1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn phương pháp nghiên cứu khoa học cho trẻ mầm non Đề tài một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

58 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 4-5 Tuổi Thông Qua Trò Chơi Dân Gian
Tác giả Hoàng Kim Chi, Lờ Thị Bớch Loan, Nguyễn Thị Khỏnh Linh, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Thanh Trỳc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thỳy Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cho Trẻ Mầm Non
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 208,86 KB

Nội dung

Trò chơi dân gian mang tính giải trí cao, giúp trẻ vui chơi một cáchthoải mái và hứng thú, không chỉ giúp trẻ rèn luyện tư duy, trí thông minh, kỹnăng vận động, kỹ năng xã hội mà còn đặc

Trang 1

GDMN D2023A :

p

L

223000193 -

Thanh Trúc ị

n Th ễ Nguy

223000167 -

Thanh ị

n Th ễ Nguy

223000132 -

Khánh Linh ị

n Th ễ Nguy

223000138 -

Bích Loan ị

Lê Th

223000090 -

Hoàng Kim Chi :

n ệ

c hi ự Nhóm sinh viên th

nh ạ Thúy H ị

n Th ễ TS.Nguy :

n ẫ

ng d ớ

I Ổ

5 TU - 4 Ẻ CHO TR Ữ

N NGÔN NG Ể

N PHÁP PHÁT TRI Ệ

BI Ố

ề Đ

M NON Ầ

M Ẻ

C CHO TR Ọ

H

U KHOA Ứ

PHÁP NGHIÊN C PHƯƠNG

MÔN:

N Ớ L P Ậ BÀI T

M Ạ KHOA SƯ PH

I Ộ

ĐÔ HÀ N Ủ

C TH Ọ

I H Ạ

NG Đ Ờ

TRƯ

Trang 2

“ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4-5 tuổi thông

qua trò chơi dân gian”

mà còn là cơ hội để họ hòa mình vào không gian văn hóa truyền thống, gìn giữbản sắc dân tộc

Đối với trẻ mầm non, trò chơi dân gian mang vai trò vô cùng quan trọng.Không chỉ đơn thuần là hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi dân gian còn giúptrẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách Tham gia cáctrò chơi dân gian, trẻ được thỏa sức vui đùa, chia sẻ niềm vui với bạn bè, rènluyện sức khỏe, trí tuệ và bồi dưỡng tâm hồn Từ đó, trẻ hình thành những phẩmchất tốt đẹp như sự trung thực, đoàn kết, hợp tác, biết yêu thương và trân trọnggiá trị văn hóa truyền thống Bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡngcho trẻ, việc đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng.Thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ em được phát triển toàn diện về cả thểchất, tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ

Để xây dựng và hoàn thiện nhân cách, con người cần được phát triển toàndiện về các yếu tố tâm lý như tư duy, trí tuệ, tình cảm, và đặc biệt là ngôn ngữ Trong giai đoạn nhà trẻ, trò chơi dân gian là một trong những nội dung quantrọng của hoạt động vui chơi, đóng vai trò không thể thiếu trong việc giáo dụctrẻ

Trang 3

Trò chơi dân gian như một phương tiện hiệu quả đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trò chơi dân gian thường sử dụng nhiều

từ ngữ phong phú, đa dạng, giúp trẻ học thêm nhiều từ mới một cách tự nhiên vàhiệu quả Trò chơi dân gian mang tính giải trí cao, giúp trẻ vui chơi một cáchthoải mái và hứng thú, không chỉ giúp trẻ rèn luyện tư duy, trí thông minh, kỹnăng vận động, kỹ năng xã hội mà còn đặc biệt kích thích sự ham học hỏi ngônngữ của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Hơn thế, trò chơi dân gian còn là cầu nối giúp trẻ gắn kết tình cảm vớigia đình, bạn bè và cộng đồng Trẻ học được cách chia sẻ, hợp tác và chơi ngoanngoãn

Theo các tác giả Penny Tassony và Kiate Beith trong cuốn NurseryNursing ( Chăm sóc trẻ thơ ) đã khái quát bước phát triển ngôn ngữ trẻ em giaiđoạn từ 4 - 5 tuổi đang ở trong “ thời kì ngôn ngữ” Trẻ từ 4 - 5 tuổi tuổi được vínhư “giai đoạn vàng” để phát triển ngôn ngữ Đây là thời điểm quan trọng đểhình thành và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ nền tảng như nghe, nói, hiểu vàgiao tiếp Ngôn ngữ đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp trẻ học hỏi, khám pháthế giới xung quanh, kết nối với mọi người và phát triển tư duy, trí thông minh.Khi có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, học tập vàgặt hái thành công trong cuộc sống

Trang 4

● Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hà (2017) về "Vai trò của trò chơi dângian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi" Nghiên cứunày cũng cho thấy kết quả tương tự như nghiên cứu của Nguyễn ThịThanh Mai

● Nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngân (2019) về "Ứng dụng trò chơi dân giantrong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 4 tuổi" Nghiên cứu này

đề xuất một số biện pháp cụ thể để sử dụng trò chơi dân gian hiệu quảtrong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian” làm đề tài

2.2 Mục đích cụ thể:

● Xác định những lợi ích của việc sử dụng trò chơi dân gian đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi

● Đề xuất một số biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

● Giới thiệu một số ví dụ về trò chơi dân gian phù hợp với trẻ từ 4

- 5 tuổi

● Đề xuất giải pháp để áp dụng hiệu quả các biện pháp phát triểnngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể Nghiên cứu

● Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ: Tập trung vào các chỉ

số cụ thể như vốn từ vựng, cấu trúc câu, khả năng diễn đạt, sựlưu loát trong giao tiếp

● Tác động của trò chơi dân gian: Đánh giá mức độ hiệu quả

của trò chơi dân gian trong việc cải thiện các chỉ số ngôn ngữtrên

● Mối quan hệ giữa trò chơi dân gian và sự phát triển toàn diện của trẻ: Khám phá những tác động tích cực khác của trò

chơi dân gian như phát triển nhận thức, kỹ năng xã hội, tìnhcảm

3.2 Đối tượng Nghiên cứu

● Trẻ em: Độ tuổi 4 - 5 tuổi, khỏe mạnh, không có vấn đề về

ngôn ngữ đặc biệt

● Cha mẹ/người chăm sóc: Những người trực tiếp tương tác và

quan sát quá trình phát triển của trẻ

● Giáo viên mầm non: Những người có kinh nghiệm trong việc

tổ chức các hoạt động cho trẻ và có thể cung cấp thông tin vềhiệu quả của phương pháp này

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu lý luận về phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi

· Tìm hiểu về khái niệm ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ

· Phân tích đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 4 - 5 tuổi

· Xác định tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giaiđoạn này

Trang 6

4.2 Nghiên cứu vai trò của trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi

· Làm rõ khái niệm về trò chơi dân gian

· Phân tích những lợi ích của việc sử dụng trò chơi dân gian để pháttriển ngôn ngữ cho trẻ

· Xác định các loại trò chơi dân gian phù hợp với trẻ từ 4 - 5 tuổi

4.3 Đề xuất một số biện pháp hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

· Xác định các tiêu chí lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và khảnăng của trẻ

· Đề xuất cách tạo môi trường thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi chơi

· Hướng dẫn cách tham gia cùng trẻ chơi và hướng dẫn trẻ cách chơihiệu quả

· Đề xuất phương pháp lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ và luyện tập ngônngữ

· Đề xuất cách kết hợp chơi trò chơi dân gian với các hoạt động khácnhư đọc sách, kể chuyện, hát ca dao, đồng dao

4.4 Đề xuất giải pháp để áp dụng hiệu quả các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 -5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

· Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của cha mẹ và giáo viên vềtầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi dân gian để phát triển ngôn ngữcho trẻ

· Đề xuất các giải pháp tổ chức các tập huấn, hội thảo về cách sử dụngtrò chơi dân gian để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trang 7

· Đề xuất các giải pháp cung cấp tài liệu, hướng dẫn cho cha mẹ và giáoviên về cách sử dụng trò chơi dân gian để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

· Đề xuất các giải pháp đầu tư vào cơ sở vật chất, đồ chơi để phục vụcho việc tổ chức các hoạt động chơi trò chơi dân gian cho trẻ

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6 Giả thuyết khoa học

- Ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi còn nhiều hạn chế, trẻ đang trong giai đoạntập nói

- Việc tham gia thường xuyên vào các trò chơi dân gian sẽ giúp trẻ em từ 4-5 tuổi mở rộng đáng kể vốn từ vựng, đặc biệt là các từ vựng liên quan đến hànhđộng, đặc điểm, và các khái niệm xã hội

- Trẻ em tham gia vào các trò chơi dân gian sẽ có khả năng giao tiếp vàdiễn đạt ý tưởng tốt hơn so với những trẻ không tham gia Cụ thể, trẻ sẽ cảithiện khả năng xây dựng câu, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tự tintrong các tình huống giao tiếp khác nhau

- Việc sử dụng trò chơi dân gian sẽ tạo ra sự hứng thú và động lực học tậpngôn ngữ cao hơn ở trẻ em 4 -5 tuổi so với các phương pháp truyền thống Trẻ

Trang 8

sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến ngôn ngữ và có thái độtích cực đối với việc học hỏi

7 Phương pháp nghiên cứu

- Tìm tài liệu, đọc, phân tích, đánh giá, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liênquan đến một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 -5 tuổi thông qua tròchơi dân gian

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: Xây dựng các phiếu điềutra/trưng cầu ý kiến/phiếu khảo sát nhằm khảo sát các nội dung liên quan đến đềtài về một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi thông qua tròchơi dân gian

- Quan sát: Trực tiếp quan sát

8 Cấu trúc của đề tài

“Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lụcnghiên cứu, đề tài có 03 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

- Chương 2: Thực trạng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4

- 5

tuổi thông qua trò chơi dân gian

- Chương 3: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Chương 1: Cơ sở lý luận về một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trang 9

1.1.1 Những nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi

Trong cuốn sách Phát triển ngôn ngữ trẻ thơ (Development of language in earlychildhood - 2008), Otto Beverly - một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển ngônngữ trẻ em của đại học Illinois (Hoa Kỳ) đã nhìn nhận ngôn ngữ trẻ em là một

sự biểu hiện tích hợp của các thành tố ngôn ngữ: ngữ âm, nghĩa của từ và cấutạo từ ngữ pháp, ngữ dụng Bà cũng chỉ ra ba cấp độ (level) của việc phát triểnngôn ngữ của trẻ là:

- Cấp độ 1: Biết nói (linguistic knowledge)

- Cấp độ 2: Biết nói một cách có hiểu biết (metalinguistic knowledge)

- Cấp độ 3: Bày tỏ bằng lời nói một cách có hiểu biết (Verbalization ofmetalinguistic)

Như vậy, Otto Beverly nhìn ngôn ngữ trẻ ở cả hai phương diện cấu trúc và chỉnhthể Về mặt cấu trúc, ngôn ngữ được tạo bởi các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữpháp và ngữ dụng Về mặt chỉnh thể, ngôn ngữ thể hiện trong đơn vị giao tiếp.Như vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển từng mặt các đơn vị ngôn ngữnhưng lại phải đạt đến sự tích hợp các thành tố đó trong một đơn vị giao tiếpchỉnh thể là ngôn bản, lời nói mạch lạc mà nó biểu hiện ở hai dạng là đối thoại

và độc thoại

Lời nói đối thoại ở trẻ là khả năng tương tác ngôn ngữ của trẻ với những ngườixung quanh, còn độc thoại là khả năng kể chuyện, bày tỏ ý nghĩ của mình, trìnhbày một cái gì đó để cho người khác có thể hiểu được Chính vì vậy, khi đánhgiá kết quả giáo dục của trường mầm non, các nhà giáo dục Australia có nêu ramột chuẩn về khả năng giao tiếp ngôn ngữ của trẻ: Trẻ phải trở thành một người

có thể giao tiếp ngôn ngữ tích cực (Framework of Early childhood education Sydney, 2009) Xu hướng đánh giá ngôn ngữ của trẻ hiện nay ở nhiều nướccũng đều là đánh giá khả năng giao tiếp của trẻ mà ít khi quan tâm đến cácthành tố đơn lẻ của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tuy nhiên, cácnhà bác học

