Bên cạnh đó, ở học sinh tiếu học đã xuất hiện các nhu cầu mới liên quan đếncuộc sống nhà trường và hoạt động học tập, như: nhu cầu thực hiện chính xáccác yêu cầu của giáo viên; nhu cầu c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG SƯ PHẠM
SẢN PHẨM CHUYÊN ĐỀ TÂM L HC GIO DC
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC
Trang 2MC LC
SẢN PHẨM CHUYÊN ĐỀ TÂM L HC GIO DC 1
1 Đặc điểm nhu cầu của học sinh tiểu học 3
2 Đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học 7
3 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học 10
4 Đặc điểm ý chí và hành động ý chí của học sinh tiểu học 18
5 Đặc điểm tự đánh giá của học sinh tiểu học 19
2
Trang 3M ĐU
Với việc đến trường, toàn bộ cuộc sống của trẻ tiểu học đã được thiết kế lại, từ nội dung cuộc sống đến các quan hệ với người khác và vị thế xã hội của trẻ Trẻ phải tiến hành hoạt động học mang tính chất nghiêm chỉnh để thực thi những quyền lợi và nghĩa vụ mới của ngưòi học sinh; phải thiết lập mối quan hệ
có tính chất mói với giáo viên, bạn bè cùng lớp, cùng trường; phải gia nhập vào cuộc sông tập thể với những chuẩn mực và giá trị nhất định; Tất cả những điều
đó vừa đòi hỏi, vừa tạo cơ hội để trẻ làm nên những biến đổi khá rõ nét trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mình nói chung cũng như các thành phầntrong cấu trúc nhân cách nói riêng
1 Đặc điểm nhu cầu của học sinh tiểu học
Ở học sinh tiểu học, tuy vẫn tồn tại một loạt nhu cầu từng là đặc trưng cho lứa tuổi trước, như nhu cầu vui chơi, như cầu vận động, nhu cầu về những ấn tượng bên ngoài, song những nhu cầu này đã có những nét mới trong nội dungcũng như cách thức thoả mãn chúng Chẳng hạn, nội dung các trò chơi đẫ gắn với hoạt động học tập, như viết, vẽ, hát, tính toán, ; sự thoả mãn nhu cầu vận động thường gắn liền với các trò chơi có cường độ vận động mạnh trong các giò
ra chơi; nhu cầu vê ấn tượng bên ngoài được chuyên dần thành nhu cầu nhậnthức
Bên cạnh đó, ở học sinh tiếu học đã xuất hiện các nhu cầu mới liên quan đếncuộc sống nhà trường và hoạt động học tập, như: nhu cầu thực hiện chính xáccác yêu cầu của giáo viên; nhu cầu chiếm lĩnh những điều mới mẻ; nhu cầu đếntrường với sự hoàn thành các bài tập được giao; nhu cầu về điểm tốt; nhu cầu về
3
Trang 4sự hài lòng của người lốn (nhất là của thầy Cô giáo và bố mẹ); nhu cầu trở thànhhọc sinh giỏi, ngoan; nhu cầu được giao tiếp thường xuyên với giáo viên, vớibạn; nhu cầu trở thành đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hổ ChíMinh; nhucầu đảm nhận một trọng trách của tập thể, xã hội;
Cùng với sự phát triển của các nhu cầu liên quan đến học động học tập, đặc biệt
là nhu cầu nhận thức, nhu cầu đọc sách được hình thành và phát triển mạnh ởhọc sinh tiểu học Sự phát triển của nhu cầu này gắn liền với sự phát triển của kĩ
xả đọc Ban đầu trẻ có nhu cầu đọc sách nói chung Sau đó, các em có nhu cầuđọc truyện cổ tích, truyện viễn tưỏng vối những tình tiết kì dị, phiêu lưu, Nghiên cứu về nhu cầu của học sinh tiểu học, các nhà tâm lí học còn cho thấy nhu cầu ở các em phát triển mạnh theo các hướng: các nhu cầu tinh thần càng ngày càng chiếm ưu hơn so với các nhu cầu vật chất và các nhu cầu càng ngày càng mang tính xã hội cũng như tính được nhận thức Trong sự phát triển này, hoạt động của trẻ trong tập thể có một vai trò rất lớn
Trong các nhu cầu của học sinh tiểu học, nhu cầu nhận thức giữ vai trò chủ đạo Nhu cầu này được bắt nguồn từ nhu cầu về ấn tượng bên ngoài Những ngày đầu khi “làm quen” với cuộc sống nhà trường và dưới ảnh hưởng của thầy
cô giáo, ở trẻ xuất hiện nhu cầu lĩnh hội các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết (đọc, tính,
vẽ, kể chuyện, ) Dần dần trong quá trình học, nhu cầu trên của trẻ lại hướng vào các kiến thức mới Đầu tiên là nhu cầu tìm hiểu những sự việc cụ thể, nhữnghiện tượng riêng biệt (học sinh lớp 1 và lớp 2), sau đó đến nhu cầu gắn liền với
sự phát hiện những nguyên nhân, quy luật, các mối liên hệ và quan hệ phụ thuộcgiữa các sự vật, hiện tượng (học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5) Vì thế, nếu trẻ các lớp
4
Trang 5đầu tiểu ohọc có nhu cầu làm rõ “cái gì đó” thì học sinh các lổp cuối tiểu học lại
có nhu cầu giải quyết câu hỏi “tại sao?” và “như thế nào?”
Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu tinh thần có ý nghĩa quantrọng đặc biệt đổi với sự phát triển tâm lí nói chung và trí tuệ nói riêng của học sinh tiểu học Các em không có nhu cầu nhận thức thì cũng không có tính tích cực trí tuệ Vào tiểu học, nếu không có nhu cầu nhận thức, học sinh nghĩ rằng mình học vì cha mẹ, vì thầy cô giáo, hay vì cái gì đó chứ không phải vì bản thân mình Gặp những trường hợp này dù có áp dụng các biện pháp bắt buộc, trừng phạt, doạ nạt, trách móc, cũng không làm cho các em chăm chỉ học tập và khi
đó chắc chắn các em sẽ tìm niềm vui ở những nơi khác ngoài học tập Thực tế,
có những học sinh có trí nhớ tốt, sáng dạ nhưng lại không muôn học dẫn tới học kém so với các bạn chỉ vì thiếu nhu cầu nhận thức Điều này cũng dễ hiểu vì nhucầu nhận thức luôn thôi thúc trẻ tự mình vươn tới lâu đài tri thức của nhân loại, tổi đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật Khi học sinh có nhu cầu nhận thức, nhưng vì một lí do nào đó nhu cầu ấy không được thoẳ mãn thì các em sẽ thấy bứt rứt, khó chịu Nhu cầu nhận thức khi đã được thoả mãn thì tiếp tục muôn được thoả mãn hơn nữa Đó là tính không ngừng nghỉ của nhu cầu này Nhu cầu nhận thức là nguồn năng lượng tinh thần để định hướng và tiến lên trong nhiều tình huống và cảnh ngộ khó khăn trên con đưòng khám phá kho tàng tri thức củanhân loại Quá trình nhận thức không tách rời khỏi hoạt động thực tiễn của trẻ
Vì thế, nhu cầu nhận thức của học sinh được thoả mãn ở tư duy trong hành động
và tư duy bằng hành động Cho nên tổ chức hoạt động học tập của trẻ là điều cốt
5
Trang 6yếu làm cho nhu cầu này nảy sinh, hình thành và phát triển, chứ không phảidùng
lí thuyết dài dòng, dùng trừng phạt Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu họcđược hình thành và phát triển nhờ các hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong trường, ngoài xã hội và trong gia đình Trong phạm vi nhà trường, cần giúp trẻ đạt được “nếm” mùi vị thành công trong học tập ngay từ lớp 1 Thành tích dù nhỏ nhưng sẽ tạo cho trẻ niềm vui và niềm tin vào sức lực và trí tuệ của mình
Vì
thế, giáo viên không được tước đoạt sự say mê, niểm cảm xúc của học sinh khi chúng tự khám phá, tự tìm được lòi giải hay của bài toán, tự viết được một đoạn văn ay, Các nhà tâm lí học cho rằng nhu cầu nhận thức sẽ được phát triểnthuận
lợi nếu hoạt động của học sinh không quá căng thẳng thần kinh, không bị những thất bại lặp đi, lặp lại trong học tập Vì thế, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trong học tập và tổ chức hoạt động học sao cho các em đạt được kết quả sẽ góp phần củng cô", duy trì, phát triển nhu cầu nhận thức Giáo viên tiểu học phải biết cách làm cho học sinh tin vào khả năng nhận thức của mình Tất nhiên, con người không
