TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI SỐ 5 ĐỀ BÀI: NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI SỐ 5
ĐỀ BÀI: NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH
TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU
TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Họ tên Ngày sinh
Mã sinh viên Khóa
Chuyên ngành
Giảng viên hướng
dân
Trang 2Hà Nội, Tháng 11/2024
Trang 3MỤC LỤC
1 Tính cấp thiết của đề tài co 1
2 Mục đích nghiên cứu ccccccccechooo 1
3 Đối tượng nghiên cứu cc neo 1
4 Phạm vi nghiên cứu con 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu đề tài Tnhh Ha hd 3
NỘI DUNG - LH HH HH HH HH HH nà HH tra 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN L2 Sen 4
1.1 Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa 4 1.2 Đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa 5
CHƯƠNG 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 8
2.1 Thực trạng dịch vụ y tế nước ta hiện nay 8
2.2 Nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước với dịch vụ
y tẾ Ở nước fa nh gen ret 9
CHUONG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11
3.1 Kết luận nh nh nh nen ky 11 3.2 Kiến nghị nhà hen 11
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển,
yêu cầu về việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng, công bằng và
hiệu quả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Mặc dù Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc cải thiện hệ thống
y tế, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt
là sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, và sự phân
bổ không đồng đều về nguồn lực giữa các khu vực đô thị và nông thôn
Các yếu tố như sự gia tăng dân số, tình trạng bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân đòi hỏi
chính sách đầu tư vào y tế phải được xem xét lại và điều chỉnh
kịp thời Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư vào y
tế, nhưng hiệu quả của các chương trình này vẫn chưa cao, đặc biệt ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất và nhân lực y tế nghiêm trọng
Vì vậy, nghiên cứu này không chỉ nhằm làm rõ thực trạng
đầu tư y tế của nhà nước mà còn tìm ra các giải pháp hiệu quả
để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân, nhất là ở các khu vực khó khăn Việc đảm bảo một hệ thống y tế vững mạnh, đồng đều và phát triển bền vững sẽ giúp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân và phát triển đất nước
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá hiệu
quả đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực y tế, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực y tế, và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước đối với dịch
1
Trang 5vụ y tế Nghiên cứu sẽ đề xuất các mô hình, chính sách và giải
pháp phù hợp để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế công, góp
phần nâng cao sức khỏe cộng đồng
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách và mô hình đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực y tế, bao gồm:
‹ - Các chương trình, dự án đầu tư y tế công do nhà nước triển
khai
- Mô hình phân bổ ngân sách cho các cơ sở y tế và các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe
« Cac chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực y tế và hạ tầng cơ sở vật chất trong ngành y tế
- Mối quan hệ giữa nhà nước, các tổ chức tư nhân và các cơ
sở y tế trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào các chính sách và mô hình đầu tư y tế công của nhà nước trong phạm vi Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Nghiên cứu sẽ bao gồm các khu vực khác nhau của đất nước, với đặc biệt chú trọng vào các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các khu vực khó khăn, nơi có
sự thiếu hụt lớn về cơ sở vật chất, nhân lực y tế Thời gian nghiên cứu sẽ được xác định trong khoảng từ năm 2015 đến
nay, khi các cải cách và chương trình đầu tư y tế bắt đầu được
triển khai mạnh mẽ
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp sau:
Trang 6‹Ổồ Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập và phân tích các báo cáo, tài liệu, văn bản chính sách của nhà nước và
các tổ chức liên quan đến đầu tư y tế, bao gồm các chiến
lược, kế hoạch, và các chương trình đầu tư trong ngành y
tê
-Ổồ Phương pháp khảo sát: Tiến hành các cuộc khảo sát với các cơ sở y tế, các nhân viên y tế và người dân để đánh giá
sự hài lòng về chất lượng dịch vụ và mức độ hiệu quả của
các chính sách đầu tư y tế
-Ổ Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn với các chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước và các nhà nghiên cứu để thu thập thêm ý kiến về thực trạng và các
giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư y tế
‹Ổ Phương pháp so sánh: So sánh các mô hình đầu tư y tế
của Việt Nam với các mô hình của các quốc gia khác để rút
ra những bài học kinh nghiệm
6 Kết cấu đề tài
Đề tài sẽ được chia thành các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước đối với dịch vụ y tế ở nước ta hiện nay
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Theo V.I.Lenin, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, đến mức độ nhất định, tất yếu dẫn tới sự hình thành chủ ngĩa tư bản độc quyền nhà nước Đó là khuynh hướng tất yếu Tuy nhiên, chỉ đến những năm giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là
một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thể hiện một trình độ
phát triển mới của chủ nghĩa tư bản Trong đó về mặt kinh tế, độc quyền phát triển lên trình độ cao hơn - độc quyền nhà nước
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản ra đời do những
nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có một sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và
phân phối
Sự phát triển của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã
dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước với tư cách đại biểu
cho toàn bộ xã hội phải quản lý nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sản xuất càng phát triển thì lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao, nhưng quan hệ sản xuất lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để mở đường cho lực lượng sản xuất có
Trang 8thể tiếp tục phát triển Hình thức mới của quan hệ sản xuất đó chính là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội, nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân không
thể hoặc không muốn đầu tư, do vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành nghiên cứu khoa học cơ bản, Vì vậy, nhà nước phải đứng ra đảm nhận phát triển các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh cá ngành khác có lợi hơn
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc thêm sự mẫu thuẫn giai cấp trong
xã hội Trong điều kiện như vậy đòi hỏi nhà nước phải có chính sách xã hội để xoa dịu những mâu thuẫn đó, như các chính sách
trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc
lợi xã hội,
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải
những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối
thủ trên thị trường thế giới Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều
tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế trong đó không thể
thiếu vai trò của nhà nước
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng đời hỏi
sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế
1.2 Đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy trình độ độc quyền lên trạng thái cao hơn- độc quyền nhà nước Các đặc
Trang 9trưng kinh tế chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa
tư bản là:
a Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
-V.I Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh
cá nhân của các ngân hàng và công nghiệp với chính phủ Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái và các đảng phái này đã giúp tư bản độc quyền thực hiện sự thống trị
và trực tiếp xây dựng độingũ công chức cho bộ máy nhà nước -Các hội chủ xí nghiệp trở thành lực lượng chính trị, kinh tế
to lớn, là chỗ dựa cho nhà nước tư sản
-Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
b Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước
-Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai
cấp tư sản, của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục
vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản
-Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản:
+Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng
lớn cho sự phát triển của độc quyền
+Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của
các tổ chức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh
doanh khác nhau,chuyển từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng thuận lợi
Trang 10+Làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định
c Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế
-Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản bao gồm bộ máy
quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá
trình tái sản xuất xã hội
-Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều
hình thức: hướng dẫn, kiểm soát,
-Nhà nước tư sản điều tiết kinh tế và thực hiện các chính
sách kinh tế thông qua các công cụ chủ yếu như ngân sách,
thuế, hệ thống tiền tệ,
-Bộ máy điều tiết kinh tế: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự còn có sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà nước
Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp
cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
từng cơ chế
Trang 11CHƯƠNG 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng dịch vụ y tế nước ta hiện nay
Trong buổi thảo luận tại hội trường về giám sát việc huy
động, quản lý, sử dụng nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện chính sách về y tế cơ sở, đại biểu Ma
Thị Thúy (Tuyên Quang) đã nêu lên tình trạng hiện tại của các
trạm y tế xã và công tác y tế dự phòng Theo bà, chỉ 78,9% các
trạm y tế xã có bác sĩ làm việc thường xuyên Số lượng bác sĩ giảm mạnh từ năm 2019 đến 2020 do môi trường làm việc tại các trạm chưa thuận lợi, thiết bị thiếu thốn, và chế độ lương, phụ
cấp thấp, làm cho các bác sĩ không muốn làm việc ở tuyến cơ sở
mà chuyển lên tuyến trên
Về khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ y tế, bà Thúy
cũng chỉ ra rằng các trạm y tế xã chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân Mặc dù nhiều người đăng ký khám bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã, số lượt khám thực tế lại thấp do thiếu thuốc và thiết bị y tế cũ kỹ Một số nơi
có người làm nhưng thiếu thiết bị, nơi khác thì ngược lại, gây lãng phí nhân lực và cơ sở vật chất
Bên cạnh đó, đại biểu nêu lên thực trạng y tế dự phòng còn nhiều khó khăn: nhân lực thiếu chuyên môn sâu, phải kiêm nhiệm nhiều công việc, trong khi đầu tư cho y tế dự phòng còn thấp Năm 2022, tỷ lệ chi cho y tế dự phòng chỉ đạt 28,6% trong
khi quy định là ít nhất 30%
Đại biểu đề xuất cần cải thiện chính sách thu hút nhân lực y
tế cho tuyến cơ sở và đầu tư đồng bộ về trang thiết bị, cơ sở vật
chất để các trạm y tế có thể phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý
8
Trang 12hiệu quả và thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính cho y tế cơ
sở, bao gồm cả bảo hiểm y tế toàn dân và y tế dự phòng
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cũng đồng tình với những
vấn đề trên và nhấn mạnh rằng hệ thống y tế cơ sở cần linh
hoạt, đến gần dân hơn, bao gồm cả y tế trường học, cơ quan, và
doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho y tế tư nhân tham gia
Ông đề xuất rằng kinh phí cho y tế dự phòng nên được sử dụng
trực tiếp vào hoạt động chuyên môn để tăng hiệu quả và nguồn thu cho y tế cơ sở, tạo thêm cơ chế linh hoạt cho y tế trường học
và doanh nghiệp trong việc hợp tác với các bác sĩ tuyến trên
Ngoài ra, ông cho biết Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về mua sắm thuốc, và đề nghị Bộ Y tế giám sát chặt chẽ để không xảy ra thiếu thuốc tại tuyến cơ sở Đồng thời, ông kiến nghị tăng phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở,
đồng thời đề xuất Quốc hội xây dựng một chương trình mục tiêu
quốc gia để huy động đủ nguồn lực, thúc đẩy phát triển ngành y
tế
2.2 Nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước với dịch vụ y
tế ở nước ta
Để hiểu và vận dụng nguyên nhân hình thành và đặc điểm
kinh tế của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa, chúng ta cần phân tích một số yếu tố cơ bản
Trong nền kinh tế thị trường, các công ty tư nhân thường hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận, dẫn đến việc các dịch vụ không phải lúc nào cũng được cung cấp công bằng và đầy đủ, đặc biệt
là trong các lĩnh vực như y tế Chính vì vậy, nhà nước thường can
thiệp để tạo ra độc quyền nhà nước, nhằm bảo đảm các dịch vụ
thiết yếu như y tế, giáo dục, hay an ninh được cung cấp một cách công bằng và đáp ứng nhu cầu cơ bản của toàn dân, không
bị chỉ phối bởi lợi ích kinh tế