1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Modun gvmn 22: LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

14 202 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu địa phương
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Module
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 143,5 KB

Nội dung

Modun gvmn 22: LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG, Modun gvmn 22, LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

Trang 1

MODULE GVMN 22 LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

1 Vị trí vai trò của đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương

Đối với sự phát triển của trẻ Mầm non.

ĐDDH là những đồ vật dùng để minh hoạ nội dung bài dạy" và làm cho lời nói của GV cụ thể, dễ hiểu hơn ĐDDH chủ yếu được GV sử dụng hay hướng dẫn người học cùng sử dụng (Ví dụ: Mô hình, phim đèn chiếu, các loại tranh ảnh )

Đồ chơi- là “đồ vật dùng vào việc vui chơi, giải trí"

Trong quy chuẩn kĩ thuật quổc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, đồ chơi được hiểu là "Các sản phẩm hoặc vật liệu bất kì đuợc thiết kế hoặc được nêu rõ để trẻ em sử dụng khi vui chơi Đồ chơi là đồ vật để trẻ chơi nhằm thoả mãn nhu cầu, sở thích cửa trẻ, đôi khi không cần có sự giúp

đỡ hay hướng dẫn cửa người lớn với đặc thù của ngành học Mầm non, trẻ “học mà chơi, chơi mà học" vì vậy, trong từng tình huống cụ thể, có khi đồ chơi còn được sử dụng như một loại ĐDDH

ĐCTT là những đồ vật được chế tạo từ các nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm (nguyên vật liệu tụ nhiên; nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nguyên vật liệu rẻ tiền) và là sản phẩm đơn chiếc (được tạo ra từng cái một mặc dù có thể theo một mẫu chung nào đó)

ĐDDH-ĐCTT đóng vai trò quan trọng đổi với sự phát triển tâm

- sinh lí, trí tuệ, thể lực, tình cảm thẩm mĩ và góp phần hình thành nhân cách trẻ thơ

Đối với phát triển trí tuệ: Trong quá trình chơi với ĐDDH, ĐCTT, trẻ được tiếp xúc với nhiều nguyên vật liệu khác nhau (lá cây,

gỗ, nhựa, giấy, bìa ), qua đó trẻ biết được những thuộc tính và cách

sử dụng từng đồ chơi sao cho phù hợp đồ chơi bằng lá cây rất mềm và

dễ bị rách, đồ chơi bằng bìa cattong, giấy sẽ bị ướt và mủn ra nếu bị chạm vào nước ) Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chú định và làm giàu vốn sổng kinh nghiệm cho trẻ

Trang 2

Thông qua chơi với ĐDDH-ĐCTT trẻ có điều kiện phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và kích thích khả năng tìm tòi, khám phá Hình thúc và tính năng của ĐCTT có ảnh hường đến quá trình tri giác, giúp trẻ có cơ hội đối chiếu, so sánh và phân biệt đồ chơi công nghiệp với ĐDDH, ĐCTT một cách độc lập và sáng tạo

Đối với sự phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội: Trong quá trình chơi với ĐCTT, trẻ sẽ học cách giao tiếp ứng xử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, qua đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ Khi chơi cũng chính là khi trẻ học, “Học mà chơi - chơi mà học" (Ví dụ: Khi chơi vỏi búp bê làm từ vải, trẻ học cách bế em, dỗ cho em ăn, biết cầm thìa xúc cho búp bê ăn ) Trẻ thích thú, hào hứng khi được chơi với chính đồ chơi do cô giáo mình làm ra, trẻ có cơ hội được trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn được làm những điểu tổt đẹp cho những người thân và học cách ứng xử phù hợp Điều đỏ góp phần làm phong phú đời sổng tâm hồn cửa trẻ Mặt khác, chơi với ĐDDH-ĐCTT do chính cô giáo mình làm sẽ hình thành

ở trẻ thái độ biết trân trọng, giữ gìn sản phám lao động của cô giáo, đồng thời giáo dục ý thức tiết kiệm cho trẻ cũng như thói quen biết bảo vệ môi trường xung quanh

Đối vời phát triển thể lực: Đồ chơi còn giúp phát triển thể lục, súc khoe cho trẻ Khi được chơi với đồ chơi yêu thích trẻ sẽ có trạng thái tinh thần vui vẻ, sảng khoái, các trò chơi xếp hình bằng vỏ bao diêm, vỏ thuốc, xâu vòng bằng các loại hạt, là phuơng tiện góp phần rèn luyện, phát triển các tố chất vận động, kĩ năng vận động và phát triển các nhóm cơ cửa trẻ Đối với phát triển thẩm mĩ: Trong quá trình chơi với các đồ chơi yêu thích, trẻ quan sát, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng, điều đó sẽ giúp trẻ nhận ra cái đẹp về màu sắc, hình dáng,

bố cục , nhận ra được những nét độc đáo tạo nên sự hấp dẫn của ĐDDH, ĐCTT, gợi cho trẻ sự thích thú, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, tạo ra những rung động tinh tế trong tâm hồn trẻ Việc quan sát các thuộc tính của ĐDDH-ĐCTT sẽ góp phần phát triển ở trẻ sụ nhạy cảm đối với hình dạng, màu sắc, nhịp điệu , làm cho các cảm xúc thẩm

mĩ của trả ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng ngày càng phong phú Sự phong phú, đa dạng trong vẻ đẹp cửa các ĐDDH-ĐCTT

Trang 3

chính là yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm thẩm mĩ, hình thành nên tình cảm thẩm mĩ giúp trẻ biết thưởng thúc

và mong muốn tạo ra cái đẹp trong tự nhiên, cuộc sổng và nghệ thuật

Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và

đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn

Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ

Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào có thể sưu tầm được

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình

vô cùng phong phú: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hũ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí, vỏ hộp sữa…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta

có thể tư vấn cho phụ huynh sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại vỏ trứng, len, dây đồng, dây thép……

Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế phẩm từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có

và có rất nhiều có thể tái sử dụng tạo làm đồ chơi cho trẻ Khi có món

đồ chơi do cô và trẻ hoặc tự trẻ tự tay làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc

Trang 4

tự làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non và đáp ứng với nhiệm vụ của năm học

2 Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo.

- Khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học đã được trang

bị theo danh mục tối thiểu kết hợp với hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi mầm non để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục

- Tạo động lực khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên

và trẻ trong việc bồi dưỡng khả năng tự học và thực hành

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh trong phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo

- Đưa việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn

Đối với nhà trường

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho đội ngũ giáo viên, khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, sưu tầm hình ảnh, cách làm đồ dùng, dồ chơi trên các phương diện thông tin…vv

- Tạo điều kiện về thời gian cho 100% giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục hỗ trợ cho nhà trường làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cho trẻ (Huy động nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nguyên vật liệu tiết kiệm, công lao động, kinh phí…)

- Phát huy tinh thần tự giác tích cực, lòng yêu nghề, sự say mê sáng tạo của đội ngũ giáo viên, sự phối hợp, sự vào cuộc của cha mẹ học sinh của cộng đồng đối với phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để tạo ra sản phẩm mang lại hiệu quả trong việc tổ chức cho trẻ học và chơi

- Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đủ về số lượng, đảm bảo

về chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả áp dụng trong việc thực hiện

Trang 5

chương trình GDMN mới Tổ chức trưng bày, tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non

- Tổ chức các hình thức thi đua, phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo giữa các nhóm lớp, các tổ trong trường Động viên khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chuyên đề Tổ chức: “Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi” tự tạo nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh về công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cấp học Mầm non

- Đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi chủ đề và kết thúc chuyên đề theo biểu điểm đánh giá Lưu giữ hình ảnh hoạt động của chuyên đề vào đĩa mềm, sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự tạo làm tư liệu đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề

* Đối với trẻ

- Về kiến thức: 80 - 90% Trẻ biết được một số nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm, từ đó sáng tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích

- Về kỹ năng: 80 - 90% trẻ biết tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản, cách trưng bày, sắp xếp và phối hợp với nhóm chơi

* Đối với giáo viên

- Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện chương trình GDMN các

độ tuổi Đảm bảo có đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi đáp ứng yêu cầu Phát huy hiệu quả sử dụng của đồ dùng, đồ chơi tự tạo ứng dụng vào thực tế

- Tạo môi trường giáo dục cho trẻ theo chủ đề: trang trí, sắp xếp nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi làm nổi bật chủ đề Chú trọng sưu tầm nguyên vật liệu cho trẻ khám phá Dạy trẻ biết cách tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm

- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường các cấp và hội cha mẹ học sinh tăng cường về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề

- Chỉ đạo xây dựng mua sắm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

đồ dùng, đồ chơi dạy trẻ

Trang 6

- Tạo cơ hội cho trẻ tham gia sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thảo luận về kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho 100% giáo viên đứng lớp

- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh đóng góp tặng những đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu đã qua sử dụng song có thể tái chế làm đồ chơi, đồ dùng học tập phục vụ hoạt động của trẻ tại trường

- Chỉ đạo các giáo viên các lớp tự nghiên cứu, sưu tầm các hình ảnh, cách làm đồ dùng dồ chơi trên các báo, tạp chí, sách hướng dẫn làn đồ dùng, đồ chơi và khai thác trên mạng Intenet

- Tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp trường đảm bảo về số lượng và chất lượng có hiệu quả áp dụng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới

- Chỉ đạo xây dựng lớp điểm chuyên đề

- Tổ chức cho giáo viên được đi thăm quan học tập thực tế cách làm đồ dùng đồ chơi của các trường bạn đặc biệt là các trường lớn trên địa bàn như:

- Đánh giá chất lượng thực hiện chuyên đề của từng lớp, từng giáo viên và kết quả của các hoạt động chuyên đề đó

- Nghiệm thu tổng kết rút kinh nghiệm cho chuyên đề

* Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo:

1.ĐDDH - ĐCTT phải đảm bảo tính giáo dục

Có hình dáng, màu sắc, âm thanh hấp dẫn trẻ

Phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ

Là phương tiện giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội)

Nội dung và kích thước phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí cửa trẻ

2 ĐĐDH-ĐCTT phải đảm bảo an toàn , vệ sinh

Nên làm ĐDDH-ĐCTT bằng những nguyên vật liệu dễ lau rửa

ĐDDH-ĐCTT phải sơn bằng những loại sơn không độc hại Các bộ phận, chi

Trang 7

tiết nhỏ của ĐDDH-ĐCTT cần được gắn chắc chắn và không có cạnh nhọn sắc

Các nguyên vật liệu để làm ĐDDH-ĐCTT cần đựợc làm sạch trứớc khi tạo thành đồ chơi

3 ĐĐDH-ĐCTT phải đẹp

Hình dáng, kích thước, màu sắc, bố cục của sản phẩm thể hiện

sự hài hoà, cân đối

Sự trau chuốt, gọn gàng trong từng sản phẩm

4 ĐDDH-ĐCTT phải bảo đảm tính thực tiễn Phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống

1 Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương

1 Đồ dùng, đồ chơi 1: Làm khung tranh sáng tạo

1.1 Chuẩn bị:

+ Kéo, dao dọc giấy, bìa cứng, băng dính, bút dạ, hoa lá….

1.2 Cách làm

- Bước 1: Cắt 1 khung tranh với kích thước như mong muốn, vẽ

lên trên khung 1 thân cây

- Bước 2: Dùng dao dọc giấy cắt bỏ phần trong của khung, để lại

phần thân cây và viền khung

- Bước 3: Dùng băng dính dán kín mặt sau của khung tranh

- Bước 4: Sưu tầm hoa, lá, cỏ… để gắn lên mặt trước của khung

tranh để tạo thành bức tranh yêu thích theo ý tưởng của cô hoặc của trẻ

1.3 Tính năng sử dụng

Trẻ được tham gia làm, tự tay thực hiện để tạo ra sản phẩm, giúp khơi dậy sự sáng tạo, trí tưởng tượng và sử dụng được các nguyên vật liệu đơn giản, sẵn có, dễ tìm Với đồ dùng này giáo viên có thể cho trẻ sử dụng trong nhiều các hoạt động khác nhau

+ Hoạt động học: Tạo hình, môi trường xung quanh, toán

+ Hoạt động góc

+ Hoạt động ngoài trời

+ Hoạt động vui chơi, trải nghiệm, hội thi, ngày lễ

+ Cô giáo cũng có thể sử dụng để trang trí lớp

Trang 8

Ngoài ra có thể hướng dẫn cho các cha mẹ trẻ tự hướng dẫn thực hiện vui chơi tại nhà

Tương tự với cách làm và nguyên liệu như trên cô giáo cũng có thể cùng trẻ sáng tạo thêm nhiều loại đồ dùng đồ chơi khác đa dạng hơn, phong phú hơn và hình dạng, kích thước, tính năng sử dụng

2 Đồ dùng, đồ chơi 2: Chiếc hộp diệu kỳ

2.1 Chuẩn bị:

- Hộp bìa catong (kích thước tự chọn)

- Giấy màu đen, các màu khác (giấy đề can, xốp nỉ, ) có thể sử dụng màu vẽ

- Giấy bìa cứng trắng (tô ki, dulex, ) Giấy bóng kính

- Tranh lô tô theo chủ để, thẻ số, thẻ chữ cái, chấm tròn,

- Cốc nhựa (cốc giấy, chai nhựa, nút chai, ) Đá sỏi (hột hạt, que gỗ, )

- Nhám dính (nam châm, )

- Súng bắn keo, keo nến (keo 502, keo đa năng, ) Kéo, dao dọc giấy, bút dạ đen

(Nguyên vật liệu có thể thay đổi linh hoạt phù hợp)

2.2 Cách thực hiện:

- Thiết kế lô tô, hình dạng, thẻ số, thẻ chữ cái, chấm tròn, theo mục đích sử dụng có dán nhám dính hoặc nam châm hoặc gắn que

- Thiết kế cốc nhựa (chai nhựa, nút chai, ) có hình ảnh, số, chữ cái, hình dạng tương tự như lô tô

* Thiết kế trang trí hộp: (Thiết kế kích thước phù hợp với mục đích

sử dụng)

- Chia hộp tỉ lệ 1:3 (có thể tận dụng hộp chia tỉ lệ 2:2) dùng dao dọc giấy hoặc kéo cắt dời 3 mặt tạo nắp hộp có thể đóng mở

- Phần nắp hộp:

+ Mặt ngoài dán giấy màu đen kín bề mặt, dán giấy bóng kính lên trên (Phần bóng kính vẽ hình ảnh hoặc chữ cái, số, theo mục đích

sử dụng bằng bút dạ màu đen) Sử dụng giấy tô ki trắng vẽ cắt hình cái đèn soi chiếu

Trang 9

+ Mặt trong nắp hộp: Gắn nhám dính hoặc những thanh hút nam châm, hoặc tạo những hình ảnh phù hợp để cắm que Hoặc hộp nhựa, nút chai, (phù hợp với lô tô đã thiết kế)

- Phần trong hộp: Trang trí phù hợp (dùng để lô tô, nguyên vật

liệu khi thực hiện)

- Phần ngoài hộp: Trang trí nổi bật linh hoạt thay đổi được theo

chủ đề phù hợp với hoạt động

2.3 Cách sử dụng:

- Tùy theo mục đích sử dụng của từng hoạt động thay đổi lô tô, hình ảnh phù hợp

- Mặt ngoài nắp hộp sử dụng đèn chiếu đã thiết kế đưa xuống phía dưới lớp bóng kính đã được vẽ các hình ảnh, đối tượng muốn truyền đạt để trẻ khám phá theo yêu cầu của cô

- Mặt trong hộp thực hiện linh hoạt theo hoạt động và mục đích + VD: Hoạt động LQVT cô gắn số trẻ gắn số lượng chấm tròn tương ứng và ngược lại Hình dạng – trẻ tạo hình tương ứng, tương tự LQCC,

2.4 Tính năng sử dụng:

- Có thể sử dụng trong nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực khác nhau

- Có thể sử dụng làm đồ dùng dạy học hoặc làm đồ chơi cho trẻ chơi theo nhóm, có thể hướng dẫn phụ huynh làm để cùng học cùng chơi với trẻ tại nhà

2.5 Một số gợi ý làm đồ dùng dạy học, làm đồ choi cho trẻ 2.5.1 Nguyên vật liệu từ thiên nhiên

Các nguyên vật liệu làm ĐDDH-ĐCTTgồm:

a Lá cây, cành cây, hoa, quả và hạt

Đây là các loại lá cây, cành cây cỏ nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng

khác nhau và rất dễ kiếm từ thiên nhiên để làm thành các đồ chơi vô cùng phong phú theo ý thích

Ví dụ: Từ lá cây cỏ thể làm thành đồ chơi con cá, con buồm, cái kèn ; Quả cà pháo, quả bàng gắn lại với nhau tạo thành con gà, con vịt, con kiến Một số loại hộthạt có thể xâu lại thành chuỗi vòng cho

Trang 10

trẻ chơi Các loại hạt hồng xiêm, hạt mít, hạt vải, hạt na cho trẻ chơi xếp hình, dán

b Vổ ốc, ngao, trai, hầu, sò

Vỏ ốc, ngao, trai, hến, sò là nguyên vật liệu rất dễ kiếm và có thể làm thành các đồ chơi như: Xâu các vỏ ổc để tạo thành chuỗi vòng

cổ, gắn các vỏ ngao, hến tạo thành hình thù các con vật, cây cối hay sơn các màu khác nhau nên với con ngao, hến cho trẻ chơi trò chơi phân biệt, đếm, thậm chí cho trẻ sử dụng những chiếc vỏ con trai có kích thước khác nhau để làm thành bộ đồ nấu ăn: vỏ to làm nồi, chảo,

vỏ nhỏ làm bát, đĩa Rơm, rạ, vỏ trứmg, /lông gà

Rơm, rạ là loại nguyên vật liệu rất dễ kiếm ở các vùng nông thôn,

vì vậy GV có thể tận dụng để làm các đồ chơi đơn giản như búp bê, mũ,

ổ gà, ổ chim Những chiếc lông gà sau khi được rửa sạch, phơi khô làm thành quả cầu lông để chơi trò chơi tung - bắt làm đuôi cho con công hoặc trang trí vương miện đội đầu

Vỏ trứng cũng là một trong sổ các nguyên liệu rất dễ kiếm Những chiếc vỏ trứng này sau khi được rửa sạch, phơi khô GV làm thành những chú hề ngộ nghĩnh hoặc đàn gà/ vịt đang dẫn đàn con đi kiếm mồi

d Tre nứa, trúc, mai, vầu, song, mây, giamg

Từ các ống/đoạn tre, nứa có kích thước dài ngắn, to nhỏ khác nhau, có thể làm bộ lồng tháp, bộ gõ, xúc xắc, cần câu cá, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô hoặc từ những đoạn trúc, tre nhỏ có thể cắt ngắn rồi nhuộm màu để làm đồ chơi xâu hạt Từ giang, mây có thể làm nhiều

đồ chơi dân gian như mặt nạ, đèn ông sao

e Gỗ

Gỗ là nguyên vật liệu dễ kiếm, đặc biệt là các mảnh gỗ nhỏ có thể sưu tầm từ các cửa hàng của thợ mộc Đồ chơi làm từ gỗ có độ bền cao, dễ bảo quản, dễ vệ sinh và an toàn với trẻ

Từ các mẩu gỗ bé nhất cũng cỏ thể làm đồ chơi cho trẻ Các khổi

gỗ nhỏ hình tròn, vuông, chữ nhât được sơn các màu đỏ, vàng, xanh

có thể dùng làm đồ chơi xếp hình, xếp chồng, xếp cạnh hay sử dụng trong trò chơi phân loại theo dấu hiệu (màu sắc, kích thước, hình dạng) Từ các mảnh gỗ to nhỏ khác nhau có thể ghép thành ô tô, các

Ngày đăng: 04/10/2024, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w