Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.. Ứng dụng lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu: 2
2.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Giả thiết khoa học 3
PHẦN II NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học 4
1.2 Khái niệm và thực trạng thể thao trường học 5
1.3 Sự phát triển bóng chuyền 6
1.3.1 Nguồn gốc 6
1.3.2 Bản chất của môn bóng chuyền 6
1.4 Đặc trưng của huấn luyện bóng chuyền hiện đại 7
1.5 Vai trò của bài tập bổ trợ nâng cao hiệu quả đệm bóng thấp tay 7
1.6 Đặc điểm kỹ thuật đệm đệm bóng thấp tay trong Bóng chuyền 7
1.7 Đặc điểm quá trình giảng dạy kỹ thuật .8
1.8 Đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi học sinh từ 16-18 9
1.9 Đặc điểm sinh lý và tính chất, tác dụng trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền 10
II PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 11
2.1 Phương pháp nghiên cứu 11
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 11
2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm 12
2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 12
2.1.4 Phương pháp phỏng vấn 12
2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 12
2.1.6 Phương pháp toán thống kê 12
Trang 22.2.1 Địa điểm nghiên cứu 13
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu: 13
2.2.3 Trang bị thiết bị nghiên cứu 13
2.2.4 Dự kiến sản phẩm và địa chỉ ứng dụng: 13
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 13
3.1 Thực trạng kỹ thuật đệm bóng của học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 13
3.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện bóng chuyền của học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 13
3.1.2 Thực trạng sử dụng các bài tập đệm bóng học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 14
3.1.3 Xác định nguyên nhân đến sự phát triển kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 15
3.1.3.1 Nguyên nhân các lỗi thường mắc trong học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 15
3.1.3.2 Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ đến kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 17
3.2 Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 19
3.2.1 Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 19
3.2.2 Tổng hợp một số bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 25
3.2.3 Ứng dụng lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 27
3.2.3.1 Tổ chức thực nghiệm 28
3.2.3.2 Phân nhóm thực nghiệm 28
3.2.3.3 Đánh giá kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm 30
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
1 Kết luận 36
2 Kiến nghị 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC
Trang 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4
DANH MỤC BIỂU BẢNG
1 Bảng 3.1 Bảng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện bóng chuyền của
học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
13
2 Bảng 3.2 Thực trạng sử dụng kỹ thuật đệm bóng trong trận đấu
cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 (n=200)
14
3 Bảng 3.3 Kết quả quan sát những sai lầm thường mắc các em học
sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 (n=20)
15
4 Bảng 3.4 Kết quả thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ trong tập
luyện
18
5 Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập nâng cao
hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
(n=10)
20
6 Bảng 3.6 Các bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1
26
7 Bảng 3.7 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hiệu quả
kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
(n=20)
29
8 Bảng 3.8 Kết quả so sánh thành tích nằm sấp chống đẩy và chạy
9-3-6-3-9 trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng (nđc = ntn = 10)
31
9 Bảng 3.9 Kết quả so sánh đệm bóng vào ô quy định trước thực
nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng(ntn = nđc = 10)
31
10 Bảng 3.10 Kết quả so sánh thành tích nằm sấp chống đẩy và chạy
9-3-6-3-9 sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm
(nđc = ntn = 10)
32
11 Bảng 3.11 Kết quả so sánh đệm bóng vào ô quy định sau thực
nghiệm của nhóm thực nghiệm và đối chứng (nđc = ntn = 10)
33
Trang 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1
Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test nằm sấp chống đẩy
34
Biểu đồ 3.2
Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test chạy 9-3-6-3-9
34
Biểu đồ 3.3
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của test đệm bóng vào ô
35
