1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động của liên đội

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

-ššššš -HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Năm học: 2022-2023

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNKính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc.

Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:

Tỷ lệ (%) đóng góp vàoviệc tạo ra sáng kiến

(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1Nguyễn HoàngThảo Phương01/4/1985

TPT Đội

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua cáchoạt động của Liên đội”

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Hoàng Thảo Phương- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từngày 05/09/2022.

- Hồ sơ đính kèm:+ Báo cáo sáng kiến.

+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan.

Trang 3

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại Hưng, ngày tháng 3 năm 2023

Người nộp đơn

Nguyễn Hoàng Thảo Phương

Trang 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáodục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động của Liên đội”

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng có vai trò quan trọngtrong việc phát triển của cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, xã hộingày càng phát triển mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho con người Vìthế, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS vô cùng quan trọng Ở giaiđoạn THCS, các em bắt đầu hình thành nhân cách, thích tìm tòi và khám phá.Hơn thế nữa, đây cũng là lứa tuổi dễ bị kích động, lôi kéo vì các em còn hạnchế về mặt nhận thức xã hội, thiếu kinh nghiệm sống Chính vì vậy, nên việcgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm rất cần thiết mà Đội TNTP HồChí Minh là nơi tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, độiviên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai Thông qua các hoạtđộng Liên đội, không những các em được rèn luyện trong không khí thi đuathân ái, mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, chất lượng học tập từ đócũng được nâng lên đáng kể Hơn thế nữa, tổ chức Đội là môi trường để cácem xây dựng tính độc lập, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong côngviệc, bồi dưỡng các phẩm chất như: trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, biết quýtrọng gia đình và bạn bè và giàu lòng yêu nước, cũng như trang bị cho các emnhững kiến thức giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; từ đó hình thành cho cácem những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thóiquen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọivấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày

Hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho họcsinh, với cương vị là giáo viên -Tổng phụ trách Đội tôi nhận thấy rằng ngoàiviệc giáo dục về tư tưởng đạo đức cho đội viên, học sinh thì giáo dục kỹ năngsống cho đội viên cũng là một nhiệm vụ của Đội trong giai đoạn mới Vì vậy,tôi đã thực hiện đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹnăng sống cho học sinh thông qua các hoạt động của Liên đội” ở trường THCSQuang Trung nhằm đóng góp một phần nhỏ cho việc giáo dục học sinh trởthành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo, dễ dàng thích nghi vớisự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay và là những con người có íchcho xã hội.

Trang 5

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông quacác hoạt động của Liên đội, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Luôn phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáoviên Tổng phụ trách trong các hoạt động của Liên đội:

Giáo viên làm Tổng phụ trách có vai trò hết sức quan trọng, đóng vai tròtrung tâm trong việc định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công tráchnhiệm cho anh chị phụ trách và học sinh; chủ động phối hợp với các lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường khi tổ chức hoạt động Đội cho Đội viên.Nắm vững chương trình dạy học, hoạt động của từng lớp học, từ đó lập ra kếhoạch tổ chức hoạt động Bên cạnh đó, giáo viên làm Tổng phụ trách cần nắmđược đặc điểm tình hình đạo đức, năng lực của học sinh từng lớp nhằm có sựđiều chỉnh hợp lí về hình thức lẫn nội dung và cách thức tổ chức các hoạt độngsao cho phù hợp với đặc thù của Liên đội.

- Ngay từ đầu năm học, giáo viên Tổng phụ trách phải có một chươngtrình cụ thể, tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường để có những giảipháp phù hợp Với mỗi hoạt động, giáo viên Tổng phụ trách phải có kế hoạchphân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên của Ban chỉ huy Liên đội.Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng của học sinh để phát huy được các tốchất tiềm ẩn của các em.

- Để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, Tổng phụtrách cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, biết động viên khích lệ,biết quan tâm, chia sẻ với học sinh nhằm tạo điều kiện để các em phát huy hếtthế mạnh trong công việc của mình Và đặc biệt, giáo viên làm Tổng phụ tráchĐội phải phối hợp tốt với cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp và các tổchức đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách thường xuyên và xuyên suốttrong quá trình tổ chức các hoạt động Đội.

Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạtđộng sinh hoạt dưới cờ.

Sinh hoạt dưới cờ là một trong những tiết phù hợp nhất để lồng ghép cáchoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Một tiết chào cờ kéo dài 45phút, trong đó 20 phút làm lễ chào cờ, sơ kết công tác tuần và kế hoạch tuầnmới, 25 phút còn lại giáo viên Tổng phụ trách Đội sẽ tổ chức cho học sinhtham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã triển khai từ đầu năm, gắnvới các chủ đề, chủ điểm chung của Hội đồng Đội Tỉnh - huyện ban hành từđầu năm học

Trang 6

2 Tháng 10 Chăm ngoan, học giỏi

Giáo viên Tổng phụ trách Đội phải nghiên cứu tìm hiểu các hoạt độngtheo chủ điểm từng tháng để phù hợp với đặc thù của trường mình để xây dựngkế hoạch Có nhiều hoạt động trải nghiệm như: diễn tiểu phẩm, thi rung chuôngvàng, hái hoa dân chủ, thi văn nghệ, tham gia trò chơi dân gian, kể chuyện,chia sẻ kiến thức, giao lưu nhân vật

Qua thời gian tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, học sinh hiểu biếtđược truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hứng thú khi tham gia các hoạtđộng, nâng cao tính tập trung, khả năng làm việc nhóm, chủ động trong mọicông việc được giao, tích cực giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đồng thời các hoạtđộng sinh hoạt dưới cờ cũng tạo cơ hội để các em học sinh thể hiện tài năng,năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trongcác hoạt động tập thể; giúp các em biết cách tránh xa các tệ nạn xã hội, mạnhdạn nói lên ý kiến của mình trước bạn bè, tập thể, gia đình ; không nói dối,luôn giữ lời hứa, mạnh dạn nhận lỗi và sửa lỗi Đặc biệt, các em tự tin thể hiệnmình, biết trình bày suy nghĩ, trả lời câu hỏi trước tập thể logic

Giải pháp 3: Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề “Mỗi tuần một câuchuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”

Thứ 2 đầu tuần, sau lễ chào cờ theo nghi thức Đội, các em đội viên củalớp trực tuần tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, mộtcuốn sách hay, một tấm gương sáng” với những câu chuyện kể về đạo đức, tácphong, những hành động đẹp của Đội viên trong nhà trường, qua đó tiếp tụctuyên truyền, tuyên dương, lan tỏa những câu chuyện đẹp trong Đội viên, thiếuniên, giúp cho các em đội viên, thiếu niên trong Liên đội có thêm động lực,tinh thần tương thân tương ái, biết sẻ chia với các bạn cùng lớp, cùng trường,nhất là các bạn có những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn; chăm ngoan, hiếuthảo với ông bà, cha mẹ; lễ phép với người lớn; hòa nhã, thân ái với bạn bè;dũng cảm nhìn nhận những khuyết điểm, xây dựng cho các em tinh thần tự

Trang 7

học, rèn luyện những đức tính tốt, tinh thần đoàn kết và làm theo 5 điều BácHồ dạy; qua đó tiếp tục làm tốt công tác giáo dục của tổ chức Đội đối với cácem đội viên, thiếu niên trong Liên đội.

Giải pháp 4: Thực hiện tiểu phẩm về giáo dục kỹ năng sống:

- TPT tham mưu BGH nhà trường về các chủ đề, lên kế hoạch cho cácChi đội, Anh chị phụ trách chuẩn bị tiểu phẩm, tổ chức cho các Chi đội tậpluyện theo chủ điểm từng tháng.

Giải pháp 5: Liên đội phối hợp các ban ngành đoàn thể tổ chức cáchoạt động tuyên truyền.

Liên đội thường xuyên phối hợp với công an xã thực hiện tuyên truyền,giáo dục những kiến thức, hiểu biết về an toàn giao thông, pháp luật, tệ nạn xãhội cho học sinh Liên đội mời các đồng chí công an xã đến tuyên truyền vàgiáo dục các kỹ năng tham gia giao thông, cách ứng xử “Văn hóa giao thông”cho Đội viên toàn Liên đội, với kiến thức đã học về an toàn giao thông, giáoviên chọn đại diện lớp trưởng các lớp lên ký cam kết về ATGT trong năm học,bên cạnh đó mời một số em lên thực hành minh họa chia sẻ lại cách đội mũ bảohiểm mời học sinh ở dưới nhận xét và đặt câu hỏi tương tác.

Ví dụ:

Câu 1: Trong các biển sau đây biển nào là biển báo cấm ?

1 2 3Đáp án: 2

Câu 2: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm ?

Trang 8

1 2 3Đáp án” cả ba đáp án trên

Câu 3: Biển nào báo hiệu dành cho xe thô sơ?

1 2 3Đáp án: 1

Mục tiêu:

Học sinh hiểu, khắc sâu kiến thức về Luật giao thông Hình thành ý thứctrách nhiệm của mình trong việc thực hiện văn hóa giao thông, tạo sân chơilành mạnh, bổ ích cho các em, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luậtvề trật tự an toàn giao thông cho thanh thiếu nhi khi ra đường, giúp học sinhtiếp nhận và tìm hiểu những kiến thức về giáo dục pháp luật giao thông nóichung và xử lý các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.

Kết quả:

Học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông, tích cực tham gia các hoạtđộng tạo không khí vui tươi, tinh thần thoải mái Học sinh tiếp nhận và tìmhiểu những kiến thức về giáo dục pháp luật giao thông nói chung và xử lý cáctình huống thường gặp khi tham gia giao thông Xây dựng phong trào giữ gìntrật tự an toàn giao thông trong trường học, trở thành nề nếp lâu dài, tăng thêmsự hiểu biết của các em về luật, giảm thiểu tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

Giải pháp 6: Thực hiện chuyến đi về nguồn (Tượng đài chiến thắngThượng Đức)

Đi thăm địa chỉ đỏ, Tượng đài chiến thắng Thượng Đức là một trongnhững hoạt động rất thiết thực nhằm giúp các em bồi dưỡng tinh thần yêunước, lòng tự hào dân tộc.

Sau chuyến đi về nguồn, giáo viên Tổng phụ trách Đội và các bạn trongBCH Liên đội sẽ đặt một số câu hỏi sau chuyến đi thực tế:

- Tượng đài chiến thắng Thượng Đức nằm ở đâu? Em hãy chia sẻ mộtchút về những điều mình biết được sau chuyến đi?

Giáo viên có thể bổ sung, giới thiệu thêm về khu di tích để các em hiểu

Mục tiêu:

Học sinh hiểu được lịch sử của khu di tích biết đến nhiều khu di tích vàcác anh hùng trong lịch sử.

Kết quả:

Trang 9

Hoạt động này giúp các em biết tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc,các vị anh hùng đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc Từ đó giúp các em có ý thức tronghọc tập, phấn đấu rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháungoan Bác Hồ.

Giải pháp 7: Thực hiện các tiết ngoại khóa nhằm rèn luyện kỹ năngphòng chống đuối nước, tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em.

Liên đội phối hợp cùng y tế học đường tổ chức tuyên truyền phòngchống xâm hại trẻ em, phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em.Tại buổi tuyên truyền, giáo viên và học sinh nhà trường được nghe cán bộ Y tếhướng dẫn về kỹ năng chống đuối nước, kỹ năng thoát hiểm khi bị đuối nước,cách sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh, cách mặc áo phao đúng cách Đồng thời,các em được thông tin tình hình trẻ em bị xâm hại trong những năm gần đây,nguyên nhân và cách phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em thông qua nhữngtình huống biểu hiện thủ đoạn về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em; nhận biếtthế nào là các hành vi, đối tượng xâm hại là những ai và các kỹ năng phòngtránh, tự bảo vệ bản thân khi gặp những tình huống xấu Đặc biệt, thông quaviệc trao đổi, đặt câu hỏi tình huống, cô y tế đã giải đáp và đưa ra những lờikhuyên bổ ích, giúp cho các em học sinh cũng như phụ huynh hiểu rõ hơn vềthực trạng xâm hại trẻ em hiện nay, góp phần xây dựng môi trường sống antoàn cho trẻ tại gia đình, trường học và cộng đồng, giảm nguy cơ trẻ em bị xâmhại.

Giải pháp 8: Tổ chức Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không vớibạo lực học đường”.

Liên đội thường xuyên tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói

không với bạo lực học đường” Có thể nói, đ ây là mô hình hoạt động rất ý

nghĩa và thiết thực của Liên đội trong công tác tuyên truyền về xây dựng tìnhbạn đẹp, xây dựng môi trường học tập tốt nhằm chấm dứt tình trạng bạo lựchọc đường, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh cho học sinh.Từ diễn đàn, các em học sinh được rèn luyện, trưởng thành và trau dồi kỹ năngsống, có ý thức về việc xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò.

Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” đã

góp phần cùng với nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo toàn

diện, xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, an toàn Giải pháp 9: Tổ chức diễn đàn “Giao lưu nhân vật”:

Vào các ngày lễ lớn như ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam22/12, Liên đội tổ chức diễn đàn giao lưu với các cựu chiến binh Tại buổi hoạtđộng ngoại khóa này, các em học sinh được nghe các Cựu chiến binh nóichuyện về truyền thống ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam và những câu

Trang 10

chuyện lịch sử về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của ngườidân địa phương; sau đó các em được tham gia trả lời các câu hỏi xoay quanh vềtruyền thống cách mạng của dân tộc qua các thời kỳ, các nhân vật điển hình vìsự nghiệp của dân tộc và đất nước,…

Qua buổi ngoại khóa, các em học sinh được rèn luyện kỹ năng lắngnghe Từ đó đã góp phần khơi dậy ở các em học sinh niềm tự hào về truyềnthống anh hùng của địa phương và hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ”

Giải pháp 10: Thực hiện thường xuyên giờ ra chơi trải nghiệm sángtạo nhằm rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa và kỹ năng giải quyết

vấn đề

Trong những năm học trước, giờ ra chơi ở trường chỉ diễn ra những hoạtđộng như tập thể dục giữa giờ và những trò chơi mà các em tự chuẩn bị màkhông có giáo viên phối hợp, định hướng và cùng tham gia với các em Đó làthiếu sót lớn, vì vậy ngay từ đầu năm học này tôi đã xây dựng kế hoạch và lênchương trình “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” cho mỗi tuần, tháng Trong Kếhoạch sinh hoạt hàng tuần của Liên đội đưa ra cụ thể như sau:

Sáng Sinh hoạt dưới cờ hoặc nói chuyện dưới cờ

Tập thể dụcgiữa giờ

Tổ chức trò chơi dân gian

Múa hát tậpthể, múa hátsân trường

Chăm sóc bồn hoa cây cảnh, vệ sinh trường lớp

Chiều Sinh hoạt dưới

cờ hoặc nói chuyện dưới cờ

Tập thể dụcgiữa giờ

Tổ chức trò chơi dân gian

Múa hát tập thể, múa hátsân trường

Chăm sóc bồn hoa câycảnh, vệ sinh trường lớp

Dựa vào kế hoạch trên giáo viên Tổng phụ trách phối hợp với giáo viênchủ nhiệm và Ban chỉ huy Liên đội trong các giờ ra chơi tạo sân chơi “Học màchơi, chơi mà học” nhằm khơi gợi niềm đam mê, hứng thú trong học tập cũngnhư rèn luyện thể chất, tinh thần “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” đã mangđến cho các em học sinh những giờ chơi vui vẻ, bổ ích, vơi bớt áp lực saunhững giờ học căng thẳng Đồng thời, tạo điều kiện để phát huy những khảnăng, sở trường của học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, trítuệ và cảm xúc để mỗi ngày đến trường của các em thật sự là một ngày vui.Điều đặc biệt là các trò chơi được giao cho chính các em học sinh tự chuẩn bịvà tổ chức dưới sự đồng hành, hướng dẫn của thầy cô giáo Chính vì vậy, đâycòn là môi trường để học sinh được trải nghiệm, khơi nguồn sáng tạo, phát

Trang 11

triển khả năng tư duy Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm sángtạo, học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để áp dụng vào thực tế.Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy dâytập thể Đây là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa Giáo dục học sinh bảotồn và phát huy vốn trò chơi dân gian của dân tộc.

Tổ chức cho học sinh nhảy dân vũ, múa hát tập thể, tập thể dục buổisáng, giữa giờ Hoạt động này được tổ chức thường xuyên giúp học sinh pháttriển thể chất, rèn luyện tính dẻo dai, nhanh nhẹn, phát huy sở trường, năngkhiếu, kỹ năng trong phong trào văn hóa văn nghệ Đồng thời, xây dựng đượcnhững hình thức sinh hoạt tập thể lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởicho các em Đối với những học sinh còn nhút nhát, khi tham gia vào hoạt độngtập thể, các em sẽ mạnh dạn và hòa nhập với các bạn hơn Hoạt động thể dụcgiữa giờ trong Liên đội giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, có được tinh thầnthoải mái để học tốt Từ đó góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnhvà thân thiện cho học sinh

“Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” là sân chơi đem lại nhiều lợi ích thiếtthực giúp các em học sinh có điều kiện thuận lợi, có cơ hội tốt để rèn luyện kỹnăng sống, tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian kết hợp với các trò chơihiện đại Xa hơn, tôi mong muốn giúp các em hiểu và thêm yêu quê hương, đấtnước, góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc”, phát huy nhiều hơn nữa sự sáng tạo của học sinh, giảm thiểucác tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường học tập, vui chơi lành mạnh.

Giải pháp 11: Thực hiện một số hội thi nhằm giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh.

* Hội thi văn nghệ

Để chào mừng các ngày lễ lớn như 20/11, 26/3, 15/5…Liên đội phối hợpnhà trường tổ chức hội thi văn nghệ Nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em họcsinh, Hội diễn văn nghệ là nơi các em thể hiện được năng khiếu, trao đổi tâmtư tình cảm của một tập thể thiếu nhi thông qua bài hát, múa, giúp các em hiểunhau, gắn bó, giao lưu với nhau học hỏi lẫn nhau Bên cạnh đó, văn nghệ giúpcác em có tinh thần hoạt động tập thể, giải tỏa tâm lý sau những ngày học tậpmệt mỏi vì vậy việc tổ chức hội thi văn nghệ là vô cùng cần thiết.

* Hội thi “Nghi thức đội viên”

Hoạt động hội thi “Nghi thức đội viên” được Liên đội duy trì và tổ chứcthường xuyên giúp tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở Đội,góp phần đổi mới hình thức thực hiện chương trình rèn luyện đội viên gắn vớiviệc kiểm tra, công nhận, đánh giá, theo dõi quá trình rèn luyện, phấn đấu củamỗi đội viên Hội thi “Nghi thức đội viên” là dịp để các em đội viên gặp gỡ,

Trang 12

giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động Đội, đồng thời biểudương, khen ngợi những Đội viên hoàn thành tốt chương trình rèn luyện Độiviên.

Hội thi “Nghi thức đội viên” giúp hình thành nhân cách tốt đẹp cho cácem như: thực hiện tốt nội quy, nghiêm túc thực hiện nghi thức Đội, chăm chỉluyện tập, sáng tạo, tinh thần đoàn kết tập thể, sạch sẽ, sắp xếp công việc khoahọc, rèn đức tính nhanh nhẹn, nhạy bén.

* Hội thi “Vẽ tranh trên nón lá với chủ đề Mẹ và Cô”

Mục đích của Hội thi này là giúp học sinh nhận thức được vai trò, ýnghĩa của việc hợp tác, từ đó giáo dục kỹ năng hợp tác cho các em Để thựchiện hoạt động này, các lớp cần chuẩn bị: 1 nón lá và các vật dụng cần thiết đểtrang trí như màu vẽ, bút, giấy… và mỗi Đội thi cần có 5 đội viên cũng hỗ trợlẫn nhau để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh đẹp nhất để trưng bày.

