1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài suy nghĩ của sinh viên quản trị kinh doanh về thực trạng và giải pháp nâng cao hiểu quả thực hiện nghĩa vụ của sinh viên hiện nay

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Suy Nghĩ Của Sinh Viên Quản Trị Kinh Doanh Về Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiểu Quả Thực Hiện Nghĩa Vụ Của Sinh Viên Hiện Nay
Tác giả Trần Ngọc Diệp, Thi Thị Anh Đào, Trần Nguyễn Gia Hân, Võ Hoàng Khang, Lê Bảo Ngọc, Nguyễn Mai Trúc My, Nguyễn Thị Hà Quyên, Phạm Thế Quyền, Trần Hồ Anh Thơ, Hồ Thị Tình, Đỗ Ngọc Thảo Vy
Người hướng dẫn GVHD: Phạm Văn Luân
Trường học Trường Đại Học Công Thương TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 550,61 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp, sinh viên không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng và xã hội

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài: Suy nghĩ của sinh viên quản trị kinh doanh về thực trạng và giải pháp nâng

cao hiểu quả thực hiện nghĩa vụ của sinh viên hiện nay

GVHD: Phạm Văn Luân

SVTH: Nhóm 4

Trang 2

THÀNH VIÊN

Trần Ngọc Diệp 2041230112 Nội dung 1 100%

Trần Nguyễn Gia Hân 2023230121 Nội dung 3 70%

Võ Hoàng Khang 2041230150 Thuyết trình 2 100%

Lê Bảo Ngọc 2041230189 Thuyết trình 1 100% Nguyễn Mai Trúc My 2041230177 Nội dung 4 100% Nguyễn Thị Hà Quyên 2023230380 Ppt 2 70%

Đỗ Ngọc Thảo Vy 2041230289 Nội dung 3 100%

Trang 3

Table of Contents

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn: 3

I Chương I: Cơ Sở Lý Luận 3

II Thực trạng về QTKD: 3

CHƯƠNG 2: Thực trạng và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ sinh viên hiện nay 5

I Thực trạng: 5

2 Thực hiện nghĩa vụ của sinh viên 5

Chương 3: Giải Pháp 6

Chương 4: Kết luận 8

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp, sinh viên không chỉ cần có kiến thức

và kỹ năng chuyên môn mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng và xã hội Sinh viên khoa Quản trị kinh doanh có thể nghĩ rằng thực trạng hiện nay là họ không hiểu rõ ràng về nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập và sự nghiệp tương lai Họ có thể cảm thấy bị áp lực bởi các yêu cầu học tập và công việc, và họ không biết cách quản

lý thời gian và ưu tiên công việc một cách hiệu quả Để nâng cao hiểu quả thực hiện nghĩa vụ của sinh viên, các giải pháp có thể bao gồm cung cấp thêm hướng dẫn và tài nguyên cho sinh viên để giúp họ quản lý thời gian và ưu tiên công việc một cách hiệu quả, cung cấp thêm sự hỗ trợ và hướng dẫn từ giáo viên và nhân viên hỗ trợ, và tạo ra một môi trường học tập và làm việc tích cực và hỗ trợ

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn:

I Chương I: Cơ Sở Lý Luận

1.1 Tầm quan trọng

Tầm quan trọng của việc thực hiện nghĩa vụ sinh viên: Sinh viên Quản trị Kinh doanh thường nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện các kỹ năng, không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, để có thể thành công trong sự nghiệp sau này

Xác định rõ mục tiêu: Mỗi sinh viên cần xác định rõ mục tiêu học tập và nghề nghiệp của mình Điều này sẽ giúp chúng ta có động lực và định hướng rõ ràng trong quá trình học tập

Cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác: Sinh viên chuyên ngành này hiểu rõ tầm quan trọng của việc cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa Họ nhận thức được rằng, việc tham gia các hoạt động này không chỉ giúp họ rèn luyện

kỹ năng mà còn giúp họ mở rộng mối quan hệ và tích lũy kinh nghiệm

Tự học và khám phá: là một thành phần của việc học tập, là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt đến một mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại Sự nỗ lực của người học bao gồm cả tư duy, trí tuệ, động cơ tâm lí, thái độ tình cảm Nhưng chúng ta cũng không nên chỉ phụ thuộc vào kiến thức được giảng dạy trên lớp Chúng ta cần chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới thông qua sách báo, tài liệu trực tuyến, tham gia các khóa học ngắn hạn Xây dựng mối quan hệ: Mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô, các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội học hỏi và phát triển

II Thực trạng về QTKD:

-Thực trạng ngành quản trị kinh doanh rõ nhất là người học ra trường không đi đúng định hướng ban đầu Nguyên nhân chủ yếu là vì khi theo học ngành này, sinh viên, học viên được đào tạo khối lượng kiến thức tổng quan và đa ngành nhiều hơn Bởi quản trị kinh doanh là ngành học gồm nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau Do đó, người học khó có thể xác định mình phù hợp với chuyên môn nào hay không đủ kiến thức về chuyên môn mà mình thích

Trang 6

- Để khắc phục vấn đề này, sau khi học tổng quan về ngành quản trị kinh doanh, người học cần xác định chính xác mục tiêu Một số nghề nghiệp bạn có thể định hướng trong ngành quản trị kinh doanh: Nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên kế hoạch đầu tư, chuyên viên truyền thông, chuyên viên marketing…Ngoài ra còn nên học hỏi thêm ở những người doanh nghiệp hay một nhà quản trị để giúp bản thân trau dồi thêm nhiều kiến thức và nâng cao bản thân hơn

1 Tỷ lệ thất nghiệp của nghành QTKD:

- Nhiều cá nhân và nhiều chuyên gia đều cho rằng quản trị kinh doanh là ngành có

tỷ lệ thất nghiệp cao Thuộc ngành có mức độ cạnh tranh cao, số lượng sinh viên tốt nghiệp càng lúc càng nhiều nên nhu cầu tuyển dụng người lao động của doanh nghiệp không bao giờ thấp Một số doanh nghiệp còn đưa ra những yêu cầu khắt khe nhất để chọn được những ứng viên thích hợp với thương hiệu

- Nếu theo học quản trị kinh doanh với tâm thế chỉ cần một tấm bằng là xong thì chắc chắn bạn sẽ khó tìm được việc, dù đó chỉ là một công việc với mức lương bèo bọt nhất Không chủ động nâng cấp bản thân thì bạn luôn luôn có khả năng bị đào thải khỏi ngành quản trị kinh doanh

2 Lĩnh vực việc làm đa dạng:

Có thể nói, quản trị kinh doanh là một trong những ngành học có nhiều lĩnh vực nhất Dưới đây là năm lĩnh vực tổng quan nhất về quản trị kinh doanh để người học

Có thể đưa ra lựa chọn thích hợp khi tìm kiếm việc làm

Quản trị marketing: Làm phân tích, thực hiện và kiểm tra, lập kế hoạch tuyên truyền sản phẩm và kết nối khách hàng với doanh nghiệp

Quản trị thương mại điện tử: Công việc phụ trách gồm quản lý, thực hiện, giám sát giao dịch, mua bán bằng các ứng dụng trên mạng internet

Quản trị doanh nghiệp: Xây dựng hệ thống những quy tắc, quy định để điều hành, kiểm soát doanh nghiệp

Quản trị du lịch và khách sạn: Các công việc có thể tham khảo là quản lý nhân sự, setup phòng ốp, xử lý và chăm sóc khách hàng, thực hiện các kế hoạch truyền thông, quảng bá liên quan

Quản trị logistic: Thực hiện quá trình hoạch định, kiểm soát hiệu quả việc trung chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ

Trang 7

CHƯƠNG 2: Thực trạng và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ sinh viên hiện nay

I Thực trạng:

1.1 Trong học tập

Nhận thức: Phần lớn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn chưa xác định rõ mục tiêu học tập, dẫn đến việc học tập thiếu chủ động và không hiệu quả

Kỹ năng: Sinh viên ngày nay được trang bị nhiều kiến thức lý thuyết, nhưng kỹ năng thực hành, đặc biệt là kỹ năng mềm còn hạn chế Điều này gây khó khăn trong việc thích ứng với môi trường làm việc thực tế

Môi trường: Môi trường học tập và làm việc ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi sinh viên phải không ngừng học hỏi và nâng cao bản thân Tuy nhiên, không phải tất cả các trường đại học đều có cơ sở vật chất và chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu đó

Động lực: Thiếu động lực là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên không thể phát huy hết khả năng của mình Nhiều bạn cảm thấy chán nản, mất phương hướng và không tìm thấy niềm vui trong việc học tập

1.2 Trong xã hội

Thiếu hụt kỹ năng thực tế: Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn thiếu các kỹ năng thực tế, khó hòa nhập với môi trường làm việc

Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm: Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp hoặc làm việc không đúng chuyên ngành còn khá cao

Ý thức trách nhiệm xã hội chưa cao: Một số sinh viên chưa có ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình đối với xã hội

Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động xã hội không chỉ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng mà còn giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và xã hội 1.3 Cách thực hiện

Học tập tốt: Đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của sinh viên

Tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội: Tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện, phong trào

Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng

Tích cực tham gia các hoạt động khoa học, nghiên cứu: Đề xuất, thực hiện các đề tài nghiên cứu, tham gia các hội thảo khoa học

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ: Giúp đỡ bạn bè, thầy cô, những người có hoàn cảnh khó khăn

2 Thực hiện nghĩa vụ của sinh viên

2.1 Tầm quan trọng

Tầm quan trọng của việc thực hiện nghĩa vụ sinh viên: Sinh viên Quản trị Kinh doanh thường nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện các kỹ năng, không chỉ

Trang 8

kiến thức chuyên môn mà còn kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, để có thể thành công trong sự nghiệp sau này

Xác định rõ mục tiêu: Mỗi sinh viên cần xác định rõ mục tiêu học tập và nghề nghiệp của mình Điều này sẽ giúp chúng ta có động lực và định hướng rõ ràng trong quá trình học tập

Cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác: Sinh viên chuyên ngành này hiểu rõ tầm quan trọng của việc cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa Họ nhận thức được rằng, việc tham gia các hoạt động này không chỉ giúp họ rèn luyện kỹ năng mà còn giúp họ mở rộng mối quan hệ và tích lũy kinh nghiệm

Tự học và khám phá: Không nên chỉ phụ thuộc vào kiến thức được giảng dạy trên lớp Chúng ta cần chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới thông qua sách báo, tài liệu trực tuyến, tham gia các khóa học ngắn hạn

Xây dựng mối quan hệ: Mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô, các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội học hỏi và phát triển

Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động xã hội không chỉ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng mà còn giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và xã hội

Chương 3: Giải Pháp

Giải pháp

Kết quả phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến ý thức học tập bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan Trong đó, các yếu

tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao đến thấp là: bản thân sinh viên, bạn bè, xã hội, giảng viên, gia đình, nhà trường Yếu tố bản thân sinh viên là yếu tố giữ vai trò ảnh hưởng cao nhất đến ý thức học tập của bản thân sinh viên Trong môi trường đại học, ý thức học tập của sinh viên vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố bạn bè và xã hội Những yếu tố: giảng viên, gia đình và nhà trường cùng có mức tác động khá hạn chế lên ý thức học tập của sinh viên Mặc dù kết quả theo sự tự đánh giá của sinh viên ở yếu tố nhà trường, giảng viên và gia đình là chưa cao nhưng đây vẫn là ba lực lượng nòng cốt nắm vai trò chủ đạo trong việc là tác nhân tác động lên ý thức học tập cho sinh viên

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, các biện pháp tác động được chia thành các nhóm liên quan đến tổ chức quản lý của nhà trường, hoạt động mang tính giáo dục, giảng viên, gia đình và bản thân sinh viên

(1) Giải pháp tác động từ phía nhà trường

Nhà trường nên chú ý đến việc nâng cao mặt nhận thức của sinh viên về các vấn đề liên quan đến nhà trường Ðặc biệt, nên chú trọng đến việc tuyên truyền các nội dung về tầm nhìn, sứ mệnh của trường, chú ý đến nội dung và cách truyền tải nội dung một cách hiệu quả Nhà trường có thể tác động đến mặt nhận thức học tập của sinh viên bằng cách nâng

Trang 9

cao ý thức cho sinh viên, giảng viên về tầm nhìn, sứ mệnh của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thông qua kênh truyền thông

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chuyên viên và cán bộ quản lý, cần tuyển chọn

và chắt lọc đội ngũ giảng viên vững về kiến thức, chắc về phương pháp giảng dạy Ðặc biệt, nhà trường phải chú trọng kỹ năng giao tiếp sư phạm của cán bộ, giảng viên với sinh viên Ngoài ra, nhà trường cần mở những lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giảng viên, tích cực tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao khả năng giảng dạy bằng cách khuyến khích, hỗ trợ giảng viên học nghiên cứu sinh, nghiên cứu khoa học, tăng cường các hoạt động sinh hoạt trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng và phát động phong trào thi đua Tổ chức lịch học, công tác hỗ trợ sinh viên, thiết bị dạy học

(2) Giải pháp tác động từ phía giảng viên

Về phía giảng viên, cần giúp sinh viên tự xác định được mục tiêu, động cơ học tập của bản than, giúp sinh viên bồi đắp kỹ năng tạo hứng thú trong học tập Bằng việc xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, hạnh phúc và tổ chức hoạt động lồng gh}p phù hợp, giảng viên sẽ tạo được động cơ, nguồn hứng thú tích cực cho sinh viên Từ đó, sinh viên

có tâm thế thoải mái và hạnh phúc khi học tập tại trường

(3) Giải pháp tác động từ phía gia đình và xã hội

Cha m~ cần nêu gương, khuyến khích và phát huy tính tích cực học tập của sinh viên Những hiện tượng sinh viên sống xa gia đình, lười học, bỏ học, sa đà vào tệ nạn xã hội, lựa chọn các xu

hướng lối sống tiêu cực, như: buông thả bản thân, nghiện game online, ích kỷ, thờ ơ vô cảm, hành xử bạo lực đều là do thiếu sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình Gia đình cần quan tâm sát sao, tôn trọng năng lực, sở thích của con, để cho con tự tìm hiểu các ngành nghề và lựa chọn ngành nghề mà bản thân sinh viên thích và muốn học Bên cạnh đó, gia đình cũng nên động viên, khuyến khích, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất

có thể về vật chất lẫn tinh thần để sinh viên không bị áp lực thành tích học tập hay phải lo lắng những vấn đề khác ngoài việc học Các bậc cha m~ dù ở đâu, công việc bận đến mấy cũng nên dành khoảng thời gian nhất định để quan tâm, hỏi han con em mình để nắm bắt tâm lý, tình cảm, nhận thức của con và có những uốn nắn, chỉ bảo kịp thời

Cơ quan truyền thông tuyên truyền về lợi ích của việc học tập rộng rãi và liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng Cần tuyên dương các tấm gương học tốt, vượt khó trong học tập Các cơ quan quản lý chất lượng giáo dục cần rà soát, kiểm tra về tính hiệu quả của các chương trình đào tạo, các lớp học trực tuyến Cần có những biện pháp ngăn chặn việc học để có tấm bằng, đến lớp chỉ để điểm danh Các chính sách xã hội luôn quan tâm, khuyến học, khuyến tài bằng cách cấp học bổng khuyến học, vay vốn học tập dài hạn

(4) Giải pháp tác động từ phía bản thân sinh viên

Thành công của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của người đó Vì thế, xác định một thái độ học tập đúng đắn, tích cực sẽ có tác động quan trọng đến kết quả học tập của mỗi cá nhân sinh viên Và khi bản thân mỗi sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc học, không chỉ là các môn học để thi mà còn gồm cả học những kỹ năng trong cuộc

Trang 10

sống bạn sẽ thấy rằng bản thân còn rất nhiều điều cần học, bởi nếu lười biếng thì bản thân người đó sẽ bị thụt lùi lại phía sau Một thái độ tích cực khi học tập là rất cần thiết Khi bản thân sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc tự học và nghiên cứu thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất

Chương 4: Kết luận

1 Tăng cường đối thoại và hợp tác: Các cơ sở giáo dục, tổ chức xã hội và chính quyền

cần xây dựng các kênh đối thoại mở và hợp tác để hiểu rõ hơn về nhu cầu và thách thức của sinh viên Điều này giúp điều chỉnh các chính sách và chương trình hỗ trợ sao cho phù hợp và hiệu quả hơn

2 Xây dựng môi trường học tập và làm việc tích cực: Tạo ra một môi trường học tập

và làm việc tích cực, thân thiện và khuyến khích sự sáng tạo sẽ giúp sinh viên phát triển toàn diện Môi trường này cần bao gồm các cơ hội thực tập, nghiên cứu và các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội

3 Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập: Các phương pháp giảng dạy hiện đại

cần được áp dụng để nâng cao khả năng tiếp thu và thực hành của sinh viên Việc kết hợp

lý thuyết với thực tiễn, qua các dự án thực tế và tình huống mô phỏng, có thể giúp sinh viên hiểu rõ hơn và thực hiện nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả hơn

4 Phát triển hệ thống hỗ trợ và tư vấn: Một hệ thống hỗ trợ và tư vấn hiệu quả sẽ giúp

sinh viên giải quyết các vấn đề cá nhân và học tập liên quan đến nghĩa vụ Các dịch vụ tư vấn tâm lý, hướng nghiệp và hỗ trợ pháp lý là cần thiết để đảm bảo sinh viên có thể thực hiện nghĩa vụ một cách tốt nhất

5 Đánh giá và cải tiến liên tục: Cần thực hiện các đánh giá định kỳ về hiệu quả thực

hiện nghĩa vụ của sinh viên và từ đó điều chỉnh các chính sách, chương trình đào tạo, và các hoạt động hỗ trợ Sự phản hồi từ sinh viên và các bên liên quan là rất quan trọng để đảm bảo rằng các giải pháp được thực hiện là hiệu quả và phù hợp

6 Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan: Sự tham gia của gia đình, cộng

đồng và các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ và động viên sinh viên thực hiện nghĩa vụ cũng là yếu tố quan trọng Các chương trình hợp tác giữa trường học và cộng đồng có thể giúp tạo ra một mạng lưới hỗ trợ rộng lớn và đa dạng

7 Xây dựng văn hóa trách nhiệm và đóng góp: Xây dựng một văn hóa trách nhiệm và

đóng góp trong môi trường học tập và xã hội sẽ khuyến khích sinh viên không chỉ thực hiện nghĩa vụ mà còn chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w