1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận y học thể dục thể thao chuyên Đề kiểm tra hình thái trong thể dục thể thao

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Tra Hình Thái Trong Thể Dục Thể Thao
Tác giả Nguyễn Phạm Huyền Như
Người hướng dẫn TS. Trần Thái Ngọc
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Y Sinh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

I- Mở đầu Hình thái trong thể dục thể thao đề cập đến cấu trúc cơ thể của một người và cách cơ thể đó thích ứng và phản ứng với hoạt động thể chất.. Tầm quan trọng của việc duy trì hình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

===***===

KHOA ĐẠI CƯƠNG – Y SINH

TIỂU LU N Y H C TH D C TH THAO Ậ Ọ Ể Ụ Ể

CHUYÊN ĐỀ: KIỂM TRA HÌNH THÁI TRONG THỂ DỤC

THỂ THAO

Giảng Viên Hướng Dẫn: TS.TRẦN THÁI NGỌC Sinh Viên NGUYỄN PHẠM HUYỀN NHƯ:

MMSV: 2070181 LỚP: 15D

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2024

Trang 2

KHÁI QUÁT VỀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

Khái niệm: - Y học thể dục thể thao (TDTT) là một ngành y học nghiên cứu ảnh hưởng của TDTT đến cơ thể con người và phương pháp áp dụng TDTT vào việc phòng chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cho con người Đó là một môn khoa học thực hành, ứng dụng những kiến thức y – sinh học để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất

I- Mở đầu

Hình thái trong thể dục thể thao đề cập đến cấu trúc cơ thể của một người và cách cơ thể đó thích ứng và phản ứng với hoạt động thể chất Tầm quan trọng của việc duy trì hình thái cơ thể đúng đắn không chỉ giới hạn trong việc đạt được sự hoàn hảo về ngoại hình mà còn là yếu

tố quyết định đến hiệu suất và sức khỏe của người tập thể dục và vận động viên

Trong thể dục thể thao, một hình thái cơ thể đúng đắn bao gồm sự cân đối giữa các thành phần chính như cơ bắp, mỡ, xương và nước Sự cân bằng này không chỉ tạo ra một hình dáng thể chất hấp dẫn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt

và sức bền Cơ thể có hình thái cân đối cũng giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương và tăng cường khả năng thích ứng với các hoạt động thể chất khác nhau

Ngoài ra, duy trì hình thái cơ thể đúng đắn cũng ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng thể Việc giảm cân nếu cần thiết hoặc duy trì cân

Trang 3

nặng ở mức lý tưởng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường và béo phì Hơn nữa, một hình thái cơ thể đúng đắn cũng tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần, góp phần vào sự tự tin và sự hài lòng với bản thân

Trong tổng thể, việc duy trì hình thái cơ thể đúng đắn không chỉ là mục tiêu về ngoại hình mà còn là yếu tố quyết định đến sức khỏe và hiệu suất trong thể dục thể thao Điều này đặt ra một nhiệm vụ quan trọng cho mọi người để tập trung vào việc đảm bảo cân bằng giữa tập luyện, dinh dưỡng và nghỉ ngơi để đạt được một hình thái cơ thể lý tưởng và duy trì sức khỏe tổng thể

1- Khái quát về kiểm tra hình thái và kiểm tra chức năng trong thể dục thể thao.

1.1 Kiểm tra hình thái

 Đo đạc thể hình là môn học nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, kích thước bên ngoài của VĐV, dự đoán xu thế phát triển của những đặc điểm đó dưới tác động của tập luyện và ảnh hưởng của nó đối với thành tích thể thao

 Đo đạc hình thể còn góp phần hỗ trợ việc nghiên cứu các tiêu chuẩn kiểm tra sức khoẻ VĐV hoặc xác định thiên hướng cũng như lựa chọn cho VĐV tập luyện môn thể thao yêu thích và thích hợp

Trong thực tế, ứng dụng đo đạc thể hình để:

Trang 4

 Lập ra các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho VĐV

 Đưa ra các phương pháp xác định dáng cấu trúc cơ thể, qua đó có thể dự đoán khuynh hướng phát triển cơ thể làm tiền đề cho công tác tuyển chọn và dự báo thành tích thể thao

 Xác định đặc điểm hình thái của một số môn TDTT

1.2 Phương pháp và dụng cụ đo đạc tư thế của cơ thể

1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa tư thế cơ thể

 Tư thế cơ thể là một nội dung chủ yếu đánh giá mức độ phát dục của cơ thể Tư thế đúng rất quan trọng, đảm bảo hiệu quả của các

cơ quan chức năng, còn làm cho con người đẹp về diện mạo, tráng kiện và ngược lại

 Đo lường tư thế cơ thể giúp cho học sinh nhận thức đúng vef tư thế đúng hoặc sai và đồng thời khắc phục những thói quen không tốt trong đời sống hằng ngày

 1.2.1.1 Đo lường tư thế hoàn chỉnh:

 Theo phương pháp của Mỹ, cấu trúc cơ thể gồm đo 13 bộ phận: đầu, vai, xương bả vai, cột sống, xương chậu, chân, bàn chân (mặt chính diện trước sau), cổ, ngực, lưng, trên bụng, lưng (mặt nghiêng) Phương pháp này áp dụng cho học sinh 9 – 17 tuổi

 Cách đo: Sử dụng dây dọi treo cách tường 1 m (đầu dây dọi tiếp gần mặt đất Vạch một đường từ tường qua đầu dây dọi vẽ vạch cách 3 m Đây là điểm để người làm thực nghiệm quan sát

 Người được đo: Thường mặc quần áo bơi mặt quay vào tường đứng trên vạch ngắn nơi đầu dây dại sao cho dây dọi ở ngay giữa

Trang 5

đường cột sống và giữa hai chân Người quan sát ngồi trên ghế quan sát Thông qua mức độ lệch của dây dọi trên mặt phẳng cắt ngang để tiến hành đánh giá tư thế

a- Đo lường cột sống

 Thường đo kiểm tra cho học sinh phổ thông Trạng thái bình thường của cột sống khi quan sát dáng lưng theo mặt phẳng trước sau, người quan sát đứng về phía bên sẽ thấy có 4 điểm cong sinh

lý, 2 điểm cong về trước nằm ở đốt sống cổ 3 – 4 – 5; các đốt sống thắt lưng; 2 điểm cong ra sau tại đốt ngực 3 – 4 – 5 – 6 và các đốt cùng cụt Bình thường ở người trưởng thành độ cong cột sống không được quá dưới hạn 3 – 4 cm theo mặt phẳng của thước Nếu độ cong này vượt quá 5 cm là bất thường (thường là

gù và ưỡn)

Cách đo:

Trang 6

 Người đo mặc quần đùi; đứng tư thế nghiêm; đầu, mông, gót sát vào cột đo của thước (tương tự như đo chiều cao đứng), người đo đứng một bênquan sát ba điểm: tai, đỉnh vai, mấu chuyển lớn có nằm trên một đường thẳng hay không

Dụng cụ đo: thước đo cung cột sống

 Đơn vị đo: cm

 Đánh giá:

 Bình thường: các điểm cong về sau trước trong phạm vi 5 cm

 Dạng gù:

 Độ cong ngực thiếu tính sinh lý (ngực hóp vai trong)

 Vai nhô ra trước thắt lưng cong nhỏ hơn 2 – 3 cm

 Dạng ươn: lưng tròn (yên ngựa), thắt lưng ưỡn về trước hơn 5 cm

b- Đo lường độ cong vẹo cột sống

Cách đo:

 Người được đo đứng tư thế nghiêm Người đo cố định đầu dây dọi (đối với người mập ít thấy lõi gai cột sống, có thể lấy bút chì làm dấu quan sát) Ghi lại độ di dịch sang hai bên so với dây dọi

để đánh giá mức độ và hình thể cong vẹo cột sống

Dụng cụ đo:

Dụng cụ đo: dùng sợi dây dài 1 m làm dây dọi

Các dạng cong vẹo cột sống:

 Các hình dạng bất thường khi quan sát cột sống theo mặt phẳng trước sau gọi là các dạng vẹo cột sống bao gồm: dạng C thuận, C

Trang 7

ngược (một đoạn hoặc toàn bộ), S thuận, S ngược (toàn bộ) và các dạng khác

c- Đo lường dạng ngực

 Quan sát và kết hợp đo các kích thước ngực như rộng ngực, sâu ngực, ta đo được dạng ngực

 Ngực bình thường: Rộng cân xứng hai bên, rộng lớn hơn sâu

 Ngực lép: Ngực dạng bẹt, rộng ngực lớn hơn sâu ngực, thường cơ ngực không phát triển

 Ngực tròn: Sâu ngực gần bằng rộng ngực, độ rộng trên dưới bằng nhau, dạng trụ tròn

 Ngực chim câu: là dạng ngực phát triển không bình thường, xương ngực lổi rõ, sâu ngực lớn hơn rộng ngực

 Ngực lồi lõm: Dạng ngực phát triển không bình thường, xương ngực lồi lõm ở phía dưới

d- Đo lường dạng chân

 Thường được tiến hành đo đạc cho học sinh phổ thông Do chế độ dinh dưỡng không tốt ở lứa tuổi nhi đồng hoặc do bệnh tật có thể làm cong vẹo chỉ dưới ở mức độ khác nhau, chủ yếu là dạng chân