Sau khi vẽ xong, các đội sẽ trình bày những kỹ năng các em cần có khithực hiện sản phẩm của mình Sau đó cho các đội tiến hành thảo luận về ýnghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng hợp tác.

Giải pháp 12: Thực hiện một số phong trào nhằm giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh.

* Phong trào “Nói lời hay – làm việc tốt”:

Liên đội phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” với những nộidung như: Xây dựng các chuyên đề nói lời hay, làm việc tốt; Giao lưu với cáctấm gương sáng, gương cháu ngoan Bác Hồ, người tốt việc tốt; Xây dựng tập

san “Thiếu nhi Đại Lộc làm nghìn việc tốt” Phong trào “Nghìn việc tốt” là

hoạt động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng công tác Đội và phong tràothiếu nhi giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách, giúp học sinh phấn đấu trởthành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

* Phong trào xây dựng công trình măng non của từng lớp và Liênđội

Từ đầu năm học Liên đội đã có kế hoạch xây dựng công trình măng nonvới hình thức tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc cây xanh tạo cảnh quankhuôn viên trường học sạch đẹp và thân thiện Hoạt động trồng và chăm sóccác cây xanh xây dựng công trình măng non “Góp một cây để có rừng” đã trởthành việc làm quen thuộc đối với mỗi học sinh Cùng góp công xây dựng mộtngôi trường xanh- sạch- đẹp hơn, qua hoạt động này đã khuyến khích học sinhchú ý đến môi trường xung quanh giúp các em hình thành ý thức tôn trọng bảovệ và giữ gìn vệ sinh môi trường.

* Phong trào “Vòng tay bè bạn”:

Trang 13

Hàng năm, Liên đội phát động phong trào “Vòng tay bè bạn”, “đông ấmcho em”, “đàn gà khăn quàng đỏ”, “mua tăm tre ủng hộ người mù”, ủng hộgiúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo Qua quátrình thực hiện, Liên đội thực hiện rất tốt các phong trào này Thể hiện đượctinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn họcsinh biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên kịp thời tới bạn “Một miếng khi đói, bằngmột gói khi no” thể hiện tốt truyền thống “Là lành đùm là rách” của dân tộc ta.Phát huy tốt các phong trào này sẽ hình thành được nhân cách tốt, biết thươngyêu, chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

* Về nhà trường và Liên Đội:

Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và sự phối hợpchặt chẽ giữa các ban ngành địa phương, tổ chuyên môn, các đoàn thể trongnhà trường đến giáo viên và học sinh nên công tác giáo dục kỹ năng sống củaLiên đội có những khởi sắc Hằng năm, hoạt động của Liên đội được xây dựngtheo từng tháng, từng đợt thi đua, có sự phê duyệt, giám sát chặt chẽ của Bangiám hiệu nhà trường, thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp,hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể cụ thể như: bảo vệ môitrường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòngchống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng trườnghọc thân thiện học sinh tích cực…

* Về giáo viên:

- Đa số giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm đến việcgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tuy nhiên việc lồng ghép giáo dục kỹ năngsống cho học sinh ở một số bộ môn còn gặp nhiều khó khăn

* Về học sinh:

- Hầu hết học sinh có ý thức trong việc rèn luyện kỹ năng sống, nhưngvẫn còn một số học sinh học thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp hạn chế dẫnđến khả năng ứng phó với các tình huống trong học tập và cuộc sống kém, tínhtự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.

* Về Cha mẹ học sinh (CMHS):

Nguyên nhân khiến học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năngthực hành xã hội là do Cha mẹ học sinh ít tạo điều kiện Mặc khác, các bậc Chamẹ học sinh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức, khuyến khíchcác con học kiến thức mà quên định hướng cho con em mình làm tốt hoạt độngđoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình cũng như xã hội.

Thực tế hiện nay, học sinh đang tiếp cận với những biến đổi khôngngừng của xã hội Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w