Môn Mĩ thuật Tiểu học không nhằm đào tạo các em thành hoạ sĩ hay những người chuyên làm nghề mĩ thuật mà thông qua các hoạt động tạo hình để giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TRUNG HỌC ………
- ² -
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC MÔN MĨ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA ĐAN MẠCH
(Bộ sách Cánh diều)
Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 20….- 20…
Trang 2MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
2 NỘI DUNG 4
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN: 5
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG 8
* Giải pháp 1: Tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh về phương pháp mới.8 * Giải pháp 2: Phát huy và nâng cao vai trò của người thầy trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới 10
* Giải pháp 3 : Xây dựng, tổ chức tốt dạy học theo nhóm 15
* Giải pháp 4: Trong cùng chủ đề luôn tạo sản phẩm mới mang tính sáng tạo 22
* Giải pháp 5: Tổ chức trò chơi gây hứng thú trong dạy học Mĩ thuật 25
* Giải pháp 6: Đổi mới kiểm tra đánh giá, tuyên dương khen thưởng học sinh 28
2.4 Hiệu quả đạt được 31
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 32
3.1 Kết luận 32
3.2 Kiến nghị 33
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện đại Giáo dục mĩ thuật không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của học sinh mà còn bởi giáo dục mỹ thuật giúp phát triển đặc điểm và năng lực xã hội của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức
Môn Mĩ thuật Tiểu học không nhằm đào tạo các em thành hoạ sĩ hay những người chuyên làm nghề mĩ thuật mà thông qua các hoạt động tạo hình để giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, biết lựa chọn giữ gìn bảo vệ sáng tạo cái đẹp trong học tập và cuộc sống góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội
Cùng với môn học khác học Mĩ thuật giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Giáo dục Mĩ thuật là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế
Giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện
Trang 4“Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp
và đầy tiềm năng Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó
là thông điệp bà Kirsten Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy Khi giảng dạy, giáo viên
Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phân tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh tiểu học ở các lứa tuổi khác nhau Tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm
Mặc dù vậy, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng trên toàn Huyện từ học kì 2 của năm học … vẫn còn khá nhiều điểm mà giáo viên băn khoăn, lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả? khơi dậy sự hứng thú, tinh thần học tập của học sinh theo phương pháp mới đạt kết quả cao Qua 2 đợt tập huấn và dự giờ thực tế, có thể nói hình thức tổ chức của phương pháp mới này vẫn còn nhiều khó khăn với đại
đa số giáo viên chuyên trách Sự thay đổi về nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học, các hoạt động nhóm là một trong những vấn
đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc
- Làm thế nào để khơi dậy sự hứng thú, tinh thần học tập của học sinh
- Tại sao phải khơi dậy sự hứng thú và tinh thần học tập của học sinh?
- Tổ chức hình thức học tập như thế nào để gây hứng thú và đạt hiệu quả trong học tập?
- Hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo như thế nào?
Trang 5- Khi học tập theo thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh?
Trên đây là một số các câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên đều mong muốn có được câu trả lời xác đáng Như lời thầy Nguyễn Hữu Hạnh, chuyên viên chính
Vụ Giáo dục Tiểu học, BGD&ĐT: “Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hành động thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của các em”
Xuất phát từ những lý do trên, với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu
vào tìm hiểu “Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học môn Mĩ thuật cho học
sinh lớp 6 theo phương pháp mới của Đan Mạch” theo bộ sách Cánh Diều, xin
chia sẻ cùng đồng nghiệp
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số giải pháp nhằm gây hứng thú học môn mĩ thuật cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh trường tiểu học nói riêng
và ở Tiểu học nói chung
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số giải pháp theo chương trình môn Mĩ thuật lớp 5 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
- Đối tượng là học sinh khối 5 của Trường tiểu học …
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu có liên quan
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trang 6các em được chủ động khám phá, giao tiếp trao đổi, chia sẻ cùng nhau, kích thích được sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức
Bản thân tôi luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều khiển mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động nhận thức riêng của học sinh Và trong quá trình dạy học tôi luôn đặt ra câu hỏi để lập kế hoạch cho từng hoạt động:
- Mục tiêu tổng thể nào cần đạt?
- Bắt đầu quy trình thế nào?
- Tài liệu nào phù hợp?
- Làm thế nào để có thể kết nối các hoạt động lại với nhau một cách logic?
- Đánh giá thế nào?
