1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phi lý trong tiểu thuyết người xa lạ của albert camus tiểu luận giữa kì

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Người Xa Lạ Của Albert Camus
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phương Khánh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Văn học Tây Âu - Mỹ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,7 MB

Nội dung

Trong bối cảnh chung ấy, Albert Camus 1913-1960 một nhà triếthọc hiện sinh bậc nhất của Pháp, một nhà văn mà toàn bộ tư tưởng nhân đạo sâu sắcđược ẩn giấu dưới “lớp áo của sự phi lý” lại

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NHÓM 3

SỰ PHI LÝ TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI XA LẠ

CỦA ALBERT CAMUS

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Học phần: Văn học Tây Âu - Mỹ

Mã số học phần: 31742965

Lớp học phần: 20 - 0201

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Khánh

ĐÀ NẴNG - NĂM 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 VÀ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:

STT Họ và tên thành viên Lớp sinh hoạt Nhiệm vụ thực hiện Hiệu suất

Trang 3

- Chỉnh sửa bài của cácthành viên và tổngword hoàn chỉnh.

Trang 4

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN:

Trang 5

MỤC LỤC BÀI LÀM CHI TIẾT:

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 3

1.1 Vấn đề về phi lý 3

1.1.1 Khái niệm phi lý 3

1.1.2 Phi lý trong triết học - cái bất khả tri của lý tính 4

1.1.3 Phi lý trong văn học - cái phi lý phản lý tính 6

1.2 Đôi nét về tác giả Albert Camus 7

1.2.1 Albert Camus - một cuộc đời đầy sóng gió 7

1.2.2 Albert Camus - sự nghiệp văn chương đồ sộ 8

1.2.3 Albert Camus - triết luận về các phi lý 8

1.2.4 Albert Camus - nghệ sĩ phục vụ chân lý, tự do, bênh vực đồng loại 9

1.3 Khái quát về tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus 10

1.3.1 Tóm tắt tác phẩm 10

1.3.2 Người xa lạ - sự trình bày cái phi lý của đời người 10

CHƯƠNG 2: SỰ PHI LÝ TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI XA LẠ CỦA ALBERT CAMUS 11

2.1 Nhân vật trong quan hệ với chính mình và người thân 11

2.1.1 Xa lạ trong mối quan hệ với chính mình 11

2.1.2 Xa lạ trong mối quan hệ với người thân 13

2.1.2.1 Trong mối quan hệ với mẹ 13

2.1.2.2 Trong mối quan hệ với cha 17

2.2 Nhân vật trong mối quan hệ với bạn và tình nhân 17

2.2.1 Trong mối quan hệ với bạn 17

2.2.2 Trong mối quan hệ với tình nhân 18

2.3 Mối giao cảm giữa nhân vật với cuộc sống 19

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG SỰ PHI LÝ TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI XA LẠ CỦA ALBERT CAMUS 20

3.1 Người kể chuyện ngôi thứ nhất 20

3.2 Giọng điệu 21

3.2.1 Giọng mỉa mai, triết lí, hài hước 21

3.2.2 Giọng chân thật, khách quan 23

3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 24

3.4 Nghệ thuật tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật 24

3.4.1 Không gian nghệ thuật 24

3.4.2 Thời gian nghệ thuật 26

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 6

MỞ ĐẦU

Thế kỉ XX đã đi qua nhưng những dư âm của một thời đại đầy biến động vàmất mát vẫn còn đọng lại như một “vết thương của kí ức” Nhân loại chưa thể quênnhững hình ảnh tang thương khủng khiếp mà hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốcnhất đã gây ra Bao phủ nên cuộc sống của con người lúc ấy chỉ còn là một bầu trờixám xịt, là thế giới của hư vô mà trong đó con người sống với nỗi tuyệt vọng, với sựbất tin và đổ vỡ Trong bối cảnh chung ấy, Albert Camus (1913-1960) một nhà triếthọc hiện sinh bậc nhất của Pháp, một nhà văn mà toàn bộ tư tưởng nhân đạo sâu sắcđược ẩn giấu dưới “lớp áo của sự phi lý” lại nói về những thân phận mang trong mìnhcốt lõi của một kẻ xa lạ, tạo nên sự phi lý trong các mối quan hệ

Đề tài về Albert Camus và chủ nghĩa hiện sinh đã được đưa ra trước 1975nhưng khá dè dặt và chỉ sau 1975 mới xuất hiện một số bài báo, khảo luận: Phê phánvăn học chủ nghĩa hiện sinh của Đỗ Đức Hiếu (1978), Về tư tưởng và văn học phươngTây hiện đại của Phạm Văn Sỹ (1986), Hoàng Trinh trong Phương Tây, Văn học vàcon người (1999), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX tập III Đặng Thị Hạnh (2005), Vănhọc phi lí của Nguyễn Văn Dân (2002) và Văn học phương Tây do Hoàng Nhân, ĐặngAnh Đào, Phùng Văn Tửu, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng

và Nguyễn Văn Chính đồng biên soạn (2009) Ngoài ra, tác giả Trần Hinh cũng có mộtchuyên luận nghiên cứu về Albert Camus là Tiểu thuyết A.Camus trong bối cảnh tiểuthuyết pháp cuối thế kỉ XX (2005)

Đối với Albert Camus - là một tác gia khó có thể thống kê hết các công trìnhnghiên cứu, các bài viết cùng với nhưng tác phẩm nổi tiếng của ông, đặc biệt là tiểuthuyết Người xa lạ Tiểu thuyết Người xa lạ là tác phẩm được xem là thành công nhấtcủa tác giả, thể hiện rõ những nét độc đáo, khác lạ riêng biệt của nhà văn Chính vì thế,chúng tôi lựa chọn tiểu thuyết Người xa lạ làm đối tượng nghiên cứu với mong muốnhiểu hơn về những cái riêng, cái độc đáo đặc sắc trong sáng tác tiêu biểu của Camus

Về vấn đề trong tác phẩm Người xa lạ đã có những ý kiến sau: Trong một diễn giải vềNgười xa lạ J.P.Sartre đã viết: “Người xa lạ mở ra cho chúng ta một chuỗi những gócnhìn sáng lạn Nếu chuỗi góc nhìn đó khiến chúng ta bỡ ngỡ, thì chỉ vì chúng quánhiều và chúng thiếu một mối dây liên kết” [9, tr.25] Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đàocho rằng: “Dẫu ít ỏi, nhưng quả thật với sự xuất hiện của Người xa lạ, Camus đã ghitên tuổi mình vào lịch sử văn học thế giới nửa đầu thế kỉ này… Dẫu sao, đối với bạnđọc rộng rãi trên thế giới, chính là cuốn Người xa lạ đã khắc dấu ấn bất tử của nó vàolịch sử tiểu thuyết” [4, tr.419]

Như vậy, nhìn một các tổng quát, chúng tôi nhận thấy: các tác giả đã nghiêncứu sâu về tiểu thuyết Người xa lạ của Albert Camus nhưng dường như họ ít đề cập

Trang 7

đến sự phi lý trong tiểu thuyết Người xa lạ một cách cụ thể, hệ thống Trên cơ sở gợi

mở, định hướng rất quý giá từ những đánh giá trên, đây là khoảng trống tồn tại giúpchúng tôi có cơ hội tìm hiểu đề tài: Sự phi lý trong tiểu thuyết Người xa lạ của AlbertCamus

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1.1 Vấn đề về phi lý

1.1.1 Khái niệm phi lý

E Ionesco, một đại diện đặc trưng của văn học phi lý, khi nói về cái phi lý đãcông nhận rằng: “cái phi lý là sự tồn tại vô nghĩa của con người, là sự suy giảm giá trịcủa mọi lý tưởng của con người, thường nhận thấy được trong thế giới hiện đại” [2].Nhà phê bình người Anh Martin Esslin cho rằng thế giới của cái phi lý là thế giới

“không thể giải thích được và không có một ý nghĩa trọng tâm” Nhưng ở Ionesco ,một đại diện đặc trưng của văn học phi lý, khi nói về cái phi lý đã công nhận rằng cáiphi lý là sự tồn tại vô nghĩa của con người, là sự suy giảm giá trị của mọi lý tưởng củacon người, thường nhận thấy được trong thế giới hiện đại Ông đã viết trong nhật ký:

“Tất nhiên không thể tưởng tượng được rằng mọi cái sẽ không tồn tại, rằng không cócái gì tồn tại Tôi cố gắng muốn hiểu cái không thể hiểu được: Bỗng nhiên tôi có mộthình ảnh về điều gì đó vô cùng chắc nịch và phi lý Sự không tồn tại là một điều khôngthể có được và tỏ ra phi lý, sự tồn tại cũng là một điều phi lý không kém mặc dù nó làviệc có thể có được” [2]

Như vậy khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ “loại hình văn họcphi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi logic, phi lý tính,trái với năng lực nhận thức của con người” [2] Mặc dù vậy, nhìn chung khái niệm phi

lý nói đến nhiều nhất vẫn là những gì trái với các quy tắc lôgic, trái với năng lực nhậnthức là phi lý

Có rất nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác có đề cập đến cái phi lý ở thời

xa xưa, từ những sáng tác dân gian sử dụng các thủ pháp trào phúng và hài hước vônghĩa, chơi chữ loạn nghĩa, hay những sáng tác phiêu lưu hoang tưởng như Cuộc phiêulưu của Giulliver(J Swift- nhà văn Ailen) hayAlice ở xư sở diệu ky(Lewis Carrol-

Trang 8

nhà văn Anh)… cho đến truyện “chưởng” của Trung Hoa… Thế nhưng, cái phi lýtrong những sáng tác trên dựa vào nguyên tắc tạm thời quên đi thế giới thực tại rồi trở

về lại với thế giới thực tại Theo cái logic riêng của thế giới tưởng tượng đó thì không

có gì là phi lý cả Văn học phi lý khác với những sáng tác trên ở quan điểm nghệ thuậtchứ không phải ở thủ pháp nghệ thuật Như vậy, văn học phi lý là văn học phản ánhnhững hiện tượng và sự việc trái với sự phát triển của tư duy lôgic thông thường, hoặcnói đúng hơn là trái với lôgic nhân văn tiến bộ của loài người Theo định nghĩa này thìchỉ bắt đầu từ Franz Kafka, nhà văn gốc Do Thái Về mặt xã hội thì văn học phi lý làkết quả của chủ nghĩa phi lý tính triết học, cho nên nó cũng là kết quả của cuộc khủnghoảng của thực tế xã hội thế kỷ XX

Khái niệm phi lý nói chung đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng khái niệm phi lýhiện đại mới chỉ xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX với chủ nghĩa phi lý tính và sau đó làvới chủ nghĩa hiện sinh, và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn học rõ rệt từđầu thế kỷ XX với người mở đường là Kafka Cho nên khi nói đến văn học phi lý thìchúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỷ XX, là một phản ứng của thờiđại lịch sử

