1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tạo hứng thú học tập phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy học môn khtn

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của họcsinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy học môn KHTN

1 Mô tả bản chất của sáng kiến:

1.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huyđộng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nộidung liên quan đến bài học mới Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sựhứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học Hoạt động khởi động thườngđược tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sựsáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡnhau khi thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quácoi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhậpcuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.

Từ thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy việc tạo không khí học tập sôinổi qua các hoạt động khởi động đầu giờ là bước khởi đầu quan trọng nhất để họcsinh hứng thú và chú tâm tìm hiểu những kiến thức KHTN trong bài, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Để hoạt động khởi động diễn ra một cách nhẹ nhàng theo đúng nghĩa thu hútđược sự quan tâm chú ý của học sinh, tạo động lực cho học sinh tích cực khám phákiến thức của bài học mới và không gây áp lực về mặt thời gian cho các hoạt đônghình thành kiến thức tiếp theo thì khi thiết kế hoạt động Khởi động cần chú ý cácvấn đề sau:

1.1.1 Xác định mục tiêu khởi động

Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắtvào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh đượctham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động; Hoạt động khởi động phải xác địnhrõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng;chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng Nhiệm vụ khi chuyển giaocho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh

Trang 2

(xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho họcsinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới.

1.1.2 Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động Khởi động.

Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫnnhập nên không mất nhiều thời gian Với hình thức đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ngay từ hoạt động khởi động, đo đókhởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cầnlượng thời gian nhiều hơn Do đó khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi độnggiáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránhlấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bàihọc để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, quađó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì đểkhai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhauở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượnghọc sinh ở các lớp).

Hoạt động khởi động là bước “Thực hiện các động tác nhẹ trước khi thựchiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫncho học sinh Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứngthú cho học sinh: Để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câuhỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phầnnày cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũngcó thể trả lời được khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thíchthú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học.

Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếutình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứngthú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập mộtcách chủ động và tích cực của các em Do đó bên cạnh câu hỏi dễ cần có mộtlượng nhất định các câu hỏi khó liên quan đến nội dung bài học, đòi hỏi học sinhphải tư duy, phải chủ động khai thác kiến thức mới thì mới trả lời được Nếu tronghoạt động khởi động giáo viên tìm ra được tình huống khó nhưng lại hấp dẫn, kíchthích trí tò mò của các em thì dù là học sinh khá giỏi hay học sinh trung bình, họcsinh yếu cũng sẽ có nhu cầu tìm hiểu để trả lời Từ đó dẫn các em vào bài học mộtcách tư nhiên, không gò bó mà các em tự giác, tích cực học tập để giải quyết cáikhúc mắc đã được đưa ra từ tình huống ban đầu.

Khi áp dụng tổ chức hoạt động khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thìgiáo viên nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phùhợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng một tình huống cố

Trang 3

định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối Phương án xây dựng tìnhhuống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phươngpháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt độngkhởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.

1.1.3 Quy định chung về phương pháp học tập bộ môn tại lớp.

Để thực hiện được các giải pháp đổi mới trong hoạt động khởi động, vớimục tiêu tất cả học sinh đều được tham gia và thực hiện thì giáo viên cần có quyđịnh chung với tất cả các tiết học; quy định này giáo viên nên xây dựng và đưa rathống nhất với học sinh ngay từ đầu quá trình dạy học (đầu năm học) và qui ướchọc sinh sẽ áp dụng quy tắc này cho tất cả các tiết học để hình thành được kỹ năngtiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực của học sinh:

Mỗi học sinh cần chủ động trong học tập Tất cả nhiệm vụ khi giáo viênchuyển giao xuống cho HS thực hiện thì mỗi cá nhân phải chủ động để hoàn thànhnội dung được giao.

Đối với các hoạt động cá nhân: mỗi cá nhân cần thực hiện và thể hiện kếtquả ra phiếu học tập (hoặc sổ tay học tập của cá nhân).

Đối với các hoạt động nhóm: cần có tổ chức nhóm một cách cụ thể, bầunhóm trưởng, thư ký Quá trình làm việc nhóm (đội) thì cá nhân mỗi học sinh đượcdành một phần thời gian hoạt động nhóm để tự làm những việc mà giáo viên giao.Hết một phần thời gian thì các nhóm tiến hành trao đổi và thảo luận, bàn bạc về kếtquả công việc đã làm; quá trình thảo luận nhóm trưởng cử một thành viên bất kỳđọc nội dung làm việc của mình, các thành viên khác trong nhóm so sánh nội dung,tiến hành trao đổi, bàn bạc và thống nhất nội dung chung của nhóm.

Đối với các hoạt động cả lớp (khi GV nhận xét nội dung, chốt vấn đề và liênhệ để dẫn dắt vào bài): thì mỗi cá nhân cần chủ động tiếp nhận thông tin để chuẩnbị cho các hoạt động học tập tiếp theo.

1.1.4 Một số hình thức hoạt động khởi động trong môn KHTN

Để có được một hoạt động khởi động tiết học hiệu quả trong dạy học KHTNđòi hỏi người giáo viên cần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo sự hứngthú ngay từ những phút học đầu tiên Sau đây tôi xin trình bày một số hình thứchoạt động khởi động mà tôi đã thực hiện khi dạy học KHTN.

a Khởi động bằng sử dụng triệt để video ngắn

Mục tiêu: Trong hoạt động khởi động: Video ngắn định hướng giới thiệu bài mới,

nhẹ nhàng, tạo tâm thế vui nhộn, thân thiện, ngắn gọn.

Cách thực hiện: Giáo viên lựa chọn video ngắn phù hợp với đơn vị kiến thức, thờilượng tiết học.

Trang 4

VÍ DỤ - BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOAHỌC TỰ NHIÊN

Tôi cho học sinh xem đoạn video về 8 bí ấn ly kỳ và thú vị về mặt trăng

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt vấn đề: Môn KHTN là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giớitự nhiên nhằm hình thành và phát triển các năng lực KHTN: nhận thức KHTN, tìmhiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống Để học tốtmôn KHTN các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sử dụng đoạn video và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- HS liệt kê các phương pháp và kĩ năng mà em biết để học tốt môn KHTN quakinh nghiệm hay các phương tiện.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Cá nhân HS báo cáo

- GV ghi nhận các kết quả của HS (ở một góc bảng) GV dẫn dắt vào bài Để kiểmchứng kết quả các bạn đưa ra đã chính xác chưa, cùng tìm hiểu nội dung cụ thể củabài học hôm nay.

VÍ DỤ - BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

Tôi cho học sinh xem video về “Liên kết hóa học” trước khi vào dạy bài mới

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Quan sát đoạn video về “Liên kết hóa học” của các đơn chất và hợp chất trả lời cáccâu hỏi sau:

- Giao theo cặp đôi hoặc nhóm thảo luận Thời gian 5 phút.

- Biện pháp cần hỗ trợ quan sát học sinh giải đáp thắc mắc câu 1,2; dự kiến cácmức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu câu 1,2.

Báo cáo, thảo luận:

+ Gọi nhóm trưởng thuyết trình bài của nhóm, nhóm khác nhận xét và bổ sungnhững ý mới của nhóm.

+ Nội dung/yêu cầu để học sinh ghi nhận là phân biệt được đơn chất và hợp chất.Số electron lớp ngoài cùng các nguyên tử trong đơn chất, hợp chất.

Trang 5

Kết luận: Khi nguyên tử đứng một mình, không “kết hợp” (đó chính là các nguyêntử khí hiếm) Hầu hết các nguyên tử tồn tại ở dạng “kết hợp” Các nguyên tử “giốngnhau” (các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học) kết hợp với nhau tạo nênđơn chất Các nguyên tử “khác nhau” (các nguyên tử không thuộc cùng mộtnguyên tố hoá học) kết hợp với nhau tạo nên hợp chất

- Khi tạo thành các đơn chất, hợp chất số electron lớp ngoài cùng nguyên tử củanguyên tố bằng 8 electron.

- Khi các nguyên tử kết hợp với nhau thứ gì giữ các nguyên tử lại với nhauở dạng “kết hợp” là các electron lớp ngoài cùng do chúng gópchung electron gọi là liên kết cộng hóa trị và nhường, nhậnelectron gọi là liên kết ion.

- Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp giữa các nguyên tử (hayliên kết hóa học) ta cùng tìm hiểu về cấu trúc, sự hình thành cácđơn chất hợp chất.

b Khởi động bằng tình huống có vấn đề

Giáo viên có thể sử dụng các tình huống liên quan đến nội dung của bài mới nhằmtạo hứng thú và gây sự tò mò cho học sinh.

VÍ DỤ-BÀI 2: NGUYÊN TỬ Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời một số câu hỏi:1 Kể tên 1 số vật thể xung quanh ta Chọn một số vật thể gần gũi hỏi chất tạo nênnó vd cái bàn đc làm từ gì, xe đạp…)

2 Từ những vật thể đơn giản như bút chì, quyển vở, chai nước đến những côngtrình nổi tiếng như cầu Long Biên…đều được cấu tạo nên từ chất Mỗi chất đềuđược cấu tạo nên từ những hạt vô cùng bé Những hạt đó là gì?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lấy ví dụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ khi cần.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án, mỗi học sinh trả lời 1 câu hỏi.- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài.- GV nêu mục tiêu bài học.

c Khởi động bằng hình phiếu học tập KWL

Kỹ thuật KWL là gì?Giải thích thuật ngữ:

Trang 6

K (Know): Những điều đã biết W (Want): Những điều muốn biết L (Learned):Những điều đã học được.

KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thứcmuốn biết và các kiến thức học được sau bài học.

VÍ DỤ-BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầuviết trên phiếu.

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày một nội dungtrong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước - GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

- GV giới thiệu thành phần các nguyên tố trong cấu tạo nên vỏ trái đất và cấu tạonên cơ thể người.

Vậy nguyên tố hóa học là gì chúng được kí hiệu thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bàihọc hôm nay Bài 3 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

d Khởi động bằng hình thức tổ chức trò chơi

Mục tiêu: Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp họcsinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng caotinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáoviên Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫndắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo,giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra.

Cách thực hiện: Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi để đi vào bài mới bằng cáchchia nhóm hoặc cá nhân tham gia.

VÍ DỤ-BÀI 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tôi sử dụng trò chơi Ai nhanh hơn

Giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm (Mỗi nhóm 6 bạn) thảo luận thống nhất kếtquả trên giấy A4: Em hãy sắp xếp 18 tấm thẻ vào các ô trong bảng theo quy luậtnhất định?

Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày.

Trang 7

- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ năng hoạt động nhóm của HS Từ đó hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới.

VÍ DỤ - BÀI 7: Công thức hóa học Hóa trị Tôi sử dụng trò chơi “ nhìn hình đoán chất”

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chiếu hình ảnh mô hình phân tử nước, yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thôngtin, quan sát mô hình và trả lời câu hỏi:

? Hóa trị có mối liên hệ với công thức hóa học của hợp chất như thế nào?- Giáo viên tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán chất

Iron, carbon dioxide, oxygen là đơn chất hay hợp chất?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV trả lời câu hỏi.- học sinh tham gia trò chơi và viết kết quả ra giấy

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học để trả lời câu hỏi trên đầy đủ vàchính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

1.2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động Khởi động trong giờ học KHTNtrước khi áp dụng biện pháp

* Về phía giáo viên.

Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạyhọc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo dục đã có tinhthần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, pháthuy tính tích cực của các em Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưathực sự đi vào chiều sâu Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn nặng về lýthuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáoviên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu

Trang 8

kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiếnthức.

Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu củahọc sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho họcsinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học Tuy nhiên trên thực tế và hầu hết giáoviên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu quamột chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt độngkhai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáoán… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếudi sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụđộng chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâmlý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếptheo của bài học.

*Về phía học sinh.

Tâm lý của học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều vì phảihọc rất nhiều môn, nhiều kiến thức trong một buổi học Khi vào tiết học thì quátrình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên còn khô khan, chưa tạo được sựhứng thu để thu hút các em vào bài học; việc truyền thụ kiến thức của giáo viêncòn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên càng làm cho các emquan tâm.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh làrất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện ngay từ khâu vàobài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn Trên thực tế điều này chưa đượcquan tâm đúng mức.

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân về phía giáo viên giảng dạy.* Nguyên nhân khách quan:

Chương trình môn KHTN hiện tại ở các môn học còn tương đối dài, giáoviên còn gặp khó khăn trong việc xây dựng phân phối thời gian cho phù hợp đểdành nhiều thời gian cho hoạt động khởi động.

Chương trình kiểm tra hiện nay còn phân bổ số điểm tương đối nhiều choviệc ghi nhớ, do đó giáo viên khi dạy còn áp lực nhiều về việc cung cấp đủ kiếnthức cho học sinh, để học sinh có đủ kiến thức cơ bản đáp ứng cho việc kiểm trakiến thức thường xuyên và định kì.

Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp dạy học đãđược nói đến nhiều trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên hiện nay để có được những

Trang 9

tiết học thực sự đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để giáoviên có thể tham khảo và học hỏi; giáo viên chủ yếu dựa vào kiến thức và kỹ năngvốn có của bản thân kết hợp với nghiên cứu lý thuyết, dự giờ đồng nghiệp… nênviệc đổi mới của giáo viên trong hoạt động dạy học, đặc biệt là trong việc xâydựng các tình huống khởi động còn hạn chế.

*Nguyên nhân chủ quan:

Lực lượng giáo viên bộ môn KHTN đa số còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạychưa nhiều nên việc đầu tư đổi mới phương pháp chưa cao.

Một số giáo viên chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu phương pháp vàkỹ năng dạy học tích cực để vận dụng trong quá trình dạy học.

Tâm lý giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dànhnhiều thời gian cho hoạt động khởi động có thể bị “cháy giáo án” hoặc không đủthời gian dành cho việc khai thác kiến thức mới.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huốngchưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế giáo ántheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động.

* Nguyên nhân về phía học sinh.

Áp lực học tập từ nhiều bộ môn khác nhau trong cùng một buổi học nên khảnăng tập trung tư duy, tích cực và sáng tạo dành cho môn KHTN còn ít.

Tâm lý sợ không có nội dung để về nhà học nên nhiều học sinh trong giờhọc chưa thực sự tích cực và chủ động dành thời gian tìm hiểu, khai thác kiến thứcmà còn nặng về việc ghi chép nội dung bài học.

1.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiệntại.

Mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huyđược tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vàothực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyếtđịnh hiệu quả của một giờ dạy.

Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huyđộng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nộidung liên quan đến bài học mới Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sựhứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học.

Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặchoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợptác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ Chuẩn bị phần khởi

Trang 10

động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cảđiều kiện của giáo viên Nhưng thực tế rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy họcthường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời giankhông đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gâyồn ảnh hưởng lớp học khác Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáoviên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảmsút Hoặc có tổ chức hoạt động khởi động nhưng cách làm cũ, có nghĩa là giáo viênchỉ dẫn dắt để vào bài mới chứ chưa thực sự tạo ra một hoạt động khởi động đúngnghĩa.

Nội dung cải tiến của sáng kiến kinh nghiệm “Tạo hứng thú học tập, phát

huy tính tích cực chủ của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy họcmôn KHTN” nằm ở một số điểm trọng tâm sau:

- Định hướng giáo viên tìm ra những hình thức, phương pháp để tổ chứchoạt động khởi động có hiệu quả thay cho các hình thức vào bài mà lâu nay hầu hếtcác giáo viên đều sử dụng.

- Giúp cho giáo viên thực sự có những giải pháp để phát huy tính tích cựccủa học sinh qua hoạt động khởi động có liên quan trực tiếp tới quá trình học tậpmôn KHTN cấp THCS.

- Giúp giáo viên tiếp cận cụ thể hơn với một hoạt động dạy học trong chuỗicác các hoạt dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới của BộGD&ĐT.

- Giúp giáo viên dạy bộ môn KHTN ở trường THCS không ngừng trau dồikiến thức về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ độngcủa học sinh, để dạy bộ môn của mình tốt hơn đạt kết quả cao hơn.

- Gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của họcsinh đối với bộ môn KHTN.

1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến

Với việc vận dụng các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tâp, phát huy tínhtích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học KHTN ở trườngTHCS tôi nhận thấy đề tài có hiệu quả thiết thực trong việc đổi mới phương phápgiảng dạy môn KHTN Từ kết quả và ý nghĩa của đề tài, tôi nhận thấy giải phápđưa ra không những vận dụng tốt ở các lớp cá nhân tôi thực hiện giảng dạy mà cóthể nhân rộng mô hình này đến tất cả các GV bộ môn KHTN cũng như các GVkhác nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn, phát huy tính tích cực của học sinh trongcác môn học; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên đồng thờicũng giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, trong việc tìm hiểu kiến thức, và

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w