1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp giáo dục đạo đức truyền thống và các kỹ năng sống cơ bản cho học viên qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tàiGiáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dụctổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình khác như giáo dục tri thức,giáo dục thẩm mỹ, giá

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HOẰNG HÓA QUA CÁC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA”

Người thực hiện: Nguyễn Văn Bài Chức vụ: Giám đốc

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý

THANH HÓA NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2.1 Cơ sở lý luận về công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống 2 2.1.1 Khái niệm về đạo đức 2 2.1.2 Khái niệm về Kỹ năng sống 2 2.2 Cơ sở pháp lý về công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống 3 2.3 Cơ sở thực tế và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục

đạo đức, gióa dục kỹ năng sống

4

2.4 Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh

nghiệm

5

2.5 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 7 2.5.1 Công tác triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức, kỹ năng

sống cho học viên

7

2.5.2 Các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho

học viên

7

2.5.2.1 Chủ đề về lòng yêu nước, hướng về cội nguồn 7 2.5.2.2 Chủ đề về lòng nhân ái 11 2.5.2.3 Chủ đề về Phòng chống Ma túy, HIV/ADIS, chống tai nạn

thương tích

12

2.5.2.4 Chủ đề về tôn sư trọng đạo 12 2.5.2.5 Chủ đề về rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 13 2.6 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14

3.2 Kiến nghị và đề xuất 16

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

T

T

1 HS Học sinh

2 GDNN Giáo dục nghề nghiệp

3 GDNN- GDTX Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

4 GDTX Giáo dục thường xuyên

5 TB Trung bình

6 THPT Trung học phổ thông

7 GDĐT Giáo dục đào tạo

8 KNS Kỹ năng sống

9 HSG Học sinh giỏi

10 UBND Ủy ban nhân dân

11 GVCN Giáo viên chủ nhiệm

12 THPT Trung học phổ thông

Trang 4

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình khác như giáo dục tri thức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Giáo dục hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có tay nghề, năng động sáng tạo; có đạo đức, ý thức vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Bên cạnh đó Giáo dục Kỹ năng sống cũng là một trong những nhiệm vụ góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh Giáo dục Kỹ năng sống nâng cao là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh

Thực hiện thông tư 04/2014/TT-BGD ĐT, ngày 28/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và triển khai công văn số 879/SGDĐT-QLĐG&GDTX, ngày 18/9/2019 của Sở GDĐT Thanh Hóa về hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các nhà trường Những năm qua Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa, bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng GDĐT thông qua các giờ dạy trên lớp, chú trọng giáo dục đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi còn đặc biệt chú trọng tổ cức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục cho học sinh những

kỹ năng sống cần thiết: Kỹ năng hòa nhập cuộc sống; thyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng tổ cức các hoạt động giao lưu, vui chơi, giải trí; Kỹ năng ứng phó với các tình huống xãy ra trong lao động, học tập và cuộc sống; Kỹ năng trong lựa chọn nghề nghiệp… Đây là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của Trung tâm nhằm làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục

Trong thực tế hoạt động dạy học người giáo viên bên cạnh việc cung cấp kiến thức mới còn phải rèn luyện kỹ năng và xây dựng thái độ , tình cảm đối với người học, đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong hoạt động giáo dục: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ Tuy nhiên, có thể nói rằng

do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian

có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống Vì vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngoài giờ chính khóa là rất cần thiết nhằm giúp các em rèn luyện bản thân để có những hành vi đúng đắn phù hợp có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

Từ thực tiễn công tác giáo dục tại trung tâm và trên cương vị là Giám đốc

trung tâm tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức truyền thống và các kỹ năng sống cơ bản cho học viên Trung tâm Giáo dục

1

Trang 5

nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên Hoằng Hóa qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống ngoài giờ chính khóa, sáng kiến đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học viên Trung tâm GDNN – GDTX Hoằng Hóa

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quá trình quản lý giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa;

Biện pháp tổ chức, quản lý giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh Trung tâm GDNN –GDTX Hoằng Hóa;

Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp tổ chức, quản lý giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống ở Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa trong các năm học 2018-2019; 2019 – 2020 và 2020-2021

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu về lý luận giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức, kỹ năng sống từ đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý giáo dục kỹ năng sống hiệu quả

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lý luận về công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống

2.1.1 Khái niệm về đạo đức.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”

Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức, tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của con người nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của đạo đức xã hội; trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên thì công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên càng trở nên quan trọng Quản lý tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.1.2 Khái niệm về Kỹ năng sống:

Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống, tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm Kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết

- Học để khẳng định bản thân- Học để chung sống - Học để làm việc Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì Kỹ năng sống có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc

Trang 6

Tuy nhiên, kỹ năng sống có thể hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh

Giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh là hoạt động giáo dục giúp người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống Quản lý giáo dục kỹ năng sống là hệ thống các hoạt động chỉ đạo, điều hành có chủ đích của nhà quản lý tác động lên đối tượng quản lý có liên quan nhằm đảm bảo cho hoạt động giáo dục đào tạo đi đúng hướng, phù hợp với mục tiêu, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự phát triển chung của xã hội

2.2 Cơ sở pháp lý về công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình khác như giáo dục tri thức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Giáo dục hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có tay nghề, năng động sáng tạo; có đạo đức, ý thức vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Điều 2, Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

38/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 chỉ rõ mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu

giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường là sự tác động sư phạm có kế hoạch, có mục đích hình thành năng lực, hành động tích cực giúp cá nhân học sinh ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc và có ứng phó với các yêu cầu thách thức trong cuộc sống

Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể quản lý lĩnh vực hoạt động giáo

dục kỹ năng sống Cụ thể: Thông tư 04/2014/TT-BGD ĐT, ngày 28/2/2014 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống quy định:

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam

- Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về các nội dung giáo dục, chất lượng giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa

- Không vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm

- Người học tham gia trên tinh thần tự nguyện

Công văn số 463/BGDĐT-GDTX V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non,giáo dục phổ thông và

3

Trang 7

giáo dục thường xuyên chỉ rõ: Đối với học sinh trung học và học viên GDTX cấp THCS và cấp THPT: Tập trung giáo dục những Kỹ năng sống cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,

kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học

Kế hoạch số 363/KH-BGDĐT ngày 6/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục đạo đức - lối sống văn hóa” và

“Thực hành kỹ năng sống” sử dụng trong các trường phổ thông, đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp

Nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần triển khai công tác giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/

TW trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tập huấn, sử dụng tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách hoạt động văn hóa, hoạt động ngoại khóa, phụ trách công tác Đoàn, Đội phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị

Công văn số: 879/SGDĐT-QLĐG&GDTX, ngày 18/9/2019 của Sở GDĐT Thanh Hóa về hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các nhà trường THPT, các Trung tâm GDTX

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu chuyển hướng

từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục Kỹ năng sống vào trường học cùng với các môn học

và các hoạt động giáo dục

2.3 Cơ sở thực tế và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức,

kỹ năng sống

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh Chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học

Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống

Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và

Trang 8

nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mặc dù có đủ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn để tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học viên trung tâm GDTX, tuy nhiên trong thực tế quá trình thực hiện còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Nhận thức của cán bộ quản lý và các lực lượng giáo dục

- Trình độ năng lực của đội ngũ quản lý

- Điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhất là các hoạt động mang tính trải nghiệm

- Văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục

- Sự quan tâm của cha mẹ học sinh

- Sự tác động của chương trình giáo dục, quy chế thi đua, khen thưởng, tình hình dịch bệnh ( ví dụ như dịch Covid-19) … cũng ảnh hưởng đến công tác

tổ chức thực hiện

2.4 Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm

Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu người học Trải qua 27 năm xây dựng và phát triển, trung tâm luôn gắn việc dạy chữ với việc dạy người Ban Giám đốc trung tâm cũng đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tuy nhiên, hiệu quả và chất lượng của hoạt động này chưa cao

Trước hết là từ nhận thức, các lực lượng giáo dục chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được phân công rõ ràng giữa các lực lượng giáo dục Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm là đội ngũ trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức Một số giáo viên chủ nhiệm yếu về năng lực sư phạm và kinh nghiệm sống, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, khi học sinh vi phạm khuyết điểm vẫn còn tình trạng đổ lỗi trách nhiệm cho nhau Gia đình học sinh thì giao khoán trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường, trong khi nhà trường lại quan tâm nhiều đến chất lượng văn hóa mà chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục đạo đức

Mặc dù công tác giáo dục Kỹ năng sống được các cấp, ngành quan tâm nhiều trong những năm gần đây tuy nhiên nó chưa trở thành một môn học riêng trong chương trình chính khóa bởi vì Kỹ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp Do đó, giáo dục Kỹ năng sống phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục của nhà trường Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục Kỹ năng sống rất nhiều và rất đa dạng

Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm

Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo

vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên, … tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục Kỹ năng sống

5

Trang 9

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi

mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía Tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều

và có xu hướng trẻ hóa Nguyên nhân là do học sinh còn thiếu những Kỹ năng sống cần thiết như:

- Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:

+ Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm; + Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm;

+ Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…

- Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:

+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;

+ Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;

+ Biết phân biệt hành vi đúng – sai, phòng tránh tai nạn;

+ Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;

+ Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ…;

+ Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;

+ Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục;

+ Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra) …

Đối với học viên các Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa do cơ chế công tác tuyển sinh hầu hết là những học sinh thi trượt vào các trường THPT hoặc những học sinh không dự thi THPT nên chất lượng đầu vào của các em thấp hơn nhiều so với học sinh các trường THPT Nhiều em yếu cả về kiến thức

và đạo đức và thiếu cơ bản những kỹ năng sống cần thiết nên gây ra không ít khó khăn cho công tác giáo dục đồng thời bản thân những học sinh này phải chịu nhiều thiệt thòi do thiếu những kỹ năng sống cần thiết để phát triển bản thân Nhiều em khi vào học còn có những tâm lý tự ty, thiếu tự tin trong học tập, rèn luyện, thậm chí vi phạm nội quy, quy chế, đánh nhau với bạn, vô lễ với thầy cô… Chẳng hạn như là kỹ năng giao tiếp của nhiều em rất hạn chế như: Thiếu tự tin trình bày quan điểm, phát biểu ý kiến trong các giờ học trên lớp, các sinh hoạt ngoại khóa, ngại giao tiếp trước đám đông Ngôn ngữ trong giao tiếp chưa được chuẩn mực,lịch sự, diễn đạt không hết ý… Một số kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích, ứng phó với bạo lực học đường, thoát ra khởi các cám dỗ của tệ nạn xã hội… có nhiều học sinh còn chưa được nghe, được giáo dục bài bản

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

- Ở gia đình các em ít có cơ hội để rèn luyện

- Các nhà trường thì chỉ mới chú trọng đến việc dạy văn hoá và xây dựng nề nếp , nội quy chung chung mà chưa có kế hoạch để hình thành, rèn luyện kỹ năng cần thiết cho học sinh ở các cấp học.Bởi thế, học sinh sau khi ra trường, đi

Trang 10

vào cuộc sống các em gặp nhiều khó khăn, nhiều thua thiệt so với số bạn có khả năng giao tiếp tốt do bẩm sinh hoặc do tự rèn luyện

- Các nhà trường ít nhiều có tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhưng nhìn chung mới chú trọng ở góc độ “ Vui” theo nghĩa chung thường chứ chưa có mục đích cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục Kỹ năng sống đối với sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nên trong những năm học qua, nhất là giai đoạn từ năm học 2017 – 2018 đến 2020 -2021, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Hoằng Hóa đã đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm để bổ sung kịp thời cho các em những kỹ năng cần thiết nhất

2.5 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.

2.5.1 Công tác triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học viên.

- Ngay từ đầu năm học, Giám đốc Trung tâm đã ban hành Quyết định thành lập Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong đó Trưởng ban là đồng chí Giám đốc, Phó ban là đồng chí Phó Giám đốc, Bí thư Đoàn trường, Thư ký Hội đồng và các thành viên là các Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên chủ nhiệm các lớp Đồng thời căn cứ yêu cầu nhiệm vụ năm học, tình hình thực tiễn của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm học sinh để định hướng các chủ đề hoạt động, yêu cầu nhiệm vụ đối với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp xây dựng Quy chế hoạt động, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với nội dung các thời điểm năm học

- Đồng chí Giám đốc thực hiện duyệt kế hoạch (Cả về nội dung chương trình và kinh phí hoạt động), cho phép tổ chức triển khai

2.5.2 Các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học viên 2.5.2.1 Chủ đề về lòng yêu nước, hướng về cội nguồn.

Mục đích:

- Giáo dục cho thế hệ trẻ nhà trường về truyền thống cách mạng của cha ông, từ đó càng xác định trách nhiệm học tập và lao động của bản thân hiện tại

và tương lai

- Giúp các thầy giáo, cô giáo và các em có thêm kiến thức về truyền thống lịch sử và danh lam thắng cảnh quê hương Hoằng Hóa

- Lựa chọn HS tiêu biểu thăm quan học tập tại các di tích lịch sử ngòa tỉnh quê Bác (Nghệ An), khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Tạo động lực cho các thầy cô giáo và các em học sinh thi đua dạy tốt-học tốt

- Tăng cường mối quan hệ giao lưu học hỏi, đồng thời rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh

Nhà trường đã tổ chức được các hoạt động sau:

- Thăm di tích lịch sử địa phương: Tổ chức cho HS thăm quan các di

tích địa phương như Bảng Môn Đình, Nhà thờ Nguyễn Quỳnh (xã Hoằng Lộc), Bảo tàng huyện Hoằng Hóa Tổ chức các buổi Lễ Kết nạp Đoàn tại di tích lịch

sử Cồn Mã Nhón (xã Hoằng Đạo), di tích lịch sử Ba Cây (xã Hoằng Thắng), Đền thờ liệt sĩ Lê Văn Tướn (xã Hoằng Phong) nhận chăm sóc Nghĩa trang liệt7

Ngày đăng: 15/06/2024, 22:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Chính Phủ về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên Khác
2. Thông tư 04- BGD ĐT, ngày 28/2/2014 về ban hành quy định quản lý hoạt động giáo duc kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.Các căn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa liên quan Khác
3. Mai Văn Bình, Một số vấn đề về thời đại và đạo đức, Nxb đại học Sư phạm Hà Nội, 1999 Khác
4. Giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên (Nhà xuất bản Hồng Đức) Khác
5. Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống (NXB Đại học sư phạm) 6. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống (NXB Đại học sư phạm) Khác
9. Công văn số 879/SGDĐT- QLĐT&GDTX ngày 18/4/2019 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w