1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập cá nhân môn tâm lý học xã hội

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tâm Lý Học Xã Hội
Tác giả Vũ Thị Minh Hậu
Người hướng dẫn Lê Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Sư Phạm Kỹ Thuật
Thể loại Bài Tập Cá Nhân
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 5,78 MB

Nội dung

Trả lời:  Khái niện hiện tượng tâm lý xã hội: Các hiện tượng tâm lý xã hội được hiểu là tâm lý của cá nhân khi đómột mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA: SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Giảng viên giảng dạy: Lê Thị Thu Thủy Lớp : 109204

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Minh Hậu

Hưng Yên – 05/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KĨ THUẬT

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Giảng viên giảng dạy: Lê Thị Thu Thủy

Họ tên sinh viên – Mã SV: Vũ Thị Minh Hậu

10920054

Điểm đánh giá thực hiện bài tập:

Điểm đánh giá nội dung bài tập:

Điểm đánh giá bài tập:

Hưng Yên, năm2022.

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…… ………4 BÀI 1: Thế nào là hiện tượng tâm lý xã hội? Anh (chị) hãy nêu một số hiện

tượng tâm lý xã hội đang diễn ra trong xã hội hiện nay Vận dụng vào hoạt

động nghề nghiệp của bản thân … ……….5 BÀI 2: Phân tích bản chất tâm lý xã hội, quy luật hình thành và phát triển các

hiện tượng tâm lý xã hội? Lấy ví dụ minh họa Vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp của bản thân (ví dụ: Xây dựng chiến lược marketing, hình thức kinh doanh… cho phù hợp với thị hiếu người tiêu

dùng……… ………7 BÀI 3: Phân tích khái niệm tri giác xã hội, các cơ chế tri giác xã hội Lấy ví

dụ minh họa, vận dụng vào trong hoạt động học tập và nghề nghiệp của bảnthân (Ví dụ: vận dụng trong chiến lược quảng cáo sản phẩm, thay đổi mẫu

mã… cho phù hợp với sở thích của người tiêu dùng)……… ….14 BÀI 4: Phân tích vai trò của Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp? Đề xuất các

biện pháp tạo Ấn tượng ban đầu tốt đẹp Vận dụng trong một tình huống cụthể như: Tham dự phỏng vấn xin việc làm, giao tiếp với đối tác, khách hàng,

ngày đầu đi làm…)……… ….19 BÀI 5: Phân tích Cơ chế Thỏa hiệp, Đồng nhất hóa và Adua Lấy ví dụ minh

họa Rút ra các bài học vận dụng cho bản thân (trong nghề nghiệp và cuộc

sống.……… ….24

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Tâm lý học xã hội

2.Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội;

3 Đinh Phương Duy (206), Lý luận và quan điểm về tư vấn giáo dục, Hội thảo khoahọc Quốc gia, TP Hồ Chí Minh;

4 Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển bách khoa

5 Ngô Thị Ngọc Dung, Nguyễn Thị Hồng Nga (2009), Xây dựng mô hình tham vấn học đường- Một tổ chức hỗ trợ học sinh, sinh viên lập nghiệp Tạp chí Tâm lý học

số 11, tr15-22;

6.Trần Thị Minh Đức (2006), Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới, Tạp chíTâm lý học số 11, tr45-51;

7.khach-hang-cua-ban-truoc-khi-ho-thuc-hien-mua-hang

https://hocvien.haravan.com/blogs/chia-se-thong-tin/5-cach-de-gay-an-tuong-voi-8 tot-hon.aspx

https://luatminhkhue.vn/6-cach-tam-li-hoc-co-the-giup-cho-cuoc-song-cua-ban-9 2.html

Trang 5

https://nhapmontamly.com/sach-tam-ly/tam-ly-hoc-xa-hoi-vu-mong-doa/chuong-Câu 1: Thế nào là hiện tượng tâm lý xã hội? Anh (chị) hãy nêu một số hiện

tượng tâm lý xã hội đang diễn ra trong xã hội hiện nay Vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp của bản thân

Trả lời:

 Khái niện hiện tượng tâm lý xã hội:

Các hiện tượng tâm lý xã hội được hiểu là tâm lý của cá nhân khi đómột mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt khácđiều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tươngtác Hệ quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cánhân trong một nhóm trong một cộng đồng, trong cả một dân tộc, thậm chítrong nhiều dân tộc

Tâm lý xã hội không phải là tổng đơn giản, cơ học của các hiện tượng tâm lý

cá nhân Nó là các hiện tượng tâm lý chung của nhiều người diễn ra trong cácnhóm xã hội, khi con người hoạt động, giao tiếp, tác động qua lại với nhau,được quy định bởi sự tác động qua lại và nhóm xã hội

 Các ví dụ về hiện tượng tâm lý xã hội:

Ví dụ1 :Những cuộc chiến tranh, khủng hoảng, khủng bố… diễn ra trên thế

giới, đặc biệt thời gian qua cuộc chiến tranh giữa ukraine và nga tạo ra cáchiện tượng tâm lý xã hội nhất định trong tập thể xã hội loài người Cụ thể đó

là tâm trạng lo lắng trước an toàn của nhân dân vùng chiến tranh của xã hộihay tâm trạng phản đối chiến tranh

Dư luận xã hội của xã hội trước một vấn đề tốt sẽ được tập thể xã hội ủng hộ,khen ngợi, tán thành và đồng ý Đối với vấn đề xấu thì dư luận xã hội sẽ phêphán, lên án và không đồng tình

Ví dụ2: Khi một đứa trẻ được sinh ra, chúng chưa hiểu được cũng chưa biết

nói, nhưng sau một thời gian dài tiếp xúc với xã hội thì nó sẽ biết được nhiều thứ hơn về thế giới

- Tâm lý được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng phát triển của lịch sửcon người Chính vì thế mà mỗi người sẽ chịu sự khống chế của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng Tuy nhiên không phải như vậy mà tâm lý người trở thành bản sao của lịch sử mà nó sẽ có những điểm chung và những điểm riêng khác nhau

Trang 6

Ví dụ3 : Trước đây, xã hội định kiến rằng có thai trước khi cưới hay còn gọi

là không chồng mà chửa sẽ bị cạo đầu bôi vôi và thả sông, phong tục và định kiến đó vô cùng gay gắt với người phụ nữ Chính vì thế khi xã hội bây giờ phát triển hơn, quyền bình đẳng nhiều hơn thì vấn đề đó lại trở thành bình thường

Hiện tượng tâm lý con người không tự nhiên sinh ra, nó bị ảnh hưởng và chi phối một phần bởi chính xã hội và lịch sử Chính vì thế mà muốn hoàn thiện được tâm lý con người thì cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử và xã hội thật kỹ càng

 Ứng dụng của Tâm lý học trong ngành Quản trị kinh doanh

Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị con người là phức tạp và tế nhị nhất, do vậy các nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tâm lý của người lao động, từ đó tìm cách kích thích, động viên tính tích cực của conngười, khuyến khích tính sáng tạo của họ trong các hoạt động được giao… Việc nghiên cứu ứng dụng tâm lý còn có tác dụng giúp các nhà quản trị biết mình, biết người để có được thành công trong kinh doanh (biết mình biết người, trăm trận trăm thắng)

- Biết người: Hiểu được nhu cầu, sở thích, thị hiếu, thái độ, tâm trạng và khả năng thanh toán của khách hàng để định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp… Ngoài ra, biết người có nghĩa là nhà quản trị phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, những vận động của môi trường kinh doanh, nắm được tâm lý của lãnh đạo cấp trên để đề ra các chiến lược và chính sách kinh doanh đúng hướng

- Biết mình: Nhà quản trị phải đánh giá được sản phẩm của mình, khả năng của đội ngũ lao động và tiềm lực của doanh nghiệp để không ngừng hoàn thiện sản phẩm, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, nhà quảntrị phải biết được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, từ đó biết mình nên làm

gì, làm như thế nào

Khoa học tâm lý học ứng dụng trong quản trị kinh doanh sẽ giúp các nhà quảntrị giải quyết tốt những vấn đề liên quan trực tiếp đến người lao động như: tuyển dụng, bồi dưỡng, bố trí sử dụng lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xử lý các xung đột trong tập thể lao động…

Trang 7

Câu 2 Phân tích bản chất tâm lý xã hội, quy luật hình thành và phát triển các

hiện tượng tâm lý xã hội? Lấy ví dụ minh họa Vận dụng vào hoạt động nghềnghiệp của bản thân (ví dụ: Xây dựng chiến lược marketing, hình thức kinhdoanh… cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng)

Trả lời:

 Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội

Hiện nay, có nhiều trường phái và quan điểm xoay quanh chủ đề quan điểm

về bản chất hiện tượng tâm lý người Dưới đây là ba quan điểm được ápdụng nhiều nhất bao gồm:

Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lý con người do thượng đế sáng tạo ra và

nhập vào thể xác con người Tâm lý không phụ thuộc vào khách quan cũngnhư điều kiện thực tại của cuộc sống

Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lý, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do

vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật Họ đồng nhất cái vật lý, cái sinh

lý với cái tâm lý Phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động củatâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý

Quan điểm duy vật biện chứng: Bản chất hiện tượng tâm lý người là sự phản

ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗingười Tâm lý người mang bản chất xã hội và tính lịch sử

Tóm lại, tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử Nó là hiện tượng tinhthần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt động và giao lưu tíchcực của mỗi con người Trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định Nó cóbản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể

 Quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội

Các quy luật chi phối các hiện tượng tâm lý xã hội như: quy luật kế thừa; quy luật về sự quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với tâm lý xã hội; quy luật bắt chước; quy luật tác động qua lại giữa con người với con người.+ Quy luật kế thừa

Để tồn tại và phát triển, con người phải tiếp thu những yếu tố có sẵn, từ đó cảibiến chúng cho phù hợp với các điều kiện hiện tại Nếu không có sự kế thừathì sẽ không có sự phát triển Xã hội loài người cũng vậy, có được nhữngthành tựu như ngày nay, xã hội loài người phải “đứng trên vai” những thành

Trang 8

tựu của hàng ngàn năm phát triển khoa học, công nghệ, văn hóa và xã hội.Sau này cũng vậy, những thành tựu của xã hội hiện tại lại được tiếp thu cảibiến cho các giai đoạn xã hội mai sau Phản ánh đời sống xã hội, các hiệntượng tâm lý xã hội cũng diễn ra theo quy luật này Các hiện tượng tâm lý xãhội không phát triển theo con đường sinh học, bằng di truyền sinh học màbằng con đường “di sản xã hội” Đặc biệt, đối với các hiện tượng tâm lý xãhội liên quan đến các nhóm lớn xã hội như dân tộc, giai tầng xã hội, cộngđồng xã hội, quy luật kế thừa được vận hành một cách phổ biến.

Kế thừa được hiểu là sự chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác các giá trịvật chất (công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, công trình văn hóa nghệthuật ) và các giá trị tinh thần (kinh nghiệm sản xuất, truyền thống, phongtục tập quán )

Nhờ quy luật kế thừa, một cá nhân không cần phải trải qua toàn bộ các giaiđoạn phát triển của loài trong kinh nghiệm của bản thân mà chỉ cần kế thừacái đã có để có được sự phát triển tương ứng trong hiện tại Một nhóm xã hộikhông cần lặp lại toàn bộ các giai đoạn mà xã hội đã trải qua mà có thể dựatrên nền tảng đã có để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn Một dân tộc với cáctruyền thống của mình, có thể bảo tồn, duy trì và tiếp tục phát triển chúngtrong thời kì mới mà không cần phải xây dựng lại từ đầu Trong quá trình pháttriển của dân tộc, các truyền thống khác lại dần được hình thành Việc kếthừa, một mặt giúp rút ngắn thời gian phát triển, mặt khác tạo điều kiện đểsàng lọc, loại bỏ các giá trị không phù hợp Như vậy nó tạo ra sự phát triển ổnđịnh, không đứt quãng cho xã hội

Kế thừa tâm lý xã hội diễn ra theo nhiều con đường khác nhau Có thể đó làcon đường của “vô thức tập thể”, tức là cá nhân sống trong một môi trườngnhóm, cộng đồng xã hội nào đó với các đặc điểm tâm lý riêng, ở cá nhân dần

có sự kế thừa các đặc điểm tâm lý đó mà bản thân cá nhân không ý thức đượcđiều đó Các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước và tiếp tục duy trì các nét tâm

lý đó Tính cách dân tộc, lòng tự hào dân tộc, cách thức ứng xử với ngườikhác, thậm chí cách thức nhìn nhận, đánh giá và tư duy của cả một cộng đồng

là minh chứng rõ ràng về con đường kế thừa này Nói đến cách tư duy của cácdân tộc, các nhà nghiên cứu đều nhắc đến hai kiểu tu duy có sự phân biệttương đối rõ rệt Mỗi kiểu tư duy gắn với các cộng đồng người ở các khu vực

và các nền văn hóa khác nhau Đó là kiểu tư duy biện chứng nhìn nhận sự vậtluôn vận động và biến đổi liên tục thậm chí không thấy được sự ổn địnhtương đối của nó trong các xã hội phương Đông mà thuyết “vô thường - sắckhông” của Phật giáo là ví dụ Ngược lại là kiểu tư duy lôgic chặt chẽ coitrọng sự ổn định của sự vật đến mức siêu hình của phương Tây Các hiệntượng tâm lý xã hội đó được kế thừa một cách “tự nhiên” Chúng ngấm vàotừng cá nhân trong cộng đồng xã hội thông qua giao tiếp tương tác của cánhân với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội Theo cách nói của Mác:

“sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc vào các cá nhân mà nó giao tiếp trực

Trang 9

tiếp hay gián tiếp" Bên cạnh con đường kế thừa tự nhiên là kế thừa một cách

có ý thức, thông qua các tác động giáo dục của xã hội Bất kì một thể chế xãhội nào cũng đề cao các giá trị truyền thống nào đó phù hợp với tính chất và

xu hướng phát triển của nó Do vậy, việc giáo dục các giá trị, các chuẩn mựctrở thành công việc được tổ chức một cách có ý thức trong các hoạt động của

xã hội đó như giáo dục, truyền thông Đồng thời, mỗi cá nhân ở mức độ pháttriển nhất định, có khả năng lựa chọn những giá trị phù hợp với bản thân để

kế thừa

Sự kế thừa tâm lý xã hội diễn ra rất phức tạp

Nó là sự kế thừa những nét tâm lý chung của cộng đồng xã hội nhưng lại tồntại trong tâm lý riêng của cá nhân và được thể hiện với màu sắc riêng của mỗichủ thể Biểu tượng dân tộc “con Rồng cháu Tiên” của người Việt chẳng hạn.Đây là biểu tượng tâm lý xã hội của cả dân tộc, được bảo lưu, gìn giữ từ thế

hệ này sang thế hệ khác, nhưng độ sắc nét và đặc biệt ý nghĩa của nó được các

cá nhân cảm nhận ở các mức độ và các tầng bậc khác nhau Hơn nữa, từ biểutượng chung đến sự thống nhất các hành vi xã hội cùng còn những khoảngcách không nhỏ

Quy luật kế thừa cũng quy định sự phát triển của các cá nhân phụ thuộc vào

sự tiếp xúc với các cá nhân khác Trong quá trình tiếp xúc các giá trị đượcchuyển giao và được tiếp nhận bởi các thế hệ mới

Các giá trị đó tạo điều kiện cho thế hệ mới phát triển

Có nhiều hình thức kế thừa khác nhau Trong đó có hai loại kế thừa được đềcập đến nhiều, đó là kế thừa có chọn lọc và kế thừa nguyên si Kế thừa cóchọn lọc là loại kế thừa có phê phán, có tính đến sự phù hợp của các yếu tốđược kế thừa với điều kiện hiện tại Hình thức kế thừa này được coi là rất tíchcực, nó tạo điều kiện cho cái được kế thừa có sức mạnh phát triển mới, đồngthời tạo điều kiện cho cái mới có cơ sở vững chắc Kế thừa nguyên si là dạng

kế thừa y nguyên không có sự thay đổi, là tiếp nhận cái cũ một cách vô điềukiện Dạng kế thừa này nhiều khi tạo ra sự trì trệ, kìm hãm sự phát triển củacái mới và làm các yếu tố được kế thừa trở nên lạc lõng và suy yếu đi.Truyền thống phong tục, tập quán là sự thể hiện sinh động của quy luật này.Bên cạnh phong tục, tập quán có ý nghĩa tích cực với hiện tại, tồn tại những

hủ tục, những tập quán đóng vai trò cản trở, kìm hãm cái mới

Như vậy, quy luật kế thừa cho thấy trong đời sống xã hội, các hiện tượng tâm

lý xã hội không tự chủ tiêu mà nó có thể được gìn giữ, bảo lưu từ giai đoạnnày sang giai đoạn khác Vấn đề là lựa chọn con đường nào và làm thế nào đểcác hiện tượng tâm lý xã hội tích cực có thể được kế thừa một cách hiệu quả

Trang 10

+Quy luật về sự quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với tâm lý

Các nguyện vọng, tâm trạng, nhu cầu của xã hội bắt nguồn chính từ các điềukiện xã hội, trong đó con người đang sống và hoạt động Tâm trạng xã hộitích cực, hưng phấn (được các nhà nghiên cứu đánh giá, ví dụ: chỉ số lạc quancao, chỉ số hạnh phúc cao ) bắt nguồn từ sự đi lên của kinh tế từ sự đầy đủhơn của các điều kiện sống Sự xuất hiện và đặc biệt sự ý thức về các nhu cầu

xã hội (với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội) ở bậc cao hơn chỉ có thểdiễn ra khi các điều kiện xã hội đã phần nào giúp thỏa mãn các nhu cầu xã hộicấp thấp hơn Ví dụ các vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, vấn đề thay đổi khíhậu các vấn đề môi trường

Như vậy, muốn nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội phải chỉ ra được cácđiều kiện xã hội quy định nó Ngược lại muốn tạo ra các hiện tượng tâm lý xãhội nào đó, phải chuẩn bị các điều kiện xã hội tương ứng, nếu muốn các hiệntượng tâm lý xã hội do diễn ra có hiệu quả

Các quan hệ xã hội trong cộng đồng: trong nhóm xã hội quy định các hiệntượng tâm lý xã hội

Các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trên cơ sở tương tác giữa các cá nhântrong nhóm, trong cộng đồng, đồng thời các tương tác đó diễn ra chính trongcác quan hệ xã hội Các mối quan hệ được vận hành hợp lý: quan hệ lợi ích,quan hệ trách nhiệm sẽ làm nảy sinh bầu không khí xã hội tích cực cởi mở,ngược lại có thể làm nảy sinh xung đột, tạo ra bầu không khí căng thẳng tiêucực Do vậy, muốn tác động đến các hiện tượng tâm lý xã hội, một trong sốcác con đường cơ bản đó là cải tạo các quan hệ xã hội cho hợp lý hơn.Bên cạnh việc khẳng định tính quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hộiđối với các hiện tượng tâm lý xã hội, cũng cần thấy được tính độc lập tươngđối và tác động ngược lại của các hiện tượng tâm lý xã hội đối với các điềukiện kinh tế - xã hội Sự tác động ngược lại cũng có thể tạo ra những động lựclàm biến đổi các điều kiện kinh tế - xã hội trong những thời điểm nhất địnhđặc biệt khi sự tác động ngược đó được tổ chức và tập hợp một cách hợp lý

Trang 11

Việc cởi bỏ nếp tư duy bao cấp, máy móc và giáo điều đã tạo ra sự chuyểnbiến vô cùng mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nhữngnăm qua là một minh chứng rõ ràng cho tác động ngược lại đó.

+ Quy luật bắt chước

Quy luật bắt chước là quy luật được chỉ ra sớm nhất trong Tâm lý học xã hội

Nó đã được đề cập đến trong tác phẩm Những quy luật của sự bắt chước năm

1890 của G.Tarde Ông đã dùng quy luật này để giải thích hành vi của conngười, đặc biệt là những hành vi giống nhau giữa các cá nhân trong quá trìnhtác động qua lại

Theo G.Tarde: Bắt chước là sự cụ thể hóa của “quy luật lặp lại của thế giới”.Thế giới vận động và phát triển theo con đường lặp lại Di truyền sinh học làlặp lại, phủ định của phủ định là lặp lại Trong xã hội loài người, sự lặp lạichính là bắt chước Đây là nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển Nhờ bắtchước mà các phát minh, sáng chế, các hành vi có ích của xã hội được duy trì,trên cơ sở đó được khai thác lại

Bắt chước có tính chất vô thức Do là sự sao chép máy móc các hành vi bềngoài của những người khác Bắt chước người khác chính là “sao, chụp” lạingười khác

G Tarde cũng chỉ ra một số kiểu bắt chước khác nhau: bắt chước lôgic (trí tuệ

ý thức) - bắt chước phi lôgic (cảm tính, phi lý); bắt chước nhất thời và bắtchước lâu dài; bắt chước hình thức và bắt chước bản chất; bắt chước giữa cácthế hệ, giữa các giai cấp

Thực chất việc Tarde đề ra quy luật bắt chước chủ yếu dựa vào quan sát chứchưa có các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể Tuy vậy, sự bắt chước rõ ràngdiễn ra phổ biến trong đời sống xã hội và tạo ra một loạt các hiện tượng tâm

lý xã hội như thị hiếu, mốt thời trang, trào lưu, xu hướng, làn sóng

Việc đề cao thái quá quy luật bắt chước như là một quy luật tổng hợp để giảithích các hiện tượng tâm lý xã hội đương nhiên là không hợp lý Tuy vậynhững phát hiện của Tarde đã được các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội tiếpthu - chính xác hóa và coi như một trong số các quy luật chi phối sự hìnhthành các hiện tượng tâm lý xã hội

Có thể hiểu bắt chước như là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại những hành vi, cáchsuy nghĩ, các tâm trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội Quy luậtnày có vai trò chính trong việc tạo ra sự đồng nhất giữa các cá nhân trong cácnhóm xã hội, nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khácnhau Sự bắt chước trong cách ăn mặc, cách nói năng của nhóm lứa tuổi nhưthiếu niên chẳng hạn, tạo ra sự khác biệt với các nhóm lứa tuổi khác.+Quy luật tác động qua lại giữa con người với con người

Trang 12

Tác động qua lại là quy luật phổ biến chi phối sự hình thành các hiện tượngtâm lý xã hội Tham gia vào các nhóm xã hội, các cá nhân liên tục tác độngảnh hưởng đến các cá nhân khác và ngược lại chịu sự tác động của các cánhân khác Sở dĩ các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh là do sự tác động qualại này.

Sự tác động qua lại giữa các cá nhân diễn ra thông qua hoạt động cùng nhau

và giao tiếp Tần suất hoạt động cùng nhau và giao tiếp là chỉ báo cho mức độtương tác giữa các cá nhân

Sự tác động qua lại giữa các cá nhân có thể mang tính chất tích cực hay tiêucực Sự tác động qua lại theo kiểu hợp tác là điều kiện cho sự phát triển cácmối quan hệ cá nhân Ngược lại: sự tác động qua lại theo kiểu cạnh tranh cóthể trở thành nhân tố kìm hãm các mối quan hệ

Sự tác động qua lại có thể dẫn tới sự thay đổi về thái độ, tình cảm hay hành vi

ở các cá nhân và tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm như bầu khôngkhí nhóm, tâm trạng nhóm Sự thống nhất các ý kiến sự thống nhất hành vicủa các thành viên cũng có thể coi là kết quả của sự tác động qua lại Cácmức độ tác động qua lại giữa các cá nhân phụ thuộc vào sự thống nhất, đồngnhất giữa các cá nhân trong nhóm Sự thống nhất càng cao, hiệu quả của sựtác động qua lại càng lớn Bên cạnh đó các đặc điểm chủ quan của cá nhân,phương thức tổ chức thông tin cũng là những nhân tố quan trọng chi phối mức

độ tương tác giữa các cá nhân

Sự tác động qua lại giữa các cá nhân, trong Tâm lý học xã hội còn được biểuđạt bằng khái niệm tương tác Khái niệm tương tác dùng để chỉ không phải sựtương tác bất kì mà để chỉ “sự tác động qua lại xã hội”, tức là sự tác động qualại giữa con người trong giao tiếp, trong nhóm, trong xã hội Bản thân quátrình tương tác xã hội cần được phân tích để có thể hiểu được các hành vi xãhội của cá nhân Sự tác động qua lại được hiểu như là các kích thích hai chiều

để tạo ra các phản ứng từ các chủ thể tham gia vào quá trình tương tác Mặtkhác các nhà nghiên cứu phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: quá trìnhtương tác xã hội được thực hiện và điều chỉnh bởi các phương tiện đặc trưngnào? Các yếu tố nào? Từ đây xuất hiện mối quan tâm đối với một loạt các vấnđề: giao tiếp với sự trợ giúp của các biểu tượng, ngôn ngữ, việc diễn giải cáctình huống; vấn đề cấu trúc của nhân cách, hành vi của các vai trò xã hội,nhóm quy chiếu; các yếu tố nguồn gốc của sự hình thành các chuẩn mực của

sự tương tác xã hội và các thái độ xã hội

Trong quá trình tương tác, các cá nhân diễn giải các cử chỉ điệu bộ của nhau,các tình huống giao tiếp và hành động trên cơ sở các ý nghĩa nhận được trongquá trình giao tiếp Vì vậy để thực hiện hiệu quả việc giao tiếp, cá nhân cần cókhả năng đặt mình vào vị trí của người khác hay “tiếp nhận vai trò của ngườikhác” và nhìn nhận bản thân bằng con mắt của người khác Chỉ có như vậy, cá

Trang 13

nhân mới trở thành nhân cách, thành thực thể xã hội có khả năng ứng xử vớibản thân như là với một đối tượng, tức là ý thức được các ý nghĩa của lời nóihành vi của mình, như là người khác tri giác chúng Trong trường hợp tươngtác phức tạp hơn, như trong một nhóm, để thực hiện một cách có hiệu quả cần

sự khái quát hóa lập trường của đa số các thành viên trong nhóm Hành vi củamỗi cá nhân trong nhóm là kết quả của sự chấp nhận của cá nhân các thái độcủa các cá nhân khác đối với bản thân và sự thống nhất các thái độ đó vàomột thái độ chung gọi là “thái độ khái quát”

Trong tương tác, hành vi của cá nhân được xác định bởi ba biến số: cấu trúcnhân cách, vai xã hội và nhóm tham chiếu Cấu trúc nhân cách quy định xuhướng ổn định của hành vi, vai xã hội quy định các hành vi được xã hội yêucầu và kì vọng, các nhóm tham chiếu lôi kéo và tạo ra cơ sở cho sự so sánhđối chiếu các hệ vi Tùy thuộc vào ý nghĩa của các biến số ở mỗi cá nhân màcác hành vi xã hội trong tương tác diễn ra theo hướng này hay hướng khác

Sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã hội hết sức đa dạng vàphức tạp Trên cơ sở của sự tương tác giữa các cá nhân nảy sinh các hiệntượng tâm lý xã hội và các hiện tượng xã hội Trong nhiều thời điểm, sựtương tác đặc biệt giữa số đông các cá nhân có thể tạo ra những biến đổi xãhội hết sức to lớn Do vậy, nghiên cứu sự tương tác xã hội luôn được các nhànghiên cứu quan tâm

* Ví dụ:- Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng Nhưngsau một thời gian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiềungười Thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn vềmọi việc xung quanh

- Nhà nghiên cứu có thể lấy ánh sáng, tiếng ồn làm điều kiện thực nghiệm(tăng hoặc giảm), để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng tới tâm lý và năngsuất của người lao động

- Có thể chia các nhóm thực nghiệm theo lứa tuổi hoặc giới tính, nghề nghiệpkhác nhau để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý

Thực nghiệm cần bảo đảm nguyên tắc lặp lại được kết quả nghiên cứu

 Ví dụ: Trong tâm lý học quản trị kinh doanh, người ta có thể dùng

người dẫn chương trình quảng cáo khác nhau, với cách thức quảng cáo khácnhau rồi đánh giá kết quả, so sánh kết quả để nghiên cứu sự ảnh hưởng củacách thức và nhân cách người quảng cáo tới tâm lý người tiêu dùng, hoặc tổchức trưng bày triển lãm sản phẩm chuyên ngành, là dạng thực nghiệm tựnhiên để nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng rất phổ biến

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN