Các hàm ý chính sách hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại tỉnhNinh Thuận được đề xuất gồm: Duy trì và nâng cao chất lượng môi trường trong pháttriển du lịch; Cải thiện yếu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
RRR
LE NGOC VINH
PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN
PHAT TRIEN DU LICH BEN VUNG TAI
TINH NINH THUAN
DE AN TOT NGHIEP THAC SY QUAN LY KINH TE
Thành phố Hồ Chi Minh, thang 04/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
RRKKKRRERE
LE NGOC VINH
PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN
PHAT TRIEN DU LICH BEN VUNG TAI
TINH NINH THUAN
Chuyên ngành: Quan lý kinh tế
Trang 3PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN
PHAT TRIEN DU LICH BEN VUNG TAI
TINH NINH THUAN
LE NGỌC VINH
Hội đồng cham dé án tot nghiệp:
1 Chủ tịch: TS HOÀNG HÀ ANH
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
2 Thư ký: PGS.TS NGUYEN HỮU DŨNG
Trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
5 Uy viên: TS LÊ CÔNG TRU
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là LÊ NGỌC VINH, sinh ngày 04 thang 8 năm 1984, tai Phường DaoLong, thành phố Phan Rang — Tháp Chàm, tinh Ninh Thuận
Tốt nghiệp phỏ thông trung học tại Trường trung học phố thông Chu Văn An,
tỉnh Ninh Thuận năm 2002.
Tốt nghiệp Đại học ngành Kế toán, Trường Đại học Công nghệ - Thông tin
- Từ năm 2014 đến 2017: Công tác tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
- Từ năm 2017 - 2019: Công tác tại Tòa án nhân dân huyện Thuận Nam, tỉnh
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các sô liệu, ket qua
nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat
kỳ công trình nào khác.
Tác giả đề án
LÊ NGỌC VINH
11
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án thạc sĩ, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng to lớn từ cơ sở dao tạo, cơ quan công tác, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- TS Hồ Ngọc Phương và TS Lê Quang Thông, người trực tiếp hướng dẫnkhoa học đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu
này.
- Quý thầy, cô và cán bộ quản lý ở Khoa kinh tế, phòng Sau Đại học, TrườngĐại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thờigian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
- Đặc biệt, gia đình đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên
Trang 7Nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vữngtại tỉnh Ninh Thuận và được sắp theo mức độ giảm dần như sau: Nhân tổ Yếu tố môitrường (MT) có mức tác động lớn nhất với hệ số B = 0,332; Nhân tố Yếu tổ xã hội
(XH) có mức tác động lớn thứ hai với hệ số B = 0,305; Nhân tố Sản phẩm du lịch và
dịch vụ (DV) có mức tác động lớn thứ ba với hệ số B = 0,233; Nhân tố Yếu tô kinh
tế (KT) có mức tác động lớn thứ tư với hệ s6 B = 0,194; Nhân tố Cơ sở hạ tầng cho
du lịch (HT) có mức tác động lớn thứ năm với hệ số B = 0,174; Nhân tố Tài nguyên(TN) có mức tác động yêu nhất với hệ số B = 0,169
Các hàm ý chính sách hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại tỉnhNinh Thuận được đề xuất gồm: Duy trì và nâng cao chất lượng môi trường trong pháttriển du lịch; Cải thiện yếu tố xã hội trong phát triển đu lịch; Nâng cao chất lượng sảnphẩm du lịch và dich vụ; Nâng cao hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch; Hoan
thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; Duy trì, bảo vệ tài nguyên phục vụ du
lịch.
Trang 8The study "Analysis of factors affecting sustainable tourism development in
Ninh Thuan province" was conducted at the Ninh Thuan province inspection from
July 2023 to January 2024 The study aimed to analyze the factors affecting
sustainable tourism development in Ninh Thuan province, from there, propose policy
implications towards the goal of sustainable tourism development in Ninh Thuan
province The project uses secondary and primary data collection methods with a
survey sample of 165 experts Survey data is synthesized and processed using
SPSS.20 software Through research, the following results were obtained:
The study shows that there are 6 factors affecting sustainable tourism
development in Ninh Thuan province and are arranged in descending order as
follows: Factor Environmental factors (MT) have the greatest impact with the
coefficient B = 0,332; The Social factor has the second largest impact with coefficient
B =0,305; The factor Tourism products and services (DV) has the third largest impact
with coefficient B = 0,233; The Economic factor (KT) has the fourth largest impact
with coefficient j = 0,194; The factor Tourism infrastructure (HT) has the fifth largest
impact with coefficient B = 0,174; The Natural Resources factor (TN) has the weakest
impact with coefficient B = 0,169.
The proposed policy implications towards the goal of sustainable tourism
development in Ninh Thuan province include: Maintaining and improving
environmental quality in tourism development; Improve social factors in tourism
development; Improve the quality of tourism products and services; Improve
economic efficiency in tourism development; Complete infrastructure to serve
tourism development; Maintain and protect resources for tourism.
vi
Trang 9MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Ty HO Cat i Att saccossscvens acces caxzxeansmousnsencrmeacnemerent mamas eater mere mRNA 1
LO1 Cam GOaM 017 11
IE Hi AANA src a tt a Sl Se eS Sse dcp Se Sean eels StS ease iv
MG THẾ ca nngnnng ng Hoö L,8581412NGöĩG u33 4ã303/€ESRồSSNGS8SHSSGSS8341SSSRASSÀAG0iSSXASGSSGAGSSH3RSRSSISQAS4S34E30538808818 Vil
Danh 01013 0 1X
Dari ste hee ae HIHNössngssiissssoilitstgltsddgtgsq2Sa380SBIS)80SSSEISMIRIQISIEIRSIGARiSi2Qggintrantitassaaasl x
REF TEN ssc cee si set ei ite cm eves 1Chương 1 TÔNG IN sa ec pscrtcannsntnodis iinecom anaemic monrisbig 41.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan - 2 22©2222++2E222£+2E2£+zzzzzzzzz+2 4
1.1.1 Các nghiên cứu nước TIBOải - - + + 2+ 2+ x22 2x HH HH ri, 4
LJ Caenghién ettu TTOTBTHƯỚC size sonceiscgitd0sg505000.0885639905601338636/501406:86.44380038.40S8" 5
1.1.3 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây -: 2- 2z ©sz22s+2sz+zzzz+2 71.3 Tổng trian về tỉnh Ninh Thuận can 2 3211110212 001218.3462ccxx, 10
l2: V1 AEE LY scsscencosssmnumamnncecemnenssonaw anaes usenet 10
1.2.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch -2¿©22¿22++22++22+2E+£Extzrxerrxrrrrrrrree 13Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15
Dds CƠ SỬ lý TƯ ences ow ases eure EO 15
2„L 1„cH41-ñ1C8.TDU.H|GÍÍ: se vincent eioneivntenenmi nin Constr nnn eifeionit 15
2.1.2 Các loại hình du Lich - - - 2 222221322218 3222 8132281122111 1121 1221 ezzre 15
2.1.3 Khái niệm Phát triển du lịch bền vững s22 20222 16
2.2, Phương pháp nghien êhissszesssesesirstseigit5L00040140046G651586G150360040400435E73338 17
2.2.1 Thiét ké j0 ð nh d H iF
2.2.2 9u oi s06 2015:0u 0 23
Vii
Trang 10Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2- 2¿222+22+2222EE22E222E222222zcze 293.1 Đánh giá thực trạng phát triển du lich tại tinh Ninh Thuận - 293.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại tinh
Noam THUD 01 1 4 34
3.2.1 Thống kê đặc trưng mẫu điều tra 22 2¿27+22++2E+z+Ex+zxrrrxrrrree 343.2.2 Đánh giá của đối tượng khảo sát về các nhân tố anh hưởng đến phát
triển du lịch bền vững tại tinh Ninh Thuận - 5- 55+ 5+s>+sx>+essses+ 35
3.2.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến phát triển du lịch bền vững tại
51801.189.017 36
3.3 Đề xuất hàm ý chính sách hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững
teat Cin NHHH THUẬN scsessseeoseesosieascbiesbugitdEi004383580304031.k8800001088.394G830S90543030:335.g/ 388 45
3.3.1 Duy trì và nâng cao chất lượng môi trường trong phát triển du lịch 453.3.2 Cải thiện yêu tố xã hội trong phát triển du lịch -22- 2 2z55zz55+2 45
3.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch va dich vụ . -<<52 46
3.3.4 Nâng cao hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch -. -22-225522 463.3.5 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 2 2-2: 47
3.3.6 Duy trì, bảo vệ tài nguyên phục vụ du lịch -++ +++x+sce+eceeeexs 48
KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ -©2- S2S22E92E22E2122112112112121121121121221 2 49TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 +s‡SE£E2E£EE£EE2EEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E.EEExcey 50
Vill
Trang 11DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANG
Bang 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tải -22- 52552 8Bảng 2.1 Kỳ vọng dau oo ccc cccecccscssesssssesssssssesssesssesssesssesssessessssesseessessseesseesseesees 20
Bang 2.2 Thang do nehién eis accsssnrnssamconsmnaasmaniamsmmnsanienuemaremet 20
Bang 2.3 Phan bố mẫu khảo sat cece cscs essesssessessessessessessesseesessnesseeseesseeses 35Bảng 3.1 Số lượng và cơ cau khách du lịch tinh Ninh Thuận giai đoạn 2018 -
DD onsaxSizi206EEố2002RV22EigTSsiEaLÿiclidsfiifetifuStozdtsgEastiBsEoSaZsriegEuisoazxiftfidsv2tiiggcicbos2slgBs8/SiasE.i 29
Bảng 3.2 Thu hút du khách nội địa tỉnh Ninh Thuận so với tỉnh Khánh Hòa,
Bình Thuận giai đoan/2018.— 2022 se ssssseesaeS6501114053080040380320.0012100310 68 31
Bảng 3.3 Thống kê đặc trưng mẫu điều tra -©22©222222222E22E2Ezzzzzce2 34Bảng 3.4 Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach-alpha các biến độc lập 37Bang 3.5 Kết qua phân tích Cronbach-alpha nhân tố Phát triển du lịch bền
vững tại tỉnh Ninh Thuận (BỀV) - 2-5 2- 22c srsreirsrrrrrrrrrrreecee 8
Bảng 3.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA -2 -2255255522 39Bảng 3.7 Ma trận xoay các nhân 6 222 ©222222E22E2E2E22E222223222222222222xe 40Bang 3.8 Kết qua phân tích hồi quy đa biến của mô hình - 2-5 41
1X
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 1.1 Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Thuận - 2 2 5S2S22££2E£E£2E£2E2£22Ezzxzzxzzz 11Hình 2.1: (tuy trình neti) GU srssessesisunscnsescpsnsissaicneuennauasnenndsensaansusacnesaausesmenaneannenase 17
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứỨu - 5 2222 S3 3E E1 1 1n n1 HH rệt 18
Hình 3.1 Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Thuận 2-2 S2 +S£2E£E££E£E£EzEzzzzse2 42
Trang 13MO DAU
Dat van dé
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế có sự phát triển mạnh nhấttrên thế giới với tiềm năng và những đóng góp to lớn trên nhiều phương diện của nó
Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng ngân sách, góp phần mạnh mẽ cho phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia, khu vực, địa phương, xóa đói giảm nghèo, thúc đây phát triểnvăn hóa, xã hội Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đốivới môi trường, xã hội và cả nên kinh tế Yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia, các nềnkinh tế trên thế giới là nghiên cứu đề có thể hướng đến sự phát triển bền vững du lịch,đạt hiệu quả trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường Chính vìvậy, phát triển bền vững du lịch là hướng đi đúng đắn của ngành Du lịch trong giai
đoạn hiện nay.
Phát triển bền vững du lịch là khi đảm bảo sự phát triển của 3 thành phần cơbản: Môi trường bền vững, Xã hội bền vững và Kinh tế bền vững Dé đánh giá tinhbiền vững của du lịch, cần sử dụng các tiêu chí đánh giá là phương pháp đúng đắn và
hiệu quả nhất Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chí thống nhất dé
đánh giá về phát triển bền vững du lịch; cũng chưa có bộ tiêu chí nào đề ra đầy đủcác gia tri cụ thể cần đạt được trong mỗi nhóm tiêu chí Các bộ tiêu chí đã được công
bé có ưu điểm là đề cập toan diện các mặt hoạt động của du lịch bền vững, nhưng cótrở ngại lớn trong áp dụng vì có quá nhiều chỉ tiêu, trong khi đó khả năng đo lường
và đánh giá của các tiêu chí rất khó xác định Đặc biệt, chưa có một bộ tiêu chí nàophù hợp dé đánh giá phát triển bền vững du lịch tại các cấp địa phương Do đó, bàinghiên cứu đã đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch có thé ápdụng và khả thi hơn trong điều kiện thực tế của các địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch Trongnhững năm gần đây, ngành du lịch Ninh Thuận tập trung đầu tư và có nhiều khởi sắc,lượng du khách đến Ninh Thuận ngày càng gia tăng Năm 2022, ngành du lịch đónggóp 893 tỷ đồng tương đương 4,75% GDP của toàn tỉnh Lượng du khách nội địa đến
Trang 14Ninh Thuận năm 2022 đạt gần 2,25 triệu Tuy nhiên, lượng du khách nội địa của các
điểm đến du lịch Ninh Thuận còn thấp hơn so với các điểm đến du lịch tại các tỉnhlân cận như Bình Thuận và Khánh Hoà lần lượt với lượng du khách nội địa là 3,26triệu du khách và 5,64 triệu du khách Bên cạnh đó, phát triển du lịch chưa đáp ứngđược mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo yếu tố kinh tế, tạo nguồn thu và việc làmcho người dân cùng với việc đảm bảo vấn đề xã hội, môi trường Do đó, cần nghiêncứu phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận,
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tô ảnh
hướng đến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận” được chọn và thực
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận;
- Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh
Thuận;
- Đề xuất hàm ý chính sách hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững
tại tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển dulịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận
- Đối tượng khảo sát: cán bộ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận; các lãnh đạo doanh nghiệp
du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Trang 15Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại tinh Ninh Thuận.
- Phạm vi thời gian: Số liệu liên quan đề tài nghiên cứu được thu thập từ năm
2018 đến 2022
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại tỉnh NinhThuận.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở thực tiễn, là tài liệu giúp cho tỉnh NinhThuận có kế hoạch thực hiện các công việc cụ thể hướng đến mục tiêu phát triển dulịch bền vững
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trinh bày cụ thé những nội dung cần nghiên cứu và các phương pháp tiến hành
để đạt được mục tiêu nghiên cứu Chương này trình bày về cơ sở lý luận, lựa chọn
chỉ tiêu phân tích và các phương pháp phân tích.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này thực hiện phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững tại tỉnhNinh Thuận; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại tinhNinh Thuận; Đề xuất hàm ý chính sách hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền
vững tại tỉnh Ninh Thuận.
Kết luận và kiến nghị
Trình bày tổng quát kết quả đạt được từ các mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một
số hàm ý chính sách hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại Ninh Thuận
Phần kiến nghị, đề tài kiến nghị cơ quan chức năng thực hiện giải pháp quantrọng nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững tinh Ninh Thuận
Trang 16Chương 1
TỎNG QUAN
1.1 Tống quan các nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Jahan va Rahman (2016) đã xác định các yếu tố chính ảnhhưởng đến du lịch bền vững ở Bangladesh Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tiềmnăng của Bangladesh trong việc trở thành một trong những điểm đến du lịch bền vữnglớn của thế giới Bangladesh - vùng đất của những vẻ đẹp tự nhiên độc đáo nhưSundarbans, Cox's Bazar, Sylhet, Hill Tracts - là một quốc gia nằm ở đỉnh của VịnhBengal và có chung biên giới với An Độ và Myanmar Các tác giả đã thu thập dir liệuthông qua khảo sát 329 khách du lịch trong nước và quốc tế đã đến thăm bat kỳ điểm
du lịch nào của Bangladesh ít nhất một lần Phương pháp thống kê mô tả, kiểm địnhCronbach’s Alpha được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả cho thấy có 8 nhân tốchính tác động đến du lịch bền vững ở Bangladesh: (1) Chi phí hàng hoá, (2) Điềukiện của các dịch vụ hỗ trợ, (3) Chất lượng dịch vụ, (4) Tác động của du lịch bền
vững, (5) Sự tham gia của người dân địa phương và cơ quan có liên quan, (6) Mức
độ trách nhiệm, (7) Tài nguyên và Môi trường và (8) Kiến thức và sự thận trọng củakhách du lịch Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khả thi dé loại bỏ những trở ngạinhằm phát triển Bangladesh thành một điểm đến du lịch bền vững
Nghiên cứu của Choknitikavin và cs (2019) đã xác định các yếu tố chính ảnhhưởng đến du lịch bền vững ở tỉnh Ayutthaya, Thái Lan Nghiên cứu khảo sát 150 dukhách trong nước và quốc tế tham quan tại các địa điểm du lịch tại tỉnh Ayutthaya.Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha và mô hình cấu trúc tuyếntính SEM được sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tô (1) Chínhsách du lịch, (2) Chính sách và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và (3) Chất
Trang 17lượng dịch vụ của các nhà cung cấp có ảnh hưởng đến du lịch bền vững ở tỉnhAyutthaya Qua đó, tác gia đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phát triển du lịchbền vững tại địa phương.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Vương Khánh Tuấn và Premkumar Rajagopal (2019) đã phân tích các yếu tốảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch đối với Việt Nam trong thời đại mới.Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính dé nghiên cứu các yếu tô ảnhhưởng như môi trường, xã hội, kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịchcủa Việt Nam trong thời dai mới Tác gia đã lấy ý kiến của 90 chuyên gia dé thảoluận và trình bày thang đo dé đo lường các yếu tô trên Các phương pháp định lượngkiêm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quytuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố môitrường, xã hội, kinh tế có ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch đối với Việt
Nam.
Mai Anh Vũ va cs (2020) cũng đã phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến pháttriển bền vững du lịch tại Việt Nam Nghiên cứu đã khảo sát 329 cán bộ, chuyên gia
có liên quan tại các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch Phương
pháp mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần PLS-SEM với phần mềm
SPSS và SmartPLS-SEM được sử dụng trong nghiên cứu nghiên cứu cho thấy có 7
yếu tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam Trong đó, (1) Sự thamgia xã hội có tác động mạnh nhất đến phát triển du lịch bền vững, tiếp theo là (2)Năng lực quản lý nhà nước, (3) Chất lượng dịch vụ du lịch, (4) Chất lượng nguồnnhân lực du lịch, (5) Phát triển cơ sở hạ tầng, (6) Cơ sở vật chất du lịch và (7) Tài
nguyên du lịch.
Nghiên cứu của Trương Trí Thông (2020) đã xác định các nhân tô ảnh hưởngđến phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch ở thành phố Hà Tiên, tỉnh KiênGiang Tac giả đã khảo sát 150 du khách nội dia đang thực hiện chuyến du lịch tạicác điểm du lịch ở thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Các phương pháp thông kê
mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám pha (EFA) và phân tích
Trang 18hồi quy tuyến tinh đa biến được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả cho thay có 08nhân tố anh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch ở thànhphố Hà Tiên: (1) Thé chế chính sách, (2) An toàn và an ninh, (3) Môi trường, đường
sa và cơ sở lưu trú, (4) Văn hoa, (5) Con người, (6) Kinh tế, (7) Cơ sở hạ tầng và vậtchất kỹ thuật và (8) Dịch vụ giải trí và bãi đậu xe Từ đó, một số giải pháp được tácgiả đề xuất nhằm thúc day sự phát triển du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu
Vũ Văn Đông và cộng sự (2020) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển du lịch bền vững ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ kếtquả khảo sát 550 du khách trong và ngoài nước đến thăm Bà Rịa-Vũng Tàu Với sựtrợ giúp của phần mềm thống kê SPSS20 Các phương pháp được sử dụng bao gồmphân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tô khám phá và phân tích hồi quy Có 12
nhóm nhân té anh hưởng đến phát triển bền vững được xác định bao gồm: kinh tế, xã
hội, môi trường, tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên, nguồn nhânlực du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch, chất lượng du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vậtchất kỹ thuật, quản lý chính quyền và nhóm tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bềnvững Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tô ảnh hưởng đáng kế đến pháttriển du lịch bền vững tại Bà Rịa-Vũng Tàu Đó là các nhóm yếu tố: Xã hội, Môitrường, Sản pham dich vu du lịch và Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nguyễn Vương (2021) đã nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển dulịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long Các phương pháp được sử dung baogồm phân tích thông kê mô ta, phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tốkhám phá và phân tích nhân tố khang định và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
Dữ liệu được thu thập từ khảo sát 689 đối tượng nghiên cứu là các bên liên quan trongphát triển du lịch Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 nhóm nhân tố phát triển du lịchbền vững vùng ĐBSCL theo thứ tự ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Môi trường: (2)
Cơ sở vật chất — kỹ thuật du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng — kỹ thuật; (4) Kinh tế; (5) Biếnđổi khí hậu; (6) Các bên liên quan; (7) An ninh và An toàn; (8) Chính sách và (9) Văn
hóa — Xã hội.
Trang 19Nguyễn Phước Hoàng (2022) đã nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến pháttriển du lich sinh thái bền vững tại tỉnh Cà Mau Tác gia đã dựa trên 03 bộ tiêu chí déđánh giá và xây dựng thang đo lường về phát triển bền vững: (1) Bộ tiêu chi phattriển bền vững đã được Dow Jones công bố năm 1999; (2) Bộ tiêu chí của tổ chứcSáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI, 2012) và Bộ tiêu chí trách nhiệm xã hội doanhnghiệp (CSR) Nghiên cứu đã khảo sát 497 đối tượng, gồm các nhà quản lý, chuyêngia, du khách am hiểu về du lịch sinh thái bền vững tại 04 khu du lịch trên địa bàntỉnh Cà Mau (Khu du lịch biển Khai Long, khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn quốc gia
U Minh hạ, khu du lịch Đất Mũi) Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm địnhCronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khang định(CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng trong nghiêncứu Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 08 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dulịch sinh thái bền vững gồm: tài nguyên con người; tài nguyên kinh tế, tài nguyên môitrường; cơ sở vật chất; tài nguyên văn hóa - xã hội; chính sách quản lý du lịch; liên
vùng du lịch; tài nguyên thiên nhiên.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Chí Hải (2022) đã xem xétcác yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở tỉnh An Giang Các phươngpháp được sử dụng bao gồm phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá
và phân tích hồi quy Nghiên cứu khảo sát 650 khách du lịch trong và ngoài nước đến
An Giang Phần mềm SPSS 20, AMOS 24 dùng đề phân tích, đánh giá thang đo, kiểmtra các giả thuyết Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sáu yêu tố ảnh hưởng đến pháttriển du lịch bền vững ở tinh An Giang, Việt Nam, bao gồm (1) Yếu tố kinh tế, (2)Yếu tổ xã hội, (3) Yếu tổ môi trường, (4) Tài nguyên du lịch, (5) Sản phẩm và dich
vụ du lịch và (6) Cơ sở hạ tầng Qua đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp duy trì vànâng cao sự phát triển du lịch bền vững ở tỉnh An Giang
1.1.3 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây
Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến phát triển
du lịch bền vững được tông hợp theo bảng 1.1:
Trang 20Bảng 1.1 Tông hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài
STT Tác giả- Nghiêncứu Phương pháp Yếu tố tác động
(1) Chi phí hàng hoá, (2) Điều
| A ad ‘am (7) Tài
Biugludsft (6) Múc độ trách nhiệm, (7) Tai
nguyên và Môi trường và (8)
lịch đối với Việt Nam
trong thời đại mới
trúc phương
Tài nguyên du lich.
(1) Thé chế chính sách, (2) An
toàn và an ninh, (3) Môi trường,
đường sá và cơ sở lưu trú, (4)
Trang 21STT Tác giả - Nghiên cứu Phương pháp Yếu tố tac động
trí và bãi đậu xe.
Xã hội, Môi trường, Sản phâmdịch vụ du lịch và Cơ sở vật chất
(1) Môi trường; (2) Cơ sở vật
Nguyễn Phước Hoàng
SEM
Tài nguyên con người; tài
nguyên kinh tế, tài nguyên môitrường; cơ sở vật chất; tài
nguyên văn hóa - xã hội; chính
sách quản lý du lịch; liên vùng
du lịch; tài nguyên thiên nhiên.
Nguyễn Thị Kim Ngân
và Nguyễn Chí Hải
(2022) - Các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển du
lịch bền vững ở tỉnh An
Giang, Việt Nam
Phan tich nhan
tố khám phaEFA và hồi quytuyến tính đabiến
Kinh tế, xã hội, môi trường, tàinguyên du lịch, sản phẩm vàdịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)Qua nghiên cứu cho thấy các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch bềnvững có thé được kế thừa từ các nghiên trước đây như: Yếu tô kinh tế, Yếu tố xã hội,
Trang 22Yếu tô môi trường, Tài nguyên thiên nhiên, Sản phẩm du lịch và dich vụ và Cơ sở hạtầng cho du lịch.
Vậy, các nhân tố mà các nghiên cứu trước đây đã thực hiện là căn cứ quantrọng dé dé tài kế thừa trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, quanghiên cứu cho thay hầu hết các nghiên cứu trước đây sử dụng phân tích nhân tốkhám phá EFA và phương pháp phân tích hồi quy tuyến tinh đa biến dé phân tích dữ
liệu khảo sát.
1.2 Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận
1.2.1 Vị trí địa lý
Ninh Thuận là tỉnh duyên hai Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 3.360 Km? gom
6 huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Bắc ái, Thuận Bắc, Thuận Nam va 01thành phố Phan Rang - Tháp Cham, dân số toàn tinh gần 600 ngàn người Nằm trêngiao điểm của các trục giao thông quốc gia, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km vềphía nam, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 50 km và thành phố Nha Trang 105 km vềphía bắc, cách thành phố Đà Lat 110 km về phía tây, và cách thành phố Phan Thiết
150 km về phía nam Phía đông có bờ biển dải 105 km (UBND tỉnh Ninh Thuận,
so với cả nước, cùng với nhiều gió và nắng, độ âm thấp nên Ninh Thuận được ví von
là chảo lửa của Việt Nam (UBND tỉnh Ninh Thuận, 2023).
Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn biết đến với nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng cả nướcnhư bãi tắm Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, và hệ thống lăng Tháp Chăm,
di tích lich sử Champa nỗi tiếng với lối kiến trúc độc đáo cùng với các loại hình sinhhoạt văn hoá, văn nghệ phong phú của người Chăm tại địa phương đã tạo điều kiện
10
Trang 23thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các loại hình tour du lịch sinh thái, vănhóa, là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước, sản lượng 130 nghìn tan/ nămvới các nhà máy sản xuất muối lớn như: Hạ Long, Cà Ná, Phương Cựu (UBND tỉnh
Ninh Thuận, 2023).
KHÁNH HÒA
Sân Bay Quốc Tế Cam Ranh
Cam Ranh International Airport
Trung tâm nghiên cứu vẫn hóa Chăm VN vu ge ag 2
8 Tháp PôKiông Girai Ệ >5 is hy mege vua
9 Lãng gỗm Bau Trúc
10 Ling đệt thé cấm Mỹ Nghiệp Hồ Sông Sắt Hồ Sông Trâu.
(Nguồn: Sở Van hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, 2023)Hình 1.1 Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Thuận
11
Trang 241.2.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch
1.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Địa hình Ninh Thuận nằm ở thế lòng chảo lấy thành phố Phan Rang — Thápchàm làm trung tâm và được hệ thống núi cao trên 1000m che chắn Đó là các núi ĐáMai và day núi Kién Kién thuộc huyện Thuận Bắc
Với 3 dang địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng
bằng ven biển chiếm 22,4% điện tích tự nhiên toàn tinh; Ninh Thuận nổi tiếng với
nhiều bãi tắm trai dai, một mặt là núi một mặt là biển tạo nên không gian vô cùng đẹp
va hùng vĩ như bãi Bình Tiên - huyện Thuận Bac; vịnh Vĩnh Hy, bãi Rùa, Hang rai
thuộc Vuờn Quốc gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải; bãi tắm Thùng, bãi Hời, bãi TừThiện - huyện Thuận Nam; bãi Bình Sơn — Ninh Chữ thuộc Phan Rang — Tháp
Cham; đây chính là những điểm tham quan nỗi tiếng thu hút du khách vừa có thé
khám phá rừng núi vừa nghỉ ngơi thư giãn (UBND tỉnh Ninh Thuận, 2023).
Khí hậu
Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nên khí hậu nhiệt đới giómùa điển hình và đặc trưng là khô nóng và gió nhiều Nhiệt độ trung bình năm là
27c, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 - 11, mùa khô từ tháng 12 năm
trước đến tháng 8 năm sau (UBND tỉnh Ninh Thuận, 2023)
Với đặc điểm khí hậu như vậy thì thuận lợi để phát triển các loại hình du lịchbiển như tắm nắng, bóng chuyền bãi biến, lướt ván, lướt sóng, đua thuyền buồm dulịch mạo hiểm như leo núi, đua môtô cát, lướt cát, đã ngoại và hàng loạt các hoạt động
ngoài trời khác tạo nên sự hứng thú cho du khách với các sản phẩm du lịch đa dạng
và phong phú (UBND tỉnh Ninh Thuận, 2023).
1.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Trang 25bao đời nay như: dệt thé cam ở làng nghề Mỹ Nghiệp, làm gốm ở làng nghề BauTrúc Nghề truyền thống đã và đang thu hút nhiều lao động tham gia, tạo ra nhữngsản phẩm có giá trị được tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn được bán rộng răi từnhiều nơi trong cả nước Hàng thổ cẩm của làng nghề Mỹ Nghiệp đã được xuất sang
nhiều nước trên thế giới (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, 2023)
Di tích lịch sử truyền thống
Những di tích lịch sử như căn cứ CK19 nằm dưới chân núi Chúa thuộc xã Vĩnh
Hải, huyện Ninh Hải, di tích bẫy đá của anh hùng Pinăngtắc trong vườn quốc gia
Phước Bình, Bảo tảng tỉnh Ninh Thuận với kiến trúc độc đáo, căn cứ CK7 thuộc xãNhị Hà, huyện Thuận Nam, những thắng cảnh này là nơi du lịch phục vụ cho nghiên
cứu chuyên đề hoặc các bạn học sinh, sinh viên tìm hiểu, có giá trị quan trọng trong
việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính tri cũng như là lịch sử hao hùng của dân tộc
ta, đồng thời cũng là nơi ôn lại ky niệm của thé hệ đi trước về một thời oanh liệt haohùng (Sở Văn hóa Thẻ thao và Du lịch Ninh Thuận, 2023)
Di tích lịch sử văn hóa
Các di tích lịch sử văn hóa gắn với dân tộc học
Ninh Thuận có nền văn hóa mang đạm bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm Nềnvăn hóa ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêukhắc, nghề gốm và đệt thé cam Tinh có hon 20 làng người chăm và vẫn duy trì tậptục mẫu hệ Ngoài ra còn là địa bàn sinh sống của người Việt Cổ, các nhà khảo cổhọc đã phát hiện ra các mộ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnhcách đây khoảng 2.500 năm (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, 2023)
Tháp Pôklônggarai: Di tích PoklôngGarai được xây dựng vao khoảng cuối thé
ki XIII đầu thé ki XIV, nằm trên đồi Trâu thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâmthành phố Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về hướng Tây Bắc Đây là một công trìnhđộc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm
Tháp Hoà Lai: Còn có tên là Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A, cách Phan Rang
14 km về phía Bắc, được xây dựng từ dau thế ki IX Cum tháp được các nhà nghiên
13
Trang 26cứu Phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cô và đẹp nhất của dân tộc ChămPa (Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, 2023)
Các di tích lich sử van hóa khác
Đình Văn Sơn thuộc phường Van Hải, Phan Rang — Tháp Cham, được xây
dựng vào năm 1928, hiện nay Đình vẫn còn giữ ly ngà, chén ngọc, và bảy sắc phongcủa các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Duy Tân Ngoài ra còn có nhiềuĐình vừa và nhỏ khác nằm rải rác các khu vực làng ven biển Thêm vào đó, di tíchĐàn Đá thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước; vào năm 1984 là loại đàn làm bằng
đá andézit-daxit lay ở núi Choa A Nghinh Dé có được những thanh đàn đá, ngườibản địa vừa áp dụng kỹ thuật ghè trực tiếp và kỹ thuật ghè gián tiếp, được sản xuất
tại chỗ, là sản phẩm thời nguyên thủy Đây là điểm tham quan thú vị của du khách
muốn tìm hiểu lịch sử của địa phương cũng như của đất nước (Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch Ninh Thuận, 2023).
Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận đây mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn vớisản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh với điểm du lịch Làng nho Thái An, xã Vĩnh
Hải (Ninh Hai); Trang trại Nho Ba Mọi, xã Phước Thuận (Ninh Phước) ; du khách
có thê đến Đầm Nại (huyện Ninh Hải) để được trải nghiệm cuộc sống làng chai hoặctham quan cánh đồng muối Quán Thẻ (huyện Thuận Nam), cánh đồng muối của diêmdân Đầm Vua (huyện Ninh Hai) Bên cạnh đó, hiện Ninh Thuận còn tập trung pháttriển các loại hình du lịch mạo hiểm Leo núi tại Vuờn Quốc gia Núi Chúa, VuờnQuốc gia Phước Bình, lướt ván điều; qua đó từng bước đa dạng hóa các loại hình
du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách khi tới Ninh Thuận (Sở Văn hóa Thẻ thao
và Du lịch Ninh Thuận, 2023).
14
Trang 27con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công
vụ và nhiều mục đích khác (UNWTO, 2014)
Luật Du lịch năm 2017 định nghĩa du lịch là “các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cau tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khámphá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Quốc hội, 2017)
Ngoài ra, còn có một số khái niệm du lịch hiện đại: Du lịch là sự kết hợp tươngtác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm du khách, nhàcung ứng, cư dân địa phương và chính quyền tại điểm đến du lịch (Paul, 2013)
Tóm lại, du lịch có thé hiểu một cách tổng quát là tông hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của
một du khách nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hòa bình hữu nghị
2.1.2 Các loại hình du lịch
Với sự quan tâm đúng lúc và đúng thời điểm nên ngành du lịch Việt Nam ngày
càng phát triển và thu hút một lượng lớn khách du lịch nước ngoài Với sự đa dạng
các loại hình du lịch kết hợp với các nhân tố du lịch sẵn có là tiền đề cho sự phát triển
du lịch của Việt Nam.
Trên thực tế, du lịch Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm năng, những lợi thế dulịch chỉ được khai thác ở mức độ cơ bản Tuy vậy, với những bước thử nghiệm về các
15
Trang 28loại hình du lịch mới, du lịch Việt Nam bước đầu đã gặt hái được những thành côngđáng ké (Đặng Thị Thanh Loan và Bùi Thị Thanh, 2014).
Sau đây là một số loại hình du lịch tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay:
Du lịch tham quan: tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức dulịch truyền thống ở Việt Nam Việt Nam có được sự đa dạng và phong phú của nhân
tố tự nhiên Danh lam thắng cảnh trải đều ở 63 tỉnh, thành trong cả nước Những điểm
du lịch nỗi tiếng được nhắc đến như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Đà Lạt, Sa Pa,Nha Trang, Ninh Thuận (Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyén, 2014)
Du lich văn hóa: như du lịch lễ hội, du lịch hoa: điển hình như Festival Huế,Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương, hội Lim, Tết cổ truyền Với loại hình du lịchnay du khách có thé vừa tham quan vừa kết hợp du lich văn hóa Đặc biệt là với dukhách quốc tế (Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên, 2014)
Du lịch ẩm thực: sản phẩm du lịch phản ảnh nét tinh tế, độc đáo của âm thực
Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rat lớn của nhân tổ lịch sử, khí hậu, điều kiện tự nhiên
(Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên, 2014)
Du lịch xanh: hình thức du lịch gần gũi, đồng thời có thể phát huy hết vai tròcủa nhân tổ thiên nhiên, lợi thé tự nhiên của một quốc gia
Du lich sinh thai: cac san pham du lich là hệ sinh thái nổi tiếng của Việt Nam
và của điểm đến Vi dụ Nhà vườn Hué, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương, hồ Ba
Bé, rừng U Minh, vịnh Vĩnh Hy (Lê Thị Ngọc Anh và Tran Thị Khuyên, 2014).2.1.3 Khái niệm Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là phát triển những hoạt động du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng: thỏa mãn các
nhu cầu đa dạng của các thành phần tham gia du lịch trên cơ sở khai thác các nguồntài nguyên; đồng thời có ý thức đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyênvẹn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo môi trường trong sạch; phải gắntrách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ tàinguyên, môi trường Việc phát triển du lịch bền vững là phù hợp với xu thế của chung,tat yêu của thế giới, dam bảo sự phát triển chung cũng như cho sự phát triển của ngành
du lịch Các nước đã rất quan tâm, chú trọng đến sự phát triển bền vững của ngành
16
Trang 29này, nhất là trong bối cảnh sự đóng góp của ngành du lịch ngày càng lớn hơn (Bùi
Thị Như Hiền, 2023)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
2.2.1.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đều xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở lý thuyết
và những nghiên cứu trước đây, xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu Từ đóhình thành mô hình phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vữngtại tỉnh Ninh Thuận Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau:
Van đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
thang đo lạ —— Phỏng vấn chuyên gia
~ Mô hình Thống kê, mô tả đữ
- Thang đo liêu
- Xác định cỡ mẫu i
- Loại bỏ các biến có hệ số tương quan Kiểm định thang đo
biên tông nhỏ b ‘
- Loai cac bién có trọng số EFA nhỏ I
- Kiêm tra nhân tô trích được ân tí Aa tổ: : Phân tích nhân tô
- Kiêm tra phương sai trích được “—== EFA
Đề xuất hàm ý chính sách +—| Phân tích hồi quy
(Nguôn: Tác gid dé xuất, 2023)
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
17
Trang 302.2.1.2 Nghiên cứu định lượng
a Xây dựng mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến phát triển du lịch trong chương 1, đề tài xây dựng giả thuyết các nhân tố tác độngđến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận và được lựa chọn dé xay dung
mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 6 nhân tố: Yếu tố kinh tế, Yếu tố xã hội, Yếu
tố môi trường, Tài nguyên, Sản phẩm du lịch và dịch vụ và Cơ sở hạ tầng cho du lịch
Bên cạnh đó, đề tài tiến hành khảo sát sơ bộ 05 cán bộ công tác tại Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, và 06 lãnh đạo của ba công ty hoạt động trongngành du lịch là Công ty TNHH DL Vĩnh tiến -Vĩnh Hy, Công ty cổ phần DL HảiSơn - Cà Ná, Sơn Long Thuận Resort nhằm điều chỉnh các nhân tố và thang đo các
nhân tô cho phù hợp thực tế (mẫu phiếu khảo sát chuyên gia thê hiện tại phụ lục 1 và
danh sách người khảo sát tại phụ lục 2) Qua xử lý, thống kê khảo sát 11 chuyên gia,
dé tài giữ nguyên 6 nhân tố được lựa chọn đề nghiên cứu: Yếu tổ kinh tế, Yếu tố xã
hội, Yếu tố môi trường, Tài nguyên, Sản phẩm du lịch và dịch vụ và Cơ sở hạ tầng
cho du lịch Mô hình nghiên cứu được xác định với 6 nhân tố tác động như sau:
Yếu tố kinh tế
Yêu tô xã hội
Yếu tố môi trường Phát triển du
lịch bên
vững tại tỉnh
Ninh Thuận Tài nguyên
Sản phẩm du lịch và dịch vụ
Cơ sở hạ tầng cho du lịch
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu
Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính được xác định:
Y = bot b1Xi + b2X2 + b3X3+ baX4 + bsXs+ béXét ej
18
Trang 31Trong đó: Y là biến phụ thuộc là thể hiện cho sự phát triển đu lịch bền vững
tại tỉnh Ninh Thuận.
X = Xi, , Xe: Các biến độc lập tác động đến phát triển du lịch bền vững tại
tinh Ninh Thuận.
Xi: Yếu tố kinh tế (KT)
Xo: Yếu tô xã hội (XH)
X:: Yếu tố môi trường (MT)
X4: Tài nguyên (TN)
Xs: Sản pham du lịch và địch vụ (DV)
Xe: Cơ sở hạ tầng cho du lịch (HT)
b= bị, , bs: Hệ số hồi quy tác động đến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh
Ninh Thuận.
e¡: sai số của mô hình
Mô hình gồm: Biến phụ thuộc phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận
và 6 biến độc lập là các biến: Yếu tổ kinh tế, Yếu tổ xã hội, Yếu tố môi trường, Tàinguyên thiên nhiên, Sản pham du lich và dich vụ và Cơ sở ha tang cho du lich
Giá thuyết H;; Khi nguồn kinh tế của các chủ thé tham gia vào phát triển du
lịch được đảm bảo thì sự phát triển của du lịch càng cao Vì vậy, yếu tố kinh tế có tácđộng đến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận Kỳ vọng dấu dương (+)
Giả thuyết H;: Khi các van đề xã hội như việc làm, an ninh được đảm bảo nhờ
du lịch, xã hội không bị xáo trộn bởi việc phát triển du lịch thì sự phát triển của du
lịch càng cao Vì vậy, yếu tố xã hội có tác động đến phát triển du lịch bền vững tại
tỉnh Ninh Thuận Kỳ vọng dấu đương (+)
Giả thuyết H;: Khi việc phát triển du lịch không làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường thì sự phát triển của du lịch càng cao Vì vậy, yếu tố môi trường có tác độngđến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận Kỳ vọng dấu đương (+)
Giả thuyết H,: Khi có nhiều nguồn tài nguyên du lịch thì sự phát triển của du lịch càng cao Vì vậy, tài nguyên có tác động đến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh
Ninh Thuận Kỳ vọng dấu dương (+)
19
Trang 32Giả thuyết Hs: Khi sản phẩm du lịch và dịch vụ tại địa phương phong phú va
đa dạng thì sẽ thu hút khách du lịch, từ đó sự phát triển của du lịch càng cao Vì vậy,
sản phẩm du lịch và dịch vụ có tác động đến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh
Thuận Kỳ vọng dấu đương (+)
Giả thuyết Hạ: Khi cơ sở hạ tầng cho du lịch của địa phương đáp ứng được
nhu cầu của du khách và có sự nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ du lịch thì
sự phát triển của du lịch càng cao Vì vậy, cơ sở hạ tầng cho du lịch có tác động đếnphát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh Thuận Kỳ vọng dấu đương (+)
Bảng 2.1 Kỳ vọng dấu
Nhân tố ảnh hưởng Mã hóa Kỳ vọng dấu
Yêu tô kinh tế KT +
Yếu tô xã hội XH +
Yếu tô môi trường MT +
Tài nguyên TN +
Sản phẩm du lịch và địch vụ DV +
Cơ sở hạ tầng cho du lịch HT +
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
b Thiết kế thang đo
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố, dé tài tiến hành xây dựng thang đo:
Bảng 2.2 Thang đo nghiên cứu
Mã š STT Thang đo „ Nguôn tham khảo
vào hoạt động du lịch ees ea
-Giá dich vu hanh từ Ehi có đ (2020); Vũ Văn Đông và
1á dịch vụ tăng nhanh từ khi có du
4 Nhàn, KT4 cộng sự (2020)
lịch
5 Lợi ích từ du lịch không đông đêu KTS
20
Trang 33STT Thang đo Nguồn tham khảo
hóa
Il Yếu tố xã hội XH
Người dân đi A
1 gười ace địa phương được đào tạo XHI
làm du lịch
Ề Dịch vụ du lịch giúp tạo việc làm XH2 Vương Khánh Tuấn và
cho lao động Premkumar Rajagopal
3 Không bị quá tải với tình trạng đông XH3 (2019) Trương Tri
l đúc của du khách Thông (2020); Nguyễn
4 Tinh trang mat an ninh trật tự có xu SETA Phước Hoang (2022)
hướng giảm
Cảnh quan tự nhiên được bảo vệ,
5 ˆ a XHS5
không bi pha vỡ
HI Yếu to môi trường MT
Rác thải được thu gom và xử lý đảm
1 ; MT]
bảo vệ sinh ` Thành “sẩu sẽ
z : won n an va
Hệ thống xử lý nước thải đáp ứng eee ii
2 : MI2 Premkumar Rajagopal
được nhu câu (2019); Vũ Văn Đô l
: ; ng va
Tiéng ôn, khói bụi từ hoạt động du ` eldest a
3 Ro, He, “x MT3 cong sự (2020); Nguyén
lich ít gay 6 nhiễm
Tượng rác thai từ du lịch khong vượt THẾ hạt Tý
4 ượng a ải * BÚ ¡ch không vưc MT4
quá khả năng xử lý
IV Tài nguyên TN
Có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp
1 en TNI
tại Ninh Thuận
Tại Ninh Thuận có nhiều lễ hội đặc
Trang 34STT Thang đo Nguồn tham khảo
hóa
Ninh Thuận có nhiều đặc sản của địa —=
phương, nghệ thuật và thủ công Jahan và Rahman
5 Ninh Thuan co nhiéu dia diém du lich pv? (2016); Choknitikavin
tham quan độc đáo và cs (2019); Mai Anh
3 Ninh Thuận có các hình thes ao lich DV3 Vũ và cs (2020); Trương
sinh thái và nghỉ dưỡng hâp dân Trí Thông (2020); Vũ
4 Ninh Thuận có các HHĨN thức du lịch pv4 Van Dong và cộng sự
tâm linh mang tính biêu tượng cao (2020): Nguyên Phước
5 Ninh Thuan co cac tour du lich tim nes Hoang (2022)
hiéu văn hóa - lịch sử
VI Cơ sở ha tầng cho du lịch HT
1 Hỗ thông giao thông cho du lịch được HTI
đảm bảo
: Hệ thông thông tin liên lạc được đảm HT2 Choknitikavin và cs
bảo (2019); Mai Anh Vũ và
3 Hệ thông điện nước được dam bảo HT3 cs (2020); Trương Trí
Ạ Hệ thông công nghệ quản lí hỗ trợ du EYP4 Thông (2020); Nguyễn
lịch được quan tâm phát triên Vương (2021)
: Việc quảng bá, xúc tiên du lịch được HTS
tỉnh Ninh Thuận quan tâm dau tu
Phat trién du lich bén virng tai tinh
VII BV
Ninh Thuan
ï Phát triên du lịch đảm bảo các lợi ích BVI Jahan va Rahman
xã hội (2016); Choknitikavin
8 Phát trién du lịch đảm bảo duy trì và BV2 và cs (2019); Mai Anh
bảo vệ môi trường Vũ và cs (2020);
3 Phát triên du lịch mang lại các lợi ích BV3 Trương Trí Thông
kinh tê cho địa phương và người dân (2020); Vũ Văn Đông
Phát triển du lịch đảm bảo yêu cầu và cộng sự (2020);
4 ứng dụng khoa học công nghệ trong BV4 Nguyễn Phước Hoàng
thời đại mới (2022)
22
(Nguôn: Tác gid tổng hợp, 2023)
Trang 35Tổng số 36 biến quan sát tương ứng 7 thang đo.
2.2.1.3 Nghiên cứu định tính
Đề tai tiến hành khảo sát sơ bộ 11 nhà quản lý nhà nước, lãnh đạo các doanhnghiệp du lịch nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vữngtại tinh Ninh Thuận nhằm hoàn thiện thang đo các nhân tố Tác giả sử dụng bảng hỏi
để phỏng van 05 cán bộ công tác tại Sở Văn hóa, Thé thao va Du lịch tinh Ninh
Thuận, và 06 lãnh đạo của ba công ty hoạt động trong ngành du lịch là Công ty TNHH
DL Vĩnh Tiến -Vĩnh Hy, Công ty cổ phần DL Hải Sơn - Cà Na, Sơn Long ThuậnResort Quá trình phỏng van nhằm xem các thang đo có rõ nghĩa, dé hiểu hay không?Trên cơ sở đó dé bồ sung, chỉnh sửa dé đưa ra thang đo phù phợp
Sau khi điều chỉnh, hoàn thiện thang đo các nhân tố, tiến hành thiết kế banghỏi chính thức, tác giả thiết kế làm 2 phần:
Phần 1: Thông tin của người phỏng vấn: Họ tên, trình độ học vấn, vị trí công
tác, thâm niên trong quản lý hoặc kinh doanh du lịch.
Phần 2: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại
tinh Ninh Thuận.
Dé xây dựng được bang hỏi đối với phan 2, tac giả đã kế thừa các thang đođược chỉnh sửa bổ sung trong nghiên cứu ở trên Sau đó, sử dụng thang do Likert 5điểm làm thang đo lường cho các câu hỏi điều tra Điểm từ 1 — 5 theo mức độ đánhgiá tăng dần Trong đó:
1 Hoàn toàn không Đồng ý
2 Không Đồng ý
3 Trung lập
4 Đồng ý
5 Hoàn toàn Đồng ý
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
a Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Tổng hợp các thông tin đã chọn lọc nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát
23
Trang 36lý thuyết, nhận định về các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại tinhNinh Thuận Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu thống kê, các báo cáotổng hợp từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Thu thập, tham khảo van đề đánh giá các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du
lịch từ các công trình nghiên cứu trước đây ở trong va ngoai nước.
b Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu được thu thập chéo, cùng một thời gian, nên quy mô đối tượng điều tra,khảo sát được xác định theo công thức mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA: TheoHair và cộng sự (2006), kích cỡ mẫu được xác định đựa vào mức tối thiểu và số lượng
biên đưa vào mô hình.
P; : Số biến quan sát của thang do thứ j (=1 đến t)
k: Tỉ lệ của số quan sat so VỚI biến quan sát (5/1 hoặc 10/1)
Thì n là: Nếu n < 50, chọn n = 50 (Số lượng mẫu tối thiểu)
Nếu n > 50, chọn qui mô mẫu là n
Chọn k= 5
Dựa vào công thức tính số lượng mẫu, trong đề tài này số lượng mẫu mẫu n =33*5 = 165 (ít nhất 165 mau) Vậy, số lượng phiếu khảo sát tối thiểu là 165 phiếu.Nhằm tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, tác giả khảo sát 165 cán bộ quản lý nhànước về du lịch và lãnh đạo, cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch của các công ty
du lịch tại Ninh Thuận Đề tài tiến hành điều tra khảo sát theo phương pháp chọn mẫuphi ngẫu nhiên và thuận tiện, phân bổ phiếu khảo sát theo bảng 2.3 Tác giả tiến hànhliên hệ thông qua số điện thoại, email và phỏng van theo các hình thức trực tiếp và trựctuyến
24
Trang 37Bảng 2.3 Phân bố mẫu khảo sát
Số lượng mẫu khảo
STT Cơ quan/Công ty :
sát (mầu)
1 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận 8
2 UBND tỉnh Ninh Thuận 6
3 Công Ty Cổ Phan Du Lịch Đồng Thuận 14
4 Công Ty CP Du Lịch Sai Gòn - Ninh Chữ 17
5 Công Ty THHH DV Du Lịch Ninh Thuận Travels 2
6 Công ty TNHH DL Vĩnh Tiến -Vĩnh Hy 23
7 Công ty cô phần DL Hải Sơn - Ca Na 35
8 Sơn Long Thuận Resort 35
Tổng 165
2.2.2.2 Phương pháp xử lý, tống hợp, phân tích số liệu, dữ liệu
Số liệu, tài liệu thứ cấp thu thập được nhập và xử lý, tổng hợp bằng phần mềm
excel Dữ liệu khảo sát thu thập được tiến hành làm sạch sau đó nhập va xử ly bằng
phần mềm SPSS.20
Dữ liệu thu thập được xử lý bởi phần mén SPSS 20.0, dir liệu sau khi mã hóa
và làm sạch sẽ tiến hành phân tích thông qua các bước:
- Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứuvới phân tích tần số theo các biến phân loại như trình độ học vấn, vị trí công tác, thâm
niên trong quản lý hoặc kinh doanh du lịch.
- Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhiều nhànghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo làtốt, từ 0,6 đến gan 0,8 là sử dụng được (Hoảng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2008) Tuy nhiên cũng cần lưu ư rằng nếu Cronbach’s Alpha quá cao (> 0,95) thì cókhả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo Biến quan sát thừa là biến đolường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác (tương tự trường hợpcộng tuyến trong hồi qui — collinearity), biến thừa nên được loại bỏ Ngoài ra, trong
25
Trang 38kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha if Item
Deleted lớn hơn Cronbach’s Alpha tổng và có hệ số tương quan biến-tông (item-totalcorrelation) < 0,3 sẽ được xem xét loại bỏ (Nunnally và Burnstein, 1994) Vì vậy,
trong nghiên cứu này tác giả sẽ chấp nhận các biến quan sát có hệ số tương quan tổng (item-total correlation) lớn hon 0,3 Những thang đo có hệ số Cronbach’s Alphatổng thê lớn hơn 0,6 sẽ được coi là đáp ứng được nhu cầu
bién Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thíchcho các biến thành phần Các kiểm định bao gồm:
+ Xem xét chỉ số Kaiser — Mayer — Olkin (KMO) dé kiểm tra sự thích hợp của
phân tích nhân tố EFA Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trị
số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp
+ Kiểm định Bartlett, xem xét giá trị Sig để kiểm tra các mối tương quan củacác biến trong tổng thé Khi Sig < 0,05 thì kiểm định này có ý nghĩa thống kê, các
biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tông thé
+ Phương pháp dựa vào trị số Eigenvalues dé xác định số lượng các nhân tô.Chi những nhân tổ có trị số Eigenvalues > 1 là có ý nghĩa thống kê và được giữ lạitrong mô hình Đại lượng Eigenvalues đại diện cho lượng biến thiên được giải thíchbởi nhân tố Những nhân tổ có trị số Eigenvalues < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắtthông tin cho một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1
+ Nghiên cứu sử dụng phương pháp rút trích nhân tố Principal components
(rút các thành phần chính), với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân
tố có Eigenvalue = 1 Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) thể hiện sự tương quan giữa
các nhân tố và các biến Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Do
đó, với nghiên cứu này, các biến có hệ số tải nhân tổ (Factor Loading) < 0,5 sẽ bị loại
+ Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) > 0,5 cho thấy phân tíchnhân tố là phù hợp, thang đo được chấp nhận Nghĩa là xem biến thiên là 100% thìgiá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được > 50%
- Phân tích ma trận tương quan: Ma trận tương quan Pearson correlation giữa
biến phụ thuộc với các biến độc lập được phân tích để xem xét mối quan hệ tươngquan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như hiện tượng đa cộng tuyến giữa
26
Trang 39các biến độc lập với biến độc lập Mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc phụ thuộc vào hệ số tương quan Rxy với điều kiện -1 < Rxy <1 vàmức ý nghĩa Sig < 0,05 Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao ở mức ýnghĩa Sig < 0,05 là dấu hiệu của đa cộng tuyến
- Kiểm định các điều kiện của mô hình hồi quy và tiến hành phân tích hồi quybằng phương pháp Stepwise
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại tỉnh NinhThuận thông qua mô hình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
Y = bot bịXk + b2X2 + b3X3+ bạX¿ + bsX5+ béXs + ei
Phương pháp kiểm định vi phạm va đánh gia mô hình hồi quy:
Kết quả phân tích hồi quy
Kiểm định F là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồiquy tuyến tính tổng thé dé xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộtập hợp của các biến độc lập hay không Tri thong kê F của mô hình hồi qui có giá trịSig = 0,000 (< 0,05) cho thấy mô hình phù hợp với tập dữ liệu và các biến đều đạtđược tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0,0001)
Hệ số R? cho biết % sự biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởicác biến độc lập (X) trong mô hình Nếu RẺ = 1 thì đường hồi quy phù hợp hoàn hảo.Nếu R? = 0 thì X và Y không có quan hệ với nhau Hệ số xác định R? được chứngminh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, nghĩa là càngđưa nhiều biến độc lập vào phương trình thì R? càng tăng, do đó hệ số xác định R7hiệu chỉnh (Adjusted R Square) được sử dụng đề phản ánh sát hơn mức độ phù hợpcủa mô hình hồi quy tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đạicủa R? Giá trị R? hiệu chỉnh thê hiện độ thích hợp của mô hình
Kiểm định vi phạm mô hình hồi qui tuyến tính:
a) Kiểm định hiện tượng da cộng tuyến (Multiple Collinearity
Đề nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến, có thé sử dụng hệ số phóng đại
phương sai VIF (Variance inflation Factor), khi Tolerance nhỏ thi VIF lớn, nếu VIFlớn hon 2 thì đó là dau hiệu chắc chan của da cộng tuyến
27
Trang 40Kiểm định phương sai của sai số không đỗi (Heteroskedasticity)
Nếu có hiện tượng phương sai của sai số không đổi (Heteroskedasticity) thìước lượng OLS (Ordinary Least Square) của các hệ số hồi quy không hiệu quả TheoDinh Phi Hồ (2012) sử dụng kiểm định Spearman dé kiểm tra giữa từng biến độc lậpvới giá trị tuyệt đối của số dư được chuẩn hóa (Absolute of standardized residuals,ABSZRE) Tiêu chuẩn đánh giá là các hệ số tương quan hạng Spearman có mức ýnghĩa Sig > 0,05 thì có thé kết luận phương sai của sai số không thay đổi
b) Kiểm định hiện tượng tự tương quan:
Hệ số Durbin-Watson nằm trong khoảng (1,5; 2,5) thì không có hiện tượng tựtương quan giữa các phần dư trong mô hình
c) Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Phần dư có thê không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụngsai mô hình, phương sai không phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều
dé phân tích
Giá trị trung bình mean của Biéu đồ tần số của phan dư chuẩn hóa gần bằng 0
và độ lệch chuẩn Std.Dev gần bằng 1, vay phân phối của phần dư là xấp xi chuẩn
Ý nghĩa của hệ số hồi quy
Sau khi thực hiện các phép kiểm định hồi quy so với tổng thé, mô hình không
vi phạm các giả thuyết kiểm định và có ý nghĩa thống kê Từ kết quả xem xét mức ýnghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy có anh hưởng đến biến phụ thuộc khi
Sig < 0,05 và ngược lại.
28