1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình tượng người lính trong dòng chảy văn học hiện Đại việt nam nhằm phát triển một số kĩ năng cần thiết cho học sinh thpt Đinh tiên hoàng

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Tượng Người Lính Trong Dòng Chảy Văn Học Hiện Đại Việt Nam
Trường học Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại sáng kiến
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 369,22 KB

Nội dung

Giải pháp cũ thường làm: Với yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong những năm học gần đây, Ban giám hiệu

Trang 1

I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

1.Tên sáng kiến:

Tổ chức hoạt động ngoại khóa: “Hình tượng người lính trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam” nhằm phát triển một số kĩ năng cần thiết cho học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng

2.Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong việc dạy học môn Ngữ văn cấp

THPT

II Nội dung

1 Giải pháp cũ thường làm:

Với yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”, dạy học theo định

hướng phát triển năng lực học sinh, trong những năm học gần đây, Ban giám hiệu trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã chỉ đạo giáo viên các tổ chuyên môn tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy năng lực và phẩm chất cho học sinh Một số giải pháp đã được tiến hành như:

-Thứ nhất: nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn thông qua việc tích cực nghiên cứu bài học, thiết kế các bài học hiệu quả, đảm bảo kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh

- Thứ hai: mỗi giáo viên đều phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy học tích cực, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tập nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa nhằm phát triển năng lực xã hội

- Thứ ba: Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà giáo viên đã

co những hình thức tổ chức day học phù hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp, học qua trải nghiệm, các buổi ngoại khóa…

- Thứ tư: Học sinh được rèn luyện ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập Ngoài kiến thức cơ bản, học sinh còn được rèn những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp…

Cách thức, phương pháp dạy học này có một số ưu điểm như sau:

- Giáo viên có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy một cách tương đối toàn diện

và liên tục, trình độ chuyên môn được nâng cao

- Học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản, đáp ứng được yêu cầu của các kì thi Kết quả 1 số kì thi như thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT quốc gia, môn ngữ Văn nhà

Trang 2

trường luôn xếp thứ hạng cao trong tỉnh….Bên cạnh đó, HS được tham gia vào nhiều hoạt động, giúp mở mang kiến thức ngoài sách vở, rèn luyện được một số kĩ năng và phẩm chất

Bên cạnh những ưu điểm đó, tồn tại chủ yếu là:

- Ở một bộ phận nhỏ giáo viên, hoạt động dạy- học chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức mang tính lí thuyết sách vở, để đáp ứng yêu cầu trong những kì thi Giáo viên còn ngại tổ chức những buổi ngoại khóa vì tốn nhiều thời gian, công sức Nếu có tổ chức các hoạt động thì cũng chỉ mang tính hình thức, chưa có chiều sâu chất lượng, hoặc ngoại khóa riêng lẻ, không mang tính tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các

vấn đề phức hợp Trải nghiệm, ngoại khóa chỉ là để nếm trải mà chưa có chiêm nghiệm có

mục đích, chưa đáp ứng được mục tiêu cao hơn của giáo dục đó là tăng cường kiến thức và rèn luyên kĩ năng

- Việc bó hẹp học sinh trong khuôn khổ của lớp học làm cho những tiết học trở nên kém hấp dẫn vì nó xa rời thực tế; một bộ phận học sinh thiếu năng động, sáng tạo, nhiều khi căng thẳng, mỏi mỏi; các kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác, kĩ năng tổng hợp khái quát vấn đề rất hạn chế vào các hoạt động tập thể, thiếu tự tin và không dám bày tỏ, đề xuất ý kiến của mình

2 Giải pháp mới cải tiến:

2.1.Bản chất của giải pháp mới:

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành

năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Bản chất của giải pháp mới chính là dạy học qua hình thức chuyên đề ngoại khóa để phát triển kĩ năng cho học sinh Biểu hiện:

-Thứ nhất, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

-Thứ hai, hướng học sinh tới lớp học không gian mở, gắn với các hoạt động ngoại khóa Đó là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa Tham gia hoạt động ngoại khóa giúp học sinh giải tỏa căng thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở trên lớp học, thư giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những sở thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị

Trang 3

-Thứ ba: trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ chú trọng đến viện rèn luyện kiến thức mà cần chú trọng phát triển 1số kĩ năng cho học sinh Hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh phát triển nhiều kĩ năng cần thiết như:

+ Kĩ năng cứng: dùng để chỉ trình độ, kiến thức hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành hành liên quan đến môn học: kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa hệ thống kiến thức

đã học

+ Kĩ năng mềm: là những kĩ năng quan trọng liên quan tới mặt trí tuệ, cảm xúc Kĩ năm mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với hoạt động xã hội, cộng đồng, tập thể Một số kĩ năng mềm như: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm;

Kĩ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, xử lí khủng hoảng; Kĩ năng quản lí thời gian; Kĩ năng lãnh đạo: định hướng, tạo ảnh hưởng, điều phối mọi người; Kĩ năng thuyết trình…

+ Kĩ năng sống: là những kĩ năng, thói quen cần thiết, hợp lí để xử lí tình huống cụ

thể trong cuộc sống: kĩ năng đối phó, ứng biến, kĩ năng quản lí tiền bạc

2.2.Quy trình tiến hành hoạt động ngoại khóa

Hoạt động này được tiến hành vào cuối tháng 11/2019, sau khi học sinh lớp 12 đã được học và đọc 1 số tác phẩm thơ văn hiện đại Việt Nam viết về hình tượng người lính Để lôi cuốn tất cả các học sinh trong khối 12 cùng hào hứng tham gia vào hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã thực hiện tập huấn phần lí thuyết cho học sinh, hướng dẫn các bước thực hiện của hoạt động ngoại khóa để các em hiểu được quy trình thực hiện và các công việc cần làm Học sinh sẽ nêu ra các vấn đề băn khoăn, thắc mắc, chúng tôi tiến hành giải đáp và nêu ra một số ví dụ để các em hình dung cụ thể hơn

Sau khi học sinh nắm được các bước và hình dung được hoạt động ngoại khóa, tất cả học sinh sẽ chủ động cùng nhau xác định:

a.Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa:

- Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về hình ảnh người lính trong dòng chảy văn học Việt Nam; Bổ sung kiến thức về các tác phẩm và tác giả của văn học Việt Nam; Củng cố kiến thức lí luận văn học về hình tượng văn học

- Về kỹ năng: Rèn luyện và phát triển các kĩ năng cơ bản, cần thiết như:

+ Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức đã học về hình tượng người lính trong văn học hiện đại Việt Nam (kĩ năng cứng)

+ Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; Kĩ năng đàm phán, giải quyết vấn đề; Kĩ năng quản lí thời gian; Kĩ năng lãnh đạo: định hướng, tạo ảnh hưởng, điều phối mọi người; Kĩ năng thuyết trình….(Kĩ năng mềm)

Trang 4

+ Kĩ năng quản lí, chi tiêu tiền bạc, mua sắm các đồ dùng, những vật liệu phục vụ ngoại khóa (Kĩ năng sống)

- Về thái độ

+Yêu say môn học, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật viết về người lính

+ Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước, biết ơn những người đi trước đã hi sinh, mở đường…biết trân quý cuộc sống hòa bình…

+ Xác định nghiêm túc và đúng đắn trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn, phát huy truyền thống cha ông và đóng góp cho gia đình, quê hương, đất nước

- Về năng lực

+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực công nghệ thông tin

- Sản phẩm

+ Kịch bản màn chào hỏi của 3 đội chơi

+ Các gói câu hỏi trong phần thi Kí ức hào hùng

+ Phần thi hùng biện: Người lính trong mắt em

b.Quy trình hoạt động ngoại khóa gồm 4 bước như sau:

-Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại và đặt tên cho hoạt động ngoại khóa

- Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa (Phụ lục 1)

- Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch (Phụ lục 2)

Cuộc thi: Kí ức hào hùng

Cuộc thi gồm 3 phần:

- Phần 1: Phần thi chào hỏi

- Phần 2: Ký ức hào hùng

- Phần 3: Người lính trong mắt em

- Bước 4: Thảo luận, rút kinh nghiệm

2.3 Tính mới, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ

- Đối với học sinh:

Thứ nhất: Học sinh củng cố, bổ sung được nhiều kiến thức về các tác phẩm thơ văn

viết về người lính, kiến thức lí luận về hình tượng văn học và các tác giả văn học

Thứ hai: Rèn luyện và phát triển những kĩ năng quan trọng cho học sinh:

+ Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức đã học về hình tượng người lính trong văn học hiện đại Việt Nam (kĩ năng cứng)

