Kinh Doanh - Tiếp Thị - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Kinh tế CÁCH THỨC MỸ THÚC ĐAY hộp tác VÀ TẬP HỢP Lực LƯỢNG ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY NGUYỄN THẾ THÀNH Ths. Nguyễn Thế Thành, nhà nghiên cứu độc lập Tóm tắt: Chiến lược, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là “lãnh đạo” thế giới và không để cho bất kỳ quốc gia nào tranh giành vị thế này của họ. Để đảm bảo mục tiêu đó, từ thời kỳ Tổng thống Obama đến nay, Mỹ thực hiện chiến lược “Tải cân bằng”, “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhằm điều chỉnh trọng tăm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á - Thải Bình Dương. Qua các chiến lược trên, Mỹ đã quan tâm thúc đẩy tập hợp lực lượng thông qua các đồng minh, đối tác, các vấn đề có tính chất toàn cầu, khu vực nhằm duy trì vai trò dẫn dắt, xác lập vị thế lãnh đạo trong khu vực châu Ả - Thải Bỉnh Dương. Tập hợp lực lượng của Mỹ có cả tác động tích cực và tiêu cực đến cục diện chính trị khu vực, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro, củng cố và tăng cường quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy bảo vệ, phát triển các lợi ích chiến lược của mỗi nước. Từ khóa: Hợp tác, tập hợp lực lượng, khu vực châu Á - Thải Bình Dương, Mỹ. Mở đầu Hiện nay, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Song khu vực này có các chế độ chính trị và kinh tế - xã hội đa dạng; có ba cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc); có các điểm nóng tồn tại nguy cơ xung đột ở eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông, Biển Đông, eo biển Malaca; tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. Qua quá trình phát triển, khu vực đã xuất hiện các cường quốc mới; hình thành ba trung tâm sức mạnh là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản; diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác đan xen, trong đó Mỹ và Trung 44 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 62022 Quốc đang tranh giành quyết liệt vai trò lãnh đạo khu vực và toàn cầu. Chiến lược, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là “lãnh đạo” thế giới và không để cho bất kỳ quốc gia nào tranh giành vị thế này của họ. Do đó, xét về lăng kính chiến lược toàn cầu, Mỹ sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ quốc gia nào thách thức vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ. Để đảm bảo mục tiêu đó, từ năm 2012(1) đến nay, Mỹ quan tâm thúc đẩy tập hợp lực lượng thông qua các đồng minh, đối tác, các vấn đề có tính chất toàn cầu, khu vực nhằm duy trì vai trò dẫn dắt, xác lập vị thế lãnh đạo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 1. Vấn đề dân chủ nhân quyền Nhân quyền là một nội dung quan trọng trong Hiến pháp, pháp luật và trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp của nước Mỹ. Trong suốt tiến trình lịch sử nước Mỹ, chủ đề này luôn được coi là một nội dung thiết yếu trong chính sách đối nội, đối ngoại. Trong những thập niên gần đây, nhiều tổng thống Mỹ cho rằng, dân chủ và nhân quyền là các giá trị tạo nền tảng cơ bản để các xã hội ổn định, an toàn và vận hành tốt. Chính quyền Mỹ ở nhiều thời kỳ khác nhau, thậm chí, còn lớn tiếng coi nhân quyền là một giá trị riêng của Mỹ và bằng các hình thức khác nhau nhằm áp đặt giá trị này lên các quốc gia khác. Với quan niệm của mình về nhân quyền, Mỹ coi việc quan tâm đến nhân quyền ở các quốc gia khác như một thứ “quyền lực mềm” của mình. Do vậy, lên tiếng hay không lên tiếng về vấn đề nhân quyền, lên tiếng với ai và ở đâu luôn được coi là một nội dung cốt lõi trong các hoạt động ngoại giao của Mỹ với các quốc gia trên thế giới nhằm mục đích bảo đảm sự ổn định, an toàn, lợi ích tối đa cho nước Mỹ(2). Cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm cho dân chủ và nhân quyền luôn là ưu tiên của nhân loại, là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh, vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước trong quan hệ song phương cũng như tại các diễn đàn đa phương với những tương tác thường xuyên và lợi ích đan xen giữa kinh tế, thương mại và chính trị. Tuy Mỹ không coi các vấn đề dân chủ, nhân quyền là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại nhưng hiện chính sách này vẫn đang được Mỹ sử dụng để tập hợp lực lượng nhằm gây sức ép với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Myanmar...). Trong những năm gần đây, Mỹ đã sử dụng vấn đề dân chủ ở Hong Kong, cáo buộc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ để thúc đẩy mặt trận chống Trung Quốc về vấn đề này. Ngày 2332022, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh, Canada đã công bố các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc với cáo buộc những người này liên quan đến các hoạt động “đàn áp” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Việc Mỹ và các nước phương Tây cùng lúc có hành động lên án, trừng phạt Trung Quốc được đánh giá là hành động phối hợp đầu tiên dưới thời Tổng thống J. Biden để gây sức ép với Trung Quốc về dân chủ, nhân quyền. 2. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên Đối với khu vực, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên có tính chất rất phức tạp, bị chi Nguyễn Thê'''' Thành - Cách thức Mỹ thúc đẩy hợp tác và tập hợp lực lượng... 