HỢP TÀC CAMPUCHIA - MỶ TRONG PHÁT TRIỂN XẢ HỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY CAO THỊ MAI HOA * * ThS Cao Thị Mai Hoa, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Tóm tắt: Thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), từ năm 2010 đến nay, Campuchia hợp tác và nhận sự hỗ trợ quan trọng từ Mỹ trong phát triển xã hội USAID đã tài trợ các quỹ, chương trĩnh nâng cao chất lượng giảo dục, hệ thống y tế, bảo tồn văn hóa và bảo vệ tài nguyên thièn nhiên của Campuchia Giai đoạn 2010 - 2019, y tế, giáo dục là những lĩnh vực phát triển xã hội liu tiên hàng đầu ở Campuchìa và nhận được nhiều viện trợ nhất từ Mỹ Năm 2020, Campuchia và Mỹ chính thức trao đổi công hàm 66,2 triệu USD tài trợ các dự án phát triển trong lĩnh vực xã hội Chính phủ Campuchia thực hiện các chính sách giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và tài nguyên thièn nhiên, đồng thời nhận sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức, đối tác của Mỹ Bài viết phân tích quá trỉnh hợp tác của Campuchia và Mỹ trong cáo vấn đề xã hội và đảnh giả kết quả hợp tác, những thành tựu quan trọng Campuchia đã đạt được với sự hỗ trợ của Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay Tù khóa: Hợp tác, phát triển xã hội, Campuchia, Mỹ Mở đầu: Từ khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1991, quan hệ hợp tác giữa hai nước Campuchia và Mỹ đã trải qua nhiều giai đoạn với những thăng trầm khác nhau Quan hệ Campuchia - Mỹ đã góp phần vào việc phát triển đất nước Campuchia Trong thời gian qua, Mỹ đã tài trợ Campuchia khoảng 1,5 tỷ USD, đạt 6,10% tổng giải ngân viện trợ phát triển (ODA) của các đối tác phát triển ở Campuchia, tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo tồn văn hóa, môi trường (1) Năm 2007, Campuchia trở thành nước nhận viện trợ nước ngoài lớn thứ 3 từ Mỹ ở Đông Á, sau Indonesia và Philippines® Trong đó, các chương trình hợp tác trao đổi giáo dục quốc tế và bảo tồn văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ về văn hóa, xã hội giữa Campuchia và Mỹ USAID có vai trò đặc biệt trong tăng cường hệ thống y tế quốc gia và bảo trợ xã hội của Campuchia Bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 41 nhiên có ý nghĩa xã hội, chính trị và kinh tế Campuchia hợp tác cùng các cơ quan Chính phủ Mỹ trong bảo tồn rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên 1 HỢp tác Campuchia - Mỹ trong giáo dục, y tế, phát triển khoa học công nghệ 1 1 Giảo dục Campuchia thực hiện cải cách giáo dục và tiến hành Kế hoạch Chiến lược Giáo dục 2014 - 2018 phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, tăng trưởng việc làm, công bằng và hiệu quả đã đề ra trong Chiến lược Phát triển Tứ giác Theo đó, các chính sách nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập và bình đẳng, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo và quản lý hiệu quả của các cấp giáo dục (3) Đồng thời, Bộ Giáo dục, Thanh niên, Thể thao Campuchia (MoEYS) hợp tác với các đối tác phát triển để nâng cao chất lượng giáo dục Năm 2003, Campuchia nối lại hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực giáo dục thông qua Hiệp định tài trợ song phương với Cơ quan Phát triển Quốc tê Mỹ (USAID) Từ năm 2003 đến nay, USAID hỗ trợ phát triển giáo dục Campuchia tổng trị giá 31 triệu USD (4) Giai đoạn 2017 - 2022, Chính phủ Campuchia đã thu hút các chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục của USAID bao gồm: phối hợp nguồn tài trợ từ đối tác đa phương Tổ chức Giáo dục toàn cầu (GPE) nhằm phát triển các mục tiêu giáo dục phù hợp với Kế hoạch Chiến lược Giáo dục của Campuchia; nâng cao năng lực của lãnh đạo ngành giáo dục; đào tạo 6 000 giáo viên ở 2 500 trường tiểu học (5) ; cung cấp sách, tài liệu cho học sinh đầu cấp Tiểu học Đến năm 2021, Chính phủ Campuchia phân bổ 18% ngân sách quốc gia cho giáo dục, thực hiện cải cách chương trình giảng dạy quốc gia, đào tạo giáo viên Campuchia gần đạt được phổ cập giáo dục tiểu học với 97% tỷ lệ nhập học năm 2020 và tỷ lệ hoàn thành đạt 80% (6) Chính phủ Campuchia hợp tác cơ quan USAID của Mỹ cùng hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận và mức độ phù hợp của giáo dục cơ bản Theo MoEYs, khoảng 6% học sinh Tiểu học bỏ học và khoảng 30 - 40% học sinh Campuchia lớp 7 có kết quả học tập yếu dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao ở các trường học Trung học cơ sở (7) Năm 2022, USAID tài trợ 25 triệu USD chương trình giáo dục “ Komar Rien Komar Cheh ” (Trẻ em học, Trẻ em có thể làm) của MoEYS Chương trình “ Komar Rien Komar Cheh ” cung cấp tài liệu giảng dạy các môn học tiếng Khmer và Toán đầu cấp Tiểu học Các dự án All Children Learning, All Children Reading do USAID thực hiện nhằm hỗ trợ MoEYs trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đầu cấp và giảm tỷ lệ bỏ học USAID đã chọn Campuchia là quốc gia ưư tiên trong kế hoạch hành động vì trẻ em, đặt trọng tâm tăng cường phát triển, giáo dục trẻ em (8) Theo đó, USAID hợp tác với Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi chức năng thanh niên để tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em ở Campuchia, hỗ trợ sáng kiến Family Care First, chương trình Đối tác bảo vệ trẻ em trị giá 11 triệu USD giai đoạn 2009 - 2018 Bên cạnh đó, USAID đã hỗ trợ các Diễn đàn Quốc gia về Giáo dục hòa nhập, xây dựng năng lực của giáo viên Trong giáo dục đại học, MoEYS tăng cường hợp tác với Mỹ, thu hút các chương trình giáo dục từ các quỹ, dự án nghiên cứu và các chương trình trao đổi giáo dục: Chương trình Trao đổi đại học toàn cầu (Global UGRAD), Chương trình học bổng 42 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô'''' 10/2022 Hubert Humphrey của Cục Văn hóa và Giáo dục, Bộ Ngoại giao Mỹ; Chương trình Fulbright Các chương trình trao đổi giáo dục và giáo dục quốc tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ về văn hóa, xã hội giữa Campuchia và Mỹ Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp khoảng 200 học bổng hàng năm cho sinh viên, giáo viên và các chuyên gia giáo dục Campuchia EducationUSA là mạng lưới của Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp thông tin về các tổ chức giáo dục của Mỹ ở Phnom Penh, số sinh viên Campuchia du học tại Mỹ tăng 14%, từ 432 sinh viên năm 2013 lên 492 sinh viên trong năm 2015 Đến năm 2020, 742 sinh viên Campuchia theo học đại học ở Mỹ, tăng 8,3% so với năm 2O18 (9) Các chuyên ngành sinh viên Campuchia đăng ký bao gồm kinh doanh, khoa học xã hội, kỹ thuật, khoa học máy tính, thiết kế Chương trình học bổng Hubert H Humphrey cung cấp nghiên cứu học thuật, đồng thời tăng cường trao đổi kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực nghiên cứư ở Campuchia và Mỹ Theo đó, Chương trình Hubert H Humphrey cung cấp 1 năm học tập và làm việc chuyên nghiệp, hợp tác chuyên môn với các đối tác Mỹ để phát triển khả năng lãnh đạo và gắn kết khoa học với người Mỹ và từ nhiều quốc gia cho các nghiên cứu sinh, các chuyên gia Campuchia trẻ có tiềm năng lãnh đạo và thành tích xuất sắc (10) 15 trường đại học lớn của Mỹ nhận chương trình học bổng Hubert H Humphrey Chương trình mang lại cơ hội cho các nhà lãnh đạo Campuchía tương lai và các nhà hoạch định chính sách kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh tế, chính sách và quản lý công nghệ, truyền thông và báo chí, tự do tôn giáo quốc tế, luật và quyền con người, chính sách và quản lý, y tế công cộng, xã hội, văn hóa Các chương trình trao đổi giáo dục có vai trò thiết lập cơ sở mối quan hệ lâu dài và hiệu quả giữa các trường đại học Campuchia và Mỹ Chương trình Nhà khoa học trẻ trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI) tạo cơ hội cho sinh viên và các chuyên gia trẻ Campuchia phát triển kiến thức chuyên môn về môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh doanh và khoa học Campuchia cũng là quốc gia thuộc dự án USAID Kết nối Mekong thông qua Giáo dục và Đào tạo (USAID COMET) của LMI nhằm hỗ trợ các trường đại học và trung tâm dạy nghề tăng số lượng lao động kỹ thuật, công nghệ trong các ngành tăng trưởng cao của khu vực Bên cạnh đó, Campuchia nhận hỗ trợ từ các chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của Mỹ Mỹ cung cấp nhiều nguồn tài nguyên giáo dục ở Campuchia bao gồm: tài trợ cho các giáo sư Mỹ giảng dạy tại các đại học Campuchia thông qua Chương trình Chuyên gia và Học giả Fulbright; cung cấp quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên American Comers; hỗ trợ chương trình giảng dạy thông qua các nghiên cứư sinh, chuyên gia; chương trình CamTESOL Trong liên kết giáo dục, trường đại học Mỹ PhnomPenh ở Campuchia đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục của Mỹ Các chương trình học của trường do các giáo sư có kinh nghiệm giảng dạy tại các quốc gia như Mỹ, Anh và Canada cung cấp Thông qua quan hệ đối tác với các trường đại học của Mỹ, các trường đại học Campuchia liên kết đại học Arizona (Mỹ) cung cấp chương trình giáo dục chất lượng cao của Mỹ cho sinh viên Campuchia Sinh viên Campuchia được phép nhận bằng kép từ hai trường ở trình độ đại học và thạc sĩ trong bối cảnh thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh cao ở Campuchia Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 43 Trong đào tạo nguồn nhân lực, Campuchia thu hút Dự án phát triển, đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật số của USAID trị giá 15 triệu USD cung cấp cho thanh niên Campuchia kỹ năng trong nền kinh tế kỹ thuật số (U) Dự án là cầu nối giữa khu vực tư nhân và các trường đại học, tạo học bổng và cơ hội việc làm cho sinh viên Campuchia Bên cạnh đó, về phía Campuchia, Chính phủ công bố Chính sách Giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) năm 2016 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông và giáo dục đại học cho học sinh có năng lực về STEM trong bối cảnh Campuchia thiếu hụt lực lượng lao động STEM Chỉ có 20 % học sinh, sinh viên lựa chọn các lĩnh vực STEM và chưa đến 30% lực lượng lao động STEM cần thiết được đào tạo (12) Do vậy, tăng cường giáo dục STEM cho các trường đại học thông qua Quỹ Khoa học Quốc gia trở thành mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của đào tạo nguồn nhân lực MoEYS tăng cường khả năng tiếp cận của học sinh với giáo dục STEM trong giáo dục đại học thông qua chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục đại học STEM mới Theo đó, số lượng sinh viên theo học chương trình cử nhân STEM tăng từ 19,6% lên 27,1% (13) Các cơ sở công lập và tư nhân đào tạo STEM: Học viện Công nghệ Kampong Chheu Teal, Học viện Công nghệ Kampong Speu, Đại học Khoa học, Viện Công nghệ Kiriom, Viện Quốc tế Bateay 1 2 Y tế Chính phủ Campuchia đã tăng nguồn ngân sách quốc gia và hợp tác với các đối tác phát triển nhằm thu hút các khoản tài trự thực hiện phát triển hệ thống y tế Từ năm 1992, Mỹ đã đầu tư hơn 377 triệu USD hỗ trợ y tế ở Campuchia để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, bà mẹ, điều trị các bệnh sốt rét, bệnh lao, HIV/AIDS và cải thiện hệ thống y tế của Campuchia (14) USAID có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Campuchia đạt được các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ 2015 về y tế Đồng thời, USAID tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế miễn phí cho hơn 3 triệu người nghèo Campuchia thông qua Quỹ Bình đẳng Y tế Từ năm 2002, Mỹ thành lập Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh ở Campuchia (CDC Cambodia), hợp tác với Chính phủ Campuchia, Bộ Y tế, Viện Y tế Công cộng Quốc gia Campuchia trong việc tăng cường năng lực hệ thống y tế quốc gia nhằm đáp ứng các nhu cầu sức khỏe cộng đồng; hỗ trự kỹ thuật; xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm CDC trở thành đối tác của Bộ Y tế Campuchia trên con đường loại trừ bệnh HIV/AIDS ở Campuchia CDC cung cấp, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các trung tâm y tế của Campuchia mở rộng phạm vi xét nghiệm, điều trị trên 81% người nhiễm HIV năm 2016, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm còn 0,5% vào năm 2019 Từ năm 2014 đến năm 2019, thông qua Chương trình Nghị sự An ninh Y tế toàn cầu, USAID hỗ trợ Campuchia đạt được các mục tiêu của Quy định Y tế Quốc tế (IHR), ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phát triển lực lượng y tế Campuchia Năm 2017, Campuchia không có ca tử vong do sốt rét (15) Bộ Y tế Campuchia đã đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống bệnh lao, tuy nhiên Campuchia vẫn là một trong 22 quốc gia có số lượng bênh lao cao CDC đã hỗ trợ hơn 17 cơ sở y tế của Campuchia thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn lao Tỷ 44 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2022 lệ mắc bệnh lao hàng năm ở Campuchia giảm trung bình hàng năm 2,5% Bên cạnh đó, CDC hỗ trợ kỹ thuật và tài chính chương trình Tiêm chủng quốc gia, phòng thí nghiêm Y tế Công cộng Quốc gia, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Campuchia, các chương trình đào tạo dịch tễ học ứng dụng nhằm tăng cường năng lực giám sát và ứng phó của Bộ Y tế Giai đoạn 2017 - 2020, Chính phủ Campuchia và chính phủ Mỹ đã thông qua thỏa thuận hợp tác Health Policy Plus (HP+) do USAID tài trợ nhằm cải thiện bảo trợ xã hội ở Campuchia Theo đó, USAID hỗ trợ Chính phủ Campuchia trong lộ trình tăng cường mở rộng bảo hiểm y tế, đảm bảo nguồn tài chính cho các chương trình y tế trọng điểm, hỗ trợ Hội đồng Bảo trợ xã hội Quốc gia thực hiện và giám sát Khung chính sách Bảo trợ Xã hội Quốc gia 2016 - 2025 Campuchia đã đạt được những thành công lớn trong việc mở rộng và cải thiện hệ thống y tế, tăng tỷ lệ bao phủ của các chương trình bảo vệ sức khỏe xã hội, trong đó USAID là đối tác chính của Chính phủ Campuchia Nàm 2021, Mỹ đã hỗ trợ 4 triệu USD và 1 triệu liều vắc xin cho Campuchia đối phó cuộc chiến chống đại dịch COVID - 19 (16) 1 3 Phát triển khoa học công nghệ Chính sách Khoa học, công nghệ, đổi mới (STI) của Campuchia tập trung thúc đẩy khoa học, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững Chính sách STI được đưa vào Chính sách phát triển công nghiệp 2015 - 2025, trong đó các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp (sản xuất), y tế, y sinh, khoa học vật liệu và kỹ thuật, dịch vụ và nền kinh tế kỹ thuật số (17) Chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào xây dựng năng lực công nghệ trong nước nhằm thúc đẩy một hệ sinh thái thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực công nghệ chuyên sâu Các khu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI Park) thu hút các công ty công nghệ cao cấp đầu tư nhằm tranh thủ sự chuyển giao công nghệ, đóng góp tăng trưởng kinh tế quốc gia Theo đó, Chính phủ Campuchia đặt ra mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trong STI đến năm 2030 có 50% sinh viên đại học tham gia STEM; tăng cường năng lực và chất lượng nghiên cứu, dành 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển; hợp tác và kết nốì giữa các ngành liên quan STI; vào năm 2025, 3 khu và cụm công nghệ, đổi mới sẽ hoạt động và văn phòng liên kết giữa các trường đại học và công nghiệp thiết lập tại 5 trường đại học từ năm 2O23 (18) Dự án Đổi mới phát triển do USAID tài trợ Campuchia năm 2013 đã giúp các công ty công nghệ Campuchia ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực xã hội Dự án Đổi mới Phát triển của USAID đã thiết kế và phát triển 91 giải pháp công nghệ trong giáo dục, biến đổi khí hậu, chàm sóc sức khỏe, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Đồng thời, dự án sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo công nghệ, cải thiện khả năng tiếp cận công nghệ di động, Internet và phương tiện truyền thông xã hội, phát triển an ninh thông tin Bên cạnh đó, dự án thực hiện hỗ trợ công nghệ cho các công ty khởi nghiệp, cung cấp các khóa đào tạo về quản lý mạng xã hội, các chương trình giáo dục khởi nghiệp công nghệ Technovation hỗ trợ phát triển kỹ năng kinh doanh công nghệ, các dự án ứng dụng dành cho thiết bị di động Trong đó, chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp các kỹ năng quản lý kinh doanh, kiến thức kỹ Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 45 thuật số Từ năm 2018, Campuchia nhận các chương trình học bổng Khoa học và Công nghệ ASEAN do ASEAN hợp tác chính phủ Mỹ thông qua USAID Các nhà khoa học trong các lĩnh vực như kinh tế kỹ thuật số, khởi nghiệp sáng tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sẽ được nhận cố vấn từ chính phủ và có cơ hội phát triển chuyên môn thông qua đào tạo lãnh đạo và truyền thông, trao đổi chuyên môn các nhà khoa học trong khu vực Năm 2020, Campuchia và Mỹ đã đạt thỏa thuận hợp tác bằng sáng chế 2 Hợp tác Campuchỉa - Mỹ trong bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 2 1 Bảo tồn văn hóa USAID hợp tác với Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia trong việc bảo tồn các di sản văn hóa quan trọng của Campuchia Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Mỹ ở Campuchia góp phần quan trọng tăng cường các mục tiêu ngoại giao của Mỹ và thể hiện sự tôn trọng, bảo tồn, nâng cao các giá trị, di sản văn hóa của Campuchia Campuchia nhận hỗ trợ của Chính phủ Mỹ trong Bảo tồn di sản văn hóa từ năm 2001 với tổng hỗ trợ hơn 5 triệu USD Quỹ Bảo tồn Văn hóa tài trợ nghiên cứu khảo cổ học các đền, chùa Angkor của Campuchia; các chương trình giáo dục về tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa; bảo tồn các đồ vật nghệ thuật; bảo tồn và xuất bản 30 câu chuyện dân gian truyền miệng của Campuchia bằng tiếng Khmer và tiếng Anh; duy trì và bảo tồn múa nghi lễ cổ điển; hỗ trợ khai quật, nghiên cứu nhân chủng học và đào tạo các nhà khảo cổ học trẻ Campuchia Cơ quan Quốc gia Apsara của Chính phủ Campuchia có nhiệm vụ quản lý, trùng tu, nghiên cứu nâng cao các giá trị văn hóa của khu vực Angkor Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh thực hiện Dự án bảo tồn ngôi đền Phnom Bakheng từ năm 2008, hỗ trợ các chuyên gia Campuchia trong các hoạt động bảo tồn, trùng tu ngôi đền Năm 2015, Trung tâm Di sản Văn hóa, Cục Giáo dục và Văn hóa, Bộ Ngoại giao Mỹ hợp tác với Cơ quan Quốc gia Apsara, đã tài trợ 450 000 USD bảo tồn ngôi đền Phnom Bakheng giai đoạn 4 Đến năm 2021, Campuchia nhận hỗ trợ từ Mỹ bảo tồn các đền Phnom Bakheng (3,5 triệu USD), đền Preah Vihear (406 664 USD) và dự án Cơ sở dữ liệu Bảo tàng Quốc gia Campuchia nhằm lưu trữ trực tuyến cho mục đích giáo dục và khoa học (19) 2 2 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thỉèn nhiên Campuchia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm đất, nước, hệ sinh thái rừng, động vật hoang dã, cá, thủy sản Đặc biệt, rừng, các hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong sinh kế của cộng đồng khu vực nông thôn Bên cạnh đó, Campuchia là một trong 10 quốc gia trên thế giới có diện tích đất rừng lớn nhất cần bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên “ Biến đổi khí hậu đang là thách thức đối với Campuchia do những tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, phúc lợi xã hội, ảnh hưởng đến nhiều di sản văn hóa Campuchia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là hạn hán và lũ lụt ” (20) Theo Bộ Môi trường, Campuchia có 7,3 triệu ha diện tích rừng cần được bảo vệ, chiếm khoảng 41% diện tích đất nước Campuchia có 76 khu bảo 46 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2022 tồn và hành lang đa dạng sinh học, khoảng 100 địa điểm du lịch sinh thái (21) Quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học ở Campuchia đã góp phần đưa lĩnh vực môi trường trở thành “ vành đai xanh ” Chính phủ Campuchia thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên năm 1996 và đề ra Kế hoạch hành động và Chiến lược Môi trường quốc gia 2016 - 2023, tập trung vào các lĩnh vực đất đai, nước, khoáng sản, lâm nghiệp Theo xếp hạng chỉ số Sáng kiến thích ứng toàn cầu ND - GAIN năm 2020 của Ngân hàng thế giới, đo lường mức độ bị tác động bởi biến đổi khí hậu của các quốc gia, Campuchia xếp thứ 140/181 Tình trạng môi trường của Campuchia đặc biệt đáng chú ý do 76% dân số sống ở khu vực nông thôn Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến cộng đồng, đồng thời ảnh hưởng đến sinh kế truyền thống Thông qua trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tài chính sử dụng đất bền vững ở Đông Nam Á (USAID Green Invest Asia), USAID hợp tác với Bộ Môi trường và các tổ chức tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu, thích ứng, cải thiện môi trường Bên cạnh đó, USAID hỗ trự Campuchia thực hiện các cam kết quốc tế đối với Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và các chương trình Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) USAID hợp tác cùng các tổ chức của Campuchia bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên thiên nhiên Từ năm 2012 đến năm 2018, USAID phối hợp Tổng cục Bảo tồn và bảo vệ Thiên nhiên, Bộ Môi trường và Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản thực hiện dự án Hỗ trợ Rừng và Đa dạng sinh học (SFB) USAID SFB đã hướng dẫn sửa đổi Luật Lâm nghiêp và Bộ luật Môi trường Campuchia, thông tư sô 5 và nghị định 156 về quản lý tài nguyên thiên nhiên USAID hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan Campuchia thực hiện quy trình quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Các khu bảo tồn bao gồm khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên di sản thiên nhiên, khu Ramsar (22) , rừng, lưu vực kết nối thủy vàn của các khu vực trên với hệ sinh thái Tonle Sap trong bối cảnh Campuchia đang bị đe dọa nghiêm trọng từ nạn phá rừng, buôn bán động vật hoang dã, Theo đó, dự án Hoạt động tương lai xanh 5 năm (2019 - 2024) trị giá 5 triệu USD do USAID tài trợ nhằm nâng cao nhận thức của người Campuchia về các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và sinh kế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia Dự án bao gồm hai mục tiêu nâng cao kiến thức của công dân về lợi ích của đa dạng sinh học độc đáo ở Campuchia trước những nguy cơ đe dọa các hệ sinh thái rừng và tăng cường bảo vệ rừng thông qua các phương tiện truyền thông; hỗ trợ kỹ thuật trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Dự án Morodok Baitang (Di sản xanh) năm 2022 trị giá 24 triệu USD thực hiện ở các khu bảo tồn Keo Seima, Lumphat, Siem Pang, Cardamom nhằm giảm biến đổi khí hậu USAID hỗ trợ sinh kế của cộng đồng sống gần các khu bảo tồn trong hơn 10 năm USAID thực hiện hợp tác với các đối tác tạo việc làm và mô hình kinh doanh thông minh kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng Dự án mở rộng bán tín chỉ carbon ở Khu bảo tồn Động vật hoang dã Keo Seima, rừng Cardamom nhằm tăng doanh thu cho cộng đồng, góp Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 47 phần bảo vệ rừng của Campuchia Từ năm 2016 - 2020, Campuchia đã bán các khoản tín dụng carbon cho các công ty quốc tế đạt giá trị 11,6 triệu USD, giảm phát thải car bon theo Hiệp định khí hậu Paris, tăng lợi ích sinh kế của cộng đồng Lợi nhuận từ tín chỉ carbon sẽ được sử dụng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương Hiện nay, Campuchia có 2 dự án tín chỉ carbon bao gồm Khu bảo tồn Động vật hoang dã Keo Seima tỉnh Mondulkiri và Vườn Quốc gia Nam Cardamom, tỉnh Koh Kong Đồng thời, các sáng kiến sinh kế du lịch sinh thái đã mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phương Rừng Prey Lang là khu rừng lớn nhất Campuchia và có khoảng 700 000 người sinh sống ở khu vực xung quanh rừng Từ năm 2016, Khu bảo tồn động vật hoang dã Prey Lang đã mất khoảng 38 000 ha rừng, gần 9% diện tích rừng che phủ do nạn phá rừng và có nhiều trường hợp cung cấp, trung chuyển buôn bán trái phép động vật hoang dã (23) USAID và các cơ quan của Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ Campuchia trong việc chống buôn bán động vật hoang dã Năm 2018, USAID tiến hành Dự án Greening Prey Lang 5 năm, tăng cường duy trì các hệ sinh thái rừng và nước ngọt xung quanh Khu bảo tồn động vật hoang dã Prey Lang; giảm phát thải nhà kính; bảo tồn và quản lý đất nông nghiệp, lâm nghiệp, tái đầu tư vốn tự nhiên Bên cạnh đó, dự án tập trung các hoạt động sinh kế cộng đồng bao gồm nông nghiệp thân thiện với bảo tồn, thích ứng với khí hậu Các loài chim được bảo vệ theo chương trình bảo vệ do Green Prey Lang hỗ trợ như Ibis khổng lồ, Ibis vai trắng, sếu đầu đỏ, cò cổ long, Kền kền đầu đỏ Bên cạnh sự hỗ trợ của USAID, những nỗ lực của chính phủ Campuchia trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng các biện pháp thiết lập nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, các hành lang đa dạng sinh học, tăng cường quản trị môi trường để ngăn chặn mất đa dạng sinh học và duy trì các chức năng của hệ sinh thái Bộ Môi trường đã kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và các dự án phát triển du lịch Chính phủ đầu tư nhiều dự án du lịch tự nhiên thúc đẩy kinh tế địa phương đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phong phú Theo Bộ Môi trường, du lịch tự nhiên thu hút 643 000 du khách trong và ngoài nước và mang lại 30 triệu USD năm 2020 (24) Campuchia cũng nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ nguồn nước thông qua USAID và LMI Theo đó, quan hệ đối tác Mekong - Mỹ là diễn đàn hợp tác có vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên nước Sáng kiến Dữ liệu Nước Mekong có hơn 60 đối tác chính phủ và phi chính phủ góp phần cải thiện việc quản lý xuyên biên giới sông Mekong thông qua chia sẻ dữ liệu Bên cạnh đó, Dự báo khu vực sông Mekong (chương trình của LMI) là chương trình tăng cường quan hệ giữa Campuchia, các nước LMI và Mỹ trong bảo vệ và phát triển môi trường Cục Điều tra Địa chất Mỹ thực hiện các nghiên cứu, dự đoán mô hình thỷ văn của Úy hội sông Mekong (MRC), các điều kiện về lưu lượng sông, chất lượng nước sông Mekong Các chuyên gia về thủy địa chất nước ngầm ở văn phòng MRC Campuchia từ tháng 4 năm 2011 cung cấp các tư vấn về nước ngầm và sự chuyển động của nước ngầm lưu vực hạ lưu sông Mekong (25) Thông qua USAID, Chính phủ Mỹ và Campuchia hợp tác phát triển năng lượng 48 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô'''' 10/2022 sạch, góp phần giải quyết các thách thức về nàng lượng và phát triển năng lượng tái tạo Đặc biệt, Mỹ hỗ trự Campuchia trong công nghệ và giải pháp năng lượng mới để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở Campuchia Mỹ là quốc gia có thế mạnh trong các ngành năng lượng, công nghệ môi trường, hỗ trợ Chính phủ Campuchia thực hiện mục tiêu đặt ra vào năm 2035 nhằm giảm 20% nhu cầu điện năng, giảm lượng khí thải carbon dioxide và đưa điện đến tất cả các vùng nông thôn Các doanh nghiệp Mỹ hợp tác cùng các tổ chức tài chính đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch của Campuchia, trong đó nổi bật là năng lượng mặt trời Năm 2018, chỉ 1% năng lượng tái tạo được sử dụng ở Campuchia, giá điện ở Campuchia đắt nhất trong khu vực Lượng điện nhập khẩu ở Campuchia giảm từ 22% năm 2016 còn 14,5 % năm 2018, tuy nhiên Campuchia vẫn phải nhập khẩu điện năng Điện mặt trời trở thành một nguồn năng lượng sạch có tiềm nàng ở Campuchia Đến năm 2020, trang trại năng lượng mặt trời 60 MW ở tỉnh Kampong Chhnang bắt đầu hoạt động, nâng công suất nôi lưới điện của Campuchia lên 150 MW Hiện nay, Chính phủ Campuchia và chính phủ Mỹ đã thảo luận hợp tác phát triển song phương và Dự thảo Thỏa thuận tài trự cho mục tiêu phát triển mới 2021 - 2025 Theo đó, Chính phủ Mỹ có kế hoạch cung cấp 300 triệu USD để hỗ trợ Campuchia trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và môi trường giai đoạn 5 năm Kết luận Hợp tác Campuchia và Mỹ trong giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên góp phần quan trọng trong việc tăng cường các mục tiêu ngoại giao của Mỹ và Campuchia, đồng thời nâng cao giá trị, di sản văn hóa của Campuchia, đóng góp vào sự phát triển xã hội bền vững Campuchia đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển xã hội và thực hiện thành công một số mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về chỉ số phát triển con người (HDI), qua 9 năm, Campuchia xếp thứ 124/169 quốc gia năm 2010, đến năm 2019, xếp thứ 144 trên toàn cầu (26) Bên cạnh đó, quản lý hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ đóp góp vào sự thành công phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay Các ngành quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sinh kế ở Campuchia như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, du lịch vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên nước, đất đai, rừng và khoáng sản Quản lý bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường có vai trò quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế hiện tại và tương lai, đảm bảo an ninh lương thực, từ đó góp phần phát triển xã hội Campuchia / CHÚ THÍCH 1 U S to provide additional $66 2 million to aid Cambodia ’ s development, , truy cập ngày 20/6/2022 https://www khmer- timeskh com/50793668/u-s-to-provide-addition- al-66-2-million-to-aid-cambodias-development/ 2 From carpet - bombing to friendship - building, https ://www phnompenhpost com/national/ car pet-bombing-friendship-building, truy cập ngày 20/6/2022 3 Education Strategic Plan 2019 - 2023, Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 49 http://www moeys gov kh/index php/en/policies- and-strategies , truy cập ngày 20/6/2022 4 U S Government Asisstance to Education, , truy cập ngày 28/6/2022 https://kh usembassy gov/education-culture/u-s- government-assistance-education-cambodia/ 5 Education and Child Protection, , truy cập ngày 28/6/2022 usaid gov/Cambodia/education 6 Education Strategic Plan 2019 - 2023, , truy cập ngày 28/6/2022 http://www moeys gov kh/index php/en/policies- and-strategies/3206 html# Yu3q5XZBy5c 7 Education Strategic Plan 2019 - 2023, http 7/www moey s gov kh/index php/en/policies- and-strategies/3206 html# Yu3q5XZBy5c, truy cập ngày 28/6/2022 8 USAID / Cambodia - All Children Learning, Annual Progress Report 2020 - 2021, , truy cập ngày 28/6/2022 https://pdf usaid gov/pdf_docs/PA00Z39Q pdf 9 Number of Cambodian students studying in the U S reaches all - time high, , truy cập ngay 28/6/2022 https://kh usem- bassy gov/number-of-cambodian-students-study- ing-in-the-u-s-reaches-all-time-high/ 10 2023 - 2024 Hubert H Humphrey Fellowship Program, , truy cập ngày 28/6/2022 https://kh usembassy gov/hubert-h- humphrey-fellowship/ 11 USAID and the university of California at Berkeley launch USAID ’ s digital workforce development project, https://www usaid gov/cambodia/press- releases/feb-23-2022-usaid-and-university-cali- fornia-berkeley-launch-usaid-digital-workforce , truy cập ngày 2/8/2022 12 Do - Yong Park, Illinois State University, Fulbright Project - STEM Education in Cambodia: A Systematic Approach, Annual Meeting of North Central - Association for Science Teacher Education, https://www researchgate net/publication/33892 1097_Fulbright_Project_- _STEM_Education_in_Cambodia_A_Systematic -Approach, truy cập ngày 2/8/2022 13 Education Strategic Plan 2019 - 2023, , truy cập ngày 2/8/2022 http://www moeys gov kh/index php/en/policies- and-strategies/3206 html# Yu3q5XZBy5c 14 The United States - Cambodia Relationship, , truy cập ngày 2/8/2022 https://www state gov/the-united-states-cambo- dia-relationship 15 USAID Cambodia, Country Development coop eration strategy, ault/files/documents/Cambodia_CDCS_Extemal _2025 pdf, truy cập ngày 2/8/2022 https://www usaid gov/sites/def 16 US pledges $4 million to fight Covid - 19, protect Cambodian, , truy cập ngày 2/8/2022 https://www khmer- timeskh com/50935253/us-pledges-4-million-to- fĩght-covid-19-protect-cambodians/ 17 Cambodia ’ s Science, Technology and Innovation Roadmap 2030, Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới, https :// 29990117 pdf, truy cập ngày 2/8/2022 www misti gov kh/public/file/202 1082616 18 Cambodia ’ s Science, Technology and Innovation Roadmap 2030, Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới, 29990117 pdf, truy cập ngày 2/8/2022 https://www misti gov kh/public/file/2021082616 19 Theo số liệu của Đại sứ quán Mỹ ở Campuchia, , truy cập ngày 2/8/2022 http://usembassy gov kh 20 Tek Meng, ưch Leang (2013), Biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với người dân ở khu vực hạ lưu sông Mê Công, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “ Bảo tàng và di sản văn hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu ” , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 175 -176 21 Cambodia ’ s Forests Cover 8 5 Million Hectares, , truy cập ngày 12/8/2022 https://www information gov kh/articles/84966 22 Công ước Ramsar là công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước 23 U S Embassy Phnom Penh Statement on the USAID Greening Prey Lang Funding Redirect, , truy cập ngày 18/8/2022 https://kh usembassy gov/u-s-embassy-phnom- penh-statement-on-the-usaid-greening-prey- lang-funding-redirect/ 24 Ministry urges further protections of nature resource , 9404/ministry-urges-further-protection-of-natur- al-resources/, truy cập ngày 18/8/2022 httpsy/www khmertimeskh com/5086 25 Eric Frater, U S Embassy (2012), Vai trò của Hoa Kỳ trong vấn đề bảo vệ môi trường tại Tiểu vùng sông Mekong, Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa: Hiện thực và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, tr 209 26 Cambodia moves up in human development index ranking, , truy cập ngày 18/8/2022 http://www xinhuanet com/eng- lish/2020-12/16/c_139594527 htm
Trang 1TRONG PHÁT TRIỂN XẢ HỘI
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
CAO THỊ MAI HOA *
* ThS Cao Thị Mai Hoa, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Tóm tắt: Thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), từ năm 2010 đến nay,
Campuchia hợp tác và nhận sự hỗ trợ quan trọng từ Mỹ trong phát triển xã hội USAID
đã tài trợ các quỹ, chương trĩnh nâng cao chất lượng giảo dục, hệ thống y tế, bảo tồn văn hóa và bảo vệ tài nguyên thièn nhiên của Campuchia Giai đoạn 2010 - 2019, y tế, giáo dục là những lĩnh vực phát triển xã hội liu tiên hàng đầu ở Campuchìa và nhận được nhiều viện trợ nhất từ Mỹ Năm 2020, Campuchia và Mỹ chính thức trao đổi công hàm 66,2 triệu USD tài trợ các dự án phát triển trong lĩnh vực xã hội Chính phủ Campuchia thực hiện các chính sách giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường
và tài nguyên thièn nhiên, đồng thời nhận sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức, đối tác của Mỹ Bài viết phân tích quá trỉnh hợp tác của Campuchia và Mỹ trong cáo vấn đề xã hội và đảnh giả kết quả hợp tác, những thành tựu quan trọng Campuchia đã đạt được với sự hỗ trợ của Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay.
Tù khóa: Hợp tác, phát triển xã hội, Campuchia, Mỹ.
Mở đầu:
Từ khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao
năm 1991, quan hệ hợp tác giữa hai nước
Campuchia và Mỹ đã trải qua nhiều giai
đoạn với những thăng trầm khác nhau
Quan hệ Campuchia - Mỹ đã góp phần vào
việc phát triển đất nước Campuchia Trong
thời gian qua, Mỹ đã tài trợ Campuchia
khoảng 1,5 tỷ USD, đạt 6,10% tổng giải
ngân viện trợ phát triển (ODA) của các đối
tác phát triển ở Campuchia, tập trung vào
các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo tồn văn hóa, môi trường(1) Năm 2007, Campuchia trở thành nước nhận viện trợ nước ngoài lớn thứ 3 từ Mỹ ở Đông Á, sau Indonesia và Philippines® Trong đó, các chương trình hợp tác trao đổi giáo dục quốc tế và bảo tồn văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ về văn hóa, xã hội giữa Campuchia và Mỹ USAID có vai trò đặc biệt trong tăng cường hệ thống y tế quốc gia và bảo trợ xã hội của Campuchia Bảo
vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên
Trang 2Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 41
nhiên có ý nghĩa xã hội, chính trị và kinh
tế Campuchia hợp tác cùng các cơ quan
Chính phủ Mỹ trong bảo tồn rừng, đa dạng
sinh học, tài nguyên thiên nhiên
1 HỢp tác Campuchia - Mỹ trong
giáo dục, y tế, phát triển khoa học
công nghệ
1.1 Giảo dục
Campuchia thực hiện cải cách giáo dục
và tiến hành Kế hoạch Chiến lược Giáo
dục 2014 - 2018 phù hợp với mục tiêu phát
triển nguồn nhân lực, tăng trưởng việc
làm, công bằng và hiệu quả đã đề ra trong
Chiến lược Phát triển Tứ giác Theo đó, các
chính sách nhằm đảm bảo chất lượng giáo
dục hòa nhập và bình đẳng, đồng thời tăng
cường sự lãnh đạo và quản lý hiệu quả của
các cấp giáo dục.(3) Đồng thời, Bộ Giáo dục,
Thanh niên, Thể thao Campuchia
(MoEYS) hợp tác với các đối tác phát triển
để nâng cao chất lượng giáo dục Năm
2003, Campuchia nối lại hợp tác với Mỹ
trong lĩnh vực giáo dục thông qua Hiệp
định tài trợ song phương với Cơ quan Phát
triển Quốc tê Mỹ (USAID) Từ năm 2003
đến nay, USAID hỗ trợ phát triển giáo dục
Campuchia tổng trị giá 31 triệu USD.(4)
Giai đoạn 2017 - 2022, Chính phủ
Campuchia đã thu hút các chương trình hỗ
trợ phát triển giáo dục của USAID bao
gồm: phối hợp nguồn tài trợ từ đối tác đa
phương Tổ chức Giáo dục toàn cầu (GPE)
nhằm phát triển các mục tiêu giáo dục phù
hợp với Kế hoạch Chiến lược Giáo dục của
Campuchia; nâng cao năng lực của lãnh
đạo ngành giáo dục; đào tạo 6.000 giáo
viên ở 2.500 trường tiểu học(5); cung cấp
sách, tài liệu cho học sinh đầu cấp Tiểu
học Đến năm 2021, Chính phủ Campuchia
phân bổ 18% ngân sách quốc gia cho giáo
dục, thực hiện cải cách chương trình giảng
dạy quốc gia, đào tạo giáo viên Campuchia gần đạt được phổ cập giáo dục tiểu học với 97% tỷ lệ nhập học năm 2020 và tỷ lệ hoàn thành đạt 80%.(6) Chính phủ Campuchia hợp tác cơ quan USAID của Mỹ cùng hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận và mức độ phù hợp của giáo dục cơ bản
Theo MoEYs, khoảng 6% học sinh Tiểu học bỏ học và khoảng 30 - 40% học sinh Campuchia lớp 7 có kết quả học tập yếu dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao ở các trường học Trung học cơ sở.(7) Năm 2022, USAID tài trợ 25 triệu USD chương trình giáo dục
“Komar Rien Komar Cheh” (Trẻ em học, Trẻ em có thể làm) của MoEYS Chương trình Komar Rien Komar Cheh” cung cấp tài liệu giảng dạy các môn học tiếng Khmer và Toán đầu cấp Tiểu học Các dự
án All Children Learning, All Children Reading do USAID thực hiện nhằm hỗ trợ MoEYs trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đầu cấp và giảm tỷ lệ bỏ học USAID
đã chọn Campuchia là quốc gia ưư tiên trong kế hoạch hành động vì trẻ em, đặt trọng tâm tăng cường phát triển, giáo dục trẻ em.(8) Theo đó, USAID hợp tác với Bộ
Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi chức năng thanh niên để tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em ở Campuchia, hỗ trợ sáng kiến Family Care First, chương trình Đối tác bảo vệ trẻ em trị giá 11 triệu USD giai đoạn 2009 - 2018 Bên cạnh đó, USAID đã
hỗ trợ các Diễn đàn Quốc gia về Giáo dục hòa nhập, xây dựng năng lực của giáo viên Trong giáo dục đại học, MoEYS tăng cường hợp tác với Mỹ, thu hút các chương trình giáo dục từ các quỹ, dự án nghiên cứu
và các chương trình trao đổi giáo dục: Chương trình Trao đổi đại học toàn cầu (Global UGRAD), Chương trình học bổng
Trang 3Hubert Humphrey của Cục Văn hóa và
Giáo dục, Bộ Ngoại giao Mỹ; Chương trình
Fulbright Các chương trình trao đổi giáo
dục và giáo dục quốc tế đã góp phần quan
trọng thúc đẩy mối quan hệ về văn hóa, xã
hội giữa Campuchia và Mỹ Bộ Ngoại giao
Mỹ cung cấp khoảng 200 học bổng hàng
năm cho sinh viên, giáo viên và các chuyên
gia giáo dục Campuchia EducationUSA là
mạng lưới của Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp
thông tin về các tổ chức giáo dục của Mỹ ở
Phnom Penh, số sinh viên Campuchia du
học tại Mỹ tăng 14%, từ 432 sinh viên năm
2013 lên 492 sinh viên trong năm 2015
Đến năm 2020, 742 sinh viên Campuchia
theo học đại học ở Mỹ, tăng 8,3% so với
năm 2O18.(9) Các chuyên ngành sinh viên
Campuchia đăng ký bao gồm kinh doanh,
khoa học xã hội, kỹ thuật, khoa học máy
tính, thiết kế
Chương trình học bổng Hubert
H.Humphrey cung cấp nghiên cứu học
thuật, đồng thời tăng cường trao đổi kiến
thức chuyên môn về các lĩnh vực nghiên cứư
ở Campuchia và Mỹ Theo đó, Chương trình
Hubert H.Humphrey cung cấp 1 năm học
tập và làm việc chuyên nghiệp, hợp tác
chuyên môn với các đối tác Mỹ để phát
triển khả năng lãnh đạo và gắn kết khoa
học với người Mỹ và từ nhiều quốc gia cho
các nghiên cứu sinh, các chuyên gia
Campuchia trẻ có tiềm năng lãnh đạo và
thành tích xuất sắc.(10) 15 trường đại học
lớn của Mỹ nhận chương trình học bổng
Hubert H Humphrey Chương trình mang
lại cơ hội cho các nhà lãnh đạo Campuchía
tương lai và các nhà hoạch định chính sách
kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh
tế, chính sách và quản lý công nghệ, truyền
thông và báo chí, tự do tôn giáo quốc tế,
luật và quyền con người, chính sách và
quản lý, y tế công cộng, xã hội, văn hóa
Các chương trình trao đổi giáo dục có vai trò thiết lập cơ sở mối quan hệ lâu dài
và hiệu quả giữa các trường đại học Campuchia và Mỹ Chương trình Nhà khoa học trẻ trong khuôn khổ Sáng kiến
Hạ lưu sông Mekong (LMI) tạo cơ hội cho sinh viên và các chuyên gia trẻ Campuchia phát triển kiến thức chuyên môn về môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh doanh và khoa học Campuchia cũng là quốc gia thuộc dự án USAID Kết nối Mekong thông qua Giáo dục và Đào tạo (USAID COMET) của LMI nhằm hỗ trợ các trường đại học
và trung tâm dạy nghề tăng số lượng lao động kỹ thuật, công nghệ trong các ngành tăng trưởng cao của khu vực
Bên cạnh đó, Campuchia nhận hỗ trợ từ các chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của Mỹ Mỹ cung cấp nhiều nguồn tài nguyên giáo dục ở Campuchia bao gồm: tài trợ cho các giáo sư Mỹ giảng dạy tại các đại học Campuchia thông qua Chương trình Chuyên gia và Học giả Fulbright; cung cấp quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên American Comers; hỗ trợ chương trình giảng dạy thông qua các nghiên cứư sinh, chuyên gia; chương trình CamTESOL Trong liên kết giáo dục, trường đại học Mỹ PhnomPenh ở Campuchia đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục của Mỹ Các chương trình học của trường do các giáo sư có kinh nghiệm giảng dạy tại các quốc gia như Mỹ, Anh và Canada cung cấp Thông qua quan
hệ đối tác với các trường đại học của Mỹ, các trường đại học Campuchia liên kết đại học Arizona (Mỹ) cung cấp chương trình giáo dục chất lượng cao của Mỹ cho sinh viên Campuchia Sinh viên Campuchia được phép nhận bằng kép từ hai trường ở trình độ đại học và thạc sĩ trong bối cảnh thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh cao ở Campuchia
Trang 4Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 43
Trong đào tạo nguồn nhân lực,
Campuchia thu hút Dự án phát triển, đào
tạo lực lượng lao động kỹ thuật số của
USAID trị giá 15 triệu USD cung cấp cho
thanh niên Campuchia kỹ năng trong nền
kinh tế kỹ thuật số.(U) Dự án là cầu nối
giữa khu vực tư nhân và các trường đại
học, tạo học bổng và cơ hội việc làm cho
sinh viên Campuchia Bên cạnh đó, về
phía Campuchia, Chính phủ công bố
Chính sách Giáo dục khoa học, công nghệ,
kỹ thuật và toán học (STEM) năm 2016
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo
dục phổ thông và giáo dục đại học cho học
sinh có năng lực về STEM trong bối cảnh
Campuchia thiếu hụt lực lượng lao động
STEM Chỉ có 20 % học sinh, sinh viên lựa
chọn các lĩnh vực STEM và chưa đến 30%
lực lượng lao động STEM cần thiết được
đào tạo.(12) Do vậy, tăng cường giáo dục
STEM cho các trường đại học thông qua
Quỹ Khoa học Quốc gia trở thành mục tiêu
quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu
quả của đào tạo nguồn nhân lực MoEYS
tăng cường khả năng tiếp cận của học sinh
với giáo dục STEM trong giáo dục đại học
thông qua chương trình đào tạo và cơ sở
giáo dục đại học STEM mới Theo đó, số
lượng sinh viên theo học chương trình cử
nhân STEM tăng từ 19,6% lên 27,1%.(13)
Các cơ sở công lập và tư nhân đào tạo
STEM: Học viện Công nghệ Kampong
Chheu Teal, Học viện Công nghệ
Kampong Speu, Đại học Khoa học, Viện
Công nghệ Kiriom, Viện Quốc tế Bateay
1.2 Y tế
Chính phủ Campuchia đã tăng nguồn
ngân sách quốc gia và hợp tác với các đối
tác phát triển nhằm thu hút các khoản tài
trự thực hiện phát triển hệ thống y tế Từ
năm 1992, Mỹ đã đầu tư hơn 377 triệu
USD hỗ trợ y tế ở Campuchia để giảm tỷ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, bà mẹ, điều trị các bệnh sốt rét, bệnh lao, HIV/AIDS và cải thiện hệ thống y tế của Campuchia.(14) USAID có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Campuchia đạt được các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ 2015 về y tế Đồng thời, USAID tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế miễn phí cho hơn 3 triệu người nghèo Campuchia thông qua Quỹ Bình đẳng Y tế
Từ năm 2002, Mỹ thành lập Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh ở Campuchia (CDC Cambodia), hợp tác với Chính phủ Campuchia, Bộ Y tế, Viện Y tế Công cộng Quốc gia Campuchia trong việc tăng cường năng lực hệ thống y tế quốc gia nhằm đáp ứng các nhu cầu sức khỏe cộng đồng; hỗ trự kỹ thuật; xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm CDC trở thành đối tác của Bộ Y tế Campuchia trên con đường loại trừ bệnh HIV/AIDS ở Campuchia CDC cung cấp, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các trung tâm y tế của Campuchia mở rộng phạm vi xét nghiệm, điều trị trên 81% người nhiễm HIV năm 2016, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm còn 0,5% vào năm 2019
Từ năm 2014 đến năm 2019, thông qua Chương trình Nghị sự An ninh Y tế toàn cầu, USAID hỗ trợ Campuchia đạt được các mục tiêu của Quy định Y tế Quốc tế (IHR), ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phát triển lực lượng y tế Campuchia Năm 2017, Campuchia không
có ca tử vong do sốt rét.(15) Bộ Y tế Campuchia đã đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống bệnh lao, tuy nhiên Campuchia vẫn là một trong 22 quốc gia có số lượng bênh lao cao CDC đã
hỗ trợ hơn 17 cơ sở y tế của Campuchia thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn lao Tỷ
Trang 5lệ mắc bệnh lao hàng năm ở Campuchia
giảm trung bình hàng năm 2,5% Bên cạnh
đó, CDC hỗ trợ kỹ thuật và tài chính
chương trình Tiêm chủng quốc gia, phòng
thí nghiêm Y tế Công cộng Quốc gia, hệ
thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở
Campuchia, các chương trình đào tạo dịch
tễ học ứng dụng nhằm tăng cường năng lực
giám sát và ứng phó của Bộ Y tế
Giai đoạn 2017 - 2020, Chính phủ
Campuchia và chính phủ Mỹ đã thông qua
thỏa thuận hợp tác Health Policy Plus
(HP+) do USAID tài trợ nhằm cải thiện
bảo trợ xã hội ở Campuchia Theo đó,
USAID hỗ trợ Chính phủ Campuchia trong
lộ trình tăng cường mở rộng bảo hiểm y tế,
đảm bảo nguồn tài chính cho các chương
trình y tế trọng điểm, hỗ trợ Hội đồng Bảo
trợ xã hội Quốc gia thực hiện và giám sát
Khung chính sách Bảo trợ Xã hội Quốc gia
2016 - 2025 Campuchia đã đạt được những
thành công lớn trong việc mở rộng và cải
thiện hệ thống y tế, tăng tỷ lệ bao phủ của
các chương trình bảo vệ sức khỏe xã hội,
trong đó USAID là đối tác chính của Chính
phủ Campuchia Nàm 2021, Mỹ đã hỗ trợ
4 triệu USD và 1 triệu liều vắc xin cho
Campuchia đối phó cuộc chiến chống đại
dịch COVID - 19.(16)
1.3 Phát triển khoa học công nghệ
Chính sách Khoa học, công nghệ, đổi
mới (STI) của Campuchia tập trung thúc
đẩy khoa học, công nghệ trở thành động
lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững
Chính sách STI được đưa vào Chính sách
phát triển công nghiệp 2015 - 2025, trong
đó các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế là
nông nghiệp, công nghiệp (sản xuất), y tế,
y sinh, khoa học vật liệu và kỹ thuật, dịch
vụ và nền kinh tế kỹ thuật số.(17) Chính
phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào
xây dựng năng lực công nghệ trong nước nhằm thúc đẩy một hệ sinh thái thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực công nghệ chuyên sâu Các khu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI Park) thu hút các công ty công nghệ cao cấp đầu tư nhằm tranh thủ sự chuyển giao công nghệ, đóng góp tăng trưởng kinh tế quốc gia Theo đó, Chính phủ Campuchia đặt ra mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trong STI đến năm 2030 có 50% sinh viên đại học tham gia STEM; tăng cường năng lực và chất lượng nghiên cứu, dành 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển; hợp tác và kết nốì giữa các ngành liên quan STI; vào năm
2025, 3 khu và cụm công nghệ, đổi mới sẽ hoạt động và văn phòng liên kết giữa các trường đại học và công nghiệp thiết lập tại
5 trường đại học từ năm 2O23.(18)
Dự án Đổi mới phát triển do USAID tài trợ Campuchia năm 2013 đã giúp các công
ty công nghệ Campuchia ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực xã hội Dự án Đổi mới Phát triển của USAID đã thiết kế và phát triển 91 giải pháp công nghệ trong giáo dục, biến đổi khí hậu, chàm sóc sức khỏe, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Đồng thời, dự án sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo công nghệ, cải thiện khả năng tiếp cận công nghệ di động, Internet và phương tiện truyền thông xã hội, phát triển an ninh thông tin Bên cạnh đó, dự án thực hiện hỗ trợ công nghệ cho các công ty khởi nghiệp, cung cấp các khóa đào tạo về quản
lý mạng xã hội, các chương trình giáo dục khởi nghiệp công nghệ Technovation hỗ trợ phát triển kỹ năng kinh doanh công nghệ, các dự án ứng dụng dành cho thiết
bị di động Trong đó, chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp các kỹ năng quản lý kinh doanh, kiến thức kỹ
Trang 6Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 45
thuật số
Từ năm 2018, Campuchia nhận các
chương trình học bổng Khoa học và Công
nghệ ASEAN do ASEAN hợp tác chính
phủ Mỹ thông qua USAID Các nhà khoa
học trong các lĩnh vực như kinh tế kỹ thuật
số, khởi nghiệp sáng tạo, khoa học, công
nghệ và đổi mới sẽ được nhận cố vấn từ
chính phủ và có cơ hội phát triển chuyên
môn thông qua đào tạo lãnh đạo và truyền
thông, trao đổi chuyên môn các nhà khoa
học trong khu vực Năm 2020, Campuchia
và Mỹ đã đạt thỏa thuận hợp tác bằng
sáng chế
2 Hợp tác Campuchỉa - Mỹ trong bảo
tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên
2.1 Bảo tồn văn hóa
USAID hợp tác với Bộ Văn hóa và Mỹ
thuật Campuchia trong việc bảo tồn các di
sản văn hóa quan trọng của Campuchia
Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Mỹ ở
Campuchia góp phần quan trọng tăng
cường các mục tiêu ngoại giao của Mỹ và
thể hiện sự tôn trọng, bảo tồn, nâng cao
các giá trị, di sản văn hóa của Campuchia
Campuchia nhận hỗ trợ của Chính phủ Mỹ
trong Bảo tồn di sản văn hóa từ năm 2001
với tổng hỗ trợ hơn 5 triệu USD Quỹ Bảo
tồn Văn hóa tài trợ nghiên cứu khảo cổ học
các đền, chùa Angkor của Campuchia; các
chương trình giáo dục về tầm quan trọng
của việc bảo vệ di sản văn hóa; bảo tồn các
đồ vật nghệ thuật; bảo tồn và xuất bản 30
câu chuyện dân gian truyền miệng của
Campuchia bằng tiếng Khmer và tiếng
Anh; duy trì và bảo tồn múa nghi lễ cổ
điển; hỗ trợ khai quật, nghiên cứu nhân
chủng học và đào tạo các nhà khảo cổ học
trẻ Campuchia
Cơ quan Quốc gia Apsara của Chính phủ Campuchia có nhiệm vụ quản lý, trùng
tu, nghiên cứu nâng cao các giá trị văn hóa của khu vực Angkor Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh thực hiện Dự án bảo tồn ngôi đền Phnom Bakheng từ năm 2008, hỗ trợ các chuyên gia Campuchia trong các hoạt động bảo tồn, trùng tu ngôi đền Năm
2015, Trung tâm Di sản Văn hóa, Cục Giáo dục và Văn hóa, Bộ Ngoại giao Mỹ hợp tác với Cơ quan Quốc gia Apsara, đã tài trợ 450.000 USD bảo tồn ngôi đền Phnom Bakheng giai đoạn 4 Đến năm 2021, Campuchia nhận hỗ trợ từ Mỹ bảo tồn các đền Phnom Bakheng (3,5 triệu USD), đền Preah Vihear (406.664 USD) và dự án Cơ
sở dữ liệu Bảo tàng Quốc gia Campuchia nhằm lưu trữ trực tuyến cho mục đích giáo dục và khoa học (19)
2.2 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thỉèn nhiên
Campuchia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm đất, nước, hệ sinh thái rừng, động vật hoang dã, cá, thủy sản Đặc biệt, rừng, các hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong sinh kế của cộng đồng khu vực nông thôn Bên cạnh đó, Campuchia là một trong 10 quốc gia trên thế giới có diện tích đất rừng lớn nhất cần bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên “Biến đổi khí hậu đang là thách thức đối với Campuchia do những tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, phúc lợi xã hội, ảnh hưởng đến nhiều di sản văn hóa Campuchia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là hạn hán và lũ lụt.”(20) Theo Bộ Môi trường, Campuchia có 7,3 triệu ha diện tích rừng cần được bảo vệ, chiếm khoảng 41% diện tích đất nước Campuchia có 76 khu bảo
Trang 7tồn và hành lang đa dạng sinh học,
khoảng 100 địa điểm du lịch sinh thái.(21)
Quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn
đa dạng sinh học ở Campuchia đã góp
phần đưa lĩnh vực môi trường trở thành
“vành đai xanh”
Chính phủ Campuchia thực hiện Luật
Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên thiên
nhiên năm 1996 và đề ra Kế hoạch hành
động và Chiến lược Môi trường quốc gia
2016 - 2023, tập trung vào các lĩnh vực đất
đai, nước, khoáng sản, lâm nghiệp Theo
xếp hạng chỉ số Sáng kiến thích ứng toàn
cầu ND - GAIN năm 2020 của Ngân hàng
thế giới, đo lường mức độ bị tác động bởi
biến đổi khí hậu của các quốc gia,
Campuchia xếp thứ 140/181 Tình trạng
môi trường của Campuchia đặc biệt đáng
chú ý do 76% dân số sống ở khu vực nông
thôn Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp
đến cộng đồng, đồng thời ảnh hưởng đến
sinh kế truyền thống Thông qua trung
tâm hỗ trợ kỹ thuật tài chính sử dụng đất
bền vững ở Đông Nam Á (USAID Green
Invest Asia), USAID hợp tác với Bộ Môi
trường và các tổ chức tài trợ ứng phó với
biến đổi khí hậu, giảm thiểu, thích ứng, cải
thiện môi trường Bên cạnh đó, USAID hỗ
trự Campuchia thực hiện các cam kết quốc
tế đối với Công ước khung của Liên hợp
quốc về Biến đổi khí hậu và các chương
trình Giảm phát thải do mất rừng và suy
thoái rừng (REDD+)
USAID hợp tác cùng các tổ chức của
Campuchia bảo tồn đa dạng sinh học, quản
lý tài nguyên thiên nhiên Từ năm 2012
đến năm 2018, USAID phối hợp Tổng cục
Bảo tồn và bảo vệ Thiên nhiên, Bộ Môi
trường và Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông
nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản thực
hiện dự án Hỗ trợ Rừng và Đa dạng sinh
học (SFB) USAID SFB đã hướng dẫn sửa đổi Luật Lâm nghiêp và Bộ luật Môi trường Campuchia, thông tư sô 5 và nghị định 156 về quản lý tài nguyên thiên nhiên USAID hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan Campuchia thực hiện quy trình quản
lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Các khu bảo tồn bao gồm khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên di sản thiên nhiên, khu Ramsar (22), rừng, lưu vực kết nối thủy vàn của các khu vực trên với hệ sinh thái Tonle Sap trong bối cảnh Campuchia đang
bị đe dọa nghiêm trọng từ nạn phá rừng, buôn bán động vật hoang dã,
Theo đó, dự án Hoạt động tương lai xanh 5 năm (2019 - 2024) trị giá 5 triệu USD do USAID tài trợ nhằm nâng cao nhận thức của người Campuchia về các mối
đe dọa đối với đa dạng sinh học và sinh kế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia Dự
án bao gồm hai mục tiêu nâng cao kiến thức của công dân về lợi ích của đa dạng sinh học độc đáo ở Campuchia trước những nguy cơ đe dọa các hệ sinh thái rừng và tăng cường bảo vệ rừng thông qua các phương tiện truyền thông; hỗ trợ kỹ thuật trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
Dự án Morodok Baitang (Di sản xanh) năm 2022 trị giá 24 triệu USD thực hiện ở các khu bảo tồn Keo Seima, Lumphat, Siem Pang, Cardamom nhằm giảm biến đổi khí hậu USAID hỗ trợ sinh kế của cộng đồng sống gần các khu bảo tồn trong hơn 10 năm USAID thực hiện hợp tác với các đối tác tạo việc làm và mô hình kinh doanh thông minh kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng Dự án mở rộng bán tín chỉ carbon ở Khu bảo tồn Động vật hoang dã Keo Seima, rừng Cardamom nhằm tăng doanh thu cho cộng đồng, góp
Trang 8Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 47
phần bảo vệ rừng của Campuchia Từ năm
2016 - 2020, Campuchia đã bán các khoản
tín dụng carbon cho các công ty quốc tế đạt
giá trị 11,6 triệu USD, giảm phát thải car
bon theo Hiệp định khí hậu Paris, tăng lợi
ích sinh kế của cộng đồng Lợi nhuận từ
tín chỉ carbon sẽ được sử dụng để bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, đóng góp vào sự
phát triển của cộng đồng địa phương Hiện
nay, Campuchia có 2 dự án tín chỉ carbon
bao gồm Khu bảo tồn Động vật hoang dã
Keo Seima tỉnh Mondulkiri và Vườn Quốc
gia Nam Cardamom, tỉnh Koh Kong Đồng
thời, các sáng kiến sinh kế du lịch sinh
thái đã mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng
đồng địa phương
Rừng Prey Lang là khu rừng lớn nhất
Campuchia và có khoảng 700.000 người
sinh sống ở khu vực xung quanh rừng Từ
năm 2016, Khu bảo tồn động vật hoang dã
Prey Lang đã mất khoảng 38.000 ha rừng,
gần 9% diện tích rừng che phủ do nạn phá
rừng và có nhiều trường hợp cung cấp,
trung chuyển buôn bán trái phép động vật
hoang dã.(23) USAID và các cơ quan của
Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ Campuchia trong
việc chống buôn bán động vật hoang dã
Năm 2018, USAID tiến hành Dự án
Greening Prey Lang 5 năm, tăng cường
duy trì các hệ sinh thái rừng và nước ngọt
xung quanh Khu bảo tồn động vật hoang
dã Prey Lang; giảm phát thải nhà kính;
bảo tồn và quản lý đất nông nghiệp, lâm
nghiệp, tái đầu tư vốn tự nhiên Bên cạnh
đó, dự án tập trung các hoạt động sinh kế
cộng đồng bao gồm nông nghiệp thân
thiện với bảo tồn, thích ứng với khí hậu
Các loài chim được bảo vệ theo chương
trình bảo vệ do Green Prey Lang hỗ trợ
như Ibis khổng lồ, Ibis vai trắng, sếu đầu
đỏ, cò cổ long, Kền kền đầu đỏ
Bên cạnh sự hỗ trợ của USAID, những
nỗ lực của chính phủ Campuchia trong bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên bằng các biện pháp thiết lập nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, các hành lang đa dạng sinh học, tăng cường quản trị môi trường để ngăn chặn mất đa dạng sinh học và duy trì các chức năng của hệ sinh thái Bộ Môi trường
đã kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và các
dự án phát triển du lịch Chính phủ đầu tư nhiều dự án du lịch tự nhiên thúc đẩy kinh
tế địa phương đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phong phú Theo Bộ Môi trường, du lịch tự nhiên thu hút 643.000 du khách trong và ngoài nước và mang lại 30 triệu USD năm 2020.(24)
Campuchia cũng nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ nguồn nước thông qua USAID và LMI Theo đó, quan
hệ đối tác Mekong - Mỹ là diễn đàn hợp tác có vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên nước Sáng kiến Dữ liệu Nước Mekong có hơn 60 đối tác chính phủ và phi chính phủ góp phần cải thiện việc quản lý xuyên biên giới sông Mekong thông qua chia sẻ dữ liệu Bên cạnh đó, Dự báo khu vực sông Mekong (chương trình của LMI) là chương trình tăng cường quan
hệ giữa Campuchia, các nước LMI và Mỹ trong bảo vệ và phát triển môi trường Cục Điều tra Địa chất Mỹ thực hiện các nghiên cứu, dự đoán mô hình thỷ văn của
Úy hội sông Mekong (MRC), các điều kiện
về lưu lượng sông, chất lượng nước sông Mekong Các chuyên gia về thủy địa chất nước ngầm ở văn phòng MRC Campuchia
từ tháng 4 năm 2011 cung cấp các tư vấn
về nước ngầm và sự chuyển động của nước ngầm lưu vực hạ lưu sông Mekong.(25) Thông qua USAID, Chính phủ Mỹ và Campuchia hợp tác phát triển năng lượng
Trang 9sạch, góp phần giải quyết các thách thức
về nàng lượng và phát triển năng lượng tái
tạo Đặc biệt, Mỹ hỗ trự Campuchia trong
công nghệ và giải pháp năng lượng mới để
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế,
xã hội bền vững ở Campuchia Mỹ là quốc
gia có thế mạnh trong các ngành năng
lượng, công nghệ môi trường, hỗ trợ Chính
phủ Campuchia thực hiện mục tiêu đặt ra
vào năm 2035 nhằm giảm 20% nhu cầu
điện năng, giảm lượng khí thải carbon
dioxide và đưa điện đến tất cả các vùng
nông thôn Các doanh nghiệp Mỹ hợp tác
cùng các tổ chức tài chính đầu tư vào lĩnh
vực năng lượng sạch của Campuchia, trong
đó nổi bật là năng lượng mặt trời Năm
2018, chỉ 1% năng lượng tái tạo được sử
dụng ở Campuchia, giá điện ở Campuchia
đắt nhất trong khu vực Lượng điện nhập
khẩu ở Campuchia giảm từ 22% năm 2016
còn 14,5 % năm 2018, tuy nhiên
Campuchia vẫn phải nhập khẩu điện
năng Điện mặt trời trở thành một nguồn
năng lượng sạch có tiềm nàng ở
Campuchia Đến năm 2020, trang trại
năng lượng mặt trời 60 MW ở tỉnh
Kampong Chhnang bắt đầu hoạt động,
nâng công suất nôi lưới điện của
Campuchia lên 150 MW Hiện nay, Chính
phủ Campuchia và chính phủ Mỹ đã thảo
luận hợp tác phát triển song phương và
Dự thảo Thỏa thuận tài trự cho mục tiêu
phát triển mới 2021 - 2025 Theo đó,
Chính phủ Mỹ có kế hoạch cung cấp 300
triệu USD để hỗ trợ Campuchia trong
lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và
môi trường giai đoạn 5 năm
Kết luận
Hợp tác Campuchia và Mỹ trong giáo
dục, y tế, bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên góp phần quan trọng trong việc tăng cường các mục tiêu ngoại giao của Mỹ và Campuchia, đồng thời nâng cao giá trị, di sản văn hóa của Campuchia, đóng góp vào sự phát triển xã hội bền vững Campuchia đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển xã hội và thực hiện thành công một số mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về chỉ số phát triển con người (HDI), qua 9 năm, Campuchia xếp thứ 124/169 quốc gia năm
2010, đến năm 2019, xếp thứ 144 trên toàn cầu.(26) Bên cạnh đó, quản lý hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ đóp góp vào sự thành công phát triển kinh
tế, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay Các ngành quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sinh kế ở Campuchia như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, du lịch vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên nước, đất đai, rừng và khoáng sản Quản lý bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường có vai trò quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế hiện tại và tương lai, đảm bảo an ninh lương thực, từ đó góp phần phát triển xã hội Campuchia./
1. U.S to provide additional $66.2 million to aid Cambodia’s development,
, truy cập ngày 20/6/2022.
https://www.khmer- timeskh.com/50793668/u-s-to-provide-addition- al-66-2-million-to-aid-cambodias-development/
2. From carpet - bombing to friendship - building,
https ://www phnompenhpost com/national/ car pet-bombing-friendship-building, truy cập ngày 20/6/2022
3 Education Strategic Plan 2019 - 2023,
Trang 10Cao Thị Mai Hoa - Hợp tác Campuchia - Mỹ trong phát triển xã hội từ năm 2010 đến nay 49
http://www.moeys.gov.kh/index.php/en/policies-
and-strategies, truy cập ngày 20/6/2022.
4 U.S Government Asisstance to Education,
, truy cập ngày 28/6/2022.
https://kh.usembassy.gov/education-culture/u-s-
government-assistance-education-cambodia/
5. Education and Child Protection,
, truy cập ngày 28/6/2022.
usaid.gov/Cambodia/education
6. Education Strategic Plan 2019 - 2023,
, truy cập ngày 28/6/2022
http://www.moeys.gov.kh/index.php/en/policies-
and-strategies/3206.html#.Yu3q5XZBy5c
7. Education Strategic Plan 2019 - 2023,
http 7/www moey s gov kh/index php/en/policies-
and-strategies/3206.html#.Yu3q5XZBy5c, truy
cập ngày 28/6/2022
8. USAID / Cambodia - All Children Learning,
Annual Progress Report 2020 - 2021,
, truy cập ngày 28/6/2022
https://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00Z39Q.pdf
9. Number of Cambodian students studying in the
U.S reaches all - time high,
, truy cập ngay 28/6/2022.
https://kh.usem- bassy.gov/number-of-cambodian-students-study-
ing-in-the-u-s-reaches-all-time-high/
10. 2023 - 2024 Hubert H Humphrey Fellowship
Program,
, truy cập ngày 28/6/2022.
https://kh.usembassy.gov/hubert-h-
humphrey-fellowship/
11 USAID and the university of California at
Berkeley launch USAID’s digital workforce
https://www.usaid.gov/cambodia/press-
releases/feb-23-2022-usaid-and-university-cali-
fornia-berkeley-launch-usaid-digital-workforce,
truy cập ngày 2/8/2022.
12 Do - Yong Park, Illinois State University,
Fulbright Project - STEM Education in
Cambodia: A Systematic Approach, Annual
Meeting of North Central - Association for
Science Teacher Education,
https://www.researchgate.net/publication/33892
1097_Fulbright_Project_-
_STEM_Education_in_Cambodia_A_Systematic
-Approach, truy cập ngày 2/8/2022.
13 Education Strategic Plan 2019 - 2023,
, truy cập ngày 2/8/2022.
http://www.moeys.gov.kh/index.php/en/policies-
and-strategies/3206.html#.Yu3q5XZBy5c
14 The United States - Cambodia Relationship,
, truy cập ngày 2/8/2022.
https://www.state.gov/the-united-states-cambo-
dia-relationship
15 USAID Cambodia, Country Development coop eration strategy,
ault/files/documents/Cambodia_CDCS_Extemal _2025.pdf, truy cập ngày 2/8/2022.
https://www.usaid.gov/sites/def
16 US pledges $4 million to fight Covid - 19, protect Cambodian,
, truy cập ngày 2/8/2022.
https://www.khmer- timeskh.com/50935253/us-pledges-4-million-to- fĩght-covid-19-protect-cambodians/
17 Cambodia’s Science, Technology and Innovation Roadmap 2030, Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới, https ://
29990117.pdf, truy cập ngày 2/8/2022.
www.misti.gov.kh/public/file/2021082616
18 Cambodia’ s Science, Technology and Innovation Roadmap 2030, Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới,
29990117.pdf, truy cập ngày 2/8/2022.
https://www.misti.gov.kh/public/file/2021082616
19 Theo số liệu của Đại sứ quán Mỹ ở Campuchia,
, truy cập ngày 2/8/2022.
http://usembassy.gov.kh
20 Tek Meng, ưch Leang (2013), Biến đổi khí hậu
và tác động của nó đối với người dân ở khu vực
hạ lưu sông Mê Công, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
“Bảo tàng và di sản văn hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.175 -176.
21 Cambodia ’s Forests Cover 8.5 Million Hectares,
, truy cập ngày 12/8/2022
https://www.information.gov.kh/articles/84966
22 Công ước Ramsar là công ước quốc tế về bảo tồn
và sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước.
23. U.S Embassy Phnom Penh Statement on the USAID Greening Prey Lang Funding Redirect,
, truy cập ngày 18/8/2022
https://kh.usembassy.gov/u-s-embassy-phnom- penh-statement-on-the-usaid-greening-prey- lang-funding-redirect/
24 Ministry urges further protections of nature resource,
9404/ministry-urges-further-protection-of-natur- al-resources/, truy cập ngày 18/8/2022.
httpsy/www.khmertimeskh.com/5086
25 Eric Frater, U.S Embassy (2012), Vai trò của
Hoa Kỳ trong vấn đề bảo vệ môi trường tại Tiểu vùng sông Mekong, Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa: Hiện thực và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, tr.209.
26 Cambodia moves up in human development index ranking,
, truy cập ngày 18/8/2022
http://www.xinhuanet.com/eng- lish/2020-12/16/c_139594527.htm