1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số biện pháp tạo hứng thú học tiếng anh cho học sinh tiểu học

19 34 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Tác giả Trần Thị Lệ
Trường học Trường Tiểu Học Mỹ Thuận
Chuyên ngành Tiếng Anh
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Mỹ Thuận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: - Trong những năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh bậc Tiểu học đượcxem là nền tảng quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những k

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Tác giả: Trần Thị Lệ

Trình độ chuyên môn: Đại Học Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường Tiểu Học Mỹ Thuận

Mỹ Thuận , ngày 12 tháng 03 năm 2024

Trang 2

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh

tiểu học

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh

3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024.

4 Tác giả:

Họ và tên: Trần Thị Lệ

Năm sinh: 1993

Nơi thường trú: xã Mỹ Thắng , huyện Mỹ Lộc , tỉnh Nam Định

Trình độ chuyên môn : Đại học

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc:Trường Tiểu Học Mỹ Thuận

Điện thoại: 0824477139

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %

5 Đồng tác giả (nếu có): Không

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Tiểu Học Mỹ Thuận

Địa chỉ: Thôn Đại Thắng – Mỹ Thuận – Mỹ Lộc – Nam Định

Điện thoại:

Trang 3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

- Trong những năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh bậc Tiểu học được

xem là nền tảng quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những kỹ năng giao tiếp cơ bản, giúp các em có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết, áp dụng khi lên các bậc học cao hơn

- Nội dung chương trình môn Tiếng Anh tiểu học được thiết kế theo quan điểm chủ điểm (themes) và mục đích giao tiếp (communications) với các chủ đề (topics) thú vị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em Tuy nhiên ở giai đoạn này, năng lực nhận thức của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở tư duy cụ thể Các em chưa có khả năng nắm bắt ngôn ngữ một cách hệ thống và phân tích ngôn ngữ một cách có ý thức Vì thế, sự nhàm chán và mất tập trung của các em hoàn toàn có thể xảy ra trong tiết học Do vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố quyết định, là vấn đề được đặt lên hàng đầu Để có một tiết học Tiếng Anh hiệu quả, tạo cho học sinh một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên phải có những phương pháp sáng tạo và hấp dẫn

- Song song với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, việc dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học cũng cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, xem học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của học sinh Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp, giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy phương pháp học tốt nhất của học sinh ở độ tuổi này là học ngôn ngữ thông qua hoạt động tương tác (trò chơi, bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh…) Chính vì những lý

do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng

Anh cho học sinh tiểu học” nhằm cung cấp một số giải pháp mà tôi đã và sẽ

tiếp tục áp dụng giúp thay đổi không khí trong các tiết học Tiếng Anh, làm cho

Trang 4

các bài học trở nên dễ hiểu hơn, giúp học sinh dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc

II Mô tả giải pháp kỹ thuật

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1 Tóm tắt về tình hình địa phương.

- Tình hình kinh tế của địa phương còn khó khăn, 90% sống bằng nghề nông, nhiều gia đinh thuộc diện khó khăn, hàng tháng được trợ cấp hộ nghèo Một số gia đình bố mẹ đi làm xa nhà nên con em phải ở với ông bà người thân Địa phương và nhân dân quan tâm đến giáo dục và việc học tập của con em tuy nhiên trình độ dân trí và môi trường giáo dục của xã hội còn thấp so với mặt bằng chung của huyện

1.2 Nhà trường

Trường Tiểu học Mỹ Thuận có tổng số 27 giáo viên trong đó có 25 giáo viên biên chế và 2 giáo viên hợp đồng.Tổng số học sinh toàn trường là 504 học sinh Nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau :

a.Thuận lợi

- Nhà trường có đầy đủ phòng thư viện, phòng tin học , phòng thiết bị đồ dùng dạy học, các lớp học được trang bị đầy đủ ti vi, văn phòng nhà trường có

đủ bàn ghế ,chỗ làm việc cho giáo viên Hơn nữa đồ dùng phục vụ cho dạy học đã được trang bị và bổ sung hàng năm tương đối phong phú đáp ứng cơ bản cho việc dạy –học của giáo viên và học sinh

- Tập thể giáo viên luôn đoàn kết, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, luôn tìm tòi học hỏi để trao đổi kinh nghiệm , nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Luôn nhiệt tình và có tâm huyết đối việc dạy học Còn đối với học sinh ,đa số các em xuất thân từ nông thôn, ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, nhiệt tình , tích cực trong học tập và đã được làm quen với phương pháp học bộ môn ở cấp I Một số học sinh có ý thức học tập tốt, tự giác trong học tập , có hứng thú với bộ môn Tiếng Anh và tích cực tham gia các hoạt động nhóm vì đó là môn học mới lạ, hấp dẫn Bên cạnh những thuận lợi của nhà trường thì nhà trường vẫn còn một số hạn chế

Trang 5

b Khó khăn

- Chất lượng đồ dùng dạy học của nhà trường chưa đầy đủ, chưa có phòng riêng biệt Đặc biệt là điều kiện kinh tế gia đình của nhiều học sinh còn eo hẹp dẫn đến điều kiện học tập của các em cũng bị ảnh hưởng rất nhiều Một số gia đình chưa thực sự quan tâm động viên các em kịp thời cũng như tạo điều kiện tốt hơn để các em học tập Hơn nữa phương pháp học tập của các em còn thụ động , tư duy suy luận còn thiếu hạn chế, năng lực tự học, kĩ năng học nhóm chưa hình thành tốt Cũng như chất lượng chưa đồng đều, một số còn lười học, lười ghi chép và kiến thức hổng ở lớp dưới làm cho học sinh không theo kịp với các bạn trong lớp

- Đối với riêng bộ môn Tiếng Anh ,nhiều học sinh chưa coi trọng bộ môn Tiếng Anh nên chưa chủ động tích cực trong học tập Chính vì vậy mà trong giờ Tiếng Anh các em thường lơ là, không tập trung chú ý vào bài học, làm ồn trong lớp khiến thầy cô giáo phải dành thời gian để nhắc nhở và quản lí các em Đa số các em học sinh cũng chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này Từ đó, một số

em có tâm lý chán học bộ môn Tiếng Anh Trong các giờ học, đa số các em

thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh, nhút nhát và

ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học

- Học sinh Tiểu học có mức độ nhận thức còn thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ Thêm nữa, học sinh ở vùng nông thôn chỉ quen cách học

cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng cao kiến thức Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc Tiểu học, đối với nhiều bậc phụ huynh chỉ coi là môn học phụ , thế nên bản thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng Việt…

-Tiếng Anh ở bậc Tiểu học là môn học giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và

Trang 6

những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ điểm khác Chính

vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng thường xuyên Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này

Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng dạy ở môi trường tiểu học, tôi

đã chọn “ Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu

học” làm đề tài cho sáng kiến của mình Đây là tiền đề cho việc định hướng

trong quá trình dạy và học có chất lượng, thu hút các em đam mê bộ môn này và

có thái độ học tập tích cực

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1 Biện pháp khen ngợi và ghi nhận giúp các em học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập

Theo tôi đây biện pháp tối ưu nhất , trong các hoạt động và trong các giờ học

thường xuyên sử dụng các câu khen ngợi, nhất đối với những học sinh yếu thì lời khen của cô, sự ghi nhận những cố gắng , những thành quả học tập của học sinh là nguồn dộng viên rất lớn , giúp các em phấn khới , hứng thứ học tập hơn

và lôi cuốn vào bài giảng Bằng công việc này , tôi đã kích thích tiềm ẩn trong học sinh về bài học mà mình đang học và cũng là khởi đầu cho một chuỗi biến đổi trong học sinh về lợi ích của việc học Đặc biết đối với học sinh có tâm lý thích được khen và động viên thì điều đó sẽ là dộng lực thúc đẩy các em cố gắng hơn trong học tập Dưới đây là một số biện pháp nhỏ để khen ngợi và ghi nhận những nỗ lực của học sinh :

2.1.1 Ghi nhận sự tiến bộ của học sinh lên cây “ điểm tốt”

Trang 7

- Việc tạo môi trường, cơ hội cho học sinh giao lưu là điều cực kì quan

trọng trong việc tạo sự tự tin khi giao tiếp của học sinh Chính vì thế, chúng tôi đã tạo ra môi trường học ở trên lớp vô cùng gần gũi và thân thiện giúp các em được thể hiện tính sáng tạo trong học tập

- Chúng tôi đã thiết kế một thân cây với nhiều cành cây không có lá và hoa Mỗi tiết học các em tham gia phát biểu sẽ nhận được một chiếc lá hoặc một bông hoa Các em viết tên mình lên và dán lên thân cây Từ một chiếc thân cây, thì giờ đây chiếc cây đã sum xuê lá và hoa

Hình ảnh thân cây “ điểm tốt “ được học sinh gắn tên mình

- Học sinh sẽ luôn thích thú khi được ghi tên mình trên cây Sau mỗi học

kỳ, tôi tổng kết lại thành quả của học sinh và ghi nhận sự tiến bộ từng ngày của các em bằng việc đếm số bông hoa và lá cây viết tên học sinh trên “ cây điểm tốt” Biện pháp này giúp tôi quan tâm, quản lý sát sao việc học của các em

2.1.2 Khen ngợi bằng lời

- Vào mỗi buổi sáng khi bắt đầu một tiết học, giáo viên cũng như học sinh

có tâm lý dễ dàng tiếp nhận kiến thức nhất Khi giáo viên bước vào lớp học học

Trang 8

sinh đứng dậy chào: “Hello, Teacher!” Giáo viên sẽ dùng nụ cười hiền hậu và ánh mắt thân thiện lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lý, giúp các em cảm thấy thoải mái bắt đầu tiết học

- Khi các em tích cực tham gia phát biểu và làm bài tập tốt, giáo viên sẽ có

những lời nói để xếp loại học sinh Giúp các em tự tin với câu trả lời của mình.Từ đó, các em không còn có cảm giác sợ sệt mỗi lần phát biểu sai Giúp các em cảm thấy mình có sự đóng góp tốt cho bài học Bằng cách đó, giáo viên đã khơi gợi sự hứng thú trong tiết học, giúp các em tích cực phát biểu và làm bài

- Sau đây là một số lời khen học sinh được sử dụng thường xuyên trong lớp học:

 Perfect ! (Hoàn hảo)

 Fine! (Tốt )

 Congratulation! (chúc mừng)

 Wonderful! (tuyệt vời)

 Excellent! (xuất sắc)

 Well done! Good job! (làm tốt lắm)

 Amazing! Wonderfull! (tuyệt vời )

 That’s right! (đúng rồi )

 Good thinking! (suy nghĩ rất hay)

 Keep on trying! (tiếp tục cố gắng nhé)

2.1.3 Khen ngợi bằng stickers

- Giáo viên nắm bắt được tâm lý thích sưu tầm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của học sinh tiểu học hoặc dùng các stickers con vật, con dấu có biểu tượng mặt cười vui vẻ để khen ngợi học sinh Mỗi khi các em tham gia phát biểu

và trả lời đúng, các em sẽ nhận được một sticker mà các em yêu thích Sticker

đó sẽ được dán lên tay, lên tập, lên cặp sách hoặc hộp bút của các em Các em

sẽ rất vui vẻ, hãnh diện, khoe với bạn bè, bố mẹ về bộ sưu tập những stickers

“học tốt “ của mình

Trang 9

Bộ sưu tập stikers và con dấu của học sinh.

Vì vậy mà bằng biện pháp khuyến khích và ghi nhận giúp các em cảm thấy mình được khích lệ và động viên từ đó các em hăng hái thi đua phát biểu trong giờ học Các em chủ động tự tìm tòi và chuẩn bị bài trước ở nhà để có những câu trả lời chính xác Đặc biệt ,từ việc học sinh học tập thụ động, nhút nhát, ngại phát biểu thì giờ đây các em đã chủ động tham gia phát biểu để nhận lời khen hoặc có thể tự gắn tên mình lên cây “ phát biểu” Các em cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn, có những trải nghiệm thú vị hơn trong tiết học Lấy học sinh làm trọng tâm, giúp các em tự phát huy tính tích cực trong học tập đã đem lại hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy

2.2 Biện pháp tạo sự thích thú, ham học Tiếng Anh của học sinh thông qua các bài hát Tiếng Anh ngắn

- Để tiết học trở nên sôi nổi,học sinh dễ hiểu , dễ nhớ và tiếp thu được bài học hơn thì không gì có thể thay thế bằng các bài hát Tiếng anh Với giai điệu vui tươi, rộn ràng, quen thuộc, các em học sinh dễ bị cuốn hút, hòa mình vào không khí tiết học ngay từ những phút ban đầu Học sinh được tham gia tích cực

Trang 10

, được giao tiếp bằng các hoạt động theo cặp , theo nhóm Các em sẽ được chủ động tiếp thu kiến thức và hợp tác lẫn nhau khi giải quyết vấn đề Chính vì thế,

ở các phần warm up, giáo viên nên chọn các bài hát làm tăng không khí lớp học, tạo sự phấn khích cho các em học sinh

- Các bài hát mà tôi thường áp dụng trong phần warm up ( khởi động ) :

2.2.1 Chủ điểm giao tiếp (Hello)

- Bài hát: Hello song

Qua bài hát này học sinh sẽ thuộc được một số lời chào nhau khi gặp mặt

và khi tạm biệt Qua đó các em cũng được nhắc lại câu hỏi thăm sức khỏe người khác cũng như cách trả lời một cách lịch sự qua mẫu câu: How are you? - I’m fine, thank you

- Bài hát: Our names

Bài hát cho học sinh củng cố lại việc giới thiệu tên mình bằng hai cách: I’m+ tên và My name is + tên Đồng thời các em được nhắc lại câu hỏi trên các bạn qua cấu trúc: What is your name?

2.2.2 Chủ điểm màu sắc (Color)

- Bài hát: What color is this?

Bài hát giúp các học sinh được nghe và làm quen với 11 màu cơ bản: red, yellow, orange, pink, blue, green , black, white, purple, gray, brown Qua bài hát học sinh còn được thực hành cấu trúc: What color is it? - It’s red

2.2.3 Chủ điểm số thứ tự (Numbers)

- Bài hát: Numbers song let’s count one to ten

Học sinh vừa nghe vừa hát theo bài hát Qua bài hát các em có thể tìm được các số từ 1 đến 10 Bài hát có giai điệu vui tươi dễ nhớ, dễ thuộc Bài hát kết hợp với một số hành động vui nhộn

2.2.4 Chủ điểm bảng chữ cái (Alphabet)

- Bài hát: ABC song- Phonic song

Có bài hát các con có thể nhớ được bảng chữ cái Tiếng anh Kết hợp từ vựng đi kèm với từng chữ cái A a Apple - B b ball…Các em vừa được học từ vựng vừa kết hợp phát âm chuẩn

Ngày đăng: 10/08/2024, 13:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w