45 phối bởi tính toán của các nước lớn Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Trung Quốc thông qua vai trò, ảnh hưởng của nước này đôi với Triều Tiên nói chung và vấn đề hạt nhân nói riêng để nâng cao vị thế quốc tế, tạo thế trong trong quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nga cho thấy vai trò không thể thiếu khi muốn giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Nhật Bản cho dù rất quan ngại, song vấn đề “hạt nhân” là cơ sở cho việc thúc đẩy sửa đổi Hiếp pháp, trở thành một quốc gia “bình thường” để sớm đạt tham vọng trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Hàn Quốc quyết tâm cùng Mỹ triển khai bố trí hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tại sân golf của Tập đoàn Lotte nhằm đối phó với các nguy cơ từ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, đây là động thái mang tính biểu tượng thể hiện quyết tâm của Hàn Quốc trong duy trì và phát triển liên minh Mỹ - Hàn. Qua đó cho thấy Mỹ sử dụng “con bài” hạt nhân để thúc đẩy, thông qua các lệnh trừng phạt Triều Tiên ở Liên hợp quốc; duy trì, tăng cường hiện diện quân sự tại Nhật Bản, Hàn Quốc để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Mỹ trong khu vực. Chuyến thăm của Tổng thống J.Biden đến Hàn Quốc, Nhật Bản (52022) đã tiếp tục minh chứng cho mối quan hệ bền chặt của Mỹ với hai nước này trong bối cảnh Triều Tiên thực hiện nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo, gây quan ngại an ninh sâu sắc đối với các nước trong khu vực, nhất là với Hàn Quốc và Nhật Bản. 3. Vấn đề an ninh phi truyền thống có tính chất toàn cầu Vấn đề an ninh phi truyền thống đang ngày càng nổi lên dưới nhiều hình thức và loại hình mới, đan xen phức tạp, tác động mạnh mẽ đến môi trường an ninh trên phạm vi toàn cầu. - Về chống khủng bố: Ngay sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 1192001, chính quyền Mỹ đã phát động “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn cầu. Đây là cuộc chiến phiêu lưu, đầy tham vọng, với nhiều toan tính. Thông qua cuộc chiến này, Mỹ đã ngăn chặn không để xảy ra những vụ khủng bố có quy mô lớn, tác động sâu rộng đến xã hội Mỹ và thế giới. Mặt khác, với hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, Mỹ đã bắn “mũi tên trúng nhiều đích”. Đó là, phô trương sức mạnh quân sự, kiểm nghiệm được các loại vũ khí mới,... và công khai đưa lực lượng thọc sâu, mang tính lịch sử vào Trung Á, tiến vào Trung Đông một cách toàn diện, khiến khả năng kiểm soát địa chiến lược toàn cầu của Mỹ được nâng lên. Hơn nữa, với vai trò lãnh đạo “Liên minh quốc tế” chống khủng bố, sức mạnh mềm và sức mạnh cứng của Mỹ được tăng cường, góp phần nâng cao vai trò “lãnh đạo” thế giới. Mỹ và các nước trong “Liên minh quốc tế” chống khủng bố đã tiêu diệt được nhiều trùm khủng bố của tổ chức khủng bò như al - Qaeda, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), được dư luận đánh giá là những “điểm cộng” trong “cuộc chiến chống khủng bố” toàn cầu(3). Kể từ khi IS bị đánh bật khỏi khu vực chiếm đóng ở Trung Đông, một sô tay súng nước ngoài từng tham gia chiến đấu ở Syria và Iraq có thể chạy trốn về nước hoặc tìm các cơ sở mới ở Đông Nam Á. Do đó, mối đe dọa về phiến quân Hồi giáo có thể tăng lên ở khắp Đông Nam Á trong những năm tới(4). Tại Đối thoại 46 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 62022 Shangri La lần thứ 17 năm 2018, vấn đề khủng bố và chống khủng bố được các đại biểu hết sức quan tâm và thống nhất cho rằng, đó là mối đe dọa an ninh trực tiếp và nghiêm trọng hàng đầu trong khu vực và trên toàn thế giới. Đại diện các nước cũng bày tỏ lo ngại trước sự lan rộng của tổ chức IS, sự cấu kết giữa IS và các tổ chức cực đoan và tội phạm tại khu vực(5). Thông qua các hoạt động chống khủng bố trong khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Philippines, Malaysia..), Mỹ đã thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin tình báo, hợp tác trong lĩnh vực an ninh để tăng cường sự hiện diện, vai trò của Mỹ trong vấn đề này. - Về an ninh mạng-. Đây là vấn đề ngày càng trở nên thách thức lớn đối với nhiều nước, kể cả các nước lớn, các nước phát triển có nền tảng khoa học hiện đại. Sự bùng nổ của internet và ứng dụng công nghệ mới đã làm nảy sinh loại tội phạm công nghệ cao với mục tiêu là tiến công, chiếm đoạt, phá hoại dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây hậu quả nặng nề. Gần đây, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, Mỹ áp thuế mạnh đối với hàng loạt hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và cáo buộc hoạt động của hai công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Huawei và ZTE có hoạt động gián điệp và liên quan đến Chính phủ Trung Quốc. Mỹ đã gây áp lực mạnh mẽ đối với Huawei và làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước thông qua việc phối hợp với Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei, với cáo buộc bà có liên quan tới hoạt động vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. Không dừng ở đó, Mỹ đang thúc đẩy các đồng minh của Mỹ cấm Huawei tham gia vào mạng 5G, cho rằng thiết bị của Huawei có thể được chính phủ Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp. Hiện nay, các nước Mỹ, Anh, Canada, Đức, Italia, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Ân Độ... đều có những cảnh báo, hạn chế hoặc ngưng sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei, nhất là sản phẩm 5G của hãng này. Để thực hiện cuộc cạnh tranh chiến lược về công nghệ, Mỹ đã thúc đẩy các quốc gia, vùng lãnh thổ xây dựng chuỗi cung ứng không Trung Quốc để ngăn nước này tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Mỹ, đồng minh, đối tác. - Về dịch bệnh có tính chất toàn cầu''''. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến thế giới rơi vào khủng hoảng, tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân, địa chính trị, kinh tế toàn cầu, nhất là đẩy cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt. Mỹ đã cùng các nước phương Tây, đồng minh cáo buộc Trung Quốc không minh bạch trong cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế về việc phát hiện, nguồn gốc và để lây lan dịch Covid-19 ra thế giới, thao túng WHO và phải chịu trách nhiệm về đại dịch này. Trước các tác động tiêu cực của đại dịch, Mỹ tăng cường các cơ chế hợp tác đa phương như G7, QUAD...để thảo luận các vấn đề chống Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế, hình thành các chuỗi cung ứng theo hướng giảm dần, không phụ thuộc vào yếu tố Trung Quốc. Điểm đáng chú ý trong bối cảnh địa chính trị, kinh tế đang rất phức tạp do dịch bệnh Covid-19 và cạnh tranh nước lớn, ngày 1592021, Mỹ, Anh và Australia ra thông báo chính thức thiết lập mối quan Nguyễn Thế Thành - Cách thức Mỹ thúc đẩy hợp tác và tập hợp lực lượng... 47 hệ đối tác an ninh ba bên (gọi tắt là AUKUS), ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã thể hiện một cấu trúc an ninh, tập hợp lực lượng mới ở khu vực này. 4. Vấn đề về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực Sự trỗi dậy về kinh tế đã tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự nhằm thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, từng bước tìm kiếm vị thế siêu cường thế giới. Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc Jeffrey A. Bader, nguyên Giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đề cập “Theo lập luận của một số người, thế giới đã thay đổi. Tương quan lực lượng ở châu Á và trên thế giới cũng đã thay đổi. Trung Quốc không cần phải kìm nén những tham vọng của mình. Nước này cần đảm đương một vai trò lãnh đạo. Trung Quốc cần tác động đòn bẩy có được nhờ sự giàu có của mình, ít nhất trong quan hệ với Mỹ, nước đang nợ Trung Quốc hơn một nghìn tỷ đô la. Trung Quốc cần sử dụng những tài sản quân sự mà nước này đã bắt đầu xây dựng trong hai thập niên qua để hướng sức mạnh của mình ra nước ngoài và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ”(6). Trung Quốc ưu tiên phát triển hải quân; chế tạo, mua sắm tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến, tàu chấp pháp với số lượng lớn; tập trung hiện đại hóa máy bay chiến đấu và các loại vũ khí tối tân khác với mục tiêu trở thành cường quốc biển, lấy biển làm bàn đạp vươn ra thế giới. Mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định “phát triển hòa bình”, nhưng lịch sử bành trướng, tham vọng chủ quyền, nhất là việc Trung Quốc thi hành chính sách quyết đoán, cưỡng ép tại Biển Đông và biển Hoa Đông gây ra mối quan ngại an ninh, chủ quyền của nhiều quốc gia trong khu vực. Một số nước trong khu vực do các vấn đề lịch sử, kinh tế, quân sự hoặc chiến lược đã luôn cảm thấy “bất an, nghi ngại” về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các nước này hưởng lợi từ hợp tác đầu tư, thương mại với Trung Quốc nhưng họ cũng muốn giữ khoảng cách an toàn với Trung Quốc(7). Tại Hội nghị thượng đĩnh ASEAN năm 2015 tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long đã cảnh báo về cạnh tranh Mỹ - Trung trong khu vực Đòng Nam Á “Tôi nghĩ điều chúng ta mong muốn là không phải đứng hẳn về phía bên nào. Tuy nhiên có những tình huống buộc ASEAN phải lựa chọn giữa một trong hai bên. Tôi hy vọng chuyện đó sẽ không sớm xảy ra”, “Quan hệ Mỹ - Trung có tác động sâu sắc tới ASEAN. Các nước ASEAN mong muốn có thể hợp tác với cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời tối đa hóa quy mô và lợi thế của sự hợ...
Trang 1VÀ TẬP HỢP Lực LƯỢNG ở KHU vực
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY
NGUYỄN THẾ THÀNH *
* Ths Nguyễn Thế Thành, nhà nghiên cứu độc lập
Tóm tắt: Chiến lược, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là “lãnh đạo” thế giới và không để cho bất kỳ quốc gia nào tranh giành vị thế này của họ Để đảm bảo mục tiêu đó, từ thời
kỳ Tổng thống Obama đến nay, Mỹ thực hiện chiến lược “Tải cân bằng”, “Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhằm điều chỉnh trọng tăm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á - Thải Bình Dương Qua các chiến lược trên, Mỹ đã quan tâm thúc đẩy tập hợp lực lượng thông qua các đồng minh, đối tác, các vấn đề có tính chất toàn cầu, khu vực nhằm duy trì vai trò dẫn dắt, xác lập vị thế lãnh đạo trong khu vực châu
Ả - Thải Bỉnh Dương Tập hợp lực lượng của Mỹ có cả tác động tích cực và tiêu cực đến cục diện chính trị khu vực, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro, củng cố và tăng cường quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy bảo vệ, phát triển các lợi ích chiến lược của mỗi nước.
Từ khóa: Hợp tác, tập hợp lực lượng, khu vực châu Á - Thải Bình Dương, Mỹ.
Mở đầu
Hiện nay, châu Á - Thái Bình Dương là
khu vực phát triển năng động nhất thế
giới, là một trong những động lực tăng
trưởng kinh tế toàn cầu Song khu vực này
có các chế độ chính trị và kinh tế - xã hội
đa dạng; có ba cường quốc hạt nhân hàng
đầu thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc); có các
điểm nóng tồn tại nguy cơ xung đột ở eo
biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông, Biển Đông, eo biển Malaca; tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo Qua quá trình phát triển, khu vực đã xuất hiện các cường quốc mới; hình thành ba trung tâm sức mạnh là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản; diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác đan xen, trong đó Mỹ và Trung
Trang 244 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2022
Quốc đang tranh giành quyết liệt vai trò
lãnh đạo khu vực và toàn cầu
Chiến lược, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ
là “lãnh đạo” thế giới và không để cho bất
kỳ quốc gia nào tranh giành vị thế này của
họ Do đó, xét về lăng kính chiến lược toàn
cầu, Mỹ sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của bất
kỳ quốc gia nào thách thức vị thế lãnh đạo
thế giới của Mỹ Để đảm bảo mục tiêu đó,
từ năm 2012(1) đến nay, Mỹ quan tâm thúc
đẩy tập hợp lực lượng thông qua các đồng
minh, đối tác, các vấn đề có tính chất toàn
cầu, khu vực nhằm duy trì vai trò dẫn dắt,
xác lập vị thế lãnh đạo trong khu vực châu
Á - Thái Bình Dương
1 Vấn đề dân chủ nhân quyền
Nhân quyền là một nội dung quan trọng
trong Hiến pháp, pháp luật và trong bộ
máy lập pháp, hành pháp, tư pháp của
nước Mỹ Trong suốt tiến trình lịch sử nước
Mỹ, chủ đề này luôn được coi là một nội
dung thiết yếu trong chính sách đối nội,
đối ngoại Trong những thập niên gần đây,
nhiều tổng thống Mỹ cho rằng, dân chủ và
nhân quyền là các giá trị tạo nền tảng cơ
bản để các xã hội ổn định, an toàn và vận
hành tốt
Chính quyền Mỹ ở nhiều thời kỳ khác
nhau, thậm chí, còn lớn tiếng coi nhân
quyền là một giá trị riêng của Mỹ và bằng
các hình thức khác nhau nhằm áp đặt giá
trị này lên các quốc gia khác Với quan
niệm của mình về nhân quyền, Mỹ coi việc
quan tâm đến nhân quyền ở các quốc gia
khác như một thứ “quyền lực mềm” của
mình Do vậy, lên tiếng hay không lên
tiếng về vấn đề nhân quyền, lên tiếng với
ai và ở đâu luôn được coi là một nội dung
cốt lõi trong các hoạt động ngoại giao của
Mỹ với các quốc gia trên thế giới nhằm mục đích bảo đảm sự ổn định, an toàn, lợi ích tối đa cho nước Mỹ(2)
Cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm cho dân chủ và nhân quyền luôn là ưu tiên của nhân loại, là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh, vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước trong quan hệ song phương cũng như tại các diễn đàn đa phương với những tương tác thường xuyên
và lợi ích đan xen giữa kinh tế, thương mại
và chính trị Tuy Mỹ không coi các vấn đề dân chủ, nhân quyền là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại nhưng hiện chính sách này vẫn đang được Mỹ sử dụng
để tập hợp lực lượng nhằm gây sức ép với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Myanmar ) Trong những năm gần đây, Mỹ đã sử dụng vấn đề dân chủ ở Hong Kong, cáo buộc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ để thúc đẩy mặt trận chống Trung Quốc về vấn đề này Ngày 23/3/2022, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh, Canada đã công bố các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc với cáo buộc những người này liên quan đến các hoạt động “đàn áp” người Duy Ngô Nhĩ
ở Tân Cương Việc Mỹ và các nước phương Tây cùng lúc có hành động lên án, trừng phạt Trung Quốc được đánh giá là hành động phối hợp đầu tiên dưới thời Tổng thống J Biden để gây sức ép với Trung Quốc về dân chủ, nhân quyền
2 Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên
Đối với khu vực, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên có tính chất rất phức tạp, bị chi
Trang 3phối bởi tính toán của các nước lớn Mỹ,
Trung Quốc, Nga và Nhật Bản Trung
Quốc thông qua vai trò, ảnh hưởng của
nước này đôi với Triều Tiên nói chung và
vấn đề hạt nhân nói riêng để nâng cao vị
thế quốc tế, tạo thế trong trong quan hệ
với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc Nga cho
thấy vai trò không thể thiếu khi muốn giải
quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên
Nhật Bản cho dù rất quan ngại, song vấn
đề “hạt nhân” là cơ sở cho việc thúc đẩy
sửa đổi Hiếp pháp, trở thành một quốc gia
“bình thường” để sớm đạt tham vọng trở
thành ủy viên thường trực của Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc Hàn Quốc quyết tâm
cùng Mỹ triển khai bố trí hệ thống Phòng
thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối
(THAAD) tại sân golf của Tập đoàn Lotte
nhằm đối phó với các nguy cơ từ vấn đề
hạt nhân của Triều Tiên, đây là động thái
mang tính biểu tượng thể hiện quyết tâm
của Hàn Quốc trong duy trì và phát triển
liên minh Mỹ - Hàn Qua đó cho thấy Mỹ
sử dụng “con bài” hạt nhân để thúc đẩy,
thông qua các lệnh trừng phạt Triều Tiên
ở Liên hợp quốc; duy trì, tăng cường hiện
diện quân sự tại Nhật Bản, Hàn Quốc để
thực hiện các mục tiêu chiến lược của Mỹ
trong khu vực Chuyến thăm của Tổng
thống J.Biden đến Hàn Quốc, Nhật Bản
(5/2022) đã tiếp tục minh chứng cho mối
quan hệ bền chặt của Mỹ với hai nước này
trong bối cảnh Triều Tiên thực hiện nhiều
vụ thử tên lửa đạn đạo, gây quan ngại an
ninh sâu sắc đối với các nước trong khu
vực, nhất là với Hàn Quốc và Nhật Bản
3 Vấn đề an ninh phi truyền thống
có tính chất toàn cầu
Vấn đề an ninh phi truyền thống đang
ngày càng nổi lên dưới nhiều hình thức và loại hình mới, đan xen phức tạp, tác động mạnh mẽ đến môi trường an ninh trên phạm vi toàn cầu
- Về chống khủng bố: Ngay sau vụ khủng
bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, chính quyền
Mỹ đã phát động “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn cầu Đây là cuộc chiến phiêu lưu, đầy tham vọng, với nhiều toan tính Thông qua cuộc chiến này, Mỹ đã ngăn chặn không để xảy ra những vụ khủng bố
có quy mô lớn, tác động sâu rộng đến xã hội
Mỹ và thế giới Mặt khác, với hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, Mỹ đã bắn “mũi tên trúng nhiều đích” Đó là, phô trương sức mạnh quân sự, kiểm nghiệm được các loại vũ khí mới, và công khai đưa lực lượng thọc sâu, mang tính lịch sử vào Trung Á, tiến vào Trung Đông một cách toàn diện, khiến khả năng kiểm soát địa chiến lược toàn cầu của Mỹ được nâng lên Hơn nữa, với vai trò lãnh đạo “Liên minh quốc tế” chống khủng bố, sức mạnh mềm và sức mạnh cứng của Mỹ được tăng cường, góp phần nâng cao vai trò “lãnh đạo” thế giới Mỹ và các nước trong “Liên minh quốc tế” chống khủng bố đã tiêu diệt được nhiều trùm khủng bố của tổ chức khủng bò như al
-Qaeda, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), được dư luận đánh giá là những “điểm cộng” trong “cuộc chiến chống khủng bố” toàn cầu(3) Kể từ khi IS bị đánh bật khỏi khu vực chiếm đóng ở Trung Đông, một sô tay súng nước ngoài từng tham gia chiến đấu ở Syria và Iraq có thể chạy trốn về nước hoặc tìm các cơ sở mới ở Đông Nam
Á Do đó, mối đe dọa về phiến quân Hồi giáo có thể tăng lên ở khắp Đông Nam Á trong những năm tới(4) Tại Đối thoại
Trang 446 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2022
Shangri La lần thứ 17 năm 2018, vấn đề
khủng bố và chống khủng bố được các đại
biểu hết sức quan tâm và thống nhất cho
rằng, đó là mối đe dọa an ninh trực tiếp và
nghiêm trọng hàng đầu trong khu vực và
trên toàn thế giới Đại diện các nước cũng
bày tỏ lo ngại trước sự lan rộng của tổ chức
IS, sự cấu kết giữa IS và các tổ chức cực
đoan và tội phạm tại khu vực(5) Thông qua
các hoạt động chống khủng bố trong khu
vực Đông Nam Á (Indonesia, Philippines,
Malaysia ), Mỹ đã thiết lập cơ chế chia sẻ
thông tin tình báo, hợp tác trong lĩnh vực
an ninh để tăng cường sự hiện diện, vai trò
của Mỹ trong vấn đề này
- Về an ninh mạng- Đây là vấn đề ngày
càng trở nên thách thức lớn đối với nhiều
nước, kể cả các nước lớn, các nước phát
triển có nền tảng khoa học hiện đại Sự
bùng nổ của internet và ứng dụng công
nghệ mới đã làm nảy sinh loại tội phạm
công nghệ cao với mục tiêu là tiến công,
chiếm đoạt, phá hoại dữ liệu của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân, gây hậu quả nặng
nề Gần đây, khi căng thẳng thương mại
giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, Mỹ áp
thuế mạnh đối với hàng loạt hàng hóa xuất
khẩu của Trung Quốc và cáo buộc hoạt
động của hai công ty công nghệ hàng đầu
của Trung Quốc là Huawei và ZTE có hoạt
động gián điệp và liên quan đến Chính
phủ Trung Quốc Mỹ đã gây áp lực mạnh
mẽ đối với Huawei và làm gia tăng căng
thẳng mối quan hệ giữa hai nước thông
qua việc phối hợp với Canada bắt giữ bà
Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của
tập đoàn Huawei, với cáo buộc bà có liên
quan tới hoạt động vi phạm lệnh cấm vận
của Mỹ đối với Iran Không dừng ở đó, Mỹ
đang thúc đẩy các đồng minh của Mỹ cấm Huawei tham gia vào mạng 5G, cho rằng thiết bị của Huawei có thể được chính phủ Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp Hiện nay, các nước Mỹ, Anh, Canada, Đức, Italia, Australia, New Zealand, Nhật Bản,
Ân Độ đều có những cảnh báo, hạn chế hoặc ngưng sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei, nhất là sản phẩm 5G của hãng này Để thực hiện cuộc cạnh tranh chiến lược về công nghệ, Mỹ đã thúc đẩy các quốc gia, vùng lãnh thổ xây dựng chuỗi cung ứng không Trung Quốc để ngăn nước này tiếp cận các công nghệ tiên tiến của
Mỹ, đồng minh, đối tác
- Về dịch bệnh có tính chất toàn cầu'
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến thế giới rơi vào khủng hoảng, tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân, địa chính trị, kinh tế toàn cầu, nhất là đẩy cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt Mỹ đã cùng các nước phương Tây, đồng minh cáo buộc Trung Quốc không minh bạch trong cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế về việc phát hiện, nguồn gốc và để lây lan dịch Covid-19 ra thế giới, thao túng WHO và phải chịu trách nhiệm về đại dịch này Trước các tác động tiêu cực của đại dịch, Mỹ tăng cường các cơ chế hợp tác đa phương như G7, QUAD để thảo luận các vấn đề chống Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế, hình thành các chuỗi cung ứng theo hướng giảm dần, không phụ thuộc vào yếu tố Trung Quốc Điểm đáng chú ý trong bối cảnh địa chính trị, kinh tế đang rất phức tạp do dịch bệnh Covid-19 và cạnh tranh nước lớn, ngày 15/9/2021, Mỹ, Anh và Australia
ra thông báo chính thức thiết lập mối quan
Trang 5hệ đối tác an ninh ba bên (gọi tắt là
AUKUS), ở Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương đã thể hiện một cấu trúc an ninh,
tập hợp lực lượng mới ở khu vực này
4 Vấn đề về sự trỗi dậy của Trung
Quốc trong khu vực
Sự trỗi dậy về kinh tế đã tạo điều kiện
cho Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự
nhằm thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”,
từng bước tìm kiếm vị thế siêu cường thế
giới Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc
Jeffrey A Bader, nguyên Giám đốc cao cấp
của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới
thời Tổng thống Obama đề cập “Theo lập
luận của một số người, thế giới đã thay đổi
Tương quan lực lượng ở châu Á và trên thế
giới cũng đã thay đổi Trung Quốc không
cần phải kìm nén những tham vọng của
mình Nước này cần đảm đương một vai
trò lãnh đạo Trung Quốc cần tác động đòn
bẩy có được nhờ sự giàu có của mình, ít
nhất trong quan hệ với Mỹ, nước đang nợ
Trung Quốc hơn một nghìn tỷ đô la Trung
Quốc cần sử dụng những tài sản quân sự
mà nước này đã bắt đầu xây dựng trong
hai thập niên qua để hướng sức mạnh của
mình ra nước ngoài và giảm bớt ảnh hưởng
của Mỹ”(6)
Trung Quốc ưu tiên phát triển hải quân;
chế tạo, mua sắm tàu sân bay, tàu ngầm,
tàu chiến, tàu chấp pháp với số lượng lớn;
tập trung hiện đại hóa máy bay chiến đấu
và các loại vũ khí tối tân khác với mục tiêu
trở thành cường quốc biển, lấy biển làm
bàn đạp vươn ra thế giới Mặc dù Trung
Quốc luôn khẳng định “phát triển hòa
bình”, nhưng lịch sử bành trướng, tham
vọng chủ quyền, nhất là việc Trung Quốc
thi hành chính sách quyết đoán, cưỡng ép tại Biển Đông và biển Hoa Đông gây ra mối quan ngại an ninh, chủ quyền của nhiều quốc gia trong khu vực Một số nước trong khu vực do các vấn đề lịch sử, kinh
tế, quân sự hoặc chiến lược đã luôn cảm thấy “bất an, nghi ngại” về sự trỗi dậy của Trung Quốc Các nước này hưởng lợi từ hợp tác đầu tư, thương mại với Trung Quốc nhưng họ cũng muốn giữ khoảng cách an toàn với Trung Quốc(7) Tại Hội nghị thượng đĩnh ASEAN năm 2015 tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long đã cảnh báo về cạnh tranh Mỹ - Trung trong khu vực Đòng Nam
Á “Tôi nghĩ điều chúng ta mong muốn là không phải đứng hẳn về phía bên nào Tuy nhiên có những tình huống buộc ASEAN phải lựa chọn giữa một trong hai bên Tôi
hy vọng chuyện đó sẽ không sớm xảy ra”, “Quan hệ Mỹ - Trung có tác động sâu sắc tới ASEAN Các nước ASEAN mong muốn có thể hợp tác với cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời tối đa hóa quy mô và lợi thế của sự hợp tác này Do vậy, chúng tôi
hy vọng rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ luôn
ổn định” (8) Dù lợi ích của các nước trong khu vực khác nhau, song các đồng minh, đối tác của Mỹ ở khu vực đều không muốn khu vực châu Á - Thái Bình Dương rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm dấy lên lo ngại từ phía các quốc gia khác ở châu Á, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng
có những hành động gây hấn đơn phương trong các tranh chấp biển, đảo và nhiều vấn đề khác trong khu vực Nổi lên gần đây
là vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, vấn đề Đài Loan Sự hiện diện
Trang 648 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2022
sâu rộng của Mỹ sẽ là sự cản trở đối với các
hành động của Trung Quốc Các nước trong
khu vực có tranh chấp trên biển với Trung
Quốc đang có xu hướng nghiêng về phía Mỹ
để nhận được sự ủng hộ về quân sự và ngoại
giao(9) Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La
ngày 11/6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Lloyd Austin đã chỉ trích cách tiếp cận “gây
hấn” của Trung Quốc đối với các tuyên bố
chủ quyền lãnh thổ ở Ân Độ Dương - Thái
Bình Dương: “ Chúng tôi đang chứng kiến
sự cưỡng ép ngày càng tăng của Bắc Kinh
Các hành động của Trung Quốc có nguy cơ
làm suy yếu an ninh, ổn định và sự thịnh
vượng ở Ân Độ Dương - Thái Bình Dương
Điều đó rất quan trọng với khu vực này và
cả thế giới rộng lớn hơn”(10) Trong những
năm gần đây, Mỹ đã thành công trong thúc
đẩy Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản,
Australia và New Zealand có những lập
trường, chính sách cứng rắn hơn trong hợp
tác với Trung Quốc nói chung và vấn đề
Biển Đông nói riêng
5 Vấn đề an ninh và tự do hàng hải
trong khu vực
Mỹ luôn nhấn mạnh quyền tự do hàng
hải gồm quyền tự do lưu thông, vận
chuyển, tác chiến và phối hợp hành động
trên biển Thái Bình Dương nằm trong hệ
thống phòng thủ và tấn công của Mỹ với
nhiều chuỗi căn cứ quân sự của Mỹ và đồng
minh, các nhóm tàu sân bay, tàu ngầm
thuộc Hạm đội 7 và Bộ Tư lệnh Thái Bình
Dương Để đảm bảo tự do hàng hải tại
Thái Bình Dương, Mỹ phải tổ chức phòng
thủ, kịp thời triển khai hoạt động quân sự
nhằm ngăn chặn, kiềm chế hoạt động
quân sự của các đối tượng, bảo vệ các đồng
minh và trật tự thế giới do Mỹ chi phối;
các tổ chức khủng bố, cướp biển, tội phạm
để vận chuyển vũ khí, buôn lậu ma túy, buôn người và các hoạt động xâm phạm lợi ích của Mỹ và đồng minh Việc Mỹ đảm bảo được tự do hàng hải tại Thái Bình Dương không chỉ đem lại lợi ích “hữu hình”
mà còn đem lại lợi ích “vô hình”, thể hiện sức mạnh, góp phần duy trì vị trí số 1 thế giới và có sức lôi cuốn trong tập hợp lực lượng tại khu vực này
Trong những năm gần đây, với hoạt động cải tạo trái phép và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc đang tạo ra nhiều thách thức trong khu vực Trong nhiều tranh cãi đang làm xáo trộn quan hệ Mỹ - Trung, vấn đề được cho cốt lõi nhất là tự do hàng hải Sự bất đồng này phần nào dựa trên các cách diễn giải trái ngược nhau của hai nước về Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) Trên cơ sở luật pháp quốc tế, tiền lệ và đa số các nước trên toàn thế giới ủng hộ, Mỹ đang tìm cách duy trì một cơ chế hàng hải tự do, đem lại quyền
tự do mở rộng cho các tàu trên “các vùng biển quốc tế”, hay nằm ngoài “lãnh hải” 12 hải lý mà UNCLOS dành cho tất cả các nước ven biển(11) Do đó, Mỹ cùng các đồng minh, đối tác đã và đang thực hiện các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) để chứng tỏ rằng các nước này sẽ không thừa nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên biển nào mà Trung Quốc đưa ra xung quanh các đảo nhân tạo nằm ngoài những gì UNCLOS phân định
Một số nhận xét, đánh giá
Thời kỳ Tổng thống Obama, Mỹ đã quan tâm nhiều hơn tới khu vực châu Á -
Trang 7Thái Bình Dương, coi khu vực này có ý
nghĩa sống còn, thực hiện chiến lược “Tái
cân bằng” nhằm điều chỉnh trọng tâm
chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á -
Thái Bình Dương và tiếp tục được điều
chỉnh với chiến lược mới “Ân Độ Dương -
Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của
Tổng thống Trump Kế thừa chính sách
đối ngoại của các người tiền nhiệm, chính
quyền của Tổng thống Biden đã công bô
và thúc đẩy sáng kiến “Khuôn khổ Kinh
tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
(IPEF) cho toàn khu vực, đồng thời đẩy
mạnh hợp tác trong khuôn khổ nhóm Bộ
Tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ân
Độ), củng cố liên minh Mỹ - Nhật - Hàn
Qua những bước điều chỉnh trên cho thấy,
chính quyền Mỹ đã có những bước điều
chỉnh chiến lược trong tập hợp lực lượng
theo hướng linh hoạt, thực dụng, mềm
dẻo, coi trọng mối quan hệ đồng minh, sức
mạnh tập thể, chủ nghĩa đa phương nhằm
tạo ra các mô hình, cơ chế hợp tác mới do
Mỹ lãnh đạo, chi phối
Thứ nhất, củng cố quan hệ chặt chẽ hơn
với các nước đồng minh trong khu vực Mỹ
đã tăng cường và hiện đại hóa các liên
minh song phương truyền thống, thúc đẩy
mô hình “trục và nan hoa”, liên kết các
liên minh và đối tác lại với nhau tạo ra
thực lực tốt hơn trong việc xử lý các thách
thức chung Mỹ luôn khẳng định Nhật Bản
là đồng minh số một tại khu vực và Hàn
Quốc, Australia là đồng minh truyền
thống, lâu dài của Mỹ Mỹ và các đồng
minh khu vực đã phân bố nguồn lực một
cách hiệu quả hơn, phối hợp và hợp tác
trong các lĩnh vực quan trọng như bảo đảm
an ninh hàng hải, đối phó với các thách
thức từ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc
Thứ hai, tích cực tham gia và tăng
cường vai trò, ảnh hưởng của Mỹ đối với các tổ chức khu vực Việc Mỹ tăng cường tham gia vào các tổ chức khu vực (ASEAN, APEC, EAS ) với hướng coi trọng cách tiếp cận đa phương đã được các nước trong khu vực hưởng ứng tích cực; góp phần củng cố niềm tin đối với cam kết, sự hiện diện và vai trò của Mỹ trong thúc đẩy hòa bình, an ninh trong khu vực
Thứ ba, xây dựng nền tảng cho mối
quan hệ với các đối tác mới nổi trong khu vực Chính quyền Mỹ đã tích cực thúc đẩy,
mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác với các đối tác mới nổi như thiết lập mối quan hệ ở mức gần như “đồng minh” với Ân Độ, Singapore; đối tác chiến lược với Indonesia (năm 2015), quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam (năm 2013) Qua việc thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, thực chất với các đối tác trên đã giúp Mỹ tăng cường ảnh hưởng, đoàn kết các lực lượng trong giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực như vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển
Bên cạnh những thành công nêu trên, tập hợp lực lượng của Mỹ trong khu vực có những khó khăn nhất định
Thứ nhất, gia tăng căng thẳng trong
quan hệ Mỹ - Trung Việc Mỹ thúc đẩy tập hợp lực lượng, liên kết chính trị, quân sự -
an ninh, kinh tế đã gia tăng tính chất, mức
độ cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực, thể hiện rõ nét trên từng lĩnh vực như: về chính trị là chính sách “Tái cân bằng”, “Ấn Độ Dương - Thái
Trang 850 Nghiên cứu Đông Nam Ả, sô 6/2022
Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ với
sáng kiến “Vành đai, Con đường” của
Trung Quốc, về kinh tế, các hiệp định kinh
tế có vai trò dẫn dắt, cạnh tranh Mỹ -
Trung như “Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương - TPP” (Thời kỳ Tổng thống
Obama, Mỹ đóng vai trò có tính quyết định
đối với sáng kiến này, song dưới thời tổng
thống Trump Mỹ đã rút khỏi tiến trình
đàm phán hiệp định TPP) và “Hiệp định
đối tác toàn diện khu vực - RCEP”, từ năm
2018 đến nay là cuộc chiến thương mại Mỹ
- Trung Về quân sự là sự tăng cường về lực
lượng, phô trương sức mạnh của cả Mỹ và
Trung Quốc trên Biển Đông
Thứ hai, quyết định rút khỏi Hiệp
định Đôi tác xuyên Thái Bình Dương -
TPP đã làm suy giảm vai trò lãnh đạo của
Mỹ trong lĩnh vực kinh tế tại khu vực
Chính quyền của Tổng thống Obama đã
nỗ lực cùng các đồng minh chủ chốt (Nhật
Bản, Australia) xây dựng TPP nhằm tăng
cuờng ảnh hưởng và tạo thành một “liên
minh” kinh tế nhằm củng cố, duy trì vị
thế lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Tuy
nhiên, việc chính quyền Tổng thông
Trump rút khỏi TPP đã gây tâm lý bất an
trong khu vực, đặc biệt là với các đồng
minh và các đối tác mới đang đặt rất
nhiều niềm tin với chính sách “Tái cân
bằng” của Mỹ Khi rút khỏi TPP, trên
thực tế Mỹ đã chịu tổn thất lớn vì đã làm
mất lòng tin không chỉ đôi với các quốc
gia còn lại trong TPP mà còn với những
quốc gia không tham gia TPP, nhưng luôn
có niềm tin vào “giá trị Mỹ” và ủng hộ vai
trò của Mỹ trong dẫn dắt thế giới nói
chung và khu vực châu Á - Thái Bình
Dương nói riêng(12)
Kết luận