Từ đó tôi lập nên các quy trình mĩ thuật tích hợp, linh hoạt; các quy trình
mĩ thuật theo chủ đề từ những nhóm chủ đề liên quan đến kinh nghiệm cá nhân, tâm lí lứa tuổi, và kiến thức của học sinh
Ngoài ra, tôi luôn nghiên cứu kỹ giáo án, thiết kế giáo án điện tử thành thạo, tham khảo, tìm, tự tìm tư liệu bài giảng, tìm ra những phương pháp phù hợp cho từng nội dung bài dạy khác nhau Liên hệ với một số môn học khác để bài học được phong phú như môn Âm nhạc, Tiếng Việt Bên cạnh việc chuẩn bị giáo
án tốt tôi còn tự làm, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh phục vụ cho từng bài dạy của mình
Ví dụ: Bài 10 “Biển đảo quê hương”(trang 38 Mỹ thuật 6 bộ sách Cánh
Diều)
Tôi áp dụng phương pháp xây dựng cốt truyện Đây là phương pháp sư phạm lấy học sinh làm trung tâm và khơi gợi tính tích cực của học sinh
Vậy để học sinh tiếp cận được chủ đề, chọn điểm bắt đầu của câu chuyện; Tôi đã nêu cho học sinh biết các yếu tố quan trọng của cốt truyện là các nhân vật, bối cảnh, dàn dựng, sự kiện
Bắt đầu với việc hướng dẫn học sinh tạo hình và xây dựng tính cách cho nhân vật, tạo dựng bối cảnh và giới thiệu tình huống tới học sinh
Học sinh làm việc theo nhóm Các em quan sát và xác định hình dạng hình học trong cơ thể người, sau đó tập trung thảo luận và tạo nhân vật cho riêng mình
Trang 7Các em có thể cắt, xé dán bằng các vật liệu tìm được Học sinh sẽ tạo hình người cho mình bằng cách ghép các hình bộ phận cơ thể vào với nhau Giáo viên sẽ chỉ cách cho các em tạo vận động cho nhân vật Mỗi nhóm sẽ đóng vai là một gia đình, mỗi học sinh là một thành viên trong gia đình đó Các nhóm sẽ chia sẻ ý kiến và ý tưởng thông qua các cuộc thảo luận và đối thoại cùng nhau Cuối cùng các em sẽ tạo ra hành động của nhân vật phù hợp với câu chuyện của nhóm mình
Và các em sẽ giới thiệu tính cách của từng nhân vật thông qua sự hỗ trợ của giáo viên Và từ hình tượng độc lập, các em sẽ liên kết thành một nội dung chủ đề
VD: Bài 11 “Ngày hội quê em” (trang 42 Mỹ thuật 6 bộ sách Cánh Diều)
Lúc này tôi đã giới thiệu cho các em hiểu về sự đa dạng về văn hóa và môi trường như:
• Mỗi lễ hội sẽ có nhiều hoạt động vui chơi ý nghĩa giúp ôn lại những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng miền, địa phương nào đó tại Việt Nam
• Giới thiệu một bản đồ lớn về đất nước Việt Nam và nhiều bức tranh ảnh
Trang 8Như vậy thông qua vận dụng quy trình vào chủ đề, tôi luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, định hướng, truyền đạt đầy đủ thông tin, giúp các em chủ động trong quá trình học tập; biết giải quyết các vấn đề; thôi thúc các em tìm hiểu, sáng tạo và nhớ lại; kích thích các em dùng nhiều kĩ năng; toán, đọc, viết, thuyết trình và làm việc cùng nhau trong học tập môn Mĩ thuật cũng như hoạt động liên môn
Việc vận dụng phương pháp mới, cùng với sự nhiệt tình, sáng tạo của người thầy; thông qua hoạt động giáo dục tôi đã truyền đạt đầy đủ mục tiêu bài học, phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng, có phương pháp giảng dạy và học tập tương thích với nội dung bài học, thỏa mãn được niềm đam mê của người thầy trên bục giảng
và khơi dậy niềm hứng thú của học trò trong giờ học Kết quả đạt được cũng rất khả quan, thông qua sự hướng dẫn của người thầy các em đã biết chủ động khám phá, giao tiếp trao đổi, chia sẻ cùng nhau, đã kích thích được sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức Từ đó các em được trải nghiệm sáng tạo trên mọi hình thức, chất liệu, chủ đề bài học được sáng tỏ qua nhiều góc nhìn Và biểu đạt bản thân, hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm, tác phẩm
mĩ thuật
Trang 9* Giải pháp 3 : Xây dựng, tổ chức tốt dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức lớp học mà trong đó dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm
Dạy học theo nhóm cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích, đánh giá sản phẩm Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Qua đó giúp học sinh có cảm giác thoải mái, hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động học tập của mình
* Phân chia nhóm học sinh một cách khoa học, đảm bảo thành phần nhóm gồm những học sinh có năng lực, khả năng nhận thức khác nhau
Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của tiết học mà ta có nhiều cách chia nhóm, nhiều mô hình nhóm khác nhau Có thể chia nhóm hài, nhóm bốn (ở hoạt động tìm hiểu chủ đề, Vẽ cùng nhau); nhóm sáu, nhóm bảy hoặc nhóm tám (ở hoạt động Vẽ theo nhạc, Xây dựng cốt truyện)
Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc, năng lực cá nhân và mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm
- Không nên ép buộc các em phải hoàn toàn theo chủ ý sắp đặt của giáo viên vì như thế các em sẽ mất đi sự thoải mái, nhịp nhàng, sự thích thú trong các hoạt động của nhóm
- Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng
về năng lực, đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống
- Nếu là nhóm hai, nhóm bốn: Giáo viên có thể sắp xếp, phân chia nhóm theo vị trí các em đang ngồi để không mất thời gian di chuyển Vấn đề nhiều học sinh yếu hay nhiều học sinh giỏi trong cùng một nhóm sẽ ít khi xảy ra Vì đại đa
số giáo viên chủ nhiệm đều sắp xếp học sinh có học lực khác nhau ngồi xen kẽ
Trang 10quý giá cho bản thân Ngoài ra dạy học theo nhóm con giúp các em được thoải mái, hứng thú hơn, không bị áp lực trong hoạt động học tập
* Giải pháp 4: Trong cùng chủ đề luôn tạo sản phẩm mới mang tính sáng tạo
Trong chương trình Mĩ thuật mới được xây dựng và thực hiện dựa trên 7 quy trình Bảy quy trình này đều được xây dựng chung một cấu trúc và đều hướng tới mục tiêu lấy HS làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp HS có được các khả năng: Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh, khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác, hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực mỹ thuật, yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày
Những quy trình này được vận dụng, được điều chỉnh phù hợp với từng nội dung chủ đề để tạo ra những sản phẩm sáng tạo theo năng lực của từng cá nhân, từng nhóm
Ví dụ: Chủ đề “Kết nối bạn bè” (trang 3 Mỹ thuật 6 bộ sách Cánh Diều)
Với chủ đề này có thể vận dụng các quy trình khác nhau để các em tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều hình thức thể hiện khác nhau như: Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề, điêu khắc nghệ thuật
- Tạo hình không gian
- Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện
Đầu tiên tôi tạo hứng thú cho học sinh bằng cách cho các em tạo lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong hoạt động vui chơi, làm việc hoặc học tập của các bạn trong lớp Tạo ra các tình huống hài hước Sau đó cho học sinh quan sát và vẽ lại các dáng người để tạo ngân hàng hình ảnh Hoạt động này các em được quan sát và sử dụng tất cả các giác quan, cảm nhận và quan sát hoạt động
cơ thể, tỉ lệ, kích thước các bộ phận trên cơ thể
Khi đã tạo được ngân hàng hình ảnh, các nhóm sẽ dựa vào ngân hàng hình ảnh, nghiên cứu các hình vẽ trong ngân hàng hình ảnh có sẵn, học sinh suy nghĩ,
Trang 11cùng thảo luận về câu chuyện của nhóm Cả nhóm cùng suy nghĩ, phối hợp, và cùng nhau vẽ tranh để thể hiện nội dung câu chuyện Qua đó để định hướng, gợi
mở cho sự sáng tạo của các em tôi đặt các câu hỏi gợi mở như:
- Hình ảnh này thể hiện điều gì?
- Các em có thể tìm hình ảnh khác liên quan không?
- Mối quan hệ giữa những nhân vật trong hình ảnh là gì? (Gia đình, bạn bè, hay quan hệ khác )
- Các hoạt động trong tranh là hoạt động gì? Trong bối cảnh không gian nào?
Sau khi hoàn thiện các nhóm sẽ trưng bày, thuyết trình, chia sẻ bức tranh, nội dung câu chuyện Lúc này tôi đã phỏng vấn, khuyến khích các em đưa ra phản hồi, hội thoại với nhau về tác phẩm, tìm kiếm hình ảnh qua khung hình trên bức tranh màu sắc trừu tượng, đóng kịch, di chuyển vị trí nhân vật trong tranh, nhân cách hóa hình ảnh,