Với những lý do trên, nhóm em chọn tác phẩm “Đường Kách Mệnh 1927” làm đối tượng nghiên cứu với đề tài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng qua tác phẩm Đường kách mệnh 1927
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG QUA TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH”
(Tiêu luận môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh)
Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS Vũ Văn Quế Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 2
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ST
T
1 Lê Ngọc Đoan Anh 2121013586 Anh Soạn nội dung Chương 1
3 Đặng Thị Kim Loan 2121000131 Loan Soạn nội dung Chương 3
4 Nguyễn Thị Tú Trinh 2121003080 Trinh Editor
6 Trần Thị Xuân 2221001186 Xuân Soạn nội dung chương 2
7 Trương Thị Ánh Xuân 2121000230 Xuân Soạn nội dung chương 3
Trang 3Mục lục
Phần I 4
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu 4
4 Giới hạn của đề tài 5
5 Kết cấu chọn đề tài 5
Phần II 5
PHẦN NỘI DỤNG 5
Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm “Đường Cách Mệnh” 5
1 Bối cảnh ra đời 5
2 Kết cấu của tác phẩm 6
3 Về kết cấu nội dung: 6
Chương 2 Hồ Chí Minh viết về lực lượng cách mệnh trong tác phẩm Đường Cách Mệnh 6
1 Về lực lượng cách mạng 6
2 Truyền thống của dân tộc ta 8
3 Phong trào đấu tranh 8
4 Tác phẩm Đường Cách Mệnh với câu hỏi “ai là những người cách mệnh?” 8 Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mệnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1945- 1954) 9
1 Hoàn cảnh lịch sử 9
2 Tư tưởng về lực lượng cách mạng 10
3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mệnh 11
4 Kết luận 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4Phần I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam một danh nhân văn hóa được cả thế giới công nhận và ngưỡng mộ Trong cả một đời người hoạt động cách mạng, Bác đã để lại một lượng lớn những quan điểm, tư tưởng về sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội Đó là cả một hệ thống khoa học, mang tính logic chặt chẽ mà cho đến ngày nay chúng vẫn còn nguyên giá trị Trong các tác phẩm Người viết, có một tác phẩm đã mở đường dẫn lối cho con đường đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đó là “Đường Kách Mệnh” Tác phẩm được coi như kim chỉ nam trong thời kỳ cách mạng Việt Nam còn non trẻ bởi những lý luận vô cùng sâu sắc và toàn diện Đặc biệt là về vấn đề lực lượng cách mệnh Cách mệnh muốn lớn mạnh, muốn thành công Thì phải xác định được chủ cách mệnh là ai, gốc cách mệnh là lực lượng nào Xác định được đúng lực lượng cách mệnh là xác định đúng lực lượng cách mạng -một nhân tố quan trọng và quyết định để thực hiện cách mạng dân tộc Khi xác định được lực lượng cách mạng cũng đồng nghĩa ta đã có trong tay vũ khí quyết định làm nên những thắng lợi lịch sử trong cách mạng Việt Nam Với những lý do trên, nhóm em chọn tác phẩm “Đường Kách Mệnh (1927)” làm đối tượng nghiên cứu với
đề tài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng qua tác phẩm Đường kách mệnh (1927)” với mong muốn đề tài góp phần giúp sinh viên hiểu rõ về lực lượng cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh Từ đó phân tích được một trong những nguyên nhân thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) là vận dụng linh hoạt tư tưởng về lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung quan điểm lý luận về lực lượng cách mệnh trong tác phẩm Đường Kách Mệnh của Hồ Chí Minh từ đó vận dụng lý luận vào phân tích Chiến Thắng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954
3 Nghiên cứu của đề tài
Trang 5Nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng, làm rõ nguồn gốc hình thành nội dung tư tưởng tác phẩm, các lý luận về lực lượng cách mạng, làm rõ việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
4 Giới hạn của đề tài
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở tác phẩm Đường Kách Mệnh, các tư liệu thuộc giáo trình môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường Đại học Tài chính Marketing”, giáo trình môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bộ Giáo dục và Đào tạo” và một số tài liệu khác tìm hiểu trên mạng tham khảo tư liệu lịch sử trên Cổng thông tin trực tuyến - Báo điện
tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
5 Kết cấu chọn đề tài
Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm “Đường Kách Mệnh’
Chương 2: Hồ Chí Minh viết về lực lượng cách mệnh trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh”
Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mệnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược ở Việt Nam (1945- 1954)
Phần II PHẦN NỘI DỤNG Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm
“Đường Cách Mệnh”
1 Bối cảnh ra đời
Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” được chuẩn bị vào những năm 1925-1926
và được xuất bản vào năm 1927 Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) Tại đây, người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Công việc đầu tiên Nguyễn Ái
Trang 6Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học Thời gian từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được ba lớp đào tạo với tổng số 75 học viên Các bài giảng của người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học tại Quảng Châu được bộ tuyên truyền của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường Kách Mệnh Sách có khổ 13 x 18cm, in trên giấy nến, kiểu chữ viết thường.
2 Kết cấu của tác phẩm
Ngoài lời đề tựa, cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề, số trang cũng được đánh theo từng vấn đề, không đánh liền cho cả cuốn sách Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã tập trung đề cập 15 vấn đề (1) Tư cách một người cách mệnh; (2); Vì sao phải viết sách này? (3) Cách mệnh; (4) Lịch sử cách mệnh Mỹ; (5) Cách mệnh Pháp; (6) Lịch sử cách mệnh Nga; (7) Quốc tế; (8) Phụ nữ quốc tế; (9) Công nhân quốc tế; (10) Cộng sản thanh niên quốc tế; (11) Quốc tế giúp đỡ; (12) Quốc tế cứu tế đỏ (13) Cách tổ chức công hội; (14)
Tổ chức dân cày; (15) Hợp tác xã.
3 Về kết cấu nội dung:
Tác phẩm được triển khai theo ba nội dung cơ bản: những vấn đề lý luận cách mạng chung; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.
Chương 2 Hồ Chí Minh viết về lực lượng cách mệnh trong
tác phẩm Đường Cách Mệnh
1 Về lực lượng cách mạng
Về lực lượng cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: công nông là người chủ cách mệnh “là vì công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ
Trang 7mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc” “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn của công nông thôi’ Người đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước, thái độ của các giai cấp trong xã hội, đối với cách mạng để vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa mác - lênin cho phù hợp, không giáo điều, máy móc Vì vậy, lực lượng cách mạng vừa đông, vừa mạnh, nhưng vẫn đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh Đảng có vững, cách mệnh mới thành công Đảng có vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nnhất là chủ nghĩa Lênin Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn, điền chủ là bầu bạn cách mệnh của công nông Cùng với những định hướng cụ thể về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng và tổ chức tiền phong lãnh đạo cuộc cách mạng, đường kách mệnh cũng đồng thời nêu rõ vấn đề mô hình nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công, theo tinh thần: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” Nhận thức này đã giúp Hồ Chí Minh xác định rõ con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản và thiết lập một thể chế quyền lực thuộc về nhân dân theo mô hình nhà nước xô - viết Đó chính là con đường: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa Như vậy, khác với cuộc cách mạng vô sản ở các nước chính quốc: giai cấp công nhân giải phóng mình, đi tới (giúp đỡ) giải phóng các dân tộc bị áp bức và sau đó là giải phóng nhân loại, theo Hồ Chí Minh, khi tiến hành dân tộc cách mệnh để giành lại độc lập cho tổ quốc và tự do cho nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã giải quyết được một phần của nhiệm vụ giải phóng giai cấp, tạo cơ sở để đi tới giải phóng giai cấp hoàn toàn đường kách mệnh nhấn mạnh rằng: muốn tập hợp lực lượng của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất định và không thể không tổ chức, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng đó Quần chúng tạo nên nguồn sức mạnh của Đảng và nếu không tập hợp, huy động được nguồn sức mạnh vô địch đó, Đảng sẽ không thể lãnh đạo cách mạng đi đến thành công được và điều này đã được chứng minh một cách sinh động trong quá trình tiến hành
Trang 8cách mạng Việt Nam Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” -xứng đáng với vai trò tiền phong và đưa sự nghiệp đổi mới của chúng ta đi đến thắng lợi hoàn toàn thì một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải thực hiện thắng lợi nghị quyết "một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" để chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta
2 Truyền thống của dân tộc ta
"Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", nhưng với một kẻ thù thực dân, đế quốc vừa
có tiềm lực quân sự và kinh tế, vừa xảo quyệt, tàn bạo, thâm độc, có cả một "khoa học" chia để trị như thực dân Pháp, thì không thể đánh thắng bọn chúng bằng một đội quân ô hợp
3 Phong trào đấu tranh
Phong trào duy tân đầu thế kỷ thứ XX đã muốn dùng phong trào dân chủ tư sản mới manh nha làm nòng cốt để động viên lực lượng toàn dân, chủ yếu là nông dân, đấu tranh đòi cải cách dân chủ, cải thiện dân sinh, mở mang dân trí; nhưng cuối cùng
đã thất bại Phan Bội Châu đã tiến hơn một bước, ông muốn phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nên đã ra lời kêu gọi "mười giới đồng tâm" Nhưng ở đây mới là đồng tâm của các nhà hào phú; các vị quan lại; con em nhà quyền quý; và các tín đồ thiên chúa; thủy, lục quân; thông ngôn, ký lục, bồi bếp; học sinh hải ngoại, chứ chưa thấy lực lượng cơ bản của công – nông
=> Xác định được lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam và những đồng minh của giai cấp công nhân trong cách mạng lúc ấy là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của cách mạng
4. Tác phẩm Đường Cách Mệnh với câu hỏi “ai là những người cách mệnh?”
Tác phẩm Đường Cách Mệnh với câu hỏi “ai là những người cách mệnh?”
“Đường Cách Mệnh" đã trả lời câu hỏi: "Ai là những người cách mệnh?" một cách vắn tắt và dễ hiểu: "Vì bị áp lực mà sinh ra cách mệnh cho nên ai bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết Khi trước, tư bản bị phong kiến
áp bức cho nên nó cách mệnh Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh
- Là vì công nông bị áp bức nặng hơn
- Là vì công nông là đồng nhất cho nên sức mạnh hơn hết
Trang 9- Là vì công nông là tay không rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc Vì những cớ ấy, cho nên công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản
áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi"
Trong tác phẩm, người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ cơ bản nhất của con người: quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan
hệ với công việc Người viết: “tự mình phải: cần kiệm Hòa mà không tư Cả quyết sửa lỗi mình Cẩn thận mà không nhút nhát Hay hỏi Nhẫn nại (chịu khó) Hay nghiên cứu, xem xét Vị công vong tư Không hiếu danh, không kiêu ngạo Nói thì phải làm Giữ chủ nghĩa cho vững Hy sinh Ít lòng tham muốn về vật chất Bí mật Đối người phải: với từng người thì khoan thứ Với đoàn thể thì nghiêm Có lòng bày vẽ cho người Trực mà không táo bạo Hay xem xét người Làm việc phải: xem xét hoàn cảnh
kỹ càng Quyết đoán Dũng cảm Phục tùng đoàn thể”
Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mệnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở
Việt Nam (1945- 1954)
1. Hoàn cảnh lịch sử
Sau cách mạng tháng 8 thành công (1945), nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã dành được chính quyền từ tay phát xít Nhật đã đưa đất nước ta sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do với sự khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã quay trở lại gây hấn ở Nam Bộ (23-9-1945) Khi những biện pháp ngoại giao và chính trị không còn hiệu lực hòa hoãn, cả dân tộc đã đứng dậy cầm súng theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) Lịch sử Việt Nam trong suốt 9 năm (1945-1954) là lịch sử kháng chiến và kiến quốc Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ tịch đã thực hiện một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện để giữ vững nền độc lập,
Trang 10chủ quyên Văn hóa thực sự đã được coi là một mặt trận trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa”, văn hóa kháng chiến ấy của chủ tịch Hồ Chí Minh được phổ biến rộng rải Và quan điểm của người về mặt trận văn hóa đã ảnh hưởng đậm nét đến việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam 1945-1954
Như trước đó vào tháng 11/1940, nghị quyết của hội nghị trung ương đã đưa ra quan niệm về “mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc pháp, nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho đông dương được hoàn toàn giải
phóng” Đường lối kháng chiến của ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: toàn
dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
2. Tư tưởng về lực lượng cách mạng
Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cách mệnh là công việc chung của toàn dân, không phải việc của một hai người, người khẳng định lực lượng cách mạng lúc bấy giờ dựa trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân, lấy công nhân - nông dân làm gốc Vì giai cấp công nông là những người bị áp bức nặng nề nhất, họ biến lòng căm phẫn của mình thành sức mạnh để đánh bại chế độ phong kiến Muốn cách mạng thành công thì các tầng lớp phải liên minh với nhau để đứng dậy kháng chiến, phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” Rõ ràng, nhiệm vụ cấp thiết trước hết lúc đó đối với cách mạng Việt Nam là phải thành lập Đảng cách mạng để lãnh đạo cách mạng
Đồng thời, người xác định động lực của cách mạng: “…muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc và cách mạng phải đoàn kết” Qua đó khẳng định công nông là đội quân chủ lực của cách mạng và Đảng cộng sản là Đảng cách mệnh của ta Với khẩu hiệu hành động “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng