1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao phẩm chất năng lực học sinh thông qua hoạt động trò chơi trong dạy học phân môn thực hành tiếng việt lớp 6 ở trường thcs

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thông qua hoạt động trò chơi trong dạy học phân môn Thực hành tiếng Việt lớp 6 ở trường THCS
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,05 MB

Nội dung

Nếu đứng trước một tác phẩm văn học hay, người học sinh có những rung cảm sâu sắc đối với tác phẩm đó và muốn truyền tải tới người đọc tức là làm bài làm văn thì buộc người học sinh đó p

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới Thời kỳ mà con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…Vì thế để đào tạo những con người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh, trung thực, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc có hiệu quả, nhà nước đề ra

“Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025” Trong văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có chỉ rõ phương hướng đổi mới của ngành Giáo dục - Đào tạo, đó là: "Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đối với học sinh tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh"

Để đạt được điều đó, một trong những phương pháp quan trọng là: Phương pháp dạy học tích cực đã định hướng xây dựng chương trình GDPT đã xác định một số năng lực chung mà mọi HS cần có như: năng lực chủ động học tập tích cực, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, và năng lực thưởng thức văn hóa, cảm thụ thẩm mỹ…

Bộ môn Ngữ văn là một môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành cho học sinh những năng lực ấy Tuy nhiên, trong việc dạy và học bộ môn Ngữ văn, người giáo viên phải làm như thế nào, vận dụng những phương pháp dạy học nào để nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề mà tôi muốn đề cập tới

Trang 2

Để thực hiện điều đó, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học: Lấy học sinh làm đối tượng trung tâm, nâng cao năng lực cảm thụ, viết văn cũng như giao tiếp của học sinh Nếu đứng trước một tác phẩm văn học hay, người học sinh có những rung cảm sâu sắc đối với tác phẩm đó và muốn truyền tải tới người đọc (tức là làm bài làm văn) thì buộc người học sinh đó phải có được vốn kiến thức Thực hành tiếng việt phong phú và năng lực sử dụng ngôn ngữ Thực hành tiếng việt tốt Như chúng ta đã biết, phân môn Thực hành tiếng việt đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng viết văn của người học sinh Vì vậy, việc dạy và học môn Thực hành tiếng việt (Ngữ Pháp) ở lớp 6 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cấp THCS như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó? Từ thực tế ấy, tôi mạnh dạn

thực hiện giải pháp " Nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thông qua hoạt động trò chơi trong dạy học phân môn Thực hành tiếng Việt lớp 6 ở trường THCS”

1.2 Điểm mới của đề tài

Học sinh thường đánh giá phân môn Tiếng việt thường khô khan, khó học, khó tiếp thu cho nên khi áp dụng giải pháp "Nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thông qua hoạt động trò chơi trong dạy học phân môn Thực hành tiếng Việt lớp 6 ở trường THCS”

Sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn trong tiết học, các em tiếp thu kiến thức nhanh

và hiểu sâu, kích thích được trí thông minh và ham học của trò Cách dạy học đó không chỉ có tính thuyết phục với học trò khá mà còn thúc đẩy những học trò yếu bắt buộc phải tự cố gắng phấn đấu để có được tri thức khoa học

Trang 3

- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong các hoạt động học tập, giúp các em chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách hiệu quả;

- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng qua các giờ học như: Kỹ năng nắm bắt, phân tích các câu hỏi; kỹ năng trình bày, diễn đạt suy nghĩ của bản thân qua phiếu học tập; kỹ năng giao tiếp và phối hợp với tập thể thông qua hoạt động nhóm, qua việc thực hiện các trò chơi nhanh; kỹ năng suy nghĩ độc lập để giải quyết các câu hỏi

có tình huống vv Từ đó, giúp các em trở nên tự tin, chủ động trong học tập, tránh thói học tập thụ động, ỷ lại, bắt chước

1.3 Phạm vi áp dụng đề tài

- Đề tài được áp dụng với đối tượng là học sinh lớp 6 tại trường tôi công tác

- Kết quả khảo sát đầu năm của lớp 6 a,b năm học 2023-2024 như sau:

Lớp Sĩ số

BÌNH

YẾU, KÉM

Đây là đối tượng học sinh vừa từ tiểu học lên THCS nên các em còn nhiều bỡ ngỡ trong cách tiếp cận phương pháp học tập mới, đa số còn thụ động, máy móc và rất thiếu tự tin trong việc trình bày, diễn đạt ý kiến của mình trước tập thể lớp, nhiều

em chưa có kỹ năng hoạt động tập thể, một số em kỹ năng giao tiếp rất hạn chế

2 Phần nội dung

2.1 Thực trạng của việc dạy và học thực hành tiếng việt

2.1.1 Thuận lợi

* Về phía giáo viên

Trang 4

Giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp: thuyết trình, nêu câu hỏi, tình huống xảy ra trong thực tế, hoạt động nhóm, các trò chơi Như vậy các em học sinh khá giỏi sẽ có kiến thức sâu hơn nắm chắc kiến thức hơn, các em học sinh trung bình, trung bình yếu sẽ hiểu hơn về bản chất khái niệm của từng đơn vị kiến thức phân môn Tiếng việt mà cụ thể qua các tiết thực hành Tiếng việt

*Về phía học sinh

Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên

đã đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên và có những em tim hiểu đọc thêm những kiến thức có liên quan đến bài học cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm bài hơn

Học sinh yếu kém đã có hứng thú và cố gắng nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc các bài tập trong sách giáo khoa, đọc các ngữ liệu, tài liệu có liên quan đến chương trình học…

2.1.2 Khó khăn

* Về phía giáo viên

Trong dạy văn nói chung và dạy thực hành tiếng việt nói riêng, nhiều giáo viên chỉ tái hiện sách giáo khoa một cách đơn điệu, dạy xuôi một chiều Các ví dụ đưa ra cho học sinh tìm hiểu thường đơn giản, chỉ thiên về phát hiện, đôi khi sử dụng các ví

dụ để tìm hiểu bài học mà không cần hiểu nguồn gốc Trong tiết dạy người thầy là trung tâm, dạy theo lối cung cấp, truyền thụ cho học sinh kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa và thường áp đặt luôn kiến thức vào học sinh, buộc học sinh phải công

Trang 5

nhận luôn kiến thức đó Giáo viên không hướng dẫn cho học sinh khai phá và chiếm lĩnh kiến thức mà đưa học trò vào tình trạng tiếp nhận kiến thức một cách bị động một chiều Học sinh không hiểu và cảm nhận theo ý nghĩ riêng của mình Sự sáng tạo của học sinh không được sử dụng và phát huy

*Về phía học sinh

Nhiều khi ở trong lớp, học sinh rất im lặng nhưng thực chất là để nghe thầy nói kiến thức và nghe không có nghĩa là hiểu Học sinh phải tin, phải chấp nhận những kiến thức thầy nói và làm theo như một cái máy mà không hiểu thực chất của vấn đề

Ý thầy nói luôn trở thành "chân lý" mà các trò chỉ biết tuân theo và chấp nhận Như vậy, người học ít có cơ hội sáng tạo, ý chí muốn vươn lên của các em có nhiều khả năng bị hạn chế Học sinh không phát huy được năng lực vốn có của mình, dần dần dẫn đến "mòn" trí tuệ của bản thân

Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động Bởi, kiến thức do đã có sẵn trong sách giáo khoa, và thầy chỉ dừng ở việc tái hiện lại kiến thức đó cho nên trong giờ học, trò thường ỷ lại và sự suy nghĩ, tìm tòi bị hạn chế Nghe thầy truyền thụ kiến thức nhưng thực chất là trò không hiểu bản chất của vấn đề Hoặc đôi khi trò đọc trước sách giáo khoa và biết thầy cũng chỉ nói lại kiến thức đó nên dẫn đến lười suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo những khía cạnh mới Và cuối cùng là không hiểu được thực chất của vấn đề

Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua, tôi đã suy nghĩ và thực hiện việc vận dụng đề tài "Một số giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực của học sinh trong hoạt động học tập phân môn Thực hành tiếng việt lớp 6 ở trường THCS”

Trang 6

2.2 Cách thức tiến hành

2.2.1 Xác định sử dụng trò chơi tương ứng với các hoạt động của bài dạy

Hiện nay, bài giảng của giáo viên được thiết kế theo hướng phát triển năng lực học sinh với các hoạt động như sau :

- Hoạt động 1 : Khởi động

- Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

- Hoạt động 3 : Luyện tập

- Hoạt động 4 : Vận dụng

* Đối với hoạt động khởi động :

Các trò chơi thường được vận dụng để tạo tâm thế học tập hoặc kết hợp với kiểm tra bài cũ Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú sẽ giúp học sinh có sự tò mò, kích thích, lôi cuốn sự chú ý và tạo tinh thần thoải mái khi giờ học bắt đầu

* Đối với hoạt động hình thành kiến thức:

Các trò chơi thường được vận dụng để giúp các em vừa chơi vừa tìm hiểu được kiến thức trong bài Vì vậy, sau khi áp dụng trò chơi, học sinh phải giải quyết được nhiệm

vụ : Hình thành đơn vị kiến thức nào trong bài học

Trò chơi thường được tổ chức cho cá nhân hoặc cho nhóm nhỏ (2 người, hoặc 4- 6 người ) để tránh sự ồn ào, hoặc quá lộn xộn trong hoạt động

* Đối với hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức :

Trang 7

Các trò chơi thường nhằm mục đích củng cố kiến thức hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức từ bài học

Trò chơi có thể áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm lớn để không khí sôi nổi của giờ học được duy trì

2.2.2 Tiến trình tổ chức trò chơi

Gồm các bước cơ bản sau :

- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi

- Bước 2 : Hướng dẫn luật chơi Bước này gồm những việc sau :

+ Quy định số người trong các đội chơi, trọng tài

+ Các dụng cụ dùng để chơi

+ Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, các đội chơi, thời gian

+ Cách đánh giá kết quả

- Bước 3 : Thực hiện trò chơi (Các đội hoặc cá nhân tiến hành chơi theo hiệu lệnh)

- Bước 4 : Các đội chơi trình bày kết quả của đội mình

- Bướ 5 : Nhận xét sau cuộc chơi

+ Công bố kết quả đội chơi của từng đội (trọng tài làm nhiệm vụ)

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện

* Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi và chuẩn bị phần thưởng, quà tặng phù hợp để khuyến khích học sinh

2.2.2.1 Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ

* Mục tiêu:

Trang 8

- Là một trò chơi thú vị, thuộc thể loại nhìn hình đoán chữ đầy trí tuệ nhưng cũng ngập tràn thư giãn

- Thật hứng khởi khi tự mình khám phá những tầng ý nghĩa đặc sắc, hài hước, vui nhộn, bất ngờ, thú vị, mới lạ, của các câu chữ ẩn đằng sau những hình ảnh quen thuộc

* Chuẩn bị:

- Gv đưa các hình ảnh trên máy, học sinh quan sát suy nghĩ

* Cách tiến hành:

- Bước 1: Xem hình ảnh được hiển thị và tìm cách nhận biết từ vựng trong đó

- Bước 2: Cách xếp hình và tìm chữ trong trò chơi:

Trong trò chơi đuổi hình bắt chữ, người chơi sẽ phải nhìn vào một hình ảnh được cho và tìm ra từ vựng có trong hình ảnh đó

- Bước 3: Các yếu tố tăng độ khó trong trò chơi này:

– Kích thước và số lượng chữ trong hình ảnh

– Độ phức tạp của từ vựng

– Thời gian giới hạn để tìm từ đúng

*VÍ dụ cụ thể: Trong phần khởi động: Gv đưa các hình ảnh hiển thị trên màn hình, học sinh tự nhận biết, mà đoán chữ, đoán đúng các câu thành ngữ, tục ngữ sau đó giáo viên nhận xét và dẫn dắt vấn đề (câu thành ngữ đó sử dụng biện pháp tu từ gì?)

Trang 9

Trong phần củng cố tiết học: Gv đưa hỉnh ảnh cùng các gợi ý thông qua chuyển động của các con vật, các đồ vật và cho thời gian 01 phút, ai đoán đúng (câu tục ngữ thành ngữ, và sử dụng biện pháp tu từ gì ) trước thì trả lời, đúng kết quả thì cho điểm 10, không đúng thì cơ hội cho bạn khác, nếu còn thời gian

Trang 10

2.2.2.2 Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”

* Mục tiêu:

- Học sinh trả lời được nội dung các câu hỏi của giáo viên đưa ra thông qua việc chọn đáp án

- Rèn cho học sinh kỹ năng phản ứng nhanh

* Chuẩn bị đồ dung: Bảng phụ, bút xạ

* Cách tiến hành:

Bước 1: Giáo viên chia nhóm 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh

Bước 2: Gv nêu câu hỏi và treo bảng phụ ghi nội dung câu hỏi

Bước 3: Các nhóm chơi thực hiện yêu cầu

Bước 4: Các nhóm nhận xét kết quả, gv kết luận , tuyên dương, tặng quà(nếu có) cho điểm đội thắng cuộc

Trang 11

*Ví dụ minh họa

Trong bài tập 1 của bài "Từ đơn và từ phức", (sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20) Hãy chọn các từ in đậm trong đoạn văn và điền vào cột mình cho là đúng nhất theo từng nội dung

Bước 1: Nội dung của 2 bảng phụ sau:

Bước 2: Gv nêu câu hỏi? Hãy chọn đáp án đúng bằng cách điền các cột trống kẽ sẵn của 3 đội chơi

Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả

Bước 4: Các nhóm nhận xét lẫn nhau Gv kết luận chung, nhận xét, cho điểm

Trang 13

-2.2.2.3 Trò chơi “ Hái hoa”

* Mục tiêu:

- Dùng các câu hỏi qua kiến thức tiết học, hoặc tiết học thực hành Tiếng việt tiết trước

- Kiểm tra được việc học , củng cố tiết học

* Chuẩn bị: Bình hoa có sẵn, các bông hoa giấy để làm phiếu ( mỗi bông hoa ghi nội dung cần ôn tập)

* Cách tiến hành: GV cho từng cá nhân thực hiện ( chú ý những câu hỏi dễ dành cho hs yếu kém)

Bước 1: Gv gắn sẵn hoa lên bình hoa của mình

Bước 2: Gọi từng học sinh lên hái hoa và đọc yêu cầu của mình

Bước 3: Học sinh thực hiện yêu cầu

Bước 4: Học sinh nghe, nhận xét ( giọng đọc, cách trả lời)

Bước 5: Lớp chọn bạn đọc rõ ràng, lưu loát nhất

Ứng dụng trò chơi trong học tập: Áp dụng trong bài tập 1 trang 44 bài Thực hành Tiếng việt ( Nghĩa của từ ; Biện pháp tu từ so sánh…)

Trang 14

Hình ảnh học sinh thực hiện tại lớp

* Đánh giá chung:

Qua áp dụng ở nhiều tiết dạy học Thực hành tiếng việt tôi thấy đã khắc phục được điều mà bấy lâu nay người giáo viên lo ngại là dạy Thực hành tiếng việt khô khan, học sinh ít hứng thú Theo tôi, đây là một hình thức học tập rất cần thiết trong các giờ Thực hành tiếng việt (tùy theo từng tiết dạy) Nếu có thể làm được, giờ học sẽ gây được hứng thú cho học sinh rất nhiều và các em cảm thấy thích học hơn

2.3 Hiệu quả của đề tài

Qua các tiết dạy học Thực hành tiếng việt trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, tôi nhận thấy học sinh có hứng thú trong tiết học, các em tiếp thu kiến thức nhanh và

Trang 15

hiểu sâu Trong các bài dạy thao giảng tôi cũng áp dụng phương pháp này và được đồng nghiệp đánh giá tốt Chính vì vậy, theo tôi, áp dụng phương pháp này trong các giờ học Thực hành tiếng việt sẽ kích thích được trí thông minh và ham học của trò Cách dạy học đó không chỉ có tính thuyết phục với học trò khá mà còn thúc đẩy những học trò yếu bắt buộc phải tự cố gắng phấn đấu để có được tri thức khoa học

* Kết quả cụ thể:

Thực hiện giải pháp "Nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thông qua hoạt động trò chơi trong dạy học phân môn Thực hành tiếng Việt lớp 6 ở trường THCS” Tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy và kiểm tra tại lớp 6A tại trường tôi công tác Kết quả thu được như sau:

+ Không khí giờ học:

Giờ dạy học thực hành tiếng việt đã thực sự thu hút, lôi cuốn được học sinh Bầu không khí học tập trong lớp rất sôi nổi Học sinh mạnh dạn trao đổi những suy nghĩ của mình qua việc trả lời các câu hỏi của giáo viên, thậm chí giữa các học sinh cũng trao đổi, tranh luận với nhau Điều quan trọng hơn nữa là học sinh không chỉ hiểu được bản chất của vấn đề mà còn biết vận dụng kiến thức lý thuyết để tạo câu, viết đoạn văn

- Có 100% học sinh tập trung theo dõi và tham gia các nhiệm vụ học tập trong giờ học Thầy và trò hoạt động thực sự có hiệu quả

+ Chất lượng học tập.

Sau khi thử nghiệm cho lớp 6A khi áp dụng giải pháp “Nâng cao phẩm chất, năng lực của học sinh trong hoạt động học tập phân môn Thực hành tiếng việt lớp 6 ở

Trang 16

trường THCS” qua bài dạy: Tiết 19- Thực hành tiếng Việt (Biện pháp tu từ ) tôi có cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp 6A và kết quả thu được so với chất lượng khảo sát đầu năm đã thay đổi vượt trội

số

BÌNH

YẾU,

KÉM

(%)

(%)

(%)

SL TL

(%) Thực hành

tiếng Việt

(Biện pháp tu

từ So sánh và

điệp ngữ…)

6A.

31 08 25,

8

15 48,

4

Trong khi đó, cũng bài kiểm tra trên, áp dụng cho đối tượng học sinh ở lớp 6B (lớp không được áp dụng nội dung giải pháp) thì chất lượng thấp hơn hẳn

TÊN BÀI Lớp Sĩ

số

BÌNH

YẾU, KÉM

Thực hành

tiếng Việt

(Biện pháp tu

từ So sánh )

5

10 32,

3

13 38,2 06 19,4

Qua kết quả trên chứng tỏ khi sử dụng giải pháp "Nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thông qua hoạt động trò chơi trong dạy học phân môn Thực hành tiếng Việt lớp 6 ở trường THCS” là rất hiệu quả

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp thực hành tiếng việt phổ thông, tập 2, NXB ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp thực hành tiếng việt phổ thông, tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXBĐH và THCN
Năm: 1989
2. Cao Xuân Hạo (1999), Thực hành tiếng việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành tiếng việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp,ngữ nghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999
3. Đỗ Việt Hùng (Chủ biên), Đinh Văn Thiện (2011), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dẫn luận ngônngữ học
Tác giả: Đỗ Việt Hùng (Chủ biên), Đinh Văn Thiện
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2011
4. Đỗ Ngọc Thống (2013), Định hướng đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 (Dự thảo), Tài liệu sử dụng nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng đổi mới Chương trình, Sách giáo khoagiáo dục phổ thông sau năm 2015
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Năm: 2013
5. Giáo trình Thực hành tiếng việt (Diệp Quang Ban – Bùi Minh Toán) Khác
6. Dạy học Thực hành tiếng việt THCS (NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội) Khác
7. Các tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên qua các đợt bồi dưỡng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học - nhiều tác giả Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w