"O" và dạng chân “X”

Cách đo:

 Người được đo đứng ở tư thế nghiêm, hai chân chụm lại

Đánh giá:

Trang 8

 Gót chân và đầu gối chụm lại với nhau là chân bình thường + Hai gót chụm lại được mà hai đầu gối không chụm lại được và cách nhau 1,5-2 cm trở lên là chân dạng "O"

+ Hai đầu gối chụm lại được, nhưng hai gót rời ra khoảng 1,5-2 cm là chân dạng "X"

e- Tư thế nhìn nghiêng

 Đầu thẳng, đuôi mắt và ống tai ngoài cùng trên một đường thẳng nằm ngang Quan sát thấy cổ thẳng, chỉ trên phải thả lỏng dọc theo chân không lồi ra trước (không bị gù), ngực chếch ra trước Đường viền phía sau có bốn độ cong sinh lý bình thường: gáy lõm, lưng lỗi, thắt lưng lõm, mông lồi ra sau

f- Tư thế nhìn thẳng ( từ sau ra trước )

 Vai chếch xuống dưới ra ngoài, không so vai, lưng hình thang càng xuống dưới mông càng thót lại, chỉ dưới phát triển cân đối

Trang 9

chạm nhau năm điểm: gót, mắt cá trong, bắp chân, gối, phía trước trên đùi

Dụng cụ đo:

 Thước đo nhân học kiểu martin: là thước dùng để xác định chiếu cao và các kích thước dài của cơ thể Thước được làm bằng kim loại gồm bốn đoạn có thể tháo lắp được Độ dài của thước là

2000 mm, bắt đầu bằng số 0 ở đoạn dưới Đầu trên có hai ống ngang Khi đo phải di động ống dưới Compa trượt: cấu tạo giống như thước đo chiều cao nhưng nhỏ hơn dài từ 250 – 300

mm Được dùng để đo các kích thước ở mặt, rộng bàn tay, bàn chân, rộng khớp

 Compa vòng lớn, nhỏ: Cấu tạo giống như compa của học sinh gồm hai đoạn được nối với nhau ở một đầu bởi một định ốc và tạo thành một khớp động (hai đầu được uốn cong) Đoạn bên trái dính vào một thước tính qua một đinh ốc và đi qua chỗ tương ứng với đoạn ở bên trái + Compa vòng nhỏ đo các đường kính nhỏ như ở đầu mặt

 Compa vòng lớn đo đường kính lớn như rộng vai, rộng ngực hoặc có thể đo độ dài một số đoạn cơ thể như cánh tay, cẳng tay Thước dây: được chia đến mm, thường là loại thước dây làm bằng

 Kim loại hoặc thước dây vải thông thường của thợ may dùng để

đo chu vi các phần thân thể như: vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi, vòng bụng

Trang 10

 Cân y học: với độ chính xác 100 g; có thể dùng cân trượt, cân đồng hồ, cân điện tử, cân thường xuyên được kiểm tra (có thể dùng một vật nặng 20 kg chuẩn bị sẵn để kiểm tra) Khi cân chú ý: người được cân đứng đúng giữa bàn cân

 Compa đo độ dầy mỡ dưới da: dùng để đánh giá mức độ béo cơ thể

 Hai đầu của compa là hai mặt phẳng có thiết diện 1 cm² Một áp lực kế được gắn vào compa để hai đầu compa kẹp vào nếp da lúc nào cũng với một áp lực không đổi, khoảng 10 – 20 g/mm²

 Lực kế đo lực cơ: dùng để đo lực các cơ gấp ngón tay, lực cơ lưng và lực của nhiều cơ khác Nó cho phép đánh giá sức mạnh của VĐV ở các môn TDTT khác nhau

1.3 Phương pháp đo đạc thể hình

1.3.1 Xác định chiều cao và chiều dài các phần thân thể

 Chiều cao đứng: là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt sàn để đứng đến đỉnh đầu Có ba điểm ở phía sau là gót, mông

và bả vai chạm tường

Dụng cụ đo:

 Thước Martin hoặc thước đo chiều cao của y tế

Đơn vị tính: cm

Cách thức kiểm tra:

 Đối tượng đo đứng thẳng ở tư thế đứng nghiêm, duỗi hết các khớp ở chân và thân trên, mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao cho ống tai ngoài và đuôi mắt nằm trên đường thẳng song song với mặt đất, đảm bảo ba điểm chạm vào thước đo: hai vai, hai mông

Trang 11

và hai gót chân chạm mặt thước Hạ thanh ngang của thước chạm đỉnh đầu đối tượng đo và đọc kết quả

 Chiều cao đứng là một trong những chỉ số thường được đo đạc trong hầu hết các công trình điều tra cơ bản về hình thái, sinh lý, Chiều cao biểu hiện tầm vóc của một người Dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn và tầm vóc phát triển của trẻ Chiều cao

có mối tương quan thuận với một số kích thước khác, nên người

ta đã so sánh các kích thước này với chiều cao để thành lập các chỉ số hoặc tính % so với chiều cao để tính ra các số đo tương đối hoặc đánh giá sự cân đối của cơ thể

 Đo các tư thế:

Chiều dài chân

 Chiều dài chân H: là độ cao từ sàn đứng đến mào chậu khi người đứng thẳng như khi đo chiều cao đứng Độ cao này cho biết độ cao của khung xương chậu Độ cao mào chậu thường ngang với độ cao tổng trọng tâm của cơ thể Ở người cân đối, chiều cao H thường bằng ½ chiều cao đứng

Trang 12

 Chiều dài chân A: là độ cao từ sàn đứng đến gai chậu trước trên khi người đứng thẳng Độ cao này càng lớn, nâng đùi càng cao, biên độ hoạt động của chân càng rộng

 Chiều dài chân B: là độ cao từ sàn đứng đến máu chuyển lớn khi người đứng thẳng Độ cao này được coi là chiều dài của chân

 Chiều dài chân C: là độ cao từ sàn đứng đến ngấn mông khi người đứng thẳng Độ cao này so với độ dài chân B cho ta biết mông của người được đo gọn hay xệ

Kết luận

Hình thái đóng vai trò quan trọng trong thể dục thể thao không chỉ vì lợi ích thẩm mỹ mà còn vì nó là yếu tố quyết định đến hiệu suất thể thao Việc duy trì một hình thái cân đối và linh hoạt giúp cải thiện sức mạnh, tốc độ và tránh chấn thương Đồng thời, việc tập trung vào việc cải thiện hình thái cũng giúp tăng cường tự tin và sự tự hào trong bản thân, thúc đẩy tinh thần thi đấu Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc đạt được hình thái lý tưởng không chỉ là một cuộc đua về ngoại hình mà còn là một quá trình kỳ công và kiên nhẫn Điều quan trọng là duy trì sự cân bằng giữa việc tập luyện và dinh dưỡng, kết hợp với lối sống lành mạnh và thiết lập mục tiêu cụ thể để đạt được sự phát triển toàn diện trong thể dục thể thao

 Tầm quan trọng của hình thái trong thể thao cho cả hiệu suất và sức khỏe

 Thách thức và vấn đề cần được đối mặt và giải quyết để đảm bảo sức khỏe và hiệu suất tốt nhất cho các vận động viên

Trang 13

 Đối mặt và vượt qua các thách thức có thể giúp cá nhân phát triển một cơ thể khỏe mạnh và đạt được hiệu suất tốt nhất trong thể dục thể thao

 Trong thể dục thể thao, việc kiểm tra hình thái đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng các vận động viên đạt được cơ thể đạt chuẩn và phù hợp nhất cho mục tiêu của họ Các phương pháp kiểm tra hình thái, từ những phương pháp đơn giản như đo cân nặng và chiều cao đến những phương pháp phức tạp hơn như đo chỉ số BMI (Body Mass Index), đo tỉ lệ mỡ cơ thể và đánh giá cân nặng cơ bản, đều cung cấp thông tin quý báu về sức khỏe và hiệu suất thể thao của cá nhân

 Việc thực hiện kiểm tra hình thái định kỳ không chỉ giúp vận động viên hiểu rõ hơn về cơ thể của mình mà còn giúp họ theo dõi tiến độ trong quá trình tập luyện và điều chỉnh chương trình tập luyện một cách phù hợp Ngoài ra, kiểm tra hình thái cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thể thao và đề xuất các biện pháp điều trị và phục hồi thích hợp

 Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc kiểm tra hình thái chỉ là một phần của quá trình đào tạo và quản lý sức khỏe toàn diện Để đạt được hiệu quả tối đa trong thể dục thể thao, việc kết hợp kiểm tra hình thái với chế độ ăn uống cân đối, chương trình tập luyện phù hợp và thời gian nghỉ ngơi đủ dài là rất quan trọng

 Tóm lại, việc kiểm tra hình thái đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và hiệu suất thể thao của các vận động

Trang 14

viên Đây là một công cụ hữu ích để đánh giá và cải thiện sự phát triển cá nhân trong thể dục thể thao

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN