Chỉ thị này giải thích:“người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhântức là cá nhân nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vìmục đích không liên quan tới hoạt động kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA LUẬT
TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN NGỌC HUỲNH
BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
CẦN THƠ – NĂM 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thôngtin và số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Cácluận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả tổnghợp của chính bản thân tôi Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Nam Cần Thơ.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan!
NGUYỄN NGỌC HUỲNH
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
8 UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật
thương mại quốc tế
Trang 5Mục Lục
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu: 2
2.Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 3.
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
5 Kết cấu của luận văn: 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
1.1 Khái quát về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử. 5 1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng 5
1.1.2.Khái niệm thương mại điện tử 7
1.1.3.Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 9
1.1.3.1 Các nhân tố tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 9
1.1.3.2 Ý nghĩa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 11
1.2.Khái quát pháp luật Việt Nam trong bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử 11
1.2.1 Giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử 12
1.2.1.1 Khái niệm 12
Trang 61.2.1.2 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng 13
1.2.2 Các quyền cơ bản của người tiêu dùng 15
1.2.2.1 Các quyền cơ bản của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam 15
1.2.3 Trách nhệm quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 20
2.1 Thực trạng vấn đề vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam .21
2.1.1.Chất lượng hàng hoá 21
2.1.2.Thanh toán 24
2.1.2.1 Quy trình thanh toán điện tử tại Việt Nam 24
2.1.3 Thông tin cá nhân 24
2.2 Bất cập trong các quy định pháp luật hiện nay 26
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 32
3.1 Đề xuất định hướng và giải pháp 32
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 32
3.2.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 37
KẾT LUẬN 40
Trang 7DANH MỤC TÀI LIỆU
Trang 8MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển của mạng Internet và các phương tiện truyền thôngđiện tử, TMĐT đã trở thành một hình thức kinh doanh phổ biến ở nhiều quốc gia màtrong đó có Việt Nam Mặc dù TMĐT mới phát triển ở Việt Nam trong một vài nămgần đây nhưng nó đang gia tăng với mức độ chóng mặt và hứa hẹn là một miền đất mớimàu mỡ cho các nhà kinh doanh TMĐT không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà cònmang lại vô số tiện ích như khả năng kết nối nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời giancho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ và NTD Tuy nhiên, điều
gì cũng có hai mặt của vấn đề, đi đôi với sự tiện lợi là hàng hoạt rủi ro của việc thựchiện giao dịch qua các phương tiện điện tử
Quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể trong luật dân sự đã ngày càng có xu hướng
“bất bình đẳng” hoá theo xu hướng thế yếu thuộc về NTD Đặc biệt trong hoàn cảnhđặc trưng của các giao dịch thương mại điện tử, các giao dịch được thiết lập từ xa, thìngười tiêu dùng lại càng bị yếu thế về nhiều mặt Khi tham gia các giao dịch điện tử,người tiêu dùng vẫn không khỏi lo lắng bi lợi dụng bởi các hành vi thương mại khôngcông bằng, các phương thức thanh toán chưa đảm bảo an toàn hay việc bị mất, bị tiết lộthông tin cá nhân và nhiều quan ngại khác khiến đời sống riêng bị xâm phạm Dễ nhậnthấy rằng, khi mua một mặt hàng bất kỳ thông qua một website thương mại điện tử,người tiêu dùng không thể kiểm tra được màu sắc, kích cỡ hay chất lượng hàng nhưmua ở một cửa hàng trên thực tế Không khó để tìm thấy tại thời điểm này, trên mạngvẫn đầy rẫy những mẩu quảng cáo trái pháp luật, thậm chí là quảng cáo bán hàng cấm,rồi mua gián bán dối, “treo đầu dê bán thịt chó” để lừa đảo NTD
Thực tế, để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mạiđiện tử, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm từ rất sớm như việc ban hành Pháp lệnhbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụQuốc hội vào ngày 27 tháng 4 năm 1999 sau đó được thay thế bằng Luật bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng năm 2010, hay là Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử của thủtướng Chính phủ, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2011 2quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và các văn bản quy phạm pháp luật khác Tuy nhiên, nội dung về bảo vệ quyền lợi
Trang 9người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT chưa nhiều và còn nằm rải rác tại nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật khác nhau, chưa có tính hệ thống và chưa đáp ứng đượctình hình phát triển kinh tế - xã hội Với các văn bản pháp luật hiện hành, vẫn chưa đủ
cơ sở pháp lý để xây dựng tiếp các chế tài xử lý đủ mức độ răn đe; chưa xác định rõràng, cụ thể trách nhiệm của từng đối tượng liên quan trong hoạt động bảo vệ thông tincủa NTD
Hơn nữa, dù tình hình thực tiễn đặt ra vấn đề như vây nhưng trên thực tế vẫn cònkhá ít công trình khoa học nghiên cứu, đi sâu vào pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trongcác giao dịch TMĐT Các nghiên cứu khoa học về vấn đề này chủ yếu mới chỉ dừng lại
ở các bài báo, bài viết mà chưa được xây dựng một cách đầy đủ các vấn đề lý luận vàthực trạng pháp luật
Với những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài: “Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Vấn đề bảo vệ NTD trong các giao dịch thương mại điện tử bước đầu đã nhậnđược sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, tuy nhiên, những bài nghiên cứu nàymới chỉ dừng lại ở hình thức các bài báo, bài viết hoặc những bài báo, bài viết có liênquan Có thể kể đến là các nghiên cứu như:
- Cục quản lý cạnh tranh (2015), Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thươngmại điện tử, Hà Nội
- Lê Văn Thiệp (2016), Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện
tử, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số định kỳ 64 trang tháng 2-2016
- Sở Công Thương Đà Nẵng, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịchthương mại điện tử, Đà Nẵng
- Trần Văn Biên (2010), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồngđiện tử qua Internet, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 20/2010, tr.29-33
- Võ Thị Hạnh (2015), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáothương mại theo pháp luật Việt Nam Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật,
Hà Nội
Trang 10- Nguyễn Việt Hà ( 2016), Pháp luật Việt Nam về bảo vệ thông tin cá nhân của ngườitiêu dùng trong thương mại điện tử, Luận văn thạc sỹ Luật Kinh tế, Khoa Luật(ĐHQGHN), Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bảo vệ người tiêu dùng trong các giaodịch thương mại điện tử mới dừng lại ở các bước ban đầu, nêu ra các vấn đề hoặcnghiên cứu quyền được bảo vệ của NTD dưới góc độ là quyền của pháp luậtBVQLNTD Số lượng các nghiên cứu chuyên biệt về bảo vệ NTD trong giao dịchTMĐT mới dừng lại ở mức rất hạn chế Hơn nữa, các nghiên cứu này cũng mới chỉnghiên cứu về một vài khía cạnh của vấn đề này chứ cũng chưa có nghiên cứu thành hệ
thống Đề tài “Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam” là một đề tài mới, tuy nhiên, luận văn sẽ nghiên cứu một cách khái quát, đầy đủ
những vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật và thực trạng của hệ thống phápluật BVQLNTD trong lĩnh vực TMĐT
2.Mục tiêu nghiên cứu:
-Mục đích nghiên cứu của luận văn là luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn thực thipháp luật về quảng cáo trong lĩnh vực thương mại điện tử; từ đó đề xuất các giải pháphoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quảng cáo trong lĩnhvực thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới
- Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị về phương hướng cụ thể cho công tác xâydựng văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt về BVQLNTD trong TMĐT tại Việt Nam,đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam, cũng như thực trạng
và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: chủ yếu là Việt Nam, bên cạnh đó là nghiên cứu tại một vàiquốc gia phát triển khác như Pháp, Hàn Quốc; một số nước trong Cộng đồng ASEAN
- Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp lý về bảo vệ NTD trong giao dịchTMĐT tại Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệthống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, đối chiếu,
Trang 11phương pháp thống kê,… Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp là phươngpháp được sử dụng nhiều nhất trong luận văn.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu được dùng để đánh giá kinh nghiệm nước ngoài,
từ đó rút ra đề xuất cho Việt Nam
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3(ba) chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong
giao dịch thương mại điện tử
Chương 2: Thực trạng Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện
tử
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử tại ViệtNam
Trang 12CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
1.1 Khái quát về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng
Khái niệm “người tiêu dùng” đã tồn tại khá lâu trong hệ thống pháp luật cácnước; tuy nhiên, mỗi nước lại chọn cho mình một quan niệm riêng về vấn đề này
“Người tiêu dùng” được định nghĩa như sau ở một vài quốc gia:
- Liên minh châu Âu: Khái niệm người tiêu dùng của Liên minh châu Âu được giảithích trong Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng
và các bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and ofthe Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods andassociated guarantees) Chỉ thị này giải thích:“người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân(tức là cá nhân) nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vìmục đích không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình.”
