Giáo án tạo hình steam làm đồ dùng bác sĩ EDP nghề nghiệp, v, Giáo án tạo hình steam làm đồ dùng bác sĩ EDP nghề nghiệp, Giáo án tạo hình steam làm đồ dùng bác sĩ EDP nghề nghiệp, Giáo án tạo hình steam làm đồ dùng bác sĩ EDP nghề nghiệp
Trang 1Chủ đề nhánh: Nghề giúp đỡ cộng đồng và CSSK Tuần 14: Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 2024
Thứ 4 ngày 11 tháng 12 năm 2024
1 Hoạt động: Tạo hình
Tên đề tài: Làm đồ dùng bác sĩ (Theo quy trình EDP)
Phó hiệu trưởng dạy thay
I Mục đích – yêu cầu
1 Kiến thức.
* S (Khoa học):
- Trẻ nhận biết được đồ dùng bác sĩ có nhiều loại đồ dùng khác nhau: ống nghe, kim tiêm, dây truyền dịch, nhiệt kế, kính đeo
+ Trẻ biết ngày 27-2 là ngày thầy thuốc Việt Nam
T (Công nghệ):
- Sử dụng các nguyên, vật liệu, dụng cụ (dây truyền, quả bông bòn bòn, nắp
chai, que đè lưỡi, ống hút, cúc áo, giấy bóng kính, vải nỉ, ống hút ti ô ) để làm đồ dùng bác sĩ
* E (Kĩ thuật):
- Thực hiện kĩ thuật gắn, quấn băng dính, cắt để thiết kế đồ dùng bác sĩ
* A (Nghệ thuật):
- Gắn, cắt, quấn băng dính, kẻ, vẽ để làm ra đồ dùng bác sĩ từ các nguyên vật liệu khác nhau đảm bảo thẩm mỹ, sáng tạo, kích thước phù hợp
* M (Toán):
- Xếp theo quy tắc, đếm Biết dùng những sợi dây truyền, que đè lưỡi, ống hút
có kích thước phù hợp
2 Kỹ năng.
* S (Khoa học):
- Trẻ biết quan sát, khám phá đặt câu hỏi đàm thoại, thảo luận về cách gắn, kẻ,
vẽ để tạo ra đồ dùng bác sĩ
* T (Công nghệ):
Trang 2- Trẻ có kỹ năng xếp, gắn, dán băng dính các nguyên vật liệu ống hút, que đè
lưỡi, dây truyền để gắn tạo thành một đồ dùng bác sĩ đẹp, cân đối
+ Rèn kỹ năng khéo léo, tỉ mỉ
* E (Kĩ thuật):
- Trẻ thực hiện làm đồ dùng bác sĩ hợp lí.
* A (Nghệ thuật):
- Làm đồ dùng bác sĩ sáng tạo, kích thước cân đối
* M (Toán):
- Xác định được đồ dùng cần làm và các nguyên liệu sử dụng gắn, thiết kế cho phù hợp
3 Thái độ.
- Trẻ yêu quý, kính trọng và nghe lời dặn của bác sĩ
- Giữ gìn sản phẩm
II Chuẩn bị
Dây truyền dịch, Quả bông bòn bòn, Nắp chai, Que đè lưỡi, Ống hút các loại, Cúc áo, Giấy bóng kính, Vải nỉ, Rổ, Giá treo tranh, Kéo, Băng dính trắng, 2 mặt, Bút màu, bút chì, Thước kẻ, Video truyện ‘Gấu con bị đau răng, Nhạc bài hát ‘Em làm bác sĩ’, Giấy A4, Bàn, ống nghe, Kim tiêm, Nhiệt kế, Kính, Dây dù, Kẽm nhung
III Tiến hành
1 Gắn kết, khơi gợi (2-3 phút)
- Cô cho trẻ xem video “Gấu con bị đau răng”
- Câu chuyện nói về ai? Gấu con bị làm sao?
- Vì sao gấu con lại bị đau răng? Khi gấu con bị
như vậy mẹ đã đưa Gấu con đến gặp ai? Bác sĩ đã
khuyên Gấu con như thế nào?
=> Đúng rồi các con ạ bạn Gấu con trong câu
chuyện đã không vệ sinh răng miệng sạch sẽ nên đã
bị đau răng và phải đi khám đấy Các con ạ chúng
ta cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ để không mắc
các bệnh về da, răng miệng, tai mũi họng thì sẽ
- Trẻ xem video
- Bạn gấu con bị đau răng
- Không chịu đánh răng
- Cần phải đánh răng
Trang 3không phải đến gặp bác sĩ nữa đúng không nào?
2 Tưởng tượng ( 7-10 phút)
- Đã ai nhìn thấy bác sĩ khám bệnh bao giờ chưa?
- Khi khám bệnh bác sĩ có những dụng cụ nào?
(Cho trẻ kể và mô tả dụng cụ của bác sĩ) Vậy bạn
nào có thể nói xem đồ dùng của bác sĩ gồm những
gì? Và có cấu tạo như thế nào?
- Cho trẻ quan sát đồ dùng bác sĩ: ống nghe, kim
tiêm, nhiệt kế, dây truyền dịch, kính
+ Những đồ dùng này là dụng cụ làm việc của nghề
nào?
+ Ai gọi tên được các dụng cụ này?
- Các con có biết ngày thầy thuốc Việt Nam là
ngày nào không?
- Để có thể làm ra được những đồ dùng của bác sĩ
nhà sản xuất cần những nguyên vật liệu gì ?
- Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau quan sát những
nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị để làm đồ dùng
bác sĩ
- Cho trẻ quan sát:
+ Đây là gì? Con sẽ sử dụng dây truyền này để làm
cái gì?
+ Với que đè lưỡi con sẽ làm như thế nào?
+ Ống hút con sẽ dùng để làm gì?
+ Và đây là gì? Dùng để làm gì?
3 Lên kế hoạch (7-9 phút)
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Nhóm nào cũng có những ý tưởng riêng, nhiệm
vụ của chúng mình là đoàn kết giúp nhau bắt tay vào
- Trẻ trả lời
- Ống nghe, que đè lưỡi
- Trẻ quan sát
- Nghề y
- Trẻ nói
- 27/2 là ngày thầy thuốc Việt Nam
- Dây nhựa, dây cao su
- Trẻ quan sát
- Dây truyền làm ống nghe
- Làm nhiệt kế
- Kim tiêm
- Nắp chai, quả bông, giấy bóng kính, vải nỉ, ống hút
Trang 4thực hiện thử thách nào.
- Cho trẻ về nhóm: hướng dẫn trẻ nêu ý tưởng về
hoạt động (Trình bày bản thiết kế ra giấy A4)
- Hướng dẫn trẻ xác định phương án thực hiện bản
thiết kế: thảo luận, xác định được quy trình thiết kế)
+ Hướng dẫn trẻ xác định một số nguyên vật liệu,
đồ dùng để thực hiện cho nhóm
- Cho 4 nhóm lên trình bày bản thiết kế
4 Chế tạo (12-15 phút)
- Bản thiết kế cô thấy 2 nhóm đã hoàn thiện và bây
giờ các con đã sẵn sàng làm những đồ dùng của bác
sĩ chưa nào?
- Cho trẻ lên chọn nguyên vật liệu và về nhóm thực
hiện
- Cô cho các nhóm thực hành
- Trong quá trình thực hành cô bao quát động viên
khuyến khích cùng làm với trẻ (mở nhạc bài hát: Em
làm bác sĩ)
5 Cải tiến (2-3 phút)
- Hết giờ cô cho các nhóm lên trưng bày sản phẩm
- Mời lần lượt từng nhóm lên trình bày về sản phẩm
của mình
- Nếu được chỉnh sửa con có chỉnh sửa gì không?
- Cô động viên khen trẻ
- Vậy là chúng mình đã thiết kế được đồ dùng của
bác sĩ rất đẹp và sáng tạo lát nữa chúng mình hãy
cùng nhau cho vào tủ thuốc của lớp để giờ hoạt động
góc chúng mình sẽ mang ra sử dụng nhé
- Giờ học kết thúc
- Trẻ thiết kế bản vẽ
- Trẻ trình bày bản thiết kế
- Trẻ thực hiện làm đồ dùng
- Trẻ chọn đồ dùng
- Trẻ trưng bày
- Trẻ trình bày
- Trẻ lắng nghe
Trang 52 Chơi ngoài trời HĐCMĐ: Xếp chữ cái bằng hột hạt
TCVĐ: Cáo ơi ngủ à Chơi theo ý thích
Phó hiệu trưởng dạy thay
I Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức: Trẻ biết cách xếp chữ i, t, c bằng sỏi, hạt ngô
2 Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng xếp đúng, đều, đẹp tạo thành chữ cái Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi đúng luật
3 Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ
II Chuẩn bị:
- Hạt ngô, sỏi
- Sân rộng, phẳng, sạch sẽ
III Tiến hành
1.HĐ1: HĐCMĐ: Xếp chữ cái bằng hột
hạt (15 phút)
- Cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trò chuyện về chủ đề, trò chuyện về thời
tiết
* Cô xếp mẫu chữ i,t, c bằng hột hạt
- Cô cho trẻ quan sát
- Bạn nào có nhận xét gì về chữ mà cô xếp?
- Cô xếp chữ gì đây?
- Cô xếp chữ bằng gì?
- Các con có muốn xếp như vậy không?
* Trẻ xếp
- Cô cho trẻ làm theo nhóm
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ
2 HĐ2: TCVĐ: Cáo ơi ngủ à (10p)
- Trẻ hát “Cô chú công nhân”
- Trẻ quan sát Trẻ nhận xét
- 2-3 trẻ nhận xét
- Chữ i, t c (2 trẻ)
- Bằng hạt ngô, sỏi (3 trẻ)
- Có ạ
- Trẻ thực hiện theo nhóm
Trang 6- Cô phổ biến cách chơi
Người chơi cùng nhau oẳn tù tì để chọn ra
một người chơi thua, đóng vai Cáo Người
chơi đóng vai Cáo nhận chiếc mũ cáo và
đội lên đầu để phân biệt
Bắt đầu trò chơi, những người chơi còn lại
nắm tay nhau thành vòng tròn, cáo ngồi
giữa vòng tròn Người chơi vừa đi xung
quanh vừa nói “ Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe
các bạn hỏi một vài lần, Cáo sẽ kêu “ Hừm
hừm” , vươn vai thể hiện là đã thức
dậy. Tất cả người chơi nhảy lò cò và tản
ra. Cáo cũng đứng dậy, nhảy lò cò đuổi bắt
các bạn
Người chơi nào bị cáo “ bắt” sẽ bị nhốt vào
“ chuồng” ( một khu vực nào đó trên sân
chơi) Muốn cứu người chơi bị “bắt”,
người chơi khác cần phải chạm vào người
chơi đó
- Luật chơi: Sau một khoảng thời gian chơi,
có thể đổi nhân vật cáo bằng 1 trong số
những người bị “bắt” hoặc tiến hành oẳn tù
tì và chơi lại từ đầu
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
3.HĐ3: Chơi theo ý thích (10 phút)
- Cô bao quát trẻ chơi đên hết giờ
- Cho trẻ xếp hàng điểm danh vào lớp
- Trẻ hiểu luật chơi cách chơi
-Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi đến hết giờ
- Trẻ xếp hàng vào lớp
3 Chơi, hoạt động theo ý thích
Trang 7Ngày hội thể thao của bé
I Mục đích, yêu cầu:
1 KT: Củng cố nhận biết và thực hiện thành thạo các vận động cơ bản trong chủ đề: Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân, Đi khuỵ gối, Bật qua vật cản 15-20cm, Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30 cm cho trẻ
2 KN: Tạo sự mạnh dạn tự tin, sự khéo léo khi thực hiện các vận động, phát triển cơ tay, chân cho trẻ
3.TĐ: Giáo dục trẻ hứng thú tập thể dục tăng cường sức khỏe
II Chuẩn bị:
- Bóng, vật cản 15-20cm, Ghế dài 1,5m x 30cm, chiếu
- vòng thể dục, 1 xắc xô; - Bảng, 30 bông hoa bằng xốp; 3 hộp quà
- Nhạc một số bài hát
- Loa, máy vi tính
- Sân rộng bằng phẳng sạch sẽ
III Cách tiến hành:
1.Giới thiệu bài 3 phút
- Chào mừng các bé đến với ngày hội thể dục,
thể thao ngày hôm nay
- Thành phần không thể thiếu trong ngày hôm
nay là các đội đến từ lớp mẫu giáo 5 tuổi A2,
xin chúng ta nhiệt liệt chào mừng
- Người đồng hành với các đội chơi là cô giáo
- Đến với ngày hội hôm nay cả 2 đội phải trải
qua 4 phần thi: Đồng diễn, Bé thử tài, Bé
khéo tay và về đích
- Sau mỗi phần thi đội nào xuất sắc được
thưởng 3 bông hoa, đội nào hoàn thành được
1 bông hoa
- Các đội chơi đã sẵn sàng chưa?
- Trẻ nghe cô giới thiệu ngày hội thể thao
- Các đội tự giới thiệu về mình
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Sẵn sàng
Trang 82 Phát triển bài: 20-25p
* Phần thi thứ nhất: Đồng diễn
- Trẻ đi bằng mép ngoài bàn chân và về hàng
đồng diễn theo bài hát “Cả nhà thương nhau”
Tập với vòng (3 đội di chuyển thành 3 hàng
ngang trên sân khấu và tập)
- Nhận xét trao thưởng
* Phần thi thứ 2: Bé thử tài: Trẻ bước dãn
đứng 2 bên trên sân khấu Trong phần thử tài
này cả 2 đội phải trải qua 2 thử thách
Thử thách thứ 1:
+ Hai đội thi dua nhau Đi khụy gối
- Cô nhận xét trẻ chơi, tặng hoa
Thử thách thứ 2: Bật qua vật cản 15-20cm
=> Hai đội thi đua đội nào bật nhanh hơn,
không làm đổ vật cản đội đó sẽ thắng
- Trẻ thực hiện
-> Cô bao quát, động viên trẻ thực hiện
- Tuyên bố đội thắng cuộc và tặng hoa
* Phần thi thứ 3: Bé khéo tay
Mời 2 đội vào vị trí: Hai đội thi nhau chuyền
bóng qua đầu qua chân trong vòng một bản
nhạc đội nào chuyền được nhiều bóng đội đó
sẽ chiến thắng
- Trẻ thực hiện, cô bao quát động viên trẻ
- Thưởng hoa đội thắng cuộc
* Phần thi thứ 4: Về đích Trườn kết hợp trèo
qua ghế dài 1,5m x 30 cm
+ Thi đua đội nào trườn và trèo qua ghế tập
hợp về phía bên kia dòng sông trước đội đó sẽ
- Trẻ đồng diễn theo nhạc bài
- Chú ý nghe
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Chú ý nghe
- Trẻ thực hiện thi đua với đội bạn
- Nghe cô hướng dẫn và biết cách thực hiện
Trang 9thắng cuộc
- Trẻ chơi, cô động viên trẻ chơi
- Tuyên bố đội thắng cuộc trong phần thi này
3 Kết thúc: 5p
Các đội đếm số hoa mà đội mình đạt được,
cô tuyên bố đội chiến thắng, mời đại diện các
đội lên nhận quà
- Trẻ thực hiện
- Đaị diện 2 đội lên nhận quà
4 Đánh giá trẻ hằng ngày
- Tình hình sức khỏe của trẻ:
- Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
***************************************
Thứ 5, ngày 12 tháng 12 năm 2024 Hoạt động học: Văn học
Đề tài: Dạy trẻ kể chuyện “Cây rau của thỏ út”.
I Mục đích yêu cầu.
1 Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện, hiểu được nội dung câu truyện.Mạnh dạn trong giao tiếp
và trả lời đúng câu hỏi của cô
2 Kĩ năng: Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, trả lời tốt một số câu hỏi của cô, dùng ngôn ngữ nói để mô tả giọng điệu của từng nhân vật trong truyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3 Thái độ: Trẻ biết nghe lời người lớn, chăm chỉ lao động
II Chuẩn bị:
- Tranh có nội dung câu chuyện, 3 xắc xô.
III Tiến hành
Trang 10Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1 HĐ 1: Giới thiệu bài (3 – 5 phút)
- Cô cho trẻ chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 2 lần
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Kéo cưa là công việc của nghề gì?
+ Nghề thợ mộc làm ra sản phẩm gì?
+ Ngoài ra, con còn biết những nghề gì?
2 HĐ 2: Phát triển bài ( 20-25 phút)
* Truyện “Cây rau của thỏ Út”
- Cô giới thiệu câu chuyện “Cây rau của thỏ Út”
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần
- Giảng nội dung: Truyện “ Cây rau của thỏ Út”
nói về việc thỏ Út không chú ý nghe mẹ giảng
lên trồng được luống rau cằn cỗi và thỏ Út thấy
xấu hổ và biết sửa lỗi cho mình
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh
- Cô trích dẫn theo tranh, giảng từ “ xấu hổ”:
Tức là ngại ngùng trước việc làm của mình
-Trẻ phát âm từ khó
* Trẻ chơi “Gieo hạt” 2 lần
- Đàm thoại : Qua trò chơi “ Ai nhanh tay hơn”
Trẻ thi xem ai nhanh gõ xắc xô trả lời câu hỏi
của cô
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Mẹ dạy các chú thỏ làm gì?
+ Rau của các chú thỏ như thế nào?
+ Qua truyện con thích nhân vật nào?
- Trẻ chơi 2 lần
- 2 trẻ: Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Công việc của nghề thợ mộc…
- Giường, tủ, bàn ghế gỗ…
- Nghề nông, giáo viên, bác sỹ…
- Trẻ biết tên truyện
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện và hiểu nội dung câu chuyện
- Trẻ nghe cô kể kết hợp tranh
- Trẻ nghe cô trích dẫn từ “ Xấu hổ” và hiểu nghĩa của từ
- Trẻ đọc từ “ Xấu hổ “ : Cả lớp,
tổ 1 lần, cá nhân 2 trẻ
- Cả lớp thực hiện
- 2 trẻ: “ Cây rau của thỏ Út”
- Thỏ mẹ, 2 thỏ anh, thỏ Út
- 2 trẻ: Trồng rau
- 2 trẻ: Thỏ anh rau tươi tốt, thỏ
Út rau cằn cỗi vì thiếu nước
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
Trang 11- Cô giáo dục trẻ phải chăm chỉ chịu khó, nghe
lời người lớn
- Cô kể cho trẻ nghe lần 3
- Cô cho trẻ tập kể chuyện cùng cô
- Cô động viên trẻ kể, bổ sung phần thiếu
3 HĐ 3: Kết thúc ( 3- 5 phút)
Trẻ đọc thơ “ Cái bát xinh xinh”
- Trẻ nghe cô giáo dục
- Trẻ nghe cô kể lần 3
- Trẻ tập kể chuyện cùng cô dưới các hình thức
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ 1 lần đi ra ngoài
2 Chơi ngoài trời QSCMĐ: Quan sát dụng cụ nghề thợ cắt tóc TCVĐ: Kho báu (EM15)
Chơi theo ý thích
I Mục đích yêu cầu
- Kiến thức:Trẻ nhận biết được tên gọi, công dụng của các loại dụng cụ nghề làm tóc
như cái kéo, cái lược, cái máy sấy tóc, lô cuốn
- Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng quan sát Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ
- Thái độ: Trẻ yêu thích hoạt động học Biết yêu quý các cô chú làm nghề làm tóc.
II Chuẩn bị
- Các loại dụng cụ: Cái kéo, cái lược, cái máy sấy tóc, lô cuốn
- Sân chơi rộng, sạch sẽ, rổ, kéo, hột hạt, lá cây, giấy màu, keo
- Trang phục gọn gàng, phù hợp với thời tiết
III Tiến hành
1 HĐ 1: QSCMĐ: Quan sát dụng cụ thợ cắt
tóc (10-15 phút)
- Cho trẻ hát múa bài "Cháu yêu cô chú công
nhân" và ra sân
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Trẻ hát múa
- Trẻ trả lời theo thực tế
Trang 12- Mùa đông đến rồi, khi đến trường, các con phải
chú ý điều gì?
- Bạn nào biết, trong tuần này các con đang học
trong chủ đề gì?
- Bạn nào kể về tên các nghề mà con biết?
- Bạn nào biết công việc của các cô chú làm nghề
làm tóc là gì?
- Các cô chú khi làm tóc cần có những dụng cụ gì?
- Dẫn dắt cho trẻ quan sát dụng cụ nghề làm tóc
*Cái lược
- Các bạn quan sát xem cô có gì đây?
- Các bạn nhận xét xem cái lược có đặc điểm gì?
- Cái lược được làm bằng chất liệu gì?
- Cái lược dùng để làm gì?
- Cái lược là dụng cụ của nghề gì?
*Cái kéo
- Còn đây là cái gì ?
- Cái kéo này có đặc điểm gì ?
- Cô chú làm tóc dùng cái kéo này để làm gì?
- Những đồ dùng đó thuộc nghề gì?
*Máy sấy tóc
- Còn đây là cái gì?
- Cái máy sấy tóc này dùng để làm gì?
- Cái máy sấy tóc này chạy bằng điện nên các con
phải cẩn thận khi sử dụng để tránh bị điện giật nhé
*Lô tóc
- Và để tóc có thể uốn soăn được các chú thợ cần
có gì đây?
- Lô tóc được làm bằng gì?
- Mặc quần áo ấm
- Nghề nghiệp – nghề dịch vụ
- Nghề công an, giáo viên, bộ đội, làm tóc
- Cắt tóc, sấy tóc
- Lược, gương, kéo…
- Cái lược
- Có răng lược, tay cầm
- Bằng nhựa
- Chải tóc
- Nghề làm tóc
- Cái kéo
- Rất sắc
- Cắt tóc
- Nghề làm tóc
- Cái máy sấy tóc
- Sấy tóc cho nhanh khô
- Trẻ lắng nghe
- Cái lô tóc
- Bằng nhựa