Trong thế giới ngày càng đa dạng về lập trường và lợi ích, Mỹ sẽ linh hoạt sử dụng các vấn đề đã phân tích ở trên tùy thời điểm, đối tượng để tập hợp lực lượng
Xu hướng cơ bản trong chính sách đôi ngoại của Mỹ sẽ là tập hợp lực lượng theo vấn đề và theo từng thời điểm cụ thể để đạt được mục đích cao nhất Các chiến lược của Mỹ đối với khu vực được triển khai mạnh, toàn diện, ổn định theo hướng tăng lên và đã đạt được nhiều thành công trên cả ba lĩnh vực chính trị, kinh tế và
an ninh quốc phòng, cụ thể: Một là, cơ bản triển khai được các kế hoạch tái bố trí lực lượng quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương, tạo được thành công bước đầu quan trọng trong hình thành vành đai quân sự tại khu vực, giúp Mỹ duy trì vai trò lãnh đạo, đồng thời răn đe kiềm chế Trung Quốc; Hai là, làm sâu sắc hơn, thực chất hơn quan hệ với hầu hết các quốc gia khu vực ở ba cấp độ đồng minh chiến lược, xây dựng vành đai liên kết mới trên cơ sở tập hợp lực lượng các nước đối tác mới, thúc đẩy có hiệu quả quan hệ thương mại và đầu tư thông qua các cơ chế hợp tác đa phương do Mỹ chi phối nhằm mục đích giúp Mỹ mở rộng thị trường, gắn chặt lợi ích với các quốc gia, khu vực, đồng thời trực tiếp cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc; Ba là, tăng cường vai trò và sự tham
gia của Mỹ đối với các tổ chức đa phương trong khu vực đã củng cố niềm tin của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đối với các cam kết và cách thức giải quyết các thách thức an ninh, phát triển và các điểm nóng trong khu vực (vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Biển Đông)
Trang 9Tập hợp lực lượng của Mỹ dẫn đến sự
điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh giữa các
nước lớn xoay quanh trục quan hệ Mỹ -
Trung Quốc ngày càng quyết liệt, tác động
không nhỏ đến các nước vừa và nhỏ trong
khu vực Trong bối cảnh đó, các nước phải
đánh giá đúng cục diện chính trị, sự cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc nhằm
giảm thiểu tối đa các rủi ro, củng cố và
tăng cường quan hệ với các nước lớn, thúc
đẩy bảo vệ, phát triển các lợi ích chiến lược
của mỗi nước
Nhìn tổng quan, tập hợp lực lượng của
Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương tác động
đối với khu vực và Việt Nam một cách trực
tiếp, toàn diện, cả thuận lợi và thách thức,
tuy nhiên mặt tích cực là cơ bản Việt Nam
và đa số các nước trong khu vực có lợi ích
chiến lược quan trọng trong việc duy trì
trật tự hiện hành Đồng thời, với vị trí địa
chiến lược quan trọng và thuộc nhóm đối
tác mới nổi Mỹ ưu tiên tăng cường hợp tác,
Việt Nam đã tạo được thế đối ngoại thuận
lợi hơn trong quan hệ với Trung Quốc và
các đối tác quan trọng trên thế giới Vì
vậy, việc duy trì quan hệ tốt với cả Mỹ và
Trung Quốc, tránh bị “kẹt’ vào cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung, tranh thủ tối đa các
nhân tố thuận lợi bên ngoài, giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước, nâng cao vị thế quốc tế là nhiệm vụ
ưư tiên hàng đầu của công tác đối ngoại
trong những năm tới./
CHÚ THÍCH
1 Từ khi Mỹ thực hiện chính sách “Tái cân bằng”
từ năm 2012 đến nay.
2 Nguyễn Thị Thanh Hải (2018), “Vấn đề nhân quyền trong chính sách ngoại giao Mỹ”, Tạp chí
Cộng sản trang điện tử,
an-de-nhan-quyen-trong- chinh-sach-ngoai-giao-cua-My.aspx.
http://www.tapchicon- gsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su- kien/2018/52844/V
3 Kiều Loan (2016), “Cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ - 15 năm nhìn lại”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân bản điện tử,
.
http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su- nuoc-ngoai/cuoc-chien-chong-khung-bo-cua-my- 15-nam-nhin-lai/9369.html
4 Joshua Kurlantzick (2018), US-Indonesia Relations: From Aspiration to Achievement, The Diplomat,
https://thediplomat.com/2018/02/us-Indonesia- relations-from-aspiration-to-achievemenV
5 Lê Đức Cường (2017), “Đối thoại Shangri La lần thứ 17 - Những vấn đề nổi lên của khu vực và vai trò của Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn
dân bản điện tử, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-
phong-quan-su-nuoc-ngoai/doi-thoai-shangrila- lan-thu-17-nhung-van-de-noi-len-cua-khu-vuc- va-vai-tro-cua-viet-nam/12093.html
6 Bader Jeffrey (2016), Obama và sự trồi dậy của Trung Quốc - Bên trong chiến lược châu Á của
Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
7 Bader Jeffrey (2016), Obama và sự trồi dậy của
Trung Quốc — Bên trong chiến lược châu Á của
Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
8 Thành Đạt (2015), Thủ tướng Singapore: Đông Nam Á có thể phải chọn Mỹ hoặc Trung Quốc, báo điện tử Dân trí,
.
https://dantri.com.vn/the- gioi/thu-tuong-singapore-dong-nam-a-co-the- phai-chon-my-hoac-trung-quoc- 20181116081054606.htm
9 Trần Bách Hiếu (2018), Cục diện chính trị Đông
Á giai đoạn 1991-2016, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
10 Lloyd J Austin (2022), Secretary of defense speech, Remarks at the Shangri-La Dialogue by Secretary of Defense Lloyd J Austin III (As Delivered).
11 Jeff M Smith (2015), How a Fumbled Freedom
of Navigation Operation Set Back U.S Interests
in the South China Sea, Foreign Affairs,
/2015-12-03 /innocent-mistake.
www.foreignaffairs.com
12 Nguyễn Thị Thanh Vân (2018), Quan hệ Mỹ -
ASEAN dưới thời Barack Obama và những chuyển động trong giai đoạn hiện nay,
http ://lyluanchinhtri vn/home/index php/quoc- te/item/2571-quan-he-my-asean-duoi-thoi- barack-obama-va-nhung-chuyen-dong-trong- giai-doan-hien-nay.html.