đảng Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản…Các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2”
- Hội nghị thảo luận tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các văn kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng cộng sản Việt Nam Hai văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 61.2.2 Bối cảnh ra đời của Luận cương Chính trị (10 - 1930)
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930 thông qua mới chỉ phác ra những nét cơ bản nhất về đường lối cách mạng Việt Nam Yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng phải có một cương lĩnh đầy đủ, toàn diện hơn
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, một cao trào cách mạng rộng lớn của quần chúng diễn ra ngày càng sôi nổi và đang trên đà phát triển mạnh
Tháng 4-1930, đồng chí Trần Phú sau một thời gian học ở Liên Xô, được Quốc
tế cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được giao nhiệm vụ soạn thảo "Luận cương chính trị"
Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 10-1930, Hội nghị quyết định đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức, đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng bí thư Hội nghị đã thông qua "Luận cương chính trị"
2 So sánh chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong hai Cương lĩnh
2.1 Giống nhau
Cả cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều:
- Xác định được tính chất của cách mạng Việt Nam là: cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản
- Xác định nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến Hai nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít với nhau
- Xác định lực lượng cách mạng chủ yếu là giai cấp công nhân và nông dân Đay
là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc
- Xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua chính đảng tiên phong
Trang 7- Khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít Có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới
2.2 Khác nhau
NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ LUẬN CƯƠNG TRÍNH TRỊ NGƯỜI SOẠN Nguyễn Ái Quốc Trần Phú
ĐẢNG LÃNH
ĐẠO Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Đông Dương
PHẠM VI Việt Nam Khu vực Đông dương
NỘI DUNG
CÁCH MẠNG
Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản
Cách mạng tư sản dân quyền, phát triển bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
TIẾN TRÌNH
CÁCH MẠNG
Đánh đổ Pháp ròi mới tới đánh
đổ phong kiến, tay sai
Lật đổ phong kiến và tay sai, sau đó mới đánh đuổi giặc Pháp
MÂU THUẪN
CHỦ YẾU
Mâu thuẫn dân tộc Mâu thuẫn giai cấp phong kiến
NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU
Chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc
Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
LỰC LƯỢNG
CÁCH MẠNG
Chủ yếu là công nhân, nông dân, trí thức; lôi kéo, lợi dụng phú nông, trung, tiểu địa chủ và
tư sản
Giai cấp công nhân, nông dân
2.3 Nguyên nhân
Xuất phát từ sự khác biệt trong nhãn quan chính trị, năng lực cách mạng, khả năng đánh giá tình hình của chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Phú Ngoài ra, sự khác biệt này còn có thể đến từ các tác động bên ngoài như Quốc tế Cộng sản hoặc bối cảnh đất nước thời điểm đó
Những hạn chế trong Luận cương chính là hạn chế của thời đại, là sự áp đặt tư tưởng của Quốc tế cộng sản một cách máy móc, thiếu linh hoạt lên cách mạng Việt Nam Thứ nhất,
là đặt nặng vấn đề giải phóng giai cấp hơn vấn đề giải phóng dân tộc việc xác định sai
Trang 8mâu thuẫn chủ yếu này trong bản Luận đã dẫn tới việc xác định nhiệm vụ cách mạng dân tộc, đánh đế quốc đáng lẽ nên được đặt lên hàng đầu lại xếp sau nhiệm vụ giải phóng giai cấp, đánh phong kiến Thứ hai, việc đánh giá không đúng khả năng làm cách mạng của các giai cấp khác trong xã hội ngoài giai cấp công nhân, nông dân
3 Nhận xét, đánh giá chủ trương tập hợp Lực lượng cách mạng trong hai cương lĩnh
3.1 Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930
Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước
và chủ nghĩa quốc tế vô sản Giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam Phản ảnh đầy đủ, súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam Nó phủ hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử
Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tinh chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam Cương lĩnh chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đồng thời đánh giá đúng đắn, sát thực vai trò và thái độ của các lực lượng đối với cách mạng Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Trên cơ sở liên minh công – nông – trí thức Những văn kiện dù "vắn tắt" nhưng phản ánh vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài chụp cách mạng Việt Nam Đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới
3.2 Luận cương chính trị tháng 10/1930
Luận cương chính trị tháng 10-1930 ra đời đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930
Trang 9Tuy nhiên, do tư tưởng nóng vội, tả khuynh, chưa nhận thức đầy đủ về thực tiễn cách mạng Việt Nam Đồng thời, vận dụng máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận cương đã bộc lộ một số hạn chế Trong đó, chưa nêu rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông dương Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc Khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai Vì thế, chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi
KẾT LUẬN
Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện hơn
so với Luận cương Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn liền mạch hơn khi chỉ rõ được mâu thuẫn cấp thiết nhất Còn Trần Phú tuy khởi thảo chi tiết hơn nhưng chỉ tập trung vào vấn đề giai cấp Cả hai văn kiện tuy có nhiều điểm khác biệt, song, đều đóng vai trò rất lớn Đó là sự chuẩn bị tất yếu Có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta Đồng thời là nền tảng cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện lí luận, tư tưởng ngày nay
Trang 10PHỤ LỤC
Câu hỏi trắc nghiệm:
1 Tại hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930), chỉ có đại diện của An Nam/Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng tham dự Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
A 7/2/1930
B 22/2/1930
C 23/2/1930
D 24/2/1930
(Đáp án: câu D)
2 Đảng cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương khi nào ? Bối cảnh ra đời luận cương chính trị
A 02/1930
B 05/1930
C 10/1930
D 03/1935
(Đáp án: câu C)
3 Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN (3/2/1930) thông qua các văn kiện nào sau đây? Phần Bối cảnh ra đời của cương lĩnh chính trị đầu tiên
A Chánh cương vắn tắt
B Sách lược vắn tắt
Trang 11C Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt
D Tất cả các văn kiện trên
(Đáp án: D)
4 Những giai cấp bị trị dưới chế độ thuộc địa của Pháp là?
A Công nhân và nông dân
B Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
C Công nhân, nông dân, tiêu tư sản, dân tộc
D Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ
(Đáp án: câu D)
5 Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định lực lượng cách mạng là?
A công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức
B công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản
C nông dân, tiểu tư sản, trí thức
D công nhân, nông dân
(Đáp án: câu A)
6 Giai cấp nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, chiếm?
A 90%
B 85%
C 50%
D 70%
(Đáp án: câu A)
Trang 127 Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định động lực cách mạng là?
A công nhân, nông dân
B nông dân, tiểu tư sản
C tư bản, tiểu tư sản
D tri thức, công nhân
(Đáp án: câu A)