Biểu đồ 3.4 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của test đệm bóng vào
ô
35
Trang 6
PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội Nó đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khỏe đời sống cho con người, là phương tiện giúp trang bị kỹ năng, kỹ xảo, hoàn thiện nhân cách đạo đức con người
TDTT có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện thể chất con người cũng như làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao năng suất lao động, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và giữ vững
an ninh quốc phòng
Nhận thức được vai trò to lớn của TDTT ngay từ đầu năm 1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi về phát triển sức khỏe thể chất của dân tộc Việt Nam Người nói“ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh làm cho cả nước mạnh khỏe ” Và vì vậy mà “ Tập luyện thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…” [5]
Sau 70 năm hình thành và phát triển (27/3/1946-27/3/2016), ngành TDTT đã nhận thức rõ vai trò to lớn của TDTT Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng phát triển TDTT trong chiến lược phát triển con người Trong bất cứ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến TDTT nước nhà Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và bước vào nền kinh tế tri thức thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng và chiếm vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Bác chỉ rõ “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa” Đảng và nhà nước ta chỉ đạo xây dựng nền TDTT thông qua các đường lối, quan điểm, các chỉ thị nghị quyết về công tác TDTT Trong văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tăng đầu
tư của nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hoá, xã hội Hoàn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, ” “Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc” “Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế Kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao” [12]
Những năm gần đây thể thao nước nhà đang vươn lên và khẳng định vị thế của mình ở Châu lục và Thế giới Trong những môn thể thao như: Điền kinh, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, thể dục, võ thuật đặc biệt là môn bóng chuyền đang được quan
Trang 7tâm và chú trọng Sau khi nước nhà thống nhất, bóng chuyền đang phát triển mạnh
mẽ từ thành thị đến nông thôn, và du nhập vào trường học
Bóng chuyền nước ta đang ở vị trí phát triển vượt bậc trong khu vực và góp phần phát triển thể thao nước nhà Trong hệ thống giáo dục thể chất ở nước ta bóng chuyền được coi như một trong những môn TDTT quan trọng Bóng chuyền là môn thể thao có tinh thần đồng đội và ý thức tập thể rất cao Bóng chuyền hiện đại đòi hỏi có nền tảng thể lực tốt, trình độ kỹ chiến thuật cao và tâm lý vững chất Hoạt động thi đấu bóng chuyền là tổ hợp của mọi tư thế như: Phát bóng, chuyền bóng, đệm bóng, chắn bóng, đập bóng tạo nên thể tấn công và phòng thủ vững chắc Trong
đó kỹ thuật đệm bóng rất quan trọng trong hệ thống phòng thủ và tổ chức tần công cho đồng đội ghi điểm, muốn đệm bóng chuẩn xác phải biết phán đoán hướng bay
và độ rơi của bóng, rồi phải dùng lực cho đủ để đưa bóng đến nơi mình muốn Trong các trường THPT, bóng chuyền là môn tự chọn, đây là môn các em rất thích và hứng thú tập luyện Kỹ thuật đệm bóng là kỹ thuật quan trọng trong việc mới bắt đầu chơi, giúp các em phải nắm rõ nếu không thì rất khó tập luyện
Qua theo dõi, trong tập luyện và thi đấu của các em nữ học sinh của trường THPT Anh Sơn 1 Chúng tôi nhận ra rằng các em nữ học sinh còn yếu về kỹ thuật đệm bóng, là một điểm yếu rất lớn trong việc thi đấu và phòng thủ của đồng đội, đó
là vấn đề cần nghiên cứu và lựa chọn với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả đệm bóng cho các nữ học sinh Qua tìm hiểu tài liệu chúng tôi thấy đã có nhiều người nghiên cứu đề tài bóng chuyền nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về hiệu quả đệm bóng cho nữ học sinh THPT Xuất phát từ lý do này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đệm bóng trong bóng chuyền cho nữ học sinh trường Trung học phổ thông Anh Sơn 1”
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả tập luyện, học tập và thi đấu của học sinh nữ trường THPT AnhSơn 1, nhằm tìm ra hệ thống các bài tập nâng cao hiệu quả
kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
2.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các bài tập đệm bóng cho học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1
₋ Thực trạng nội dung, chương trình dạy học chi tiết rõ ràng
Trang 8₋ Thực trạng việc sử dụng một số bài tập trong tập luyện kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
₋ Thực trạng cơ sở vật chất, tập luyện phụ thuộc vào nhà trường
₋ Xác định nguyên nhân đến sự phát triển kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
₋ Đánh giá thực trạng nội dung các bài tập đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng
cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
₋ Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
₋ Cơ sở lựa chọn các bài tập kỹ thuật đệm bóng
₋ Tiến hành thực hiện trên đối tượng nghiên cứu
₋ Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn sau quá trình thực nghiệm
3 Giả thiết khoa học
Nếu đề tài nghiên cứu thành công, lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng
và điều kiện thực tiễn của trường thì sẽ giúp phần nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1
Trang 9
PHẦN II NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học
Trong những năm gần đây, sự nghiệp thể dục thể thao nước ta đã có nhiều tiến
bộ Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao sức khoẻ, xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân Thể thao thành tích cao có bước phát triển, thành tích một số môn đạt được trình độ châu Á và thế giới Cơ sở vật chất và kỹ thuật cho thể dục thể thao từng bước được nâng cấp và xây dựng mới
Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng cường vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao nhất là ở khu vực Đông Nam Á Đạt được những thành tích trên là
do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân sự nỗ lực phấn đấu của huấn luyện viên, vận động viên và cán
bộ thể dục thể thao Tuy nhiên, sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác thể dục thể thao ở một số địa phương và ngành chưa đầy đủ, nhiều nơi còn coi nhẹ công tác thể dục thể thao và phong trào thể dục thể thao chưa sâu rộng, nhất là ở nông thôn, miền núi và các khu công nghiệp Giáo dục thể chất
và hoạt động thể thao trong học sinh chưa thường xuyên và kém hiệu quả Thành tích thể thao chưa bền vững, đặc biệt là các môn thể thao Olympic tiêu cực trong thể thao, nhất là trong bóng đá và thể thao thành tích cao còn nhiều Hệ thống tổ chức ngành thể dục thể thao chưa ổn định, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu Quản lý nhà nước về thể dục thể thao chậm đổi mới Đầu tư của Nhà nước cho thể dục thể thao còn thấp, huy động các nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp thể dục thể thao trong những năm tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
₋ Quan điểm
Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị
và hợp tác quốc tế và đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và tổ chức xã hội và của mỗi người dân Các cấp ủy đảng có trách nhiệm
Trang 10thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục thể thao và bảo đảm cho sự nghiệp thể dục thể thao ngày càng phát triển Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục thể thao Gìn giữ, tôn vinh những giá trị thể dục thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và phát triển nền thể dục thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh
₋ Mục tiêu
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục thể thao; đến năm 2022, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân, trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới [12]
1.2 Khái niệm và thực trạng thể thao trường học
- Khái niệm
Thể dục thể thao (TDTT) trường học là một bộ phận cơ bản của nền TDTT nước ta, bao gồm các giờ TDTT bắt buộc và những hoạt động TDTT ngoài giờ học của học sinh Phát triển TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ và sức khỏe thể chất và các phẩm chất đạo đức, tâm lý để họ
có cuộc sống hạnh phúc và đáp ứng được các yêu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Thực trạng
Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của chính phủ và chính quyền các địa phương, sự cố gắng chung của các ngành GD-ĐT và ngành TDTT, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tích chung trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao thể trạng, tầm vóc của người Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được nhìn chung, công tác giáo dục thể chất (GDTC) còn nhiều yếu kém: Chất lượng thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu hiện đại Đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu chuyên môn, cơ sơ vật chất còn thiếu, giáo trình và phương pháp dạy học và công tác quản lý chậm đổi mới, thành tích của