1.1.2 Phi lý trong triết học - cái bất khả tri của lý tính

Khái niệm về cái phi lý đã xuất hiện từ thời cổ đại Các nhà triết học Hy Lạp cổđại như Zenon và Aristote đã áp dụng phương pháp ngụy biện cho suy lý lôgic (tức làphương pháp lập luận dựa vào giả thiết phi lý) Nhìn chung, trên phương diện lôgichọc thì người ta quan niệm rằng những gì tồn tại trái với các quy tắc lôgic đều bị coi là

“phi lý” [1, tr.14]

Định nghĩa đã được nền triết học phương Tây hiện đại phát triển thành chủnghĩa phi lý tính từ cuối thế kỷ XVIII và kéo dài suốt hơn một thế kỷ.Nghĩa này mangtính chất khái quát hơn và nó vượt ra ngoài địa hạt của lôgic học khi nó cho rằng tất cảnhững gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể lý giải được bằng tưduy, thì đều được coi là phi lý Như vậy cái phi lý là cái phản lý tính [ 1, tr.15]Những người khác lại cho rằng chủ nghĩa phi lý tính xuất hiện khi lý trí tỏ rabất lực trong việc thâm nhập vào bản chất sâu kín cuối cùng của sự việc René-MarillAlbérès (Pháp), trong khi theo dõi “cuộc phiêu lưu trí tuệ” của thế kỷ XX, cũng đãnhận xét rằng cái phi lý xuất hiện tại những vết nứt của lâu đài lý trí đang bị lung lay.Một bước phát triển đặc biệt của khái niệm triết học về cái phi lý là giai đoạn chủnghĩa hiện sinh Những người đại diện đầu tiên cho chủ nghĩa hiện sinh là S.Kierkegaard (nhà triết học Đan Mạch, 1813-1855), M Heidegger (nhà triết học Đức,1889-1976) và Karl Jaspers (nhà triết học Đức, 1883-1969) Họ cũng đều được G.Lukács xếp vào hàng ngũ của các nhà tư tưởng phi lý tính Cả ba người này đều có

Trang 9

một thái độ luận chiến chống lại lý tính, chống lại chủ nghĩa duy lý Descartes, bởi lẽ

họ cho rằng chủ nghĩa duy lý của Descartes chỉ nhằm vào con người trừu tượng chứkhông xác định được con người cụ thể, con người cá nhân Chủ nghĩa hiện sinh tạo ragiữa lý tính và thực tại một vực sâu ngăn cách không thể vượt qua Và trong cái vựcsâu này có sự ngự trị của cái phi lý.Tuy nhiên, khái niệm cái phi lý chưa được trìnhbày rõ ràng trong lý thuyết của Kierkegaard, của Heidegger và của Jaspers [1, tr.17]

Về sau, trong quan niệm của hai nhà đại diện chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinhPháp thế kỷ XX là Jean-Paul Sartre (1905-1980) và A Camus (1913-1960), thì cái phi

lý mới trở thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh Ngoài ra, chúng ta cũngcòn phải kể tới tên tuổi của một nhà triết học hiện sinh chủ nghĩa nữa là Léon Chestov(1866-1938, người Pháp gốc Ukraina), người cũng đã bàn đến cái phi lý và rất có ảnhhưởng đến Camus Trong các tác phẩm triết học và văn học của mình, Sartre khôngchỉ quan niệm cái phi lý xuất hiện do có sự bất đồng giữa lý tính với thực tại nhân bản,

mà ông còn tuyên bố chính cái thực tại nhân bản là một thực tại phi lý, một thực tạicủa vật “tự nó” Nhưng trong cái thực tại phi lý tự nó đó lại có sự can thiệp của ý thứcnhân bản Cái ý thức này trong thuật ngữ của Sartre được gọi là vật “vì nó” Và cả cái

ý thức vì nó ấy cũng là một ý thức phi lý Trong cái thế giới hỗn độn của vật vì nó, ýthức con người có xu hướng hành động tách mình ra khỏi thực tại để tạo cho thực tạimột ý nghĩa và cũng là để giành cho mình một ý nghĩa Cái hành động đó được Sartregọi là hành động “hư vô hoá” Bởi vì khi hành động nhằm tách mình ra khỏi thế giớithực tại thì ý thức con người đồng thời phần nào “phủ nhận” các sự vật tự nó của thếgiới đó Sự phủ nhận đó chính là thể hiện của sự bất khả năng giao tiếp giữa vật tự nóvới vật vì nó Đây lại chính là thực thể thứ ba của cái phi lý: phi lý của khả năng khôngthể giao tiếp giữa cái phi lý “tự nó” với cái phi lý “vì nó”

Đến Camus thì tư tưởng về cái phi lý đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộcđời của ông, nó làm thành đề tài trọng tâm của các tiểu luận triết học và thấm đậmtrong mọi tác phẩm văn học của ông Khác với Sartre, trong các bài tiểu luận triết họccủa mình, Camus tuyên bố rằng cả thế giới thực tại lẫn lý tính của con người đềukhông phải là phi lý, mà phi lý chỉ nảy sinh từ sự bất hoà hợp giữa khát vọng của lýtính muốn tìm hiểu thế giới với cái thực tại u tối khó hiểu của thế giới đó, tức là sựtuyệt giao giữa khát vọng lý tính với thực tại u tối Từ sự bất hoà hợp giữa hai phạmtrù này nảy sinh cái cảm giác về sự phi lý Trong tập tiểu luận triết học cũng như trongcác tác phẩm văn học của ông, cái cảm giác phi lý sau thất bại của khát vọng lý tínhmuốn tìm hiểu thực tại đã không ngừng dẫn tác giả đi đến chỗ coi thế giới là phi lý,nhưng là cái phi lý sau khi đã được con người nhận thức, tức là cái phi lý mang tínhchất chủ quan, hậu nghiệm Cái thế giới phi lý chủ quan ấy được ông thể hiện thôngqua hình tượng nhân vật huyền thoại Sisyphe Cho nên theo chúng tôi, cuối cùng thì

Trang 10

cái phi lý của Camus lại chính là được nảy sinh từ sự giao tiếp (chứ không phải là từ

sự tuyệt giao) giữa lý tính với thực tại phi lý, nhưng đây là sự giao tiếp bất hoà hợp.Chính vì vậy mà cái phi lý của Camus là cái phi lý âm thầm day dứt trong nội tâm conngười

1.1.3 Phi lý trong văn học - cái phi lý phản lý tính

Trong khi triết học có quan niệm cho rằng cái phi lí là con đẻ của tính bất khảtri của lí tính, thì qua thực tiễn sáng tác, các nhà văn vẫn cố gắng nhận thức cái phi lí.Tức là lí trí vẫn có khả năng nhận thức chứ không phải là nó “bất khả tri”, nhưng kếtquả nhận thức của nó là một cái phi lí phản lí tính E.Ionesco, một đại diện đặc trưngcủa văn học phi lí, khi nói về phi lí đã công nhận rằng cái phi lí là sự tồn tại vô nghĩacủa con người, là sự suy giảm giá trị của mọi lí tưởng của con người, thường nhận thấytrong thế giới hiện đại [1, tr.22 ]

Khái niệm phi lí trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lí cónhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lí tính, trái với nănglực nhận thức của con người Ở đây, mặc dù vẫn coi nghĩa thứ hai là có vai trò chủ yếuđối với sự phát triển của văn học phi lí, nhưng chúng tôi cho rằng chúng ta cũng khôngnên bỏ qua nghĩa thứ nhất, tức là nghĩa cho rằng “ phi lí là những gì trái với các quytắc logic ” [1, tr.23]

Văn học phi lí hiện đại có sử dụng nhiều thủ pháp chơi chữ loạn nghĩa, thủ phápnghịch dị, thủ pháp huyện tưởng chiêm bao, đặc biệt là thủ pháp nghịch dị Như bàithơ ngây ngô vô nghĩa một cách vô ý thức, hai câu thơ của binh lính Pháp làm ra để cangợi vị nguyên soái dũng cảm của họ là lãnh chúa La Palice (1470- 1525) sau khi ôngnày bị tử trận “Mười lăm phút trước khi chết, / Ngài vẫn còn sống trên đời ”,[1, tr.24]thực ra ý họ muốn nói rằng ông đã chiến đấu rất dũng cảm cho đến hơi thở cuối cùng,nhưng về sau hai câu thơ chỉ còn làm cho người ta bật cười vì sự ngây ngô vô ý củachúng, hay theo kiểu chơi chữ loạn nghĩa, đến những sáng tác châm biếm ngoa dụ nhưkiểu Gargantua và Pantaguel của nhà văn đại diện cho phong trào Phục Hưng củaPháp là Fr Rabelais (1494-1553), những sáng tác phiêu lưu hoang tưởng như kiểuCuộc phiêu lưu của Gulliver của nhà văn Ailen J Swift (1667-1745).Vậy thì đặc điểmnghệ thuật của văn học phi lí là gì? Theo đúng cái nguyên tắc về sự trái ngược vớilôgic thông thường và với năng lực nhận thức lí tính đã nói tới ở trên thì chúng tôi chorằng văn học phi lí là văn học phản ánh những hiện tượng và sự việc trái với sự pháttriển của tư duy logic thông thường, hoặc nói đúng hơn là trái với lôgic nhân văn tiến

bộ của loài người Theo lôgic này thì chỉ bắt đầu từ Franz Kafka, nhà văn Tiệp Khắc(nay là Séc ) gốc Do Thái viết tiếng Đức (1883-1924), thì văn học phi lí mới thật sự rađời Còn về căn nguyên xã hội của văn học phi lí thì phải nói rằng vì nó là kết quả của

Trang 11

chủ nghĩa phi lí tính triết học, cho nên nó cũng là kết quả của cuộc khủng hoảng củathực tế xã hội thế kỉ XX.

Mặc dù khái niệm phi lí nói chung đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng khái niệmphi lí hiện đại mới chỉ xuất hiện từ nửa đầu thế kỉ XIX với chủ nghĩa phi lí tính và sau

đó là với chủ nghĩa hiện sinh, và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn học rõrệt từ đầu thế kỉ XX với người mở đường là Kafka Cho nên khi nói đến văn học phi líthì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỉ XX, hay nói đúng hơn làkết quả của cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỉ XX

1.2 Đôi nét về tác giả Albert Camus

1.2.1 Albert Camus - một cuộc đời đầy sóng gió

Bản thân Camus, trong tập tiểu luận Bề trái và Bề mặt, đã viết: “Tôi sinh ragiữa ánh tà dương và khốn cùng” Albert Camus sinh ngày 7/11/1913 tại Dréan (sau làMondovi, Algeria) trong một gia đình “chân đen” , ám chỉ những người gốc Âu sốngtại đất nước Bắc Phi này Đây là xứ sở luôn đầy ắp ánh nắng và gió biển, như Camustừng nhắc nhiều lần trong sách của mình Tuy nhiên, sự chói chang của thiên nhiên lạihoàn toàn ngược với cuộc sống u ám của người dân nơi đây nói chung và gia đìnhCamus nói riêng

Cha của Camus, ông Claude Camus, người Pháp, là công nhân rượu nghèo khó

Về sau, ông bị huy động vào lính và chết năm 1914, khi nhà văn mới 1 tuổi Cả cuộcđời Camus chỉ biết tới cha qua một bức ảnh duy nhất Sau khi chồng qua đời, bàCatherine Sintès mang hai con Albert và Lucien về sống ở vùng ngoại ô Belcourt củathủ đô Algiers, ở cùng nhà với bà ngoại và các bác của nhà văn Gia đình bên ngoạicủa Camus cũng là những người nghèo khổ, mù chữ Riêng mẹ ông bị điếc nặng Cậu

bé Camus từng rất xấu hổ mỗi khi cả nhà có dịp tới rạp chiếu phim, bởi ở đó, cậu phảiđọc thật to tên các bộ phim cho người nhà nghe Bất chấp cảnh khốn cùng, Camus vẫn

là cậu bé rất thông minh, yêu đời và mang đậm chất Pháp Sau này ông được học bổngnghiên cứu thạc sĩ về triết học Nhưng ông phải bỏ dở công trình luận văn tiến sĩ vìbệnh lao - căn bệnh quái ác đeo đuổi ông từ năm 17 tuổi cho tới hết đời

Ngoài việc là sinh viên ưu tú trên giảng đường, ông còn là nhà hoạt động chínhtrị từ rất trẻ Ông tham gia biên tập báo, đạo diễn kịch… nhằm ủng hộ phong tràokháng chiến ở Pháp thời Thế chiến thứ hai Song song với đó, ông còn ra mắt nhiềutiểu thuyết, tiểu luận, kịch…

Trở về quê hương Pháp khi chỉ mới 25 tuổi nhưng cái tên Albert Camus vàothời điểm đó đã là ngôi sao sáng tại châu Âu Quan điểm và nghệ thuật sáng tác củaông tác động lớn tới giới trí thức khi đó Năm 1957, mới 44 tuổi, ông được trao giảiNobel Văn học

Trang 12

Ngày 4/1/1960, Camus bất ngờ qua đời trong một tai nạn xe hơi, khi mới 46tuổi, thời điểm ông đang ở độ chín muồi và dạt dào khả năng sáng tác.

Nửa thế kỷ sau, chính phủ Pháp mong muốn được đưa tro cốt của ông về điệnPanthéon, vốn là nơi vinh danh những người con ưu tú nhất nước Pháp, nhưng hậu duệcủa nhà văn không đồng ý vì e ngại “một sự thâu tóm chính trị” Camus đã sống cảmột cuộc đời tự do, đấu tranh cho sự nhân văn, nên không phe phái nào có thể chiếmđoạt được ông, kể cả khi đã chết

1.2.2 Albert Camus - sự nghiệp văn chương đồ sộ

Albert Camus có sự nghiệp văn chương khá đồ sộ, ngay trong tác phẩm triếthọc của Albert Camus cũng mang phong cách của một nghệ sĩ Ông có nhiều sáng táctrong lĩnh vực kịch và tiểu thuyết; trong đó các tác phẩm tiêu biểu như: tiểu thuyết Cáichết hạnh phúc (La mort heureuse, viết 1936, in 1971); tiểu luận Bề trái và bề mặt(L’envers et l’ endroit, 1937), Đám cưới (Noces, 1938), tiểu thuyết Người xa lạ (L’étranger, 1942), tiểu luận Thần thoại Sisyphe (Le mythe de Sisyphe, 1942), kịchCaligula (1945), tiểu thuyết Dịch hạch (La peste, 1947), tiểu thuyết Tình trạng giớinghiêm (L’ état de siège, 1948), tiểu thuyết Những kẻ chính trực (Les justes, 1949),truyện ngắnSa đọa(La chute, 1956), truyện ngắnNơi lưu đầy và vương quốc (L’exilet

le royaume, 1957, tiểu luận Người nổi loạn (L’homme révolté, 1951) và kịch Nhữngngười quỷ ám (Les possédés, 1959) chuyển thể từ Lũ người quỷ ám của F.Dostoevski…Với những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học, năm 1957, AlbertCamus được trao giải Nobel văn chương bởi “đóng góp to lớn vào văn học, góp phầnsoi rọi giá trị của lương tâm con người” [6, tr.52]

1.2.3 Albert Camus - triết luận về các phi lý

Albert Camus cùng với nhiều nhà văn hiện sinh khác ở Pháp đã “thể hiện nỗi lo

âu, sợ hãi của thân phận con người trước bao biến động và tai ương trong nửa đầu thế

kỉ XX ở phương Tây” [3, tr.737] Triết luận về cái phi lý là chủ đề vào giai đoạn sángtác thứ hai của ông (1940 - 1950) Albert Camus không phải là một nhà triết họcnhưng lại xây dựng một lý thuyết độc đáo, lý thuyết hiện sinh phi lý; ông chỉ nói về ýnghĩa của “hiện sinh” và “thân phận con người”

Tiếp thu triết học của Becxông đề cao cái tôi bề sâu và thâm nhập thế giới tâmlinh bằng trực giác, học tập tinh thần “thờ phụng cái tôi” của nhiều nhà văn đương thời,Camus đi đến một luận đề nổi tiếng về cái phi lý Tuy đề cao trực giác nhưng khônghoàn toàn phủ nhận lý tính bởi nhờ lý tính mà ông nhận ra thế giới, cuộc đời là phi lý

“Cái phi lý ấy đâu phải là lời mời gọi đi vào chủ nghĩa hư vô” và “cuộc đời đã phi lýthì con người phải tìm cách chiến thắng nó bằng cách sống hết mình trong sự thụ cảmcái phi lý ấy, bằng cách sống mà không cần hi vọng, hành động, không cần định rõ

Trang 13

động cơ, lường trước hậu quả Con người cần thể hiện niềm kiêu hãnh và sự quảng đạicủa đời mình” [3, tr.738] Thế nhưng, ở bên kia điều ảo ảnh, ở bên kia sự tuyệt vọngvẫn ngự trị cái ý chí sinh tồn một sự cao quý nào đó của con người Theo Camus:

“Nếu không có Chúa, nếu linh hồn người ta không phải là bất diệt thì con người muốnlàm gì cứ tha hồ làm” (Huyền thoại Xiziphơ) Triết luận về “thân phận con người”,Camus viết: “Chính ở trong thế giới này mà tôi đáp lại cái phi lý bằng sự nổi loạn củatôi, tự do của tôi và sự say mê của tôi Chỉ bằng hoạt động của lương tâm mà tôi biếnđổi cái gì đó mời mọc đến cái chết thành quy tắc sống, và tôi khước từ sự tự vẫn” [3,tr.738] Camus xem vấn đề này khơi dậy sự huyền nhiệm của định mệnh, khơi dậyphần vĩnh cữu trong thân phận con người Từ năm 1942, Camus đề xướng một sự phảnkháng dữ dội và nêu lên cho cá nhân một cách sống sung mãn, đối đầu với cái phi lýcủa cuộc đời Từ năm 1945, giống như một số nhà văn hiện sinh khác cũng bị ảnhhưởng thời cuộc, ông đòi hỏi hành động thích hợp của nhà văn giữa phố phường vàcuộc sống, bổn phận làm một chiến sĩ đấu tranh, làm chứng nhân hay sống với đầy đủlương tâm con người Theo quan niệm của ông, sự nổi loạn có ý nghĩa chống lại thếgiới phi lý, là sự nổi loạn của cá nhân có tính chất siêu hình và vô nguyên tắc, là sựthách thức cái phi lý của đời người Tự do có nghĩa là “tôi chỉ là tôi”, “tôi là đối tượngcủa tôi”, không chấp nhận cái gì sẵn có, không chấp nhận một lý thuyết, một đường lốigiải thích nào,

Lý thuyết hiện sinh phi lý của Camus chứa chất đầy mâu thuẫn Có thể

có một số mặt nào đó ít nhiều tích cực với ý nghĩa phê phán sự sa đọa và những bế tắc,

sự tàn bạo và những bất công của xã hội tư bản, nhưng nhìn tổng quát nhiều tác phẩmcủa ông thể hiện một lý thuyết hàm hồ, ngụy biện, phản ánh tâm trạng của một thế hệkhắc khoải trước định mệnh, đi tìm kiếm trong những cơn sóng gió của lịch sử một ảoảnh tự do đích thực, khi họ bị dồn tới chân tường, đối diện với sự tra tấn hay chết chóc.1.2.4 Albert Camus - nghệ sĩ phục vụ chân lý, tự do, bênh vực đồng loạiVới quan điểm siêu hình, phi lịch sử, Camus nêu phương hướng của người nghệ

sĩ không phuc vụ một đảng phái nào mà chỉ phục vụ quyền tự do của con người, bênhvực tình yêu thương đồng loại và không bị ai lãnh đạo, chỉ huy cả [3, tr.763] Camusphê phán nói chung những chế độ độc tài đối xử tàn nhẫn với văn nghệ sĩ và biểudương tinh thần dũng cảm và bản lĩnh cao cường của các văn nghệ sĩ chân chính Sángtác của ông khai phá những hạt địa mới, tìm tòi những kĩ thuật mới, mở ra những lốinhìn mới về cuộc đời Camus đã chịu ảnh hưởng nhiều của Ăngđrê Manrô và tiếpbước Ăngđrê Manrô, phát hiện ra cái phi lý của đời người và đề xuất một cách sốngcủa cá nhân đối đầu với cái phi lý là “tự do, nổi loạn và say mê” Do ảnh hưởng củacuộc kháng chiến chống phát xít, chiến tranh lạnh sau năm 1945, Camus đã chuyểnbiến hợp thời hợp cảnh một nhà văn tranh đấu, làm chứng nhân cho xứng đáng với

Trang 14

lương tâm con người Camus tiếp tục hành trình của ý thức đi tìm kiếm sự biện minhcho cái phi lý, cho mục đích của ông trong đời sống xuyên qua những yêu cầu của thờiđại Tác phẩm của ông đã bộc lộ những mâu thuẫn phức tạp của nhà văn trải qua mộtcuộc đời sóng gió, cố gỡ ra những mối dây liên hệ phức tạp của lịch sử xã hội để tìm

ra định mệnh của mình Cuối cùng, dường như Camus cũng không thoát ra khỏi nghivấn siêu hình về đời người Tư tưởng nhân văn ôn hòa, thỏa hiệp của Camus mãi mãigiữ ông đứng bên lề và làm người xa lạ trước bước biến của lịch sử

1.3 Khái quát về tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus

1.3.1 Tóm tắt tác phẩm

Người xa lạ kể về anh thanh niên tên Meursault, người xưng “tôi” kể chuyện

Mở đầu câu chuyện, anh tự hỏi: “Mẹ đã chết hôm nay Hay là hôm qua nhỉ, tôi khôngrõ” Nhận được điện báo mẹ chết trong trại dưỡng lão, anh về chịu tang mẹ Đến nơi,không nhìn mặt mẹ lần cuối Trong lúc ngồi bên quan tài mẹ, anh bình thản hút thuốc,uống cà phê và tỏ ra mệt mỏi, buồn ngủ Trên đường đến nghĩa trang anh dửng dưng đilẫn cùng đám người đưa tang mẹ Anh thấy khó khó chịu khi trời nóng bức Anh trở vềAlger ngay chiều hôm ấy Ngay sáng hôm sau anh đi tắm biển và gặp một cô bạn quentên là Marie Cardona tại bến tắm Hai người cùng nhau vừa tắm vừa đùa nghịch thânmật suốt cho đến trưa Anh rủ Marie đến tối đi xem một vở phim hài Trong rạp anhvừa xem phim vừa vuốt ve hai bầu ngực Marie và đến cuối buổi chiếu phim anh hôn

cô Xem xong phim Marie về nhà ngủ qua đêm với anh Sau đó họ còn đi tắm, đi xemphim và làm tình với nhau nhiều lần Marie muốn làm lễ cưới, còn anh thì không quantâm đến chuyện này Một hôm Meursault cùng mấy người bạn đi chơi trên bãi biển

Họ gặp một tóan thanh niên Ả Rập đâm bị thương nhẹ Trưa hôm đó Meursault lại gặpngười thanh niên Ả Rập đó nằm phơi nắng trên bãi biển Anh chàng này dơ dao đe dọaanh, lưỡi dao dưới ánh nắng ban trưa làm anh lóa mắt Anh choáng váng rút súng lụcbắn chết anh chàng này Bị bắt giam, Meusault dửng dưng như không có việc gì xảy ra.Trong tù, anh thấy cuộc đời vẫn bình thường Đến ngày xử án anh ngạc nhiên khi thấytòa án lại quan tâm đến thái độ dửng dưng của anh trước cái chết của mẹ hơn tội giếtngười của anh Và dưới con mắt của mọi người thì thái độ đó mới là cái tội chính làmcho anh đi đến chỗ phải nhận bản án tử hình Cuối cùng anh chấp nhận cái chết mộtcách dửng dưng Sau khi tuyên án tử hình, ông chánh án hỏi anh có nói thêm gì khôngthì anh suy nghĩ rồi trả lời “Không”

1.3.2 Người xa lạ - sự trình bày cái phi lý của đời người

Tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus được xem như là sự trình bày cái phi

lý đời người Bởi khi nói đến đời người là nói đến những con người sống và chết ởnhững nơi chốn riêng và trong những điều kiện riêng biệt Con người có nhận ra cáiphi lý hay cái ý nghĩa của đời sống thì cũng từ trong những nơi chốn và điều kiện ấy,

Trang 15

và duy nhất chỉ có trong đó mà thôi Do đó, trong tiểu thuyết đầu tiên được xuất bảnvào năm 1942 này của Camus đã phản ánh một trong số những kinh nghiệm sống củatác giả ở xứ Angieri thuộc Pháp, ở một xứ sở xa lạ diễn ra những mối quan hệ giữangười Châu Âu à người Arập Những người Châu Âu thì đều có tên họ như: Raymond,Marie, Meursault, Salamano; còn người Arập bị giết lại không có tên Quan hệ củangười Arập với người kể chuyện dường như không phải quan hệ giữa một con ngườivới người khác, hắn ta nhìn những người Châu Âu như là “những viên đá” hoặc là

“những cây khô” Và có nhà phê bình cánh tả đương thời đã quan tâm đến mối quan hệgiữa người Châu Âu và người Arập trong Người xa lạ và nhận định hành vi củaMeursault “là sự thực hiện có tính chất tiềm thức của giấc mơ đen tối và ngây ngô củamột người da trắng là Camus” (Theo Báo France Observateur 5-1-1961, bài viết về tácphẩm Người xa lạ của Henri Kréa và Pierre Nora)

CHƯƠNG 2

SỰ PHI LÝ TRONG TIỂU THUYẾTNGƯỜI XA LẠCỦA ALBERT CAMUS2.1 Nhân vật trong quan hệ với chính mình và người thân

2.1.1 Xa lạ trong mối quan hệ với chính mình

Tiểu thuyết Người xa lạ khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảngthời gian gần một năm kể từ khi mẹ anh ta chết cho đến gần cái chết của chính anh ta

Xã hội Meursault sống là một xã hội phi lí Chính sự phi lí đã khiến cuộc sống của anh

ta biến thành một nhà tù rộng lớn và sự giao tiếp giữa những người tù lại bị ngăn trởbởi một tấm kính cách âm trong suốt Trong cái nhà tù vô hình đó, mỗi tù nhân sống,làm việc, yêu đương… một cách máy móc với sự ngột ngạt, u mê, dồn nén Cuộc sốngcủa anh ta là cuộc sống gợi nên cảm giác về cái vô nghĩa lí Anh ta hành động máymóc, vô thức, luôn luôn bị chi phối bởi cảm giác mệt mỏi, buồn chán, đơn điệu Anh tahành động chỉ là để giết thời gian và do buồn chán Khi ở công sở, anh ta làm việc; khigặp bạn gái, anh ta trò chuyện, xem phim, tắm biển; khi có người hỏi thì anh ta trảlời… tất cả được thực hiện một cách máy móc, rập khuôn và buồn tẻ Còn khi ở mộtmình, Meursault cũng thực hiện những hành động vô nghĩa: đọc một tờ báo cũ, cắt dánmột bài anh ta thấy hay hay rồi tiêu tốn cả chiều chủ nhật để quan sát đường phố từtrên ban công “Phòng ngủ tôi nhìn ra con phố chính của ngoại ô Buổi chiều rất đẹp.Nhưng, mặt đường nhớp nháp, người trên phố thưa thớt mà vẫn vội vã Đầu tiên lànhững gia đình tản bộ, hai cậu bé mặc đồ lính thủy với quần lửng, trông hơi vướng víutrong bộ quần áo cứng ngắc, và một cô bé đeo chiếc nữ to màu hồng, đi giày đen bóng.Phía sau chúng là một bà mẹ phốp pháp mặc váy lụa nâu, và ông bố nhỏ thó mảnhkhảnh mà tôi quen mặt Ông ta đội một chiếc mũ rơm, thắt nơ con bướm và tay cầmchiếc gậy Nhìn ông ta đi với bà vợ, tôi liền hiểu vì sao trong phố người ta nói ông ta là

Trang 16

kẻ phong nhã Một lát sau, đám thanh niên khu ngoại ô đi chải dầu bóng lộn và cà vạt

đỏ, áo veston bó chặt qua, tóc với túi thêu và giày mũi vuông.”[9, tr.62]

Sự đơn điệu đó khiến người khác có cảm giác anh ta chỉ đơn thuần tồn tại chứkhông phải đang sống Dường như anh ta chỉ hành động theo bản năng, như một conrobot được lập trình Quả thật, trong xã hội phi lí đó, Meursault là một người xa lạ.Anh ta là kẻ xa lạ với người khác và đồng thời cũng là kẻ xa lạ đối với chínhmình Tuy nhiên, cho dù không phạm tội giết người, không bị xét xử tại tòa án thìMeursault cũng đã sống trong cõi bất hạnh từ trước Anh ta bất hạnh vì đã trở thành kẻ

xa lạ với chính mình Anh ta sống một cách máy móc, u mê trong sự phi lí của xã hội

và biến thành nô lệ của cuộc sống phi lí đó Không phải chỉ giữa anh ta và người khácmới có một tấm kính vô hình ngăn cách mà ngay trong chính anh ta, ngay trong conngười anh ta cũng có một tấm kính vô hình ngăn cản anh ta nhận thức về chính mình

và nhận thức cuộc sống phi lí của mình Chính điều đó đã biến anh ta thành một kẻ thụđộng Meursault trong sự vận động phát triển tự thân của anh ta, có thể thấy Meursaultkhông nói dối Nói một cách khác chính xác hơn, anh ta không hiểu thế nào là nói dối

và anh ta cũng không nắm bắt được sự thật để mà khẳng định anh ta bảo vệ sự thật.Anh ta chỉ là một người thụ động, nhìn sự việc theo cái nhìn của người khác Anh tachấp nhận những gì người khác đưa đến cho anh ta, thậm chí cả trên lĩnh vực nhậnthức, tình cảm Trong thâm tâm, anh ta mặc nhiên chấp nhận những gì Raymond nói

và coi đó như những gì xảy ra trên thực tế Anh ta đã làm điều mà bản năng mách bảoanh ta nên làm, theo cái mà anh ta cho là sự thật; một cách hiển nhiên, vô thức, theocái cách mà cái gì đến sẽ đến Anh ta cũng không cao cả đến mức hi sinh vì sự thật;anh ta không hề có khái niệm nào về sự thật cũng như lừa dối, đúng cũng như sai, nêncũng như không nên Anh ta thản nhiên tuân theo sự sắp đặt của người khác Cuộc đờianh ta là cuộc đời một người máy được lập trình bởi cái ngẫu nhiên, bởi sự phi lí vàbởi chính những người máy khác Anh ta sẵn sàng tán đồng với người khác, rất dễ bịthuyết phục: “ Tôi tán đồng: Đúng thế thật, nếu không nó đã chẳng phải là một hìnhphạt.” [9, tr.130]… Cũng chính vì thế mà anh ta dễ dàng trở thành con rối trong bàntay số phận, gần như luôn ở trong thế bị động Thậm chí, anh ta cũng quan sát cảnh vật,con người theo một cách hoàn toàn vô thức Anh ta nhìn chỉ để nhìn, quan sát rất tinhnhưng không hề có một sự phân tích hay chọn lọc nào Cảnh trí trong nhà giam, nhữngkhuôn mặt già nua, những hoạt động máy móc của người phụ nữ bên bàn ăn… Nhữngquan sát vô thức đó càng làm cho cuộc sống của Meursault thêm ngột ngạt, khoảngkhông gian tự do dành cho anh ta ngày càng bị thu hẹp Anh ta dường như sắp gụcxuống trước sức nặng của những hình ảnh chồng chất đó Có thể có người cho rằngnhững phản ứng của Meursault hơi cực đoan, thái quá, rằng lẽ ra anh ta có thể làm thếnày mà không làm thế kia… Nhưng anh ta là một nhân vật phi lí, là một con người xa

Ngày đăng: 11/12/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN