Nhược điểm: Thiếu sự kết nối trực tiếp với máy tính và công nghệ; Khó chuyển đổi từ hoạt động vật lý sang lập trình thực tế; Hạn chế trong việc thực hành và tạo ra sản phẩm cụ thể; Khó đ
Trang 1Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Phát triển năng lực tự học qua lập trình kéo thả Scratch cho học sinh Tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Bắc Giang
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 22/9/2023
3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
- Học lý thuyết về lập trình và thuật toán
Tình trạng: GV giảng dạy các khái niệm lập trình và thuật toán cơ bản Nhược điểm: Mang nặng lý thuyết, thiếu tính thực hành Không gây hứng thú cho học sinh Khó áp dụng và thực tế, thiếu tính tương tác và trải nghiệm
- Sử dụng phần mềm mô phỏng robot
Tình trạng: Học sinh điều khiển robot ảo trên màn hình máy tính
Nhược điểm: Chi phí cao để trang bị phần mềm Yêu cầu một phần mềm lập trình riêng so với chương trình học và có nhiều bước lập trình hơn
- Học lập trình qua các trò chơi giáo dục
Tình trạng: Sử dụng các trò chơi có sẵn để dạy lập trình
Nhược điểm: Nội dung và độ khó thường cố định, khó điều chỉnh; Ít cơ hội
để học sinh sáng tạo và phát triển ý tưởng riêng; Thường tập trung vào giải quyết vấn đề cụ thể hơn là phát triển tư duy lập trình tổng quát; Khó áp dụng kiến thức vào các dự án thực tế ngoài trò chơi
- Dạy lập trình thông qua các hoạt động không sử dụng máy tính
Tình trạng: Sử dụng các hoạt động vận động, trò chơi vật lý để minh họa các khái niệm lập trình
Nhược điểm: Thiếu sự kết nối trực tiếp với máy tính và công nghệ; Khó chuyển đổi từ hoạt động vật lý sang lập trình thực tế; Hạn chế trong việc thực hành và tạo ra sản phẩm cụ thể; Khó đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của học sinh Tóm lại, các giải pháp cũ thường gặp khó khăn trong việc tạo ra môi trường học tập phù hợp với lứa tuổi, thiếu tính tương tác và sáng tạo, đồng thời chưa phát huy được khả năng tự học của học sinh tiểu học trong lĩnh vực lập trình
Trang 22 Điều này làm hạn chế hiệu quả của việc phát triển năng lực tự học qua lập trình cho học sinh
Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm, là người đưa ra vấn đề, triển khai vấn để, tháo gỡ vấn đề cho học sinh thấy Học sinh tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ Các phương pháp dạy học truyền thống như các biện pháp diễn giảng, truyền thụ tri thức một chiều có một số hạn chế: tạo nên
sự nhàm chán, thụ động cho cả người dạy và người tiếp thu kiến thức, giờ dạy
dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của người học, do đó kĩ năng vận dụng vào thực tế bị hạn chế
Với giải pháp phát triển năng lực tự của học sinh đã phần nào khắc phục được một số hạn chế nêu trên Giáo viên có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy, là người hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới Phương pháp này rất chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học, tạo điều kiện tối đa phát huy vai trò chủ thể của người học, người học giữ vai trò trung tâm chủ động hơn, không là người tiếp nhận thông tin một cách bị động Người học hợp tác với các bạn cùng học để hiểu và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững đồng thời hình thành và phát triển những kỹ năng tự học của mình
5 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến "Phát triển năng lực tự học qua lập trình kéo thả Scratch cho học sinh Tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Bắc Giang" có thể được trình bày như sau:
- Đáp ứng xu hướng giáo dục hiện đại: Phát triển kỹ năng lập trình từ sớm
là xu hướng giáo dục toàn cầu từ đó chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0
- Phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh Tiểu học: Scratch
sử dụng giao diện trực quan, màu sắc hấp dẫn; Phương pháp kéo thả đơn giản,
dễ tiếp cận cho trẻ em Bồi dưỡng đam mê học tập trong trẻ từ sớm, nhờ đồ họa, nội dung hấp dẫn với độ tuổi
- Phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề: Lập trình Scratch giúp rèn luyện tư duy thuật toán Học sinh học cách chia nhỏ vấn đề và giải
Trang 33 quyết từng bước Ngoài ra học sinh học được tư duy chọn lọc, đưa ra quyết định, thử trải nghiệm điều mới mẻ trong phần mềm
- Khuyến khích sáng tạo và tự học: Scratch có nhiều tài nguyên trực tuyến
để học sinh tự tìm hiểu Scratch cho phép học sinh tự do sáng tạo dự án, khuyến khích học sinh tự đặt mục tiêu và theo đuổi dự án cá nhân của mình Môi trường lập trình thân thiện khuyến khích học sinh tự khám phá Hình thành thói quen tự giác học tập, giải quyết công việc từ những nội dung thực hành phần mềm
- Tăng cường kỹ năng số và công nghệ thông tin: Học sinh làm quen với máy tính và công nghệ từ sớm Phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ một cách
có mục đích
- Tạo môi trường học tập tích cực và hấp dẫn: Lập trình Scratch mang tính game hóa, tạo hứng thú học tập Học sinh có thể chia sẻ và học hỏi từ dự án của nhau Scratch cũng yêu cầu khả năng kết nối với những người tham gia khác.Từ
đó, học sinh biết cách phân chia và phối hợp khi làm việc nhóm
- Phát triển kỹ năng mềm: Rèn luyện khả năng làm việc nhóm thông qua các dự án chung Cải thiện kỹ năng thuyết trình khi giới thiệu dự án Giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng mới mẻ, sáng tạo trong quá trình vừa học vừa chơi phần mềm
- Chuẩn bị nền tảng cho việc học lập trình nâng cao: Nội dung lập trình Scratch giúp học sinh học cách diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ logic, chặt chẽ Đặc biệt là sự phát triển của tư duy lập trình ở học sinh Scartch là ngôn ngữ nền tảng giúp học sinh trang bị những kiến thức hàn lâm về lập trình, biết xử lý lỗi và tìm các giải pháp thay thế Lập trình Scratch phát triển theo hướng tương tác trực quan, đồ họa sống động, sản phẩm liền tay mà vẫn đảm bảo tính khoa học, tính liên thông tri thức sau này Tạo động lực để học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng lập trình trong tương lai
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục: Phù hợp với định hướng giáo dục STEM Hỗ trợ đắc lực cho học sinh rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ trong học tập và trong cuộc sống Những hoạt động trong phần mềm sẽ dần hoàn thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh
Việc áp dụng giải pháp sáng kiến này sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện năng lực của học sinh, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của các em
Trang 44
Giao diện Scratch
Scratch giúp mọi người tiếp nhận được cách suy nghĩ sáng tạo, lập luận có
hệ thống, tư duy logic… không chỉ giúp học tốt môn lập trình mà còn giúp người học có những kỹ năng thiết yếu cho cuộc sống mà công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay Qua Scratch, học sinh học được các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế, thử nghiệm ý tưởng sáng tạo mới cũng như cách tìm tòi, kiên trì sửa lỗi khi kết quả không được như ý muốn
để có được sản phẩm xuất sắc nhất Tất cả những kỹ năng đó đều rất cần thiết trong mọi công việc cũng như cho nhiều hoạt động khác ở thời đại công nghệ số như hiện nay
Trên cơ sở Chương trình học của Nhà trường áp dụng dạy Tin học với các khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5; Năm học 2023-2024 học sinh khối lớp 3, lớp 4 học Chương trình GDPT 2018, học sinh khối lớp 5 học Chương trình GDPT 2006 theo hướng tiếp cận Chương chình GDPT 2018 Qua tham mưu và được sự đồng ý của Hiệu trưởng Nhà trường tôi đã cho học sinh các khối làm quen với lập trình kéo trả Scratch ngay từ đầu năm học để cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về Scratch đồng thời nhằm trang bị cho các em những kiến thức về lập trình khi các em học Chương trình GDPT 2018 trong những năm học tiếp theo
Vào đầu năm học, tháng 9/2023 tôi đã thực hiện khảo sát về thái độ, yêu thích môn học lập trình Scratch và có bảng số liệu trước khi áp dụng sáng kiến:
Trang 55
Khối Tổng
số HS
Tiếp cận và biết đến Scratch
Chưa được tiếp cận Yêu thích
Không yêu thích
Qua tìm hiểu tôi thấy học sinh khối lớp 3 là năm đầu tiên được học Tin học nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, trong chương trình học mới chỉ làm quen và học những kiến thức cơ bản về Tin học; Học sinh khối lớp 4 bắt đầu được học lập trình Scratch ở học kỳ 2, còn lại đa phần học sinh chưa được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình Scratch, nhiều em chưa thấy được lợi ích của việc học lập trình Scratch do đó số lượng học sinh yêu thích nội dung này còn ít
Phụ huynh chưa quan tâm, tạo điều kiện cho việc học cũng như khuyến khích đam mê, sở thích lập trình Scratch của các em
Trong quá trình học, tôi đã thực hiện khảo sát chất lượng học sinh các khối lớp và thu được kết quả: chất lượng học sinh chưa cao, tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt thấp và còn một số học sinh chưa hoàn thành