Trang 5

+ Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; Kĩ năng đàm phán, giải quyết vấn đề; Kĩ năng quản lí thời gian; Kĩ năng lãnh đạo: định hướng, tạo ảnh hưởng, điều phối mọi người; Kĩ năng thuyết trình….(Kĩ năng mềm)

+ Kĩ năng quản lí, chi tiêu tiền bạc, mua sắm các đồ dùng, những vật liệu phục vụ ngoại khóa (Kĩ năng sống)

Thứ ba: gắn văn học với đời sống thực tế sinh động, vì văn học chính là cuộc sống

Từ đó, truyền cảm hứng say mê học tập môn Ngữ Văn, thái độ trân trọng những tác phẩm nghệ thuật viết về người lính Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước, biết ơn những người đi trước đã hi sinh, mở đường…biết trân quý cuộc sống hòa bình Xác định nghiêm túc và đúng đắn trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn, phát huy truyền thống cha ông và đóng góp cho gia đình, quê hương, đất nước

Thứ tư: góp phần khai thác những lợi thế và hạn chế bất lợi của công nghệ thông tin

trong hoàn cảnh giáo dục mới

Việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuẩn bị ngoại khóa giúp các em khai thác được kho tài liệu khổng lồ của tri thức nhân loại Khi tri thức đó được cập nhật thường xuyên, liên tục, do vậy các em sẽ tích lũy được kiến thức phong phú, đa dạng dưới nhiều cách nhìn, cách đánh giá Công nghệ thông tin từ đó càng góp phần cải thiện chất lượng của các phương pháp học tập tiến bộ, giúp rút ngắn thời gian tìm tài liệu và bổ trợ kiến thức kịp thời cho học sinh trong quá trình sử dụng các phương pháp học tập mới

Thứ năm: nâng cao hiệu quả giáo dục của giáo viên

Đề hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần nâng cao trình

độ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức thực tế, rèn kĩ năng tổ chức, điều hành các hoạt động thực tế trải nghiệm, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trình độ sử dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp được nâng lên Giáo viên có điều kiện tiếp cận với những điều kiện hiện đại của xã hội Giáo viên cũng nắm bắt tâm lí học sinh tốt hơn từ đó có những biện pháp, cách xử lí tình huống sư phạm tốt hơn Tăng thêm lòng yêu nghề, gắn bó tâm huyết với nghề, tinh thần làm việc trách nhiệm, sáng tạo

III Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

1.Hiệu quả kinh tế

Sáng kiến đạt hiệu quả cao về kinh tế tri thức, số học sinh chủ động, sáng tạo, tìm

thấy niềm say mê trong học văn được tăng lên rõ rệt Khi được chia sẻ và áp dụng rộng rãi

Trang 6

trong trường và tỉnh thông qua các trang mạng nhiều giáo viên sẽ chọn được phương pháp dạy học qua hình thức hoạt động ngoại khóa phù hợp

Nếu áp dụng giải pháp mới này sẽ góp phần nâng cao chất lượng học cho từng học sinh trong nhà trường, đặc biệt phát huy được nhiều kĩ năng quan trọng, cần thiết cho học

sinh

2 Hiệu quả xã hội

2.1 Đối với học sinh

- Về kiến thức: Học sinh được củng cố, khắc sâu, mở rộng hiểu biết về hình ảnh

người lính trong văn học Việt Nam; kiến thức về tác giả, tác phẩm; kiến thức lí luận về hình tượng văn học

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức

đã học về hình tượng người lính trong văn học Việt Nam

+ Rèn kỹ năng trải nghiệm sáng tạo, thuyết minh, tổ chức, tự học, hợp tác, giao tiếp, khám phá và sáng tạo…

+ HS có cơ hội bộc lộ khả năng diễn xuất, trình bày vấn đề trước tập thể

- Về giáo dục:

+ Được tham gia hoạt động trải nghiệm, HS thấy hứng thú, đam mê

+ Khơi dậy được tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi đắp tình yêu đất nước và niềm say mê văn học

2.2 Đối với giáo viên:

- Về kiến thức: nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức thực tế

- Về kỹ năng: rèn kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động thực tế trải nghiệm, phát

hiện, bồi dưỡng năng khiếu hoạt động trải nghiệm cho học sinh

- Về giáo dục: khơi dậy lòng yêu nghệ, gắn bó tâm huyết với nghề, tinh thần làm

việc trách nhiệm, sáng tạo

Sáng kiến góp phần thúc đẩy phong trào thi đua trong trường của giáo viên; là tiền đề quan trọng giúp đội ngũ giáo viên Ngữ Văn tăng cường đổi mới phương pháp, tích lũy kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết đáp ứng được các yêu cầu đổi mới dạy học

3 Kết quả điều tra trước và sau khi áp dụng hoạt động ngoại khóa:

- Kết quả điều tra cụ thể việc đánh giá những kỹ năng cần thiết của học sinh khi chưa áp dụng hoạt động ngoại khóa:

Trang 7

Lớp 12A1 12A2 12A3 12A4 12A5

Số lượng học sinh có kỹ năng

phân tích, tổng hợp, khái quát

hóa, hệ thống hóa các kiến thức

đã học về hình tượng người lính

trong văn học Việt Nam

Số lượng học sinh có kỹ năng

thuyết trình, giao tiếp, làm việc

nhóm, hợp tác…

Số lượng HS có khả năng diễn

xuất, trình bày vấn đề trước tập

thể

Số lượng HS thấy hứng thú, đam

mê môn học

-Kết quả điều tra cụ thể việc đánh giá những kỹ năng cần thiết của học sinh khi đã

áp dụng hoạt động ngoại khóa:

Số lượng học sinh có kỹ năng

phân tích, tổng hợp, khái quát

hóa, hệ thống hóa các kiến thức

đã học về hình tượng người lính

trong văn học Việt Nam

Số lượng học sinh có kỹ năng

thuyết trình, giao tiếp, làm việc

nhóm, hợp tác…

Số lượng HS có khả năng diễn

xuất, trình bày vấn đề trước tập

thể

Số lượng HS thấy hứng thú, đam 38 36 40 40 35

Trang 8

mê môn học

Kết quả đối chiếu

So sánh trước khi hoạt động ngoại khóa diễn ra và sau khi hoạt động ngoại khóa diễn

ra, chúng tôi thấy số lượng học sinh được rèn luyện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hệ thống hóa kiến thức và kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, diễn xuất tăng lên tăng lên rõ rệt Số học sinh tập trung và hứng

thú với môn học cũng tăng lên

IV Điều kiện và khả năng áp dụng

1 Điều kiện áp dụng

Để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức quản lí, điều kiện về năng lực chuyên môn của giáo viên

- Điều kiện về cơ sở vật chất:

+ Có hội trường hoặc phòng học rộng rãi

+ Có các đạo cụ cần thiết để đóng hoạt cảnh, có micrô, bàn ghế, máy ảnh để ghi

âm, ghi hình cuộc gặp gỡ trao đổi

+ Các đội thi chuẩn bị các phần thi, nội dung thi đầy đủ, cẩn thận, chất lượng

+ Các tư liệu về hình tượng người tượng người lính trong văn học và trong các loại hình nghệ thuật khác

- Điều kiện về năng lực chuyên môn của cán bộ và giáo viên:

+ Linh hoạt, đa dạng trong cách thức sử dụng các hình thức dạy học, phương pháp dạy học

+GV không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức thực tế; rèn

kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động thực tế trải nghiệm, biết phát hiện, bồi dưỡng

năng khiếu hoạt động trải nghiệm cho học sinh…

2 Khả năng áp dụng

Sáng kiến này có khả năng áp dụng được với đối tượng học sinh ở THPT ở tất cả các khối lớp trong toàn tỉnh cũng như toàn quốc

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Trang 9

PHỤ LỤC

I Sản phẩm của học sinh

1.Kịch bản màn chào hỏi của 3 đội chơi

a.Màn chào hỏi của Binh đoàn Tây Tiến

Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý, kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn! Chiến tranh đã lùi xa nhưng cho đến tận ngày hôm nay hình ảnh người lính trong các cuộc kháng chiến vẫn là một hình tượng thiêng liêng và hào hùng trong trái tim của mỗi người dân Đất Việt

Đến với chuyên đề môn Ngữ Văn với chủ đề “Hình tượng người lính trong dòng

chảy Văn học Việt Nam hiện đại” đội chúng em mang tên Binh đoàn Tây Tiến xin được

gửi lời chào và lời kính chúc sức khỏe đến các quý vị đại biểu khác quý, các thầy giáo cô giáo và toàn thể các bạn học sinh có mặt trong chuyên đề ngày hôm nay! Đồng thời Binh đoàn Tây Tiến xin phép được làm sống lại một khoảnh khắc của thời khỏi lửa anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua một đoạn tiểu phẩm ngắn Kính mong thầy cô và các bạn cùng theo dõi

CẢNH 1 (Tại truờng học)

Dẫn: Sau CMT8 1945, nhân dân ta đang hòa chung niềm vui chiến thắng, thế hệ trẻ cùng

nhau vui sống trong không khí đầy phấn khởi

- Các bạn nam vui vẻ khoác vai nhau đàn hát (bài “Đời sinh viên có cây đàn ghita… ” ), các bạn nữ vui vẻ trò chuyện

- Hát xong 1 đoạn, Quang Dũng ( Xuân Thành) bỏ đàn xuống, cầm sách lên đứng dậy

Quang Dũng: Thôi, mọi nguời cứ hát tiếp đi, tao đi học đây

Anh Đệ: Ơ, đang vui mà, mày học gì nhiều thế?

Quang Dũng: Học chứ, Bác Hồ bảo rồi, dốt cũng là giặc, thứ giặc này nguy hại như giặc

ngoại xâm vậy

Tuấn Sơn: Học gì cái thằng này ! (giật sách chạy đi đưa Hoài) Này, có giỏi ra đây mà lấy!

- Quang Dũng đuổi theo ra chỗ Hoài, Hoài ngại ngùng trả sách

Hoài: Trả cho Dũng này, đừng để chúng nó trêu nữa!

- Quang Dũng nhận sách, 2 đứa nhìn nhau tình cảm

- Tiếng bom nổi lên

Anh Đệ: Bom đấy! Chạy ngay đi!

Trang 10

- Tất cả cùng chạy tránh bom, Quang Dũng và Hoài kéo tay nhau chạy

CẢNH 2: Tại lớp học (Dũng chia tay người yêu lên đường chiến đấu)

Dẫn: Trước hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2, chủ tịch Hồ Chí Minh ra

lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Các bạn rôm rả hỏi han, bàn tán, trò truyện

Hoài (Đến sau), Đào vẫy gọi Hoài

Đào: Hoài ơi! Nhanh ra mà xem, bọn con trai lớp mình sắp thành các chú bộ đội rồi này Hoài: Đâu xem này, đã đi đăng kí ra chiến trường hết rồi à

Thư:Mày không ra mà chia tay Quang Dũng của mày đi, nói cũng sắp đi rồi đấy

Hoài: Không! tao chẳng tin, Dũng nó chẳng đi đâu (Dũng đi đến, Hoài kéo Dũng) nhỉ Dũng

nhỉ?

Dũng (bối rối) Dũng đăng kí rồi, Dũng sẽ đi chiến trường Hoài

Hoài(sững sờ): Dũng quyết định rồi à!

Dũng và Hoài ra một góc riêng nói chuyện

Dũng: Hoài! Dũng phải đi thôi, đất nước đã gọi rồi, nhưng Dũng sẽ về, hòa bình lập lại,

Dũng sẽ về Dũng hứa đấy

Hoài (cúi đầu): Hoài không nghĩ Dũng lại quyết định sớm vậy

Dũng: Đi chứ, giặc đến cướp nước, sao mình chịu được Dũng sẽ cùng bộ đội mình đuổi hết

giặc ra khỏi bờ cõi

Hoài: vậy Hoài đợi Dũng, Hoài sẽ đợi ngày Dũng trở về mạnh khỏe

CẢNH 3.( Dân tiễn quân, Dũng chia tay với Mẹ )

Dẫn:Trước lời kêu gọi của Bác, hàng ngàn thanh niên Việt Nam là những học sinh sinh

viên đã lên đường ra trận, chính thức bước vào cuộc đời kháng chiến

Dân đưa tiễn quân

Quang Dũng: Con phải đi thôi mẹ ạ! Đất nước gọi Lòng con gọi Con đi mẹ nhé Mẹ ở nhà

nhớ giữ gìn sức khỏe

Mẹ Dũng: (chỉnh lại mũ áo cho Quang Dũng) Dũng, lên đơn vị con nhớ biên thư về cho

mẹ Và theo các anh, các bạn cố gắng chiến đấu nghe con!

Dũng: (tạm biệt mẹ…lên đường)

MẹDũng (độc thoại một mình): Mình không khuyến khích cũng không ngăn cản Ngăn cản

cũng là một cách giết chết nó, là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, mình không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của người khác!

Ngày đăng: 23/11/2024, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w