có sự ngang bằng vể năng lực Song học sinh có sức khoẻ bình thường đều có khả năng lĩnh hội chương trình học tập Ngay cả khi gặp trường hợp có học sinh học yếu, bằng cách này hay cách khác, giáo viên phải tạo cho em đó niềm tin rằng có thể học tốt hơn nếu nỗ lực trong học tập Có một nhà tâm lí học đến nghiên cứu ở một lớp học với nhiều trang thiệt bị mang theo Sau một thòi gian
“khảo sát”, ông tuyến bố trước cô giáo và cả lớp: học sinh lớp này chắc chắn sẽ
6
Trang 7đạt thành tích học tập cao trong tương lai Trên thực tế, người này chẳng nghiên cứu gì hết Đó chỉ là màn kịch tâm lí mà đạo diễn và diễn viên chính là nhà tâm
lí học Rốt cuộc những học sinh của lớp này đã thực sự chứng tỏ khả năng học tập của mình và phấn đấu đặc biệt Kết quá đó có được là nhờ người làm thực nghiệm và cô giáo đã truyền niềm tin vào lòng các em học sinh Lòng tin ấy kíchthích bộ óc của các em làm việc nhờ nhu cầu nhận thức thúc đẩy Vì vậy, ngay
từ
các lớp đầu tiểu học đã cần hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh Khi có nhu cầu nhận thức, các em sẽ khắc phục được khó khăn để tự mình chiếm lĩnhtri
thức, tự học suốt đời
Các nhà tâm lí học cũng chỉ ra rằng, hứng thú của học sinh tiểu học ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt, đặc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú tìmhiểu
thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết, thích đọc sách.Trong học tập, các em thường hứng thú vói quá trình học, với các hình thức hấp dẫn của bài dạy, hơn là hứng thú chuyên biệt với nội dung môn học Trong vuị chơi, trẻ thường hứng thú với những hoạt động sinh động, giàu tưởng tượng, luôn vận động; với những hoạt động tập thể, có quy tắc, đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định Hứng thú đọc sách của các em thường hướng tới sách văn học và sách khoa học vui, đặc biệt là sách có nhân vật nổi bật, có tranh minhhoạ,
trong sách có nhiều điều thú vị, bất ngờ, hồi hộp, Sự phát triển hứng thú, nhất
là hứng thú nhận thức của học sinh tiểu học phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức
7
Trang 8các hoạt động của các em, đặc biệt là hoạt động học tập.
2 Đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học
Tính cách của trẻ em thưồng được hình thành rất sớm ở thời kì trước tuổi học Bằng quan sát chúng ta thấy có em thì trầm lặng, có em thì sôi nổi, mạnh dạn, có em thì nhút nhát Song những nét tính cách của các em mới được hình thành, chưa ổn định, có thể thay đổi dưới tác động giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội Vì thế, đôi khi có thể nhầm tưởng các trạng thái tâm lí tạm thời
là
những nét tính cách Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cao cấp biểu lộ rõràng trong hành vi của các em Thí dụ tính nhút nhát, tính cô độc có thể là sự biểu hiện trực tiếp của thần kinh yếu; tính nóng nảy, không bình tĩnh có thê là biểu hiện quá trinh ức chế thần kinh yếu
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều dễ nhận thấy trong tính cách của các em
là tính xung động trong hành vi, tức là khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới tác động của các kích thích bên trong và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc Điều này được quy định, trước hết, bởi sự điều chỉnh của ý chí đốì vớihành vi ở các em còn yếu Sau nữa, tuổi của các em là tuổi sẵn sàng và hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới Đó cũng là điều kiện tạo nên sự nhạy cảm và dễ gây ấn tượng ở trẻ Vì vậy, tất cả những gì tác động đến trẻ đều
có thể khơi dậy ở các em một phản ứng nhanh chóng Đặc điểm này đã khiếncho hành vi của các em dễ mang tính tự phát Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi học sinh tiểu học không đủ kiên nhẫn nghe bạn trả lời, nhất là khi câu trả lời không đúng và thường xuyên muôn tự trả lời khi chưa được phép của giáo
8
Trang 9Một điều nữa cũng rất dễ nhìn thấy trong tính cách của học sinh tiểu học là
sự cả tin Trẻ tin tưởng một cách tuyệt đối vào người lớn, sách vở và cả bản thânmình Với trẻ mọi điều ở ngưòi lớn (nhất là thầy cô giáo) nói ra đều đúng và chuẩn mực Vì thế, trẻ thực hiện các yêu cầu và nghe theo lời đánh giá của giáo viên một cách vô điều kiện, đến nỗi các em đều trở thành những “người chấp hành” Tất nhiên, niềm tin này còn cảm tính, chưa có lí trí soi sáng Giáo viên nên tận dụng niềm tin này để giáo dục các em Muốn vậy, thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng, lời nói phải đi đôi với việc làm Nhiệm vụ của nhà trường
và gia đình là giúp các em dần dần hết “ngây” đi nhưng vẫn giữ được chất
“thơ”
Trẻ cũng rất hồn nhiên, với các em, không có gì là phức tạp, khó khăn Các em tin rằng sẽ làm được mọi điều mình muốn Vì vậy, khi được hỏi “Lớn lên cháu sẽ làm gì?”, các em đã trả lòi một cách dứt khoát và nhanh chóng
“Cháu
sẽ là hoạ sĩ”, “Cháu sẽ là phi công”,
Tính hay bắt chước cũng là đặc điểm quan trọng của học sinh tiểu học Trẻ thích bắt chước người lớn, bạn bè cũng như các nhân vật trong phim, trong sách, Chính điều này đã dẫn đến một nhận định không hoàn toàn đúng khi cho rằng bắt chước là nguồn gốc của mọi sự thành công ở trẻ Thực ra, bắt chước là
“con dao” hai lưỡi Trẻ bắt chước cả cái xấu lẫn cái tốt Cho nên, cần phải xemtính bắt chước như là một điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục trẻ bằng những tấm gương cụ thế, nhưng cũng cần chú ý để ngăn chặn những sự bắt chước tiêu
9
Trang 10Ngoài ra, phần lớn học sinh tiểu học có nhưng nét tính cách tốt, như: lòng
vị tha, tính ham hiểu biết, tính chân thật, Tuy nhiên, trong tính cách học sinh tiểu học cũng thường gặp những thiếu sót, như: bướng bỉnh và thất thường Đây
là hình thức độc đáo phản ứng lại những yêu cầu cứng nhắc của người lớn để chống lại sự cần thiết phải hi sinh “cái trẻ muốn” cho “cái trẻ phải”
Học sinh tiểu học Việt Nam sớm có thái độ và thói quen tốt đối với lao động Các em ở nông thôn đều muôn giúp cha mẹ trong lao động của gia đình, muốn lao động trong tập thể đông vui và có ý nghĩa xã hội Lao động đã rèn chocác em những phẩm chất tốt đẹp như tính kỉ luật, sự cần cù, óc tìm tòi, khả năng sáng tạo Song một số trường do lao động không được tổ chức một cách chặt chẽ, không vừa sức lại không hướng dẫn, ít hiệu quảế Cho nên, một số không íthọc sinh còn có thái độ tiêu cực đối với lao động như lưòi biếng, cẩu thả, tuỳ tiện, Nếu ở gia đình, ngoài học tập cha mẹ không tập cho con cái lao động thì lớn lên trẻ sẽ lưòi biếng, thiêu trách nhiệm, ích kỉ, quen hưởng thụ, Nhà trườngnên phát huy vai trò của mình tổ chức hoạt động lao động của học sinh một cách
có sáng kiến và thường xuyên Nên khuyến khích học sinh tham gia lao động công ích như làm vệ sinh đường phố, giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà
mẹ Việt Nam anh hùng,
3 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học
Ở học sinh tiểu học, tình cảm, xúc cảm vẫn mang những đặc điểm từng có
ở lứa tuổi trước
Trước hết, tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp Đốì tượng gây
10
Trang 11cảm xúc cho các em thường là những sự vật, hiện tượng, việc làm, con người cụ thể, sinh động mà trẻ đã nhìn thấy hoặc đã tiếp xúc.
Sau nữa, học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm Tính dễ xúc cảm được thể hiện, trước hết, ở tính giàu cảm xúc Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các quá trình tâm lí của trẻ (đặc biệt là các quá trình nhận thức) đều có sự tham gia trực tiếp của tình cảm, khiến cho chúng đểu đượm màu sắc xúc cảm Về điều này K.Đ.Usinxki cũng đã từng thừa nhận trẻ suy nghĩ bằng “hình thù, màu sắc, âmthanh cảm xúc” Tính dễ cảm xúc của học sinh tiểu học còn thể hiện ở tính dễ xúc động Các em có thể vui sưóng reo lên khi được điểm tốt; buồn bả khi bị điểm kém hay bị chê trách; dễ khóc trước những tình tiết, hoàn cảnh thương tâm
Ngoài ra, học sinh tiểu học vẫn rất dễ bộc lộ tình cảm, khả năng kiềm chế tình cảm yếu Trẻ thường bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật, chưa biết ngụy trang Vì vậy, trẻ có thể khóc trước mặt cô giáo và bạn bè khi bị điểm kém, hoặc cười rất tươi khi được khen
Hơn nữa, tình cảm của học sinh tiểu học còn mong manh, chưa bền vững
và chưa sâu sắc Điều này thể hiện rõ ở sự dễ dàng chuyển hoá cảm xúc của các em: các em có thể khóc đấy nhưng rồi cười ngay, các em chưa có các tâm trạng kéo dài như người lớn Đặc điểm này còn thể hiện ở sự thay đổi đối tượng cảm xúc một cách dễ dàng Các em đang yêu thích đối tượng này, nhưng nếu có đốì tượng khác thích hơn, đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn thì dễ bị lôi cuốn vào đấy, lãng quên đối tượng cũ Vì thế, ỏ lứa tuổi này các em dễ thay đổi bạn, dễ kết thân với bạn mới,
11
Trang 12Trong qụá trình học ở trường tiểu học, đời sống tình cảm của các em đã có nhiều biến đổi Sự biến đôi này diễn ra cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện.Tham gia vào hoạt động học và giao tiếp với giáo viên, với tập thể lớp, khả năng kiềm chế trong tình cảm dần dần được hình thành ở trẻ Nếu ở trẻ lớp
1, tính xung động trong hành vi thường xuyên có mặt trong các biểu hiện tình cảm của trẻ, như cười trong giờ học, bật khóc trước mặt mọi người khi bị khiển trách, thì trẻ lớp 2, 3 đã bắt đầu thể hiện sự kìm giữ trong biểu hiện tình cảm Trẻ có thể vẫn cười nhưng biêt lấy tay che miệng, vẫn khóc nhưng cúi mặt để khóc, Các phản ứng xung động được thay thế dần bằng ngôn ngữ ở trẻ lớp 3,
sự thể hiện tình cảm bằng ngôn ngữ phát triển rõ rệt, ngữ điệu phong phú lênmột
cách đáng kể Điều đó thể hiện hành vi có chủ định đã được hình thành và bắt đầu thể hiện trong tình cảm
Dưới ảnh hưởng của cuộc sống nhà trường và hoạt động học tập, các tình cảm cấp cao (tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ) được hình thành và phát triển ớ học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học có tình cảm đặc biệt đối với những ngươi thân trong gia đình và thầy cô giáo Những tình cảm đó chiếm một vị trí đáng kể trong đờisống
tình cảm của các em, thậm chí chúng trở thành một trong những động cơ học tậpnhư “Học để bố mẹ vui lòng”, “Học để được cô giáo hài lòng”, Tình bạn trongnhóm, tổ, lớp cũng được hình thành ở các em Nếu trẻ các lớp đầu tiểu học chọn bạn chủ yếu dựa vào sự giống nhau về những hoàn cảnh sông bên ngoài, về
12