Với những lý do trên tôi đã chọn giải pháp: Phát triển năng lực tự học qua lập trình kéo thả Scratch cho học sinh Tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Bắc Giang
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến
Mục đích của giải pháp sáng kiến "Phát triển năng lực tự học qua lập trình kéo thả Scratch cho học sinh Tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Bắc Giang" nhằm khắc phục các nhược điểm của giải pháp cũ và tạo ra một phương pháp mới hiệu quả hơn:
- Đơn giản hóa việc học lập trình: Sử dụng giao diện kéo thả trực quan, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học
- Tăng tính thực hành và tương tác: Giảm thiểu việc học lý thuyết khô khan; Cho phép học sinh trực tiếp tạo ra sản phẩm, thấy ngay kết quả của việc lập trình
- Phát triển khả năng sáng tạo: Vượt qua giới hạn của các trò chơi giáo dục
có sẵn; Tạo môi trường để học sinh tự do sáng tạo và phát triển ý tưởng riêng
- Tăng cường khả năng tự học: Khắc phục sự phụ thuộc vào giáo viên trong các phương pháp truyền thống; Cung cấp công cụ và tài nguyên để học sinh tự khám phá và học tập
Trang 66
- Áp dụng kiến thức vào thực tế: Vượt qua giới hạn của các hoạt động không sử dụng máy tính; Cho phép học sinh tạo ra các dự án có thể ứng dụng trong cuộc sống
- Phát triển tư duy lập trình tổng quát: Khắc phục việc chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề cụ thể; Rèn luyện kỹ năng tư duy thuật toán và logic có thể áp dụng rộng rãi
- Tạo môi trường học tập hấp dẫn: Khắc phục sự nhàm chán của các phương pháp truyền thống; Sử dụng yếu tố game hóa để tăng hứng thú học tập
- Phát triển kỹ năng công nghệ: Vượt qua hạn chế của các phương pháp không sử dụng máy tính; Trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ cần thiết trong thời đại số
- Tùy chỉnh theo nhu cầu và khả năng của học sinh: Khắc phục tính cứng nhắc của các chương trình có sẵn; Cho phép điều chỉnh độ khó và nội dung phù hợp với từng học sinh
- Tạo cơ hội học tập cộng tác: Vượt qua giới hạn của việc học cá nhân; Khuyến khích học sinh chia sẻ, học hỏi lẫn nhau qua các dự án nhóm
- Đánh giá tiến bộ một cách toàn diện: Khắc phục khó khăn trong việc đánh giá của các phương pháp truyền thống; Cho phép theo dõi sự tiến bộ của học sinh thông qua các dự án cụ thể
- Chuẩn bị nền tảng cho việc học lập trình nâng cao: Vượt qua giới hạn của các phương pháp chỉ tập trung vào kiến thức cơ bản; Tạo đà cho học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng lập trình trong tương lai
Giải pháp sáng kiến này nhằm tạo ra một phương pháp toàn diện, hiệu quả
và phù hợp với lứa tuổi để phát triển năng lực tự học qua lập trình cho học sinh Tiểu học, khắc phục những hạn chế của các phương pháp truyền thống và đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại số
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh giải pháp cải tiến: “Phát triển năng lực tự học qua lập trình kéo thả Scratch cho học sinh Tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Bắc Giang”
Nếu như ở quá trình tự học ngoài giờ lên lớp, học sinh được tự do lựa chọn kiến thức để tự học và tự học một cách ngẫu nhiên, thì trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên cần có sự định hướng, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, sự say mê học tập của các em
Trang 77 7.1.1 Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong giờ học
Trong quá trình cho học sinh hoạt động nhóm tôi thường thấy một số khó khăn như:
- Xung đột về ý tưởng;
- Các thành viên không có sự tin tưởng lẫn nhau;
- Thiếu tương tác trong trao đổi;
- Kiến thức được chia sẻ thiếu đồng nhất;
- Một số học sinh trong nhóm không quan tâm đến công việc chung
Để rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh, trong các giờ học tôi thường cho học sinh thực hiện theo 03 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Giới thiệu chủ đề và giao nhiệm vụ
Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: thông thường nhiệm vụ này các nhóm cần có sự thống nhất và chuẩn bị trước cùng giáo viên
Thành lập các nhóm làm việc: tùy vào mục tiêu, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau
Xác định nhiệm vụ của các nhóm: giáo viên xác định và giải thích nhiệm
vụ cụ thể giữa các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cần đạt
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Trong quá trình các em thực hành, giáo viên sẽ hướng dẫn, theo dõi, quan sát tốc độ làm việc của các nhóm để có thể đưa ra được lời khuyên cho từng nhóm nhằm thúc đẩy tiến độ công việc Đặc biệt giáo viên cần lưu ý cho học sinh khi làm việc nhóm:
- Xác định mục tiêu chung của nhóm;
- Khuyến khích học sinh trao đổi và đưa ra ý kiến, sáng tạo mới;
- Khi xảy ra vấn đề làm việc nhóm, cả nhóm cần bình tĩnh xác định nguyên nhân và tìm ra hướng giải quyết kịp thời
- Xây dựng môi trường nhóm cởi mở tạo sự tin cậy lẫn nhau;
- Luôn có những rút kinh nghiệm từ những thất bại
- Ghi nhận nỗ lực của các thành viên;
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm
Trang 88
Học sinh làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả
Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết quả trước lớp, nêu ra mục đích, ý tưởng của sản phẩm mỗi nhóm, dùng những nhóm lệnh nào, nhân vật nào, … Sau khi trình bày xong, các thành viên khác trong lớp sẽ dùng thử, và đưa
ra ý kiến phản biện, góp ý
Học sinh trình bày kết quả của nhóm trước lớp
Trang 99
Ví dụ: Khi nhóm thực hiện tạo thiệp chúc mừng sinh nhật, các em đã chia nhỏ công việc cho các bạn trong nhóm như: bạn có năng khiếu vẽ sẽ sử dụng phần mềm tạo ra các sản phẩm không có sẵn trong Scratch như chong chóng, bạn sưu tập hình nền, bạn thiết kế nến, bạn trang trí bánh, bạn tìm các hình trang trí khác như sao, mũ, …
Học sinh thực hành các phần việc sau khi chia nhỏ công việc trong nhóm
Ở giải pháp này đã mang lại nhiều kết quả tốt cho học sinh như:
- Rèn luyện tính hợp tác: Khi hoạt động nhóm học sinh sẽ phải tiếp xúc và làm việc với nhiều người, không thể tránh khỏi những lúc bất đồng quan điểm giữa những cá nhân với nhau qua đó đã rèn luyện được tính hợp tác để đưa được
ra phương án phù hợp
- Cải thiện khả năng giao tiếp: Làm việc, trò chuyện, thảo luận hàng ngày giúp học sinh cải thiện khả năng giao tiếp đáng kể, giúp cho giờ học trở nên linh hoạt, tạo không gian hoạt động đa dạng, nâng cao khả năng hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh
- Nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề: Việc trao đổi qua lại giúp học sinh nâng cao năng lực thuyết phục, trình bày và khả năng giải quyết vẫn đề
Trang 1010 Ngoài ra, học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận còn giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học như: năng lực tổ chức, năng lực quản
lí thời gian, năng lực thực hiện; tạo điều kiện để mỗi học sinh có cơ hội được trải nghiệm, từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế cũng như biết phát huy điểm mạnh, sở trường của bản thân
7.1.2 Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh bằng phương pháp dạy học khám phá
Bên cạnh những học sinh tích cực học tập thì vẫn còn một số học sinh chưa thực sự hứng thú với một số hoạt động học trong tiết học:
- Học sinh thường tiếp nhận kiến thức bài học một cách thụ động;
- Học sinh không tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn và vướng mắc;
- Học sinh thường không tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức sau mỗi bài học
Để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh giáo viên sẽ là người đưa ra vấn đề còn học sinh là người giải quyết vấn đề
Giáo viên yêu cầu học sinh cần chủ động tham gia tìm kiếm kiến thức Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ, đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, suy đoán hợp tác và cộng tác với những học sinh khác Từ đó học sinh sẽ giải quyết vấn đề thông qua vận dụng những kiến thức tự tích lũy được và học sinh
sẽ tự rút ra khái niệm, kiến thức cho riêng mình
Giáo viên cần chú trọng cho học sinh các đặc điểm sau:
- Khảo sát và giải quyết vấn đề: học sinh sẽ trải nghiệm quá trình tự mày
mò, khám phá thông qua việc khảo sát vấn đề, từ đó giải quyết được vấn đề mình đang gặp phải
- Học sinh được thu hút tham gia các hoạt động, hoạt động sẽ dựa trên sự hứng thú của học sinh và xác định theo trình tự thời gian
- Khuyến khích học sinh kết hợp kiến thức cũ và kiến thức mới: Trên cơ
sở những kiến thức đã tích lũy được từ trước, học sinh lấy đó làm nền tảng tìm
ra những kiến thức mới để mở mang suy nghĩ, khám phá ra những điều mới lạ
Ví dụ trong các giờ học lập trình Scracth tôi thường để học sinh tìm hiểu nội dung yêu cầu bài Với kiến thức đã có và kiến thức mới học sinh tự tìm kiếm được các em sẽ đưa ra được hướng giải quyết yêu cầu bài