PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOMỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/Môn : Quản Lý Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Tuyết Nhung Đơn vị côn
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực/Môn : Quản Lý
Cấp học : Mầm non
Tên tác giả : Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Đơn vị công tác: Trường mầm non Minh Quang B
Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
Năm học: 2022 - 2023
Trang 2
Trình độ chuyên môn
Tên sáng kiến
Nguyễn Thị
Tuyết Nhung 19/09/1982
TrườngMNMinhQuang B
PhóHiệutrưởng
Đại học “Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục trong
trường mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản Lý
- Lĩnh vực tôi nghiên cứu thuộc lĩnh vực: Quản Lý
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nàosớm hơn)
Ngày dùng thử: 03/3/2023
- Mô tả bản chất của sáng kiến (Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm nếu cần thiết).
Đề tài SKKN: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong
trường mầm non” trình bày đúng quy định văn bản Kết cấu gồm 03 phần
chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị)
Việc áp dụng phương pháp, được tiến hành theo các biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Tích cực bồi dưỡng chyên môn cho đội ngũ giáo viên.
* Biện Pháp 2: Khuyến khích đội ngũ giáo viên tự tin sáng tạo, linh hoạt
trong việc lựa chọn nội dung và đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
* Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, giao lưu và các
ngày lễ trong năm cho trẻ
* Biện pháp 4: Xây dựng môi trường hạnh phúc và thân thiện trong
trường học
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thời gian
Trang 3
kiến theo ý kiến của tác giả (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở)
Lợi ích có được từ sáng kiến đó là:
* Đối với giáo viên:
- Ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục
- Đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm, tự tin sáng tạo, linh hoạt đổimới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
- Đội ngũ giáo viên nâng cao được năng lực chuyên môn của mình
- Tiết kiệm kinh phí chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng, phương tiện khi tổchức hoạt động 1 ngày của trẻ
* Đối với trẻ: Trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và hiệu quả Trẻ thích
đến lớp học, tích cực tham gia tất cả các hoạt động, mạnh dạn tự tin hơn, mụctiêu cuối độ tuổi của trẻ đạt cao
* Đối với phụ huynh
- Phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về chương trình giáo dục mầm non
- Phụ huynh biết chia sẻ cùng giáo viên mọi công việc hay những khókhăn mà giáo viên gặp phải
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
hoặc áp dụng thử nếu có: (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở)
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu(nếu có):
Nơi công tác (hoặc nơi
thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ
trợ
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Minh Quang, ngày 12 tháng 4 năm 2023
Người nộp đơn
Trang 4
MỤC LỤC
I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu: 3
II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1 Cơ sở lý luận: 3
2 Khảo sát thực trạng: 3
3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 4
4 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp chính) 5
5 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần) 5
5.1 Biện pháp 1: Tích cực bồi dưỡng chyên môn cho đội ngũ giáo viên 5
5.2 Biện pháp 2: Khuyến khích đội ngũ giáo viên tự tin sáng tạo, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học 9
5.3 Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, giao lưu và các ngày hội ngày lễ trong năm cho trẻ 10
5.4 Biện pháp 4: Xây dựng trường học hạnh phúc và thân thiện 11
6 Kết quả thực hiện: 12
III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
1 Kết luận: 15
2 Các đề xuất và khuyến nghị 15
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 5
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục
và đào tạo Bác Hồ đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệpgiáo dục Trong những bức thư Bác viết gửi cho giáo viên và học sinh Bác luôn
cổ vũ, động viên và gửi trọn niềm tin vào thế hệ trẻ “Dù khó khăn đến đâu cũngphải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt” Câu nói đó của Người là luôn hướng tớimột sự nghiệp giáo dục có chất lượng Muốn nhắc nhở ngành giáo dục luôn phảiphấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo Chất lượng giáo dục trẻ ởtrường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc tiếptheo
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho mộtnền giáo dục tốt” Câu nói đó của người đã khẳng định tầm quan trọng về chấtlượng giáo dục mầm non Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọngnhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm đạo đức, Thẩm mỹ, trí tuệ,
là cơ sở để hình thành nhân cách con người Vì vậy chất lượng giáo dục mầmnon tốt sẽ là tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học
Để chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường được nâng cao thì đội ngũgiáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết địnhthành công trong công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục và là nhân tốquyết định nâng cao chất lượng giáo dục Bác Hồ đã khẳng định điều đó qua câunói: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thấy giáothì không có giáo dục”
Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng làlực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vaitrò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục Bởi vậy phải có đội ngũgiáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về năng lực tay nghề, có phẩm chất đạođức tốt mới đáp ứng kịp thời với định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáodục Từ đó chất lượng giáo dục mầm non ngày càng được nâng cao
Thực tế trong những năm học gần đây thì đại dịch bệnh covid-19 hoànhhành trên khắp các nước trên thế giới và nước Việt Nam cũng bị ảnh hưởngnặng nề, học sinh phải tạm dừng đến trường để phòng chống dịch covid-19 và
bảo đảm sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên Chất lượng giáo dục
Trang 6
mầm non không được nâng cao mà còn có chiều hướng đi xuống Mặc dù ngành
giáo dục đã thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không dừng
học” học sinh được học đầy đủ các hoạt động qua Internet, những video mà
giáo viên gửi ứng dụng zalo, facebook Nhưng những bài học qua Internet, họcqua những video, giáo viên và học sinh không thể trao đổi trực tiếp với nhau.Học sinh không lĩnh hội được hết những kiến thức, kỹ năng mà giáo viên cầncung cấp; giáo viên thì không có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm thực tế,chưa sáng tạo trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dụctrẻ, kỹ năng sư phạm bị hạn chế Vì vậy chất lượng giáo dục mầm non của nhàtrường chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu giáo dục mầm non hiện nay
Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục của nhà trường, tôiluôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ Đây là nhiệm vụquan trọng và cần phải có sự nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm cao của toàn thể cán
bộ giáo viên nhân viên trong trường và toàn xã hội Cần phải chú trọng công tácchuyên môn, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và pháttriển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng được nâng cao, đáp ứngvới yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay Chính vì lý do
trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục trong trường mầm non” để nghiên cứu và tìm các giải pháp thực hiện.
2 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm.
Bản thân tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nhữngbiện pháp cần thiết, thích hợp và khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường Tạo ra động lực mới, giúp giáo viên hăng say với hoạt độnggiáo dục trẻ hàng ngày và giúp trẻ hứng thú với các hoạt động mà giáo viên tổchức Từ đó giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, tạo ra nhữngsản phẩm lao động sư phạm có giá trị Góp phần tích cực vào công tác nâng caochất lượng giáo dục trẻ của nhà trường
3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
Giáo viên và học sinh ở trường mầm non Minh Quang B
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp dùng lời nói.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp động viên khuyến khích
Trang 7
6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Minh Quang B- Xã MinhQuang- Huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội
- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 và ápdụng thực hiện cho những năm tiếp theo
II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào thông tư số: 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của BộGiáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáodục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày25/7/2009 của Bộ giáo dục à đào tạo và đã được sửa đổi bổ sung bởi thông tư số28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo;
Căn cứ vào kế hoạch số: 1115/KH-GD&ĐT-MN ngày 08/9/2022 củaPhòng giáo dục và đào tạo Ba Vì về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học2022- 2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì;
Căn cứ hướng dẫn số: 1116/PGDĐT ngày 09/9/2022 của Phòng giáo dục
và đào tào về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn giáo dục mầm nonnăm học 2022- 2023;
Thực hiện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổchức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 trường mầm non Minh Quang B
- Giáo viên: 23 (Biên chế: 23)
+ Trình độ chuyên môn đạt chuẩn: 23/23 đạt 100%
+ Trình độ chuyên môn trên chuẩn: 22/23 đạt 95,7%
- Nhân viên: 9 (Biên chế 1; Hợp đồng 8)
* Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉđạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường có khuôn viên khang trang sạch sẽ, có đủ
đồ dùng thiết bị, đồ chơi tối thiểu theo quy định
Trang 8
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trongcông tác giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên: 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và 95,7%giáo viên có trình độ trên chuẩn, có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trongtrường mầm non
- Đa số là giáo viên trẻ nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêuthương trẻ và có trách nhiệm với công việc Luôn có tinh thần học tập, tích cực
tự học tự rèn để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân
- Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp cao vượt kế hoạch đề ra
- 100% trẻ đến lớp có sức khỏe tốt không ảnh hưởng đến việc hoạt động
- Đời sống nhân dân trên địa bàn có thu nhập thấp nên việc xã hội hóagiáo dục gặp nhiều khó khăn Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến giáo dụcmầm non
3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
Kết quả khảo sát năng lực chuyên môn thông qua công tác dự giờ hoạtđộng học của giáo viên đầu năm học 2022- 2023
Kết quả đánh giá trẻ theo các mục tiêu đánh giá đầu năm học 2022- 2023
Bảng 1: Khảo sát về các năng lực chuyên môn của giáo viên.
Nội dung khảo sát
Tổng
số giáo viên
Tốt Khá Trung bình Số
của giáo viên 23 10 43,5 8 34,8 5 21,7
Bảng 2: Khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục của trẻ.
Trang 9
Số trẻ chưa đạt %
Số trẻ đạt %
Số trẻ chưa đạt %
Lĩnh vực phát triển
thể chất 130 73 48 27 35 76,1 11 23,9Lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ 120 67,4 58 32,6 30 65,2 16 34,8Lĩnh vực phát triển
nhận thức 122 68,5 56 31,5 31 67,4 15 32,6Lĩnh vực phát triển
QHTC-XH 120 67,4 58 32,6 28 60,9 18 39,1Lĩnh vực phát triển
thẩm mỹ 125 70,2 53 29,8
4 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp chính)
Căn cứ vào tình hình thực tế về chất lượng giáo dục trẻ và năng lựcchuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường Dựa vào những yêu cầucấp thiết của chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay Tôi đã lựa chọn một
số biện pháp sau để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
* Biện pháp 1: Tích cực bồi dưỡng chyên môn cho đội ngũ giáo viên
* Biện Pháp 2: Khuyến khích đội ngũ giáo viên tự tin sáng tạo, linh hoạttrong việc lựa chọn nội dung và đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạyhọc
* Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, giao lưu và cácngày lễ trong năm cho trẻ
* Biện pháp 4: Xây dựng môi trường hạnh phúc và thân thiện trongtrường học
5 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)
5.1 Biện pháp 1: Tích cực bồi dưỡng chyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Mong muốn chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng nâng cao thìviệc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trongtrường mầm non là vô cùng cần thiết và cấp bách Nếu làm tốt công tác này sẽgiúp mỗi giáo viên luôn có ý thức vai trò “ Cô giáo- mẹ hiền” của trẻ, có ý thứchọc tập tu dưỡng đạo đức nhà giáo, giao tiếp ứng xử đúng mực, gương mẫutrong mọi hành vi và nhất là nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt độngchăm sóc giáo dục trẻ Biết lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt,sáng tạo, mạnh dạn tự tin khi lên lớp Luôn tự rèn luyện để nâng cao năng lực
Trang 10
chuyên môn Nếu năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non ngày càng đượcnâng cao thì chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng tốt hơn, sẽ tạođược niềm tin đối với phụ huynh và được xã hội tôn trọng Bồi dưỡng năng lựcchuyên môn cho đội ngũ giáo viên qua nhiều phương thức khác nhau tất cả cácphương thức đều mang lại hiệu quả riêng:
*Bồi dưỡng về kỹ năng công nghệ thông tin:
Trước thời đại công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão, CNTT được
áp dụng nhiều hơn trong cuộc sống CNTT phát triển đã mở ra một hướng đimới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức quản lý
và dạy học Công nghệ thông tin phát triển đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên nhânviên cũng phải tự thay đổi mình về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy để đáp ứng với sự phát triển của ngành giáo dục Đặc biệt trong nămhọc 2022- 2023 thực hiện theo kế hoạch số:1581/KH-PGDĐT ngày 12 tháng 12năm 2022 của Phòng giáo dục và đào tạo Ba Vì về tổ chức hội thi kho học liệuđiện tử trong đó có rất nhiều nội dung thi như: Giáo án điện tử; bài giảng E-learning; Album ảnh đẹp… Để thực hiện tốt cuộc thi đó thì việc nâng cao kỹnăng CNTT của mỗi giáo viên là vô cùng cần thiết
Ngay sau khi tổ, nhóm CNTT của nhà trường được thành lập tôi đã giaocho tổ, nhóm CNTT lên kế hoạch bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ quản lý và giáoviên ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy Đặc biệt bồi dưỡng kỹ năngthiết kế bài giảng điện tử; tạo ra những trò chơi cho trẻ tương tác; hay thiết kếbài giảng E-learning; kỹ năng quay, cắt ghép hình ảnh tạo nên những video vềcác hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; Kỹ năng sử dụng Drive để lưu trữ mộtcách khoa học… Sau khi được bồi dưỡng về kỹ năng công nghệ thông tin thì tôinhận thấy giáo viên ngày càng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, số lượnghoạt động sử dụng công nghệ thông tin tăng lên, ngày càng hiệu quả hơn Vàứng dụng công nghệ thông tin phong phú, đa dạng về hình thức, linh hoạt hơnkhi tổ chức các hoạt động giáo dục
Có thể thấy rằng nếu năng lực ứng dụng công nghệ thông tin được nângcao thì năng lực chuyên môn của giáo viên cũng được nâng cao Và từ đó chấtlượng giáo dục cũng được nâng cao
Ảnh 1: Bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho CBGVNV.
* Bồi dưỡng về năng lực chuyên môn:
- Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức tốt các buổi chuyên đề:
Các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ giúp giáo viên nâng cao tay nghề, nănglực chuyên môn Nhận thức được vấn đề này, tôi thường xuyên tổ chức các hoạtđộng mẫu như tổ chức lại các chuyên đề của Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ
Trang 11
chức Ngoài ra qua duyệt kế hoạch và thăm lớp dự giờ tôi biết được giáo viêntrong trường còn yếu về hoạt động của lĩnh vực nào thì tôi chỉ đạo tổ chuyênmôn xây dựng các hoạt động mẫu về lĩnh vực đó để cho giáo viên dự giờ, họctập và rút kinh nghiệm
Khi tổ chức chuyên đề cho giáo viên kiến tập tôi thực hiện theo các bước sau:+ Trước tiên tôi phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề vàtôi lựa chọn giáo viên cốt cán vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm tronggiảng dạy để triển khai chuyên đề
+ Trên cơ sở phân công giáo viên thực hiện chuyên đề giáo viên đó phảixây dựng giáo án và giáo án đó được cho Ban Giám Hiệu duyệt và bổ sung vàogiáo án, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên cách xử lýtình huống tốt nhất, lồng ghép nội dung tích hợp hiệu quả
+ Chỉ đạo chuẩn bị đồ dùng chu đáo (có tập thể giáo viên phụ giúp)
+ Dạy thử để Ban Giám Hiệu dự, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa
+ Tổ chức dạy cho tập thể giáo viên dự
+ Rút kinh nghiệm chuyên đề Nhận xét những ưu điểm cũng như mặt tồntại của tiết dạy Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho tiết dạy củađồng nghiệp mình đã giúp họ học tập được ở đồng nghiệp những cái tốt và hạnchế những tồn tại mà đồng nghiệp minh mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻcủa mình hàng ngày
Ảnh 2: Giáo viên triển khai các chuyên đề “Ứng dụng phương pháp dạy
học tiên tiến trong trường mầm non”
Ảnh 3: Giáo viên triển khai các chuyên đề “Ứng dụng phương pháp dạy
học tiên tiến vào hoạt động Giáo dục thể chất trường mầm non”
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn qua việc tổ chức tốt các buổi sinh
hoạt tổ chuyên môn theo phương pháp nghiên cứu bài học.
Trong thông tư số: 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 banhành Điều lệ trường mầm non quy định về tổ chuyên môn phải sinh hoạt 2 lần/ 1tháng Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn Mục đích củaviệc sinh hoạt tổ chuyên môn là đánh giá những việc làm được và chưa làmđược theo kế hoạch của tổ xây dựng Đồng thời là buổi để các giáo viên trao đổi,học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp trong nhà trường về cách soạn bài,cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có để trang trí lớptạo môi trường học tập giáo dục Trao đổi với nhau về những bài thơ, bài hát,câu truyện mới để đưa vào kế hoạch dạy cho trẻ Tìm ra những bài giảng hayhoặc cùng nhau xây dựng những hoạt động theo phương pháp đổi mới để ápdụng vào bài dạy của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với hoạt động của mình Đây
Trang 12
cũng là lúc để rút kinh nghiệm cho nhau về những mặt còn tồn tại một cáchthẳng thắn nhất để chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cá nhân giáo viên ngày càngvững vàng hơn, tiến bộ hơn.
Vì vậy giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn thông qua các buổisinh hoạt chuyên môn là không thể thiếu và cần được đẩy mạnh hơn nữa cácbuổi sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả Vì đây là một hoạt động giúp chogiáo viên gần gũi, gắn bó, giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chuyên môn nên ngay từ đầu nămhọc khi phân công giáo viên đứng lớp tôi đã tham mưu với Ban Giám Hiệu nhàtrường chú ý phân công cho hợp lý trong các tổ Tổ chuyên môn nào cũng bố trígiáo viên có chuyên môn vững, có năng khiếu và có kỹ năng sư phạm tốt làmnòng cốt hướng dẫn tổ Ngoài ra khi bầu tổ trưởng chuyên môn tôi cũng thammưu để chọn những giáo viên có năng lực, nhiệt tình năng động, có khả năngtập hợp giáo viên để tổ chức triển khai tốt các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn
Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thấy giáo viên của mình ngàycàng đoàn kết, nhiều giáo viên đã đưa ra được những ý kiến vô cùng hữu ích,trao đổi thoải mái và tìm ra được nhiều bài giảng hay cũng như đã biết cách ứngdụng phương pháp dạy học tiên tiến trong giảng dạy Từ đó thu hút được trẻtham gia tích cực vào các hoạt động Như vậy chất lượng giáo dục ngày càngđược nâng cao
Ảnh 4: Sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc tôt chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi.
Việc tổ chức tốt và nghiêm túc các hội thi trong nhà trường có tác dụngthúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên Trong các hội thi mỗi giáoviên có điều kiện khẳng định mình trước tập thể Đồng thời, cũng tạo được mốiquan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhautiến bộ
Hội thi giáo viên dạy giỏi là một hội thi vô cùng quan trọng và thiết thực.Giáo viên tham gia hội thi sẽ phát huy hết khả năng của mình Từ đó tôi tìm rađược hoạt động giáo dục hay, sáng tạo, linh hoạt và cuốn hút trẻ cũng như đạtđược mục tiêu đề ra để lựa chọn làm hoạt động mẫu cho giáo viên học tập vàcũng lựa chọn giáo viên đó tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện Quahội thi giáo viên dạy giỏi tôi cũng hiểu rõ hơn giáo viên của mình có năng lựcđến đâu, còn yếu về mặt nào để bổ sung, bồi dưỡng những phần hạn chế đó
Khi tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, trường tôi tổ chức rấtnghiêm túc tạo khí thế cạnh tranh cho các giáo viên để giáo viên tham gia thi
Trang 13
cũng thật nghiêm túc Từ đó giáo viên phải đầu tư thời gian suy nghĩ để tìm racác hoạt động hay, mạnh dạn ứng dụng phương pháp tiên tiến trong bài dạycũng như đầu tư làm đồ dùng dạy và học để tham gia thi và đạt kết quả tốt nhất.
Qua hội thi tôi thấy rằng năng lực của giáo viên là vô hạn chỉ là chưa biếtcách khai thác bản thân Vì vậy thông qua hội thi năng lực chuyên môn của giáoviên được nâng cao rõ rệt Giúp cho học sinh có được những bài học hay, pháttriển tư duy và khả năng nhận thức tốt hơn
Ảnh 5: Giáo viên thi thực hành hội thi giáo viên dạy giỏi.
5.2 Biện pháp 2: Khuyến khích đội ngũ giáo viên tự tin sáng tạo, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảngdạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học nói chung và cấp họcmầm non nói riêng Trong mỗi nhà trường nếu muốn nâng cao chất lượng giáodục trong nhà trường thì việc đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương phápdạy học cũng như linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung giảng dạy là rất cầnthiết
Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ngoài phương pháp dạy học truyềnthống, những nội dung giáo dục cố định trong khuôn khổ thì còn có rất nhiềunhững phương pháp dạy học tích cực, nội dung bài học phong phú đa dạng.Giáo viên có thể khai thác những nội dung giáo dục hay, phù hợp với độ tuổiqua mạng thông tin truyền thông, Internet làm phong phú hơn nội dung hoạtđộng giảng dạy của mình
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phươngpháp giáo dục coi “thầy giáo là trung tâm” thành phương pháp giáo dục coi “trẻlàm trung tâm” Trao cơ hội cho trẻ hoạt động, trao đổi đưa ra ý kiến của mình
Vì “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ có đều có cơ hội đượchọc bằng nhiều cách học khác nhau” nên phương pháp dạy học “Lấy trẻ làmtrung tâm” giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển thế mạnh của mỗi trẻ
Trong thực tế những năm học gần đây việc đổi mới hình thức, phươngpháp dạy học và linh hoạt trong lựa chọn nội dung đã có xong vẫn chỉ là “Phongtrào” và có lẽ chỉ nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng của những thay đổi đó trongcác hội giảng, hội thi các cấp mà chưa thường xuyên thực hiện hàng ngày Vìbản thân mỗi giáo viên chưa tự tin đổi mới phương pháp và hình thức dạy họccũng như chưa linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung Bởi có lẽ giáo viên còn
sợ sai phương pháp, sợ hình thức đó chưa phù hợp, sợ nội dung giáo dục đóchưa đúng với chương trình giáo dục theo khuôn mẫu Nhưng nếu cứ sợ như vậy