- Trung Quốc: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1993 của Trung Quốctuy không có điều khoản riêng giải thích khái niệm người tiêu dùng nhưng tại Điều 2của Luật này có quy định:“Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sửdụng hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theoquy định của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ theocác quy định khác có liên quan của pháp luật.” Điều luật này đã ngụ ý rằng người tiêudùng theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc chỉ là cá nhân, tức là những người mua,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ không phải vì mục đíchkinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp
- Hoa Kỳ: Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng ở Hoa Kỳ nằm cả trong phápluật của liên bang và pháp luật của các bang Tuy không có một đạo luật chung thốngnhất về bảo vệ người tiêu dùng mà trong đó khái niệm người tiêu dùng được giải thích
rõ ràng, nhưng theo các chuyên gia pháp luật của Hoa Kỳ, khái niệm người tiêu dùngchỉ được quan niệm là cá nhân người tiêu dùng
Trang 13- Malaysia: Điều 3 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia giảithích: “người tiêu dùng là người mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho mụcđích sinh hoạt cá nhân hoặc sinh hoạt gia đình… và không gồm việc mua hoặc sử dụnghàng hóa vì mục đích chính để bán lại hoặc đưa vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch
vụ khác hoặc để dùng cho việc sửa chữa, gắn thêm vào hàng hóa khác.”
- Thái Lan: Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan năm 1979 giải thích:
“người tiêu dùng là người mua hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc được chào mua hàng hóahoặc dịch vụ từ một người kinh doanh, bao gồm người thực sự sử dụng hàng hóa, tiêuthụ dịch vụ có nguồn gốc từ người kinh doanh mặc dù người này không trực tiếp trảtiền cho việc sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ đó.” Trong khi đó, cũng tại điều khoảnnày, “người kinh doanh” được giải thích là người bán hàng, nhà sản xuất, nhà nhậpkhẩu để bán hàng, người mua hàng để bán lại, người cung cấp dịch vụ, người tiến hànhviệc quảng cáo.” Như vậy có thể hiểu NTD không chỉ là những người sử dụng hàng hóadịch vụ vào mục đích tiêu dùng mà còn cả những người sử dụng vào mục đích thươngmại hoặc sản xuất, NTD theo quy định của Thái Lan không chỉ là các thể nhân mà cònbao gồm pháp nhân
- Tại Việt Nam, Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.”
Từ các khái niệm trên, ta thấy quan niệm của các nước trên thế giới về khái niệm
“người tiêu dùng” được chia làm ba hướng đi khác nhau Cách quy định thứ nhất chỉquy định người tiêu dùng là thể nhân (hoặc cá nhân), đây là cách quy định của Châu Âu
và Quebec Cách quy định này thể hiện rõ luật bảo vệ người tiêu dùng chỉ bảo vệ đốivới cá nhân, còn pháp nhân do có những vị thế và điều kiện tốt hơn so với cá nhântrong quan hệ với nhà cung cấp nên luật bảo vệ người tiêu dùng không cần thiết phảican thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có một sốđiểm hạn chế vì pháp nhân theo quy định của pháp luật không chỉ bao gồm các doanhnghiệp với quan hệ thương mại mà còn bao gồm các cơ quan tổ chức khác trong xã hội.Các cơ quan tổ chức này đôi khi không phải là những người chuyên nghiệp và cũng nhưngười tiêu dùng, họ cũng không có sẵn nguồn lực để đối phó với các hành vi vi phạm từphía nhà sản xuất và cũng rất cần tới sự bảo vệ của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Trang 14Cách thứ hai là khái niệm người tiêu dùng được quy định bao gồm cả thể nhân vàpháp nhân Quy định này tuy có vẻ hơi rộng và có thể có quan điểm cho rằng nó sẽ làmloãng đi hiệu lực của Luật bảo vệ người tiêu dùng Tuy nhiên cách quy định này đãkhắc phục được hạn chế của cách quy định thứ nhất vì không phải lúc nào pháp nhâncũng có đủ khả năng để đối mặt với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh Vàhậu quả là nếu Luật bảo vệ người tiêu dùng không bảo vệ họ như đối với các cá nhântiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội sẽ bị xâmphạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội.