-Hoa Kỳ lại đánh giá ngôn ngữ của trẻ dựa vào ngôn ngữ trên cả hai phương diệncấu trúc và chỉnh thể (Morrow - Assessing literacy in preschool, 2009)

Trang 10

Nói đến ngôn ngữ của tuổi mầm non, chúng ta không thể không nhắc đến ngônngữ viết (literacy), bao gồm khả năng tiền đọc - viết của trẻ Tuổi mầm non chưađọc - viết được, và điều này cũng chưa đặt ra cho các cháu Tuy nhiên, chuẩn bịcho trẻ học đọc - viết, trở thành người "biết chữ" (to be literate) trong tương lailại rất quan trọng Những dấu hiệu ban đầu của khả năng đọc - viết của trẻ(emergent literacy) đã hình thành từ rất sớm (nhiều nhà nghiên cứu gọi là khảnăng tiền đọc - viết), nó cần được nâng đỡ, phát triển trong tuổi mầm non Nhưvậy, trong nội hàm ngôn ngữ trẻ sẽ bao gồm cả khả năng tiền đọc - viết của trẻ

1.1.2 Những nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi.

Noam Chomsky (1957) trong tác phẩm Cấu trúc ngữ nghĩa đã phân tích có phêphán lý thuyết hành vì chủ nghĩa của Skinnet Ông cho rằng trẻ em đóng vai tròchính và là nhân tố chính trong sự phát triển ngôn ngữ của mình Ông coi ngoongữ có cơ sở sinh học của nó Thành tựu chỉ có của con người Con người có cơquan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ Chỉ cần có sự tác động thêm từ phía bênngoài (môi trường nói năng) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện Dường như suynghĩ là có sắn, được tập hợp theo các mô hình tách biệt, được di truyền từ thế hệtrước Nó sẽ bùng nổ khi có kích thích phù hợp Theo ông, không cần có sự dạy

dỗ có chủ định của cha mẹ nhằm phát triển lời nói cho trẻ

Chomsky cho rằng kiến thức ngữ pháp của trẻ có từ lúc nó mới sinh Trẻ có khochứa ngữ pháp toàn cầu Chỉ cần nó sử dụng đúng lúc là có thể giải mã đượctiếng mẹ đẻ của nó Những giả định này của N Chomsky không có tính thuyếtphục Các quy luật về ngữ pháp không thể là có sắn Càng không thể có cái gọi

là kho ngữ pháp toàn cầu

J Piaget là một nhà tâm lý học nổi tiếng của Thụy Sĩ Trong tác phẩm

Ngôn ngữ và tư duy của trẻ, ông cho rằng ngôn ngữ không quan trọng lắm đốivới sự phát triển của tư duy Theo ông, tư duy phát triển là nhờ có việc trẻ hànhđộng trực tiếp với các vật thể vật chất, phát hiện ra những thiếu sót trong tư duyhiện có, luyện tập để sáng tạo ra phương thức tư duy phù với hiện thực (Piagetnhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động trực quan của trẻ với đồ vật) Hạn chếcủa Piaget là không đánh giá hết được vai trò to lớn của ngôn ngữ thúc đẩy sự

Trang 11

phát triển của tư duy Quan điểm của Piaget có ảnh hưởng to lớn đến giáo dụcmẫu giáo và tiểu học thông qua ba điểm sau đây:

● Tầm quan trọng của hoạt động trực quan: Piaget nhấn mạnh rằng trẻ emhọc hỏi tốt nhất thông qua trải nghiệm trực tiếp với thế giới xung quanh

Do đó, phương pháp giáo dục nên tập trung vào việc tạo ra các hoạt độngthực tiễn, cho phép trẻ em tương tác và khám phá các đối tượng vật chất.Các hoạt động như chơi, thực hành, và khám phá sẽ giúp trẻ phát triển tưduy logic và khả năng giải quyết vấn đề

● Giai đoạn phát triển tư duy: Piaget đã đề xuất các giai đoạn phát triển tưduy của trẻ em (giai đoạn cảm giác vận động, giai đoạn tiền thao tác, giaiđoạn thao tác cụ thể, và giai đoạn thao tác hình thức) Điều này đã dẫnđến việc thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của trẻ, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về khả năng và nhu cầu học tậpcủa học sinh ở mỗi độ tuổi

● Khuyến khích sự tự khám phá và tư duy độc lập: Quan điểm của Piaget

về việc trẻ em là những nhà khoa học nhỏ tuổi khuyến khích giáo viên tạo

ra một môi trường học tập mà ở đó trẻ em có thể tự do khám phá, đặt câuhỏi và tìm ra câu trả lời Điều này giúp trẻ phát triển tư duy phản biện vàkhả năng tự học, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tư duytrong tương lai

1.1.3 Những nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi dân gian để pháttriển ngôn ngữ cho trẻ Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:

• Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai (2015) về "Hiệu quả của việc sửdụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 tuổi".Nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển ngônngữ một cách hiệu quả, đặc biệt là về vốn từ vựng, khá năng diễn đạt và giaotiếp

Trang 12

Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra rằng trò chơi dân gian không chỉ mang tínhgiải trí mà còn là công cụ giáo dục hiệu quả, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mộtcách tự nhiên và sinh động Các trò chơi này thường có nội dung gần gũi với đờisống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ từ vựng, cấu trúccâu, cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Nghiên cứu cũng đã phân tích các phương pháp và hình thức tổ chức trò chơi,đồng thời đưa ra những lưu ý về cách thức hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạtđộng này để đạt được hiệu quả cao nhất Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc

sử dụng trò chơi dân gian đã góp phần đáng kể vào việc phát triển ngôn ngữ chotrẻ, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp và tăng cường khả năng tư duy ngôn ngữ.Ngoài ra, nghiên cứu còn khuyến nghị giáo viên và phụ huynh nên tích cực đưatrò chơi dân gian vào hoạt động hàng ngày của trẻ để tạo ra môi trường học tậpthú vị và phong phú

• Nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngân (2019) về 'Ứng dụng trò chơi dân giantrong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 4 tuổi" Nghiên cứu này đề xuấtmột số biện pháp cụ thể để sử dụng trò chơi dân gian hiệu quả trong việc pháttriển ngôn ngữ cho trẻ Trong nghiên cứu, tác giả đã phân tích vai trò của tròchơi dân gian trong việc kích thích khả năng giao tiếp, từ vựng và kỹ năng ngônngữ của trẻ Trò chơi dân gian được xem là một phương pháp học tập tự nhiên,tạo ra môi trường tương tác phong phú giữa trẻ và người lớn, cũng như giữa cáctrẻ với nhau Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các trò chơi dân giankhông chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn nâng cao khả năng tư duy, sựsáng tạo và kỹ năng xã hội Tác giả đã thực hiện các hoạt động thực nghiệm,trong đó trẻ tham gia các trò chơi như "Chi chi chành chành", "Bịt mắt bắt dê",

và nhiều trò chơi khác, qua đó ghi nhận sự cải thiện rõ rệt trong khả năng ngônngữ của trẻ

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất các phương pháp tổ chức và hướng dẫn chogiáo viên trong việc áp dụng trò chơi dân gian vào giảng dạy, nhấn mạnh tầmquan trọng của sự kết hợp giữa học và chơi trong quá trình phát triển ngôn ngữcho trẻ mầm non

Trang 13

Kết luận của nghiên cứu khẳng định rằng trò chơi dân gian là một công cụ hiệuquả và cần thiết trong giáo dục mầm non, góp phần không nhỏ vào việc hìnhthành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ em Tác giả cũng khuyến khích các bậc phụhuynh và giáo viên nên duy trì và phát huy các trò chơi dân gian trong hoạtđộng giáo dục hàng ngày

1.2 Ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi

1.2.1 Ngôn ngữ là gì?

V.Lênin đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọngcủa con người.” Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc quy tắc và ýnghĩa Đồng thời ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy truyền đạt và tiếpnhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa lịch sử từ thế hệ này sang thế hệkhác

Cũng có khái niệm về ngôn ngữ theo E.L.Tikheeva - Nhà giáo dục học Liên Xô

cũ đã khẳng định rằng; “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khóa để nhậnthức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại Dongôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người…”

Không chỉ có vậy, ngôn ngữ tạo nên những con người có linh hồn Ngônngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tư duy, nhâncách của con người, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thânmình

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người nhờ có ngônngữ mà con người có thể trao đổi với nhau, những hiểu biết, truyền cho nhaunhững kinh nghiệm, tâm sự với nhau, những nỗi niềm thầm kín

Đối với trẻ em, ngôn ngữ là cầu nối để đến với thế giới của nhân loại Ngônngữ trở thành công cụ để bày tỏ suy nghĩ những tâm tư, tình cảm, những mongmuốn của cá nhân mình Bởi lẽ, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thếgiới xung quanh, mong muốn hòa nhập với xã hội loài người

1.2.2.Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi:

● Ý thức rõ nét hơn về “cái tôi”

Trang 14

Đối với những trẻ 4-5 tuổi, “cái tôi” bắt đầu hình thành và phát triển giúptrẻ có thêm nhận thức rõ ràng hơn về sự riêng biệt của bản thân đối với nhữngngười bên cạnh Chính nhờ đó mà trẻ cũng dần hình thành và ổn định hơn về cátính của mình, thể hiện rõ về những sự yêu thích trong các lĩnh vực đời sống

khác nhau

Hơn thế, trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu quan tâm và chú ý nhiều hơnđến những lời nhận xét, những ánh nhìn của người khác dành cho mình Tâm lýcủa trẻ 4-5 tuổi thường sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường, “cái tôi” của trẻphát triển vượt trội hơn nên dễ bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét, chê bai, sosánh của mọi người xung quanh

● Tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn

Giai đoạn này trẻ bắt đầu bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng và mạnh mẽhơn so với những giai đoạn trước

Cụ thể, trẻ thân thiết muốn gần gũi và quấn quýt nhiều hơn với nhữngngười mà trẻ yêu thích, đặt nhiều tình cảm Ngược lại, đối với những người có

ấn tượng xấu với trẻ hoặc trẻ không cảm thấy thân thiết thì trẻ sẽ có xu hướng

xa lánh, chống đối và không hợp tác.Nếu không thể nắm bắt rõ tâm lý của trẻnhỏ trong giai đoạn này và đưa ra những sự giáo dục, kỷ luật phù hợp thì trẻ cóthể trở nên ngang bướng, thiếu sự nghiêm túc, kỷ luật tích cực

● Thích học làm người lớn

Đặc trưng tâm lý nổi bật của trẻ trong độ tuổi này đó chính là rất thíchhọc hỏi và làm theo người lớn, đặc biệt là những người mà trẻ cảm thấy yêuthích

Trẻ sẽ có nhiều hứng thú và sự hấp dẫn với những hoạt động đóng vai,hóa thân thành các nhân vật truyện tranh, hoạt hình hoặc đơn giản là trở thànhnhững vai trò khác nhau để tái hiện lại những hoạt động hàng ngày mà con đãquan sát và ghi nhớ được Cụ thể trẻ có thể đóng vai mẹ để xếp quần áo, dọn

Trang 15

dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn cho gia đình hoặc trở thành ba để làm những côngviệc nặng nhọc,…

● Muốn được công nhận

Đặc điểm tâm lý thường thấy ở trẻ 4-5 tuổi đó chính là mong muốn cóđược sự công nhận và nghe được những lời khen từ những người xung quanh.Lúc này trẻ dần trở nên độc lập và tự chủ hơn trong các công việc sinh hoạthàng ngày và có những sở thích cá nhân, chính vì thế trẻ cũng muốn nhận được

sự công nhận từ ba mẹ và những người thân bên cạnh

Tâm lý chung của trẻ trong giai đoạn đó chính là mong muốn có đượcnhiều việc để có thể nhận được sự chú ý, tuyên dương của mọi người xungquanh Người lớn có thể dễ nhận thấy sự thay đổi của trẻ trong việc trẻ liên tụcxung phong làm các công việc hàng ngày và hăng hái làm việc hơn nếu đượckhen ngợi, tán thưởng

● Có tính tự lập cao hơn

Tâm lý của trẻ 4-5 tuổi thường xuất hiện mong muốn sống tự lập và họccách tự chăm sóc bản thân của mình Trẻ có thể học tập và muốn tự làm đượcnhiều việc để phục vụ tốt cho nhu cầu cá nhân Ví dụ trẻ muốn tự chọn quần áo,

tự mặc quần áo, tự ăn, tự tắm, tự vệ sinh cá nhân,…

Khi mới bắt đầu, trẻ có thể cảm thấy lúng túng và chưa hoàn thành tốtđược các công việc theo ý muốn của người lớn hoặc thậm chí trẻ phải mất nhiềuthời gian để thực hiện các hoạt động đó Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nênkiên trì, nhẫn nại để hướng dẫn cho con hoàn thành tốt hơn, đưa ra những lờiđộng viên, khuyến khích để trẻ có thêm động lực, giúp trẻ trưởng thành sau mỗingày

● Tâm lý trẻ của 4 – 5 tuổi bắt đầu phân biệt sự yêu ghét

Trang 16

Trẻ từ 4-5 tuổi sẽ bắt đầu có sự yêu ghét rõ ràng hơn so với lứa tuổi trước

đó Trẻ bắt đầu đưa ra những lựa chọn của mình và có thể bày tỏ các mongmuốn của bản thân về một vấn đề nào đó

Người lớn có thể thấy được điều này qua việc trẻ thường xuyên kể về mộtngười bạn trong lớp học, trẻ bày tỏ sự yêu thích của mình đối với người bạn đó Ngoài ra, trong các sinh hoạt hàng ngày, trẻ cũng bắt đầu đưa ra những lựachọn cụ thể hơn về trang phục, thức ăn, thức uống, các hoạt động vui chơi màmình yêu thích Đối với những điều mà trẻ ghét, trẻ sẽ có xu hướng tránh néhoặc khi bị bắt ép trẻ sẽ phản kháng, chống đối dữ dội

1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi

● Biết sử dụng đúng đại từ để miêu tả như những từ “anh ấy”, “chị ấy”, “côấy”,…

● Đọc thuộc lòng một bài thơ hoặc hát trọn vẹn một bài hát dành cho thiếunhi (đúng lời và đúng giai điệu)

● Nói rõ ràng, rành mạch một câu đầy đủ để người khác hiểu

● Kỹ năng kể chuyện: trẻ có thể kể được một câu chuyện tương đối dài vớitốc độ trung bình

● Nói một câu tiếng Việt chứa 5 đến 6 từ Ban đầu là câu đơn, dần dần sẽ lànhững câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn

● Có thể nhớ rõ và kể lại rành mạch những sự việc xảy ra trong ngày củachính bản thân mình

● Thích thắc mắc về một số dạng câu hỏi như ai, cái gì, vì sao, ở đâu, khinào,…

1.3 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi

1.3.1 Khái niệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ đối vớithế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên.Việc mở rộngphạm vi tiếp xúc và các mối quan hệ xã hội giúp cho khả năng tri giác của trẻ

Trang 17

nhanh nhạy hơn.Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn 4 đến 5tuổi này có những bước tiến mới đáng kể.Ở thời kỳ này, trẻ hoàn thiện dần vềmặt ngữ âm, các phụ âm đầu âm cuối âm đệm thanh điệu dần được định vị.Trẻphát âm tốt hơn, ít ê a âm ừ, sợ hơn so với thời kỳ trước Đặc biệt đã xuất hiện ởlời nói của trẻ, những khái quát kết luận đơn giản một cách mạch lạc, song một

số trẻ vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối

Trẻ 4 đến 5 tuổi, khả năng nhận thức vốn từ tăng lên một cách đáng kể,theo nghiên cứu của yy.Y pratuxevich:4 tuổi trẻ có 1900 từ và 5 tuổi là 2500

từ Với sự nghiên cứu Của Nguyễn Xuân khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành thìvốn từ của trẻ là 4 tuổi từ 1900 từ đến 2000 từ và 5 tuổi có từ 2500 từ đến 2600từ.Trẻ học từ mới nhanh hơn, phát âm các từ tốt hơn so với các giai đoạn lứatuổi trước Chính vì lẽ đó mà vốn từ của trẻ ở giai đoạn này phong phú bao gồmnhiều từ loại, số lượng, các từ loại, danh từ, tính từ đại từ trạng từ được tăng lênmột cách đáng kể.Trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiều từ loại khác nhau và biết sửdụng chúng để thể hiện mối liên hệ đa dạng giữa các sự vật và hiện tượng vềthời gian, định hướng không gian, số lượng nguyên nhân và kết quả.Trẻ có khảnăng tri giác âm thanh nhạy và khả năng phát âm mềm dẻo tự nhiên.Trẻ hamhọc hỏi,thích tìm hiểu về xã hội và tự nhiên.Trẻ chủ động giao tiếp ngôn ngữ vớinhững người xung quanh hay đặt câu hỏi như: “như thế nào?”, “làm gì?”, “baogiờ?”, “ tại sao?” Những câu hỏi, câu trả lời hay những câu nói của trẻngày càng được hoàn thiện hơn Số lượng các câu nói đúng ngữ pháp cũng đượctăng lên một cách rõ rệt, các thành phần trong câu nói được phát triển Bởi trẻbiết lắng nghe các câu trả lời, câu nói của người khác

Đặc biệt ở lứa tuổi này, trẻ thích tham gia, hòa nhập với tập thể Trẻ hứngthú đặc biệt với việc rèn luyện những kỹ năng vận động mới học được và sửdụng những kỹ năng đó để hoạt động di chuyển Trẻ biết sử dụng vốn ngôn ngữcủa mình để tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè cô giáo một cách say sưanhiệt tình và giao tiếp khéo léo hơn.Trẻ có thể diễn tả những hành động phứctạp và hăng hái kể về những điều xảy ra với nó

Khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày của trẻngày càng tốt hơn Trẻ rất thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện, ghét

Trang 18

cái ác Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những câu chuyện về động vật dễ thương,thiện ác phân minh, kết thúc có hậu.Trẻ không những tự mình xây dựng cốttruyện mà còn có thể thuật lại những câu chuyện đã nghe người khác kể

1.4 Trò chơi dân gian cho trẻ 4 - 5 tuổi

1.4.1 Khái niệm “trò chơi dân gian”

Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hoá dân gian đặc sắc của mỗi dân tộc.Trò chơi dân gian trẻ em là một hoạt động văn hoá dân gian dành cho trẻ emđược lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằmthoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục của trẻ em một cách tinh tế vànhẹ nhàng

1.4.2 Phân loại trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam rất phong phú, không chỉ nhiều về số lượng

mà còn đa dạng về thể loại căn cứ vào chức năng giáo dục của trò chơi, GS VũNgọc Khánh đã chia trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam thành bốn loại

- Trò chơi vận động Gồm các trò chơi cho trẻ em vận động chân tay, chạy

nhảy, lộn vòng… gây không khí vui nhộn và sinh động như: “Tập tầm vông”,

“Dung giăng dung dẻ”, “lộn cầu vồng”, “Bịt mắt bắt dê”…Những trò chơi nàythường được chơi ở ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xungquanh nhằm tăng cường sức khoẻ và các yếu tố thể lực cho trẻ em

Trang 19

-

Trò chơi học tập Đó là những trò chơi nhằm phát triển trí lực cho trẻ em (dạy

trẻ biết quan sát, tính toán, phân loại, khái quát, suy luận…) Có khi chỉ là mộtbài đồng dao, trẻ ngồi quay quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệucác sự vật, hiện tượng xung quanh mình, tiếp thu những tri thức về cuộc sống

Có khi lại là trò chơi bày cách để tính toán hẳn hoi như trò chơi “ô ăn quan” chotrẻ em biết làm phép cộng, phép trừ, hoặc như trò chơi “chuyền thẻ” giúp chotrẻ tập đếm từ 1 đến 10…

- Trò chơi mô phỏng Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước

cách sinh hoạt của người lớn như: làm nhà, cày ruộng, nấu ăn …Trong khi chơi,trẻ thi nhau xem ai làm đẹp, làm đúng, làm nhanh hơn Đặc biệt những trò chơinày có tác dụng phát triển trí tưởng tượng của trẻ (mẫu lá cũng được xem làmón ăn ngon, vỏ sò, vỏ hến cũng được xem là nồi niêu, bát đĩa; các mô cầu biếnthành con ngựa…) Trong trò chơi này, trẻ hoá thân, nhập vai vào các mối quan

hệ xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau, qua đó mà trẻ họclàm người lớn

- Trò chơi sáng tạo Đây là những trò chơi mà trong đó trẻ em tự tay làm

nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như xếp lá dừa thành chongchóng, xếp lá đa thành con trâu, xếp lá chuối……

1.4.3 Đặc điểm của trò chơi dân gian đối với trẻ 4 - 5 tuổi

- Trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập Ở

bất cứ nơi đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thôn xóm, ngõ phố đều cóthể tổ chức được trò chơi dân gian phù hợp: ở sân nhà nhỏ thì có thể chơi “ô ănquan”, “rải sạch”, “đánh chuyền, đánh chắt”… rộng hơn có thể chơi “rồng rắnlên mây”, “đá cầu”,… ngõ xóm là nơi chơi “trốn tìm”, “bịt mắt bắt dê”…bờ ao

Trang 20

nhớ được sử dụng trong khi chơi: “Dung giăng dung dẻ”, “thả đỉa ba ba ba”,

“Chi chi chành chành”, logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, có thểkhông theo logic hiện thực mà mang tính nhảy cóc

Ví dụ, không ai có thể giải thích được “chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa”

là cái gì? Tại sao lại “cái ống nằm trong, con ong nằm ngoài, củ khoai chấmmật, phật ngồi phật khóc, con cóc nhảy ra…” Chính cái lối nhảy cóc đó mới hấpdẫn đứa trẻ Nội dung của bài đồng dao chứa đựng nội dung giáo dục cho trẻnhiều mặt Khi tham gia trò chơi, trẻ được hát đồng dao và qua đó, trẻ tiếp xúcđược những điều hay lẽ phải, một cách tinh tế, nhẹ nhàng, thoải mái

1.4.4 Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với trẻ 4 - 5 tuổi

- Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó

là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ em Trước hết, trò chơi

dân gian cung cấp cho các em những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sốngcủa trẻ: Trẻ tập mua bán, tập lao động, làm quen với các nghề nghiệp trong xãhội… Trong khi chơi, trẻ tiếp thu được những điều hay lẽ phải, rèn luyện đượcnhững thói quen cần thiết cho cuộc sống hiện thực và sau này một cách tự nhiên

và thoải mái

Trang 21

-

- Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên cho

trẻ mầm non

Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam rất giàu yếu tố tưởng tượng Đối với trẻ

em, mọi vật đều như có hồn nên chúng có thể trò chuyện với cỏ cây, hoa lá, cáccon vật, đồ vật xung quanh như những người bạn thân của mình Trong khi chơi,trẻ biết dùng vật này để thay thế cho vật kia, biết đóng vai này, vai kia, tưởngtượng ra điều này, điều khác… nhờ đó mà trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ đượcphát triển

- Trò chơi dân gian là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả Khi

tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp…Qua đó, vốn từ của trẻ đượcphong phú, ngôn ngữ mạch lạc

- Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ em một cách

có hiệu quả Khi tham gia vào trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản

của trẻ được rèn luyện, nhờ đó trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát tronghoạt động

- Trò chơi dân gian có ý nghĩa trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ.

Quan sát kĩ chúng ta thấy các trò chơi thường được lặp đi lặp lại có khi hàngchục lần mà trẻ em không thấy chán, sự lặp đi lặp lại đó kĩ năng được thànhthạo, ấn tượng, biểu tượng về thực tiễn cuộc sống được củng cố vững chắc

- Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam còn góp phần hình thành nên nhân cách văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam Trong xã hội hiện đại, trẻ cần

có trò chơi hiện đại nhưng không thể thiếu được những trò chơi dân gian truyềnthống Nó chính là sự nối tiếp các giá trị văn hoá dân tộc từ đó góp phần tạodựng nên nhân cách văn hoá dân tộc cho trẻ em Tuy nhiên, trong kho tàng trò

Trang 22

-

chơi dân gian trẻ em Việt Nam cũng có những trò chơi không thích hợp với trẻ

em trong thời đại ngày nay Do vậy, bên cạnh việc nghiên cứu bảo tồn, phát huygiá trị tích cực của trò chơi dân gian cũng cần loại bỏ những trò chơi dân giankhông thích hợp

Trang 23

1.5 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

1.5.1 Định nghĩa phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian là quá

trình giúp trẻ nhỏ trong độ tuổi này làm quen và sử dụng ngôn ngữ một cách tựnhiên, hiệu quả thông qua các trò chơi dân gian truyền thống Qua các trò chơinày, trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ trong một môi trường vui chơi, thư giãn, từ

đó kích thích sự phát triển các kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện

1.5.2 Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của trẻ

em Việt Nam Không chỉ là những giây phút vui chơi giải trí, các trò chơi nàycòn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhiều kỹ năng,trong đó có ngôn ngữ

Mục tiêu hàng đầu của việc sử dụng trò chơi dân gian để phát triển ngôn ngữ ởtrẻ 4-5 tuổi là giúp trẻ làm quen và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, hiệuquả Qua các trò chơi, trẻ không chỉ được tiếp xúc với ngôn ngữ trong một môitrường vui chơi, thư giãn mà còn được rèn luyện nhiều kỹ năng ngôn ngữ quantrọng

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là mở rộng vốn từ vựng Qua các tròchơi, trẻ sẽ được làm quen với nhiều từ mới, đặc biệt là những từ liên quan đếncuộc sống hàng ngày, thiên nhiên, con người Ví dụ, khi chơi trò "Bịt mắt bắtdê", trẻ sẽ học được các từ như "trốn", "bắt", "tìm" Hay khi chơi trò "Ô ănquan", trẻ sẽ làm quen với các khái niệm về số lượng, không gian như "một",

"hai", "trong", "ngoài" Việc tiếp xúc với nhiều từ mới trong các ngữ cảnh khácnhau sẽ giúp trẻ ghi nhớ và sử dụng chúng một cách linh hoạt

Trang 24

Bên cạnh việc mở rộng vốn từ, trò chơi dân gian còn giúp trẻ phát triển khảnăng giao tiếp Trong quá trình chơi, trẻ cần phải tương tác với các bạn, diễn đạt

ý muốn, suy nghĩ của mình Ví dụ, trong trò chơi "Kéo co", trẻ cần phải hô khẩuhiệu, động viên bạn bè cùng chơi Hoặc trong trò chơi "Đóng vai", trẻ sẽ phải sửdụng ngôn ngữ để xây dựng các tình huống, thể hiện các nhân vật khác nhau.Việc giao tiếp thường xuyên trong quá trình chơi sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi nói,rèn luyện khả năng diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc

Kỹ năng nghe cũng được cải thiện đáng kể thông qua trò chơi dân gian Khichơi các trò chơi như "Đố vui", trẻ cần tập trung lắng nghe câu đố, phân tíchthông tin để tìm ra câu trả lời Hoặc khi chơi các trò chơi có hát, trẻ sẽ làm quenvới âm điệu, nhịp điệu của tiếng Việt, phát triển khả năng nhận biết âm thanh.Việc rèn luyện kỹ năng nghe sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các câu nói, bàihát, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp

Trò chơi dân gian còn là một công cụ tuyệt vời để phát triển trí tưởng tượng củatrẻ Khi chơi các trò chơi như "Đóng vai", trẻ có thể hóa thân thành nhiều nhânvật khác nhau, kể những câu chuyện thú vị Hoặc khi chơi các trò chơi sáng tạonhư "Xây nhà bằng cát", trẻ sẽ tự do sáng tạo, hình dung ra những công trìnhđộc đáo Việc phát triển trí tưởng tượng sẽ giúp trẻ tư duy linh hoạt, sáng tạohơn

Cuối cùng, trò chơi dân gian còn giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng xã hội quantrọng Khi chơi cùng các bạn, trẻ học cách hợp tác, chia sẻ, tôn trọng luật chơi

Ví dụ, trong trò chơi "Ô ăn quan", trẻ cần phải tuân thủ luật chơi, không gianlận Hoặc trong trò chơi "Kéo co", trẻ cần phải phối hợp cùng đội để đạt đượcmục tiêu chung

Tóm lại, trò chơi dân gian là một phương pháp hiệu quả để phát triển ngôn ngữcho trẻ 4-5 tuổi Qua các trò chơi, trẻ không chỉ được làm quen với ngôn ngữ

Trang 25

một cách tự nhiên mà còn được rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng khác nhưgiao tiếp, nghe, tư duy, và các kỹ năng xã hội Việc kết hợp trò chơi dân gianvào quá trình giáo dục sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người lớn cần tạo ra một môi trường vui chơithoải mái, khuyến khích trẻ tham gia tích cực Đồng thời, người lớn cũng cầnhướng dẫn trẻ cách chơi, giúp trẻ hiểu rõ luật chơi và mục tiêu của trò chơi

1.5.3 Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Khi sử dụng trò chơi dân gian để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi, chúng tađang hướng đến việc giúp trẻ:

● Mở rộng vốn từ: Giới thiệu cho trẻ những từ ngữ mới, đặc biệt là những

từ liên quan đến cuộc sống hàng ngày, thiên nhiên, con người

Ví dụ: khi chơi trò "Bịt mắt bắt dê", trẻ sẽ học được các từ như "trốn", "bắt",

"tìm"

● Nắm vững cấu trúc câu: Giúp trẻ làm quen với các câu đơn giản và

phức tạp hơn, hiểu về trật tự từ trong câu

Ví dụ: trong trò chơi "Kéo co", trẻ có thể sử dụng các câu như "Mình kéo nhé!",

Trang 26

● Phát triển kỹ năng giao tiếp: Rèn luyện cho trẻ khả năng diễn đạt suy

nghĩ, cảm xúc một cách rõ ràng, mạch lạc

Ví dụ: trong trò chơi "Đóng vai", trẻ sẽ phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp vớicác nhân vật khác

Ngoài ra, trò chơi dân gian còn giúp trẻ:

● Phát triển tư duy logic: Nhiều trò chơi dân gian đòi hỏi trẻ phải suy

nghĩ, tính toán, đưa ra quyết định Ví dụ, trò chơi "Ô ăn quan" giúp trẻrèn luyện khả năng tính toán, lập kế hoạch

● Phát triển trí tưởng tượng: Các trò chơi như "Đóng vai" giúp trẻ tự do

sáng tạo, hình dung ra những tình huống, nhân vật khác nhau

● Rèn luyện kỹ năng xã hội: Trò chơi dân gian giúp trẻ học cách hợp tác,

chia sẻ, tôn trọng luật chơi

Tóm lại, nội dung phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian tập trung vàoviệc giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ một cách tự nhiên, từ đó hình thành và pháttriển các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản

1.5.4 Hình thức và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Có nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để phát triển ngôn ngữ cho trẻthông qua trò chơi dân gian, bao gồm:

● Trò chơi lời nói:

0 Đố vui: Đặt ra những câu đố vui về các sự vật, hiện tượng xungquanh

Trang 27

○ Kể chuyện: Kể những câu chuyện ngắn, hấp dẫn, sử dụng nhiều từngữ giàu hình ảnh

○ Hát: Hát những bài hát dân ca, đồng dao

○ Đọc thơ: Đọc những bài thơ ngắn, dễ hiểu, có minh họa sinh động

○ Chơi chữ: Chơi các trò chơi như "đặt câu với từ cho trước", "tìm từđồng nghĩa, trái nghĩa"

● Trò chơi vận động:

0 Kéo co: Đếm số lần kéo co, rèn luyện kỹ năng đếm

○ Nhảy dây: Đếm số lần nhảy, tập trung vào nhịp điệu

○ Ô ăn quan: Tính toán, tư duy logic, rèn luyện kỹ năng đếm

● Trò chơi đóng vai:

0 Bác sĩ: Làm quen với các từ vựng liên quan đến sức khỏe

○ Cô giáo: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, diễn đạt

○ Người bán hàng: Rèn luyện kỹ năng đếm tiền, tính toán

● Trò chơi sáng tạo:

0 Vẽ tranh: Tả lại những gì mình thấy, mình nghe

○ Làm đồ chơi: Phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo

○ Xây dựng: Rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt, tư duy khônggian

Phương pháp:

● Tạo môi trường vui vẻ: Tạo không khí thoải mái để trẻ tự tin tham gia

● Điều chỉnh độ khó: Phù hợp với khả năng của từng trẻ

● Khuyến khích tương tác: Giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và người lớn

● Đánh giá và động viên: Khen ngợi những tiến bộ của trẻ

Trang 28

Tóm lại, bằng cách sử dụng đa dạng các hình thức trò chơi và phương pháp phùhợp, chúng ta có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện và hiệuquả

1.5.5 Điều kiện và phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Để tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệuquả, cần đảm bảo các điều kiện và phương tiện sau:

Trang 29

0 Vai trò: Người lớn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn,tạo không khí vui vẻ, khuyến khích trẻ tham gia

○ Kiến thức: Người lớn cần nắm vững các quy tắc trò chơi, hiểu rõmục tiêu của hoạt động để hướng dẫn trẻ một cách hiệu quả

Các bước tiến hành:

1 Lựa chọn trò chơi: Chọn các trò chơi phù hợp với độ tuổi, sở thích của

trẻ và mục tiêu phát triển ngôn ngữ

2 Chuẩn bị: Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, không gian và thời gian cho trò

chơi

3 Giới thiệu trò chơi: Giải thích rõ ràng luật chơi, cách chơi cho trẻ hiểu

4 Tổ chức trò chơi: Tạo không khí vui vẻ, khuyến khích trẻ tham gia tích

● Sự quan tâm của người lớn: Sự quan tâm, động viên của người lớn là

yếu tố quan trọng nhất Khi người lớn dành thời gian chơi cùng trẻ, tròchuyện với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương và có động lực tham gia

● Tính đa dạng của trò chơi: Việc thay đổi các trò chơi thường xuyên

giúp trẻ không bị nhàm chán, kích thích sự tò mò và khám phá

● Môi trường xung quanh: Môi trường sống, gia đình, bạn bè cũng ảnh

hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

● Khả năng tiếp thu của trẻ: Mỗi trẻ có một khả năng tiếp thu khác nhau

Ngày đăng: 10/12/2024, 05:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w