Cách quy định thứ ba là khái niệm người tiêu dùng không nêu rõ chỉ là cá nhânhay gồm cả cá nhân và pháp nhân Cách quy định này chỉ nói là “người nào” hoặc
“những ai” Cách quy định này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau và khó có thểđược áp dụng trong thực tiễn bởi lẽ nó có thể được hiểu là gồm cả cá nhân và phápnhân, nhưng cũng có thể giải thích theo hướng chỉ là cá nhân
Theo cách quy định của pháp luật Việt Nam thì khái niệm “người tiêu dùng” ởđây rơi vào trường hợp thứ hai Theo đó, người tiêu dùng không chỉ bao gồm các đốitượng là các cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là tổ chức (như doanh nghiệp, cơ quanquản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, đoàn thể,…) tiến hành mua, sửdụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổchức đó Nói cách khác, các đối tượng này thực hiện việc mua, sử dụng hàng hoá, dịch
vụ không nhằm mục đích để bán lại hoặc mục đích sinh lời
1.1.2.Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Electronic Commerce) là một khái niệm đã tồn tại rất lâutrên thế giới, từ khi việc sử dụng Internet còn là một điều xa xỉ đối với Việt Nam TrongLuật mẫu về thương mại điện tử năm 1996, UNCITRAL (Ủy ban của Liên Hợp Quốc
về Luật thương mại quốc tế) cho rằng thương mại điện tử là tất cả các hoạt động thươngmại mà việc giao dịch, thông tin được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu Trong
khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa rằng: “Giao dịch thương mại điện tử là việc bán hoặc mua hàng hoá hoặc dịch vụ, được thực hiện qua mạng máy tính bằng các phương pháp được thiết kế đặc biệt để nhận hoặc đặt hàng.”
Hàng hoá hoặc dịch vụ được đặt hàng bằng những phương pháp này, nhưng việc thanh
Trang 15toán và phân phối cuối cùng của hàng hoá hoặc dịch vụ không cần phải được tiếnhành trực tuyến.
Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 vềThương mại điện tử thì “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặctoàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối vớimạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.” Trong đó, phươngtiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử kỹ thuật số, từtính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ điện tử [18, Điều 10,Khoản 4]
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì thương mại điện tử là các hoạt động nhằmmục đích sinh lời của ít nhất một bên trong giao dịch bao gồm nhiều hoạt động khácnhau như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạtđộng sinh lời khác được thực hiện bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạngInternet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác Trong đó, các bước tiếnhành giao dịch không nhất thiết phải hoàn toàn bằng phương tiện điện tử
Trong khi một số người cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử có thểthay thế nhau, thực ra chúng là hai khái niệm riêng rẽ Trong thương mại điện tử, côngnghệ thông tin và truyền thông được sử dụng trong kinh doanh hoặc trong giao 10 dịchgiữa các tổ chức B2B (giao dịch giữa các công ty và tổ chức với nhau) và trong giaodịch doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) (giao dịch giữa các công ty/tổ chức tới từng cánhân) Mặt khác, trong kinh doanh điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông được
sử dụng để tăng cường việc kinh doanh của từng chủ thể Nó bao gồm bất cứ quá trìnhnào mà một tổ chức kinh doanh (hoặc là phi lợi nhuận, hoặc tổ chức chính phủ, hoặc cólợi nhuận) thực hiện qua mạng máy tính Một định nghĩa tổng thể hơn của kinh doanhđiện tử: “Việc chuyển tải quá trình của một tổ chức trong việc đưa thêm những giá trịkhách hàng qua việc ứng dụng công nghệ, triết lý và mô hình tính toán của nền kinh tếmới.”
Có ba quá trình chính được tăng cường trong kinh doanh điện tử:
- Quá trình sản xuất, bao gồm việc mua hàng, đặt hàng và cung cấp hàng vào kho,quá trình thanh toán, các mối liên kết điện tử với nhà cung cấp và quá trình quản lý sảnxuất
Trang 16- Quá trình tập trung vào khách hàng, bao gồm việc phát triển và marketing, bánhàng qua Internet, sử lý đơn đặt hàng của khách hàng và thanh toán, hỗ trợ khách hàng
- Quá trình quản lý nội bộ, bao gồm các dịch vụ tới nhân viên, đào tạo, chia sẻthông tin nội bộ, hội họp qua video và tuyển dụng Các ứng dụng điện tử tăng cườngluồng thông tin giữa việc sản xuất và lực lượng bán hàng nhằm tăng sản lượng bánhàng Việc trao đổi giữa các nhóm làm việc và việc đưa ra những thông tin kinh doanhnội bộ sẽ tạo được hiệu quả hơn
Như vậy có thể khẳng định rõ ràng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử làhai khái niệm riêng biệt
1.1.3.Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là làm sao để quyền lợi của người tiêu dùngkhông bị xâm hại, làm sao để người tiêu dùng tránh được những rủi ro khi tham gia vàotiêu dùng Điều này rất có cần thiết bởi vì người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng đốivới nền kinh tế của một quốc gia Nền kinh tế phát triển thì sản xuất kinh doanh phảidiễn ra suôn sẻ Mặt khác, sản xuất kinh doanh lại gắn liền với tiêu dùng Do đó, muốnnền kinh tế phát triển thì phải kích thích được tiêu dùng và đảm bảo nhu cầu của ngườitiêu dùng phải được đáp ứng Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn là vấn đềtrọng tâm được nhiều các ngành các cấp quan tâm
1.1.3.1 Các nhân tố tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền
Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóathương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợingười tiêu dùng Việc chờ đợi ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanhnếu thiếu vắng một hệ thống quy định pháp lý là điều không thể bởi họ còn bị chi phốibởi nhiều yếu tố liên quan đến lợi nhuận, cạnh tranh… Những quy định pháp lý sẽ là cơ
sở cho các nhà sản xuất kinh doanh ý thức được vấn đề quyền lợi người tiêu và tráchnhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bên cạnh đó, người tiêudùng cũng có cơ sở để thực hiện quyền lợi của mình Trong trường hợp các doanhnghiệp không tuân thủ đúng quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi
Trang 17người tiêu dùng thì hệ thống pháp lý sẽ tạo khung quy định những biện pháp xử phạt
và cưỡng chế đối với những doanh nghiệp đó
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh muốn phát triển lâu dài thì ngoài việc quan tâm đếnlợi ích kinh tế của bản thân mình, cũng cần phải quan tâm đến lợi ích của người tiêudùng Lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân kinh doanh có được là đến từ túi tiền củangười tiêu dùng Chẳng thế mà từ xưa cha ông ta đã có câu “khách hàng là thượng đế”,
“vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” Chính vì vậy mà các tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hoá dịch vụ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn sản phẩm, lắng nghe tiếngnói của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, họ cũng cần cótrách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về chất lượng hàng hoá, thực hiện chính sáchbảo hành cũng như tiếp nhận khiếu nại và đền bù thoả đáng cho người tiêu dùng Đặcbiệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, một lĩnh vực cần trách nhiệm lớn hơn từ tổchức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ
- Tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp luật cho phép các tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật vàhoạt động theo điều lệ được quyền tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêudùng Bởi vì chức năng chính của tổ chức được thành lập nên để bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng nên họ đóng một vai trò rất quan trọng Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng hiện có hệ thống cơ quan của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêudùng Việt Nam (cơ quan ở trung ương và các địa phương) trực tiếp tham gia bảo vệquyền lợi người tiêu dùng
- Bản thân người tiêu dùng:
Bản thân người tiêu dùng phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng tiềncủa mình một cách hợp lý Người tiêu dùng có khả năng tự bảo vệ bản thân mình thôngqua việc ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình Để đảm bảo quyền lợi củamình, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về chất lượng, xuất xứ, thông tin chính xác vềsản phẩm cũng như uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đó
Như vây, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay đang nhận được sựquan tâm của toàn thể xã hội và được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhằm
Trang 18đảm bảo việc phát triển bền vững của nền kinh tế Trách nhiệm bảo vệ quyền lợicủa người tiêu dùng không chỉ thuộc về riêng một tổ chức, cá nhân nào mà nó thuộc vềtoàn xã hội.
1.1.3.2 Ý nghĩa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Đối với chính trị xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là đối tượng của tổ chức, cá nhânkinh doanh, là động lực phát triển của tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng như toàn bộnền kinh tế và xã hội nói chung Tất cả mọi người đều có nhu cầu tiêu dùng những vậtdụng thiết yếu, không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội Vì ngườitiêu dùng có thể là bất kỳ ai trong xã hội nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khôngchỉ mang tính chất kinh tế mà còn mang tính chính trị, xã hội rõ rệt Một khi họ đượcbảo vệ, được tôn trọng, được nâng cao cuộc sống về cả vật chất và tinh thần thì họ sẽtrở thành động lực phát triển rất to lớn, ngược lại, quyền lợi của họ bị xâm phạm thì sẽkìm hãm sự phát triển của xã hội
- Đối với kinh tế :
Bảo vệ người tiêu dùng tốt không chỉ củng cố niềm tin của người tiêu dùng đốivới các loại hàng hoá, dịch vụ mà còn khuyến khích tiêu dùng Niềm tin của người tiêudùng là tiên chỉ của mọi doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ, nó đảm bảo cho sựphát triển của doanh nghiệp đó Một khi người tiêu dùng đã mất niềm tin, quay lưng lạivới sản phẩm thì sẽ gây khó khăn không nhỏ cho sự tồn tại của doanh nghiệp đó Nhìnrộng ra, nếu vấn đề này xảy ra trên diện rộng thì sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế Bên cạnh đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chính là bảo vệ sự công bằngcho người tiêu dùng, từ đó góp phần quản lý thị trường, giúp thị trường hoạt động lànhmạnh, công bằng
1.2.Khái quát pháp luật Việt Nam trong bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Hiện nay, thương mại điện tử cũng không phải là mới mẻ ở Việt Nam, nó hứa hẹn
là mảnh đất màu mỡ cho các cá nhân, doanh nghiệp kiếm lợi nhuận cũng như là nguồnphát triển kinh tế của cả đất nước Các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện
Trang 19tử cũng đã tồn tại từ khá lâu nhưng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trongcác giao dịch thương mại điện tử thì chưa được quan tâm đúng mức Hiện chưa có mộtvăn bản cụ thể nào quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực này
cả mà tất cả các quy định vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau mà phải kểđến như là:
- Luật giao dịch điện tử năm 2005
- Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thươngmại điện tử của thủ tướng Chính phủ (Sau đây gọi là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP)
- Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chitiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Sau đây gọi
Điều 33 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định khái niệm hợp đồng điện tử.Theo đó, “hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệutheo quy định của Luật này.”
Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013
về Thương mại điện tử thì “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phầnhoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nốivới mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”
Như vậy, theo ý kiến của tác giả, Giao dịch thương mại điện tử là việc bán hoặc muahàng hoá hoặc dịch vụ, được thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình của bằngphương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc cácmạng mở khác
Còn hợp đồng thương mại điện tử là hình thức pháp lý của hành vi thương mại,
là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên (mà ít nhất một trong các bên thực hiện với mụcđích sinh lời) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên trong việcthực hiện hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thươngmại và được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, thực hiện một phần hoặc toàn bộ
Trang 20quy trình bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễnthông di động hoặc các mạng mở khác.
Bên cạnh đó, hợp đồng giao kết từ xa, hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục và hợpđồng bán hàng tận cửa là ba loại hợp đồng đặc thù của người tiêu dùng Trong đó, hợpđồng giao kết từ xa và hợp đồng theo mẫu là hai loại hợp đồng được sử dụng nhiềutrong giao dịch thương mại điện tử Theo định nghĩa tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì: “Hợp đồnggiao kết từ xa là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.”
Nhìn qua thì tưởng chừng giao dịch thương mại điện tử và hợp đồng giao kết từ
xa có cùng nội hàm nhưng bản chất nó lại có những điểm chung và những điểm khácbiệt Hợp đồng giao kết từ xa chỉ là hình thức giao kết hợp đồng thông qua phương tiệnđiện tử, còn tất cả các công đoạn còn lại như giao hàng, thanh toán,… vẫn là trực tiếp.Còn giao dịch thương mại điện tử thì không chỉ lúc ký kết mà còn có thể bao gồm cảgiai đoạn thanh toán, giao hàng,… đều thông qua phương tiện điện tử Tuy nhiên, đốivới giao dịch thương mại điện tử thì cũng có thể chỉ có lúc giao kết đặt hàng là bằngphương tiện điện tử, còn tất cả công đoạn còn lại vẫn bằng hình thức truyền thống làtrực tiếp
Thông thường, các doanh nghiệp thường đưa ra một hợp đồng mẫu trên cácwebsite để giao dịch với người tiêu dùng Vậy hợp đồng theo mẫu là gì? Khoản 5, Điều
3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Hợp đồng theo mẫu làhợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch vớingười tiêu dùng.”
Bên cạnh đó, còn có một khái niệm cũng mang hơi hướng của việc áp đặt từngười bán hàng lên người tiêu dùng đó là các điều kiện giao dịch chung Khái niệmđiều kiện giao dịch chung được quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng
1.2.1.2 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định của pháp luật hiện nay, nếu một website thương mại điện tử cóchức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đượcgiới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điềukhoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân,
tổ chức, cá nhân bán hàng theo quy định Bởi vì, một thông báo bằng chứng từ điện tử
về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề
Trang 21nghị giao kết hợp đồng Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợpđồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trườnghợp nhận được trả lời chấp nhận [3, Điều 15]
Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năngđặt hàng trực tuyến được coi là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hànghóa hoặc dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó
Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửađổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến đểgửi đề nghị giao kết hợp đồng Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điềukiện sau:
“1 Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
b) Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toánđược khách hàng lựa chọn
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tincủa khách hàng và hiển thị được về sau
2.Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghịgiao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
3 Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọnhủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.”
Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng:
1.Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải đượcthực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệthống thông tin của khách hàng
2.Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng, thương nhân, tổchức, cá nhân bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
a) Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giácủa từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
b) Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khicần thiết
Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đềnghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì
đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực Việc trả lời chấp nhậnsau thời hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân,
tổ chức, cá nhân bán hàng
Trang 22Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trảlời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghịgiao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì
đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực Thời điểmgiao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mạiđiện tử là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhânbán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
1.2.2 Các quyền cơ bản của người tiêu dùng
1.2.2.1 Các quyền cơ bản của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam
Nhằm ghi nhận các quyền của người tiêu dùng theo hướng dẫn của Liên hợpquốc, cũng như việc ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của ngườitiêu dùng, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 của Việt Nam đã quy định
rõ ràng 8 (tám) quyền của người tiêu dùng tại Điều 8, bao gồm: [19, Điều 8]
Đầu tiên, là quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp Quyền được an toàn rất quan trọng trongviệc đảm bảo cho một cuộc sống an toàn và chắc chắn Nếu không có các biện pháp,quy định tiêu chuẩn, NTD sẽ bị thiệt hại nhiều nhất về mặt an toàn Quyền được an toàn
có nghĩa là quyền được bảo vệ khỏi các sản phẩm, các quy trình sản xuất và dịch vụ cóthể gây nguy hại cho sức khỏe và cuộc sống Quyền này liên quan đến các chính sáchcủa chính phủ nhằm thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn sản phẩm, và theo
đó, các cơ sở vật chất công cộng nhằm kiểm tra, giám định về chất lượng và an toàn sảnphẩm
Thứ hai, là quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch vàthông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng NTD phải có quyền được thông tin về chất lượng, số lượng, hiệu lực, độ tinhkhiết, tiêu chuẩn và giá cả của hàng hoá, dịch vụ, để có thể đưa ra các quyết định đúngđắn và tự bảo vệ bản thân họ khỏi các hành vi lạm dụng Bên cạnh đó, NTD còn phải cóquyền tiếp cận các thông tin liên quan đến các vấn đề công cộng, vốn do chính phủ vàcác cơ quan chức năng giải quyết Quyền này không những liên quan đến việc cácchính phủ nên công bố và phổ biến rộng rãi nội dung của các chính sách bảo vệ NTD,các cơ chế giải quyết khiếu nại và chế tài có thể được áp dụng, mà còn liên quan đếncác chính sách về yêu cầu bắt buộc dán nhãn mác hàng hoá dịch vụ và đưa ra các cảnh
Trang 23báo cũng như thông tin cần thiết cho NTD về các điều kiện trao đổi, mua bán,bảo hành, tín dụng, sử dụng hay bảo quản sản phẩm.
Thứ ba, là quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặckhông tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổchức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Quyền được chọn lựa liên quan đến vấn đềchọn lựa giữa các khả năng khác nhau
Quyền được chọn lựa có thể coi là một sự đảm bảo, khi có thể, về tính sẵn có, khảnăng và khả năng tiếp cận một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau ởmức giá cạnh tranh Quyền này liên quan đến các chính sách của chính phủ nhằm hạnchế các hành vi hạn chế cạnh tranh, các loại hợp đồng không công bằng, điều chỉnh cáchoạt động quảng cáo và khuyến mại,…
Quyền thứ tư, của NTD là được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thứcgiao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Như đã phân tích ở trên, NTD là một nhân tố cốt lõi trong sự phát triển của các
cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ Lợi nhuận được tạo ra từ niềm tin
và sự yêu thích của NTD đối với cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh Vì vậy, NTD cóquyền được đóng góp ý kiến với họ về các tiêu chí khác nhau liên quan đến loại hìnhhàng hoá, dịch vụ mà cá nhân, tổ chức kinh doanh
Thứ năm, là quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp luật được tạo nên để điều chỉnh các quan hệ xã hội, để bảo vệ quyền lợi củangười dân Vì vậy, pháp luật muốn đi vào lòng người, muốn được thực hiện một cách tựnguyện thì phải lắng nghe ý kiến từ phía người dân NTD có quyền được vận động ủng
hộ cho các quyền lợi của NTD với mục tiêu khiến cho các quyền lợi đó được xem xétmột cách toàn diện và được đồng tình trong quá trình xây dựng và thực hiện các chínhsách kinh tế hay các chính sách khác có ảnh hưởng tới NTD
Thứ sáu, là quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ
không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng,giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công
bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết
Thứ bảy, là quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội
khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan
Trang 24Hai loại quyền này về cơ bản liên quan đến việc các chính phủ xây dựng vàthông qua các quy định pháp lý, hành chính cũng như các cơ chế thực thi để tạo điềukiện cho NTD có thể khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và được bồi thường thiệt hại thôngqua các thủ tục chính thức cũng như không chính thức một cách nhanh chóng, côngbằng, với ít chi phí và có thể được tiếp cận dễ dàng thuận tiện bởi NTD khắp nơi.
Quyền thứ tám, của NTD là được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ
Quyền này là một tên gọi khác của quyền được giáo dục tiêu dùng – quy địnhtrong Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên Hợp Quốc NTD có quyền cóđược các kiến thức và thông tin cần thiết để có thể là một NTD có hiểu biết Nhữngngười có học rất dễ nhận thức về các quyền của họ cũng như hành động để tác động vàocác nhân tố có ảnh hưởng tới các quyết định của NTD Nói như vậy không có nghĩa lànhững người không có học hoàn toàn không hề hay biết gì nhưng rõ ràng là họ ở thế bấtlợi hơn, vì họ không thể tự đọc, viết một cách thuận lợi được
Các quyền của NTD được quy định trong pháp luật Việt Nam đã khá đầy đủ sovới các quyền được quy định trong Bản hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NTD.Tuy nhiên, các quy định của Việt Nam còn ít hơn 2 quyền, bao gồm có:
- Quyền được thoả mãn nhu cầu cơ bản Các nhu cầu cơ bản của quần chúng nhândân của bất cứ một quốc gia nào (NTD) xuất phát từ vấn đề tồn tại hay sống một cáchđường hoàng Tại các quốc gia nghèo hay các nền kinh tế đang phát triển, các nhu cầu
cơ bản nói chung bao gồm lương thực, quần áo và nhà cửa Tuy nhiên, có 3 nhu cầukhác rất thiết yếu để đảm bảo cuộc sống đàng hoàng cho con người, đó là dịch vụ y tế,nước sạch và vệ sinh, và giáo dục Thêm 2 nhu cầu khác, cũng có thể liệt vào dạng nhucầu cơ bản, vì nếu thiếu chúng thì khó mà có thể đảm bảo được các nhu cầu cơ bản nóitrên, đó là năng lượng và phương tiện vận chuyển, đi lại.Vậy có thể nói, có tất cả hailoại ―hàng hoá và sáu ―dịch vụ được coi là nhu cầu cơ bản của con người (NTD)
- Quyền này liên quan đến các chính sách của chính phủ nhằm đảm bảo các kênhlưu thông phân phối hàng hoá và dịch vụ hiệu quả đến NTD, cũng như cho phép lưu trữhàng hoá, nhu yếu phẩm tại các khu vực nông thôn
- Quyền được bảo vệ thông tin cá nhân Tuy pháp luật Việt Nam không quy địnhviệc thông tin cá nhân phải được bảo vệ thành quyền nhưng đã dành hẳn một điều luật(Điều 6 Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010) để quy định về vấn đề này
Vì giao dịch thương mại điện tử có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như đối vớicác giao dịch khác nên người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng có đầy
đủ các quyền như trong quy định trên Quy định cụ thể hơn trong hoạt động thương mạiđiện tử, Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 về
Trang 25thương mại điện tử, nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng trong hoạt động thương mại điện tử được quy định như sau:
- Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên websitecung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;
- Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùngdịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trênwebsite này cung cấp;
- Trường hợp người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mìnhtrên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mạiđiện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấpthông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.2.3 Trách nhệm quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng :
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc về các
cơ quan sau: Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ, cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp
Đầu tiên, là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
Thứ hai, trách nhiệm của Bộ Công Thương [19, Điều 48]
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách,pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, tổ chứchòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêudùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền
- Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: [19, Điều 49]
Thứ ba