1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh bê tông phú tài

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG PHÚ TÀI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÌNH ĐỊNH – 2024 Sinh vi

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

TNHH BÊ TÔNG PHÚ TÀI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÌNH ĐỊNH – 2024

Sinh viên thực hiện : Trần Minh Khải

Cơ sở thực tập : Công ty TNHH Bê tông Phú

Tài

Thành phố Qui Nhơn, Bình ĐịnhGiảng viên hướng dẫn : Ths Đặng Nguyên Bảo

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, các doanhnghiệp đang đứng trước một vận hội lớn nhưng đồng thời phải đối mặt với môi trườngcạnh tranh khốc liệt Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt về mọi mặtcũng như phát huy tối đa vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của nước ta.Nhưng để phát huy được tốt vai trò ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiếnlược kinh doanh tốt nhằm đảm bảo hợp lý các yếu tố về vốn, chi phí, doanh thu…nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất không chỉ cho doanh nghiệp mà là cho toàn xã hội

Để làm được điều này đòi hỏi phải có những nhìn nhận chính xác về tình hình củadoanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mình

Nhằm nắm bắt thực tiễn, có cái nhìn khái quát về hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp và có thể thực hành những kiến thức đã học em đã lựa chọn Công tyTNHH Bê tông Phú Tài là nơi để thực tập tốt nghiệp cũng như phục vụ cho quá trìnhhọc và tích lũy kinh nghiệp cho sau này và em quyết định lựa chọn đề tài “ Phân tíchtình hình tài chính tại Công ty TNHH Bê tông Phú Tài” làm báo cáo thực tập tốtnghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Một là hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp

Hai là phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bê tông Phú Tài Qua đó,đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề xuấtmột số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Bê tông PhúTài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Bê tông PhúTài

Về không gian: Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

Về thời gian: Giai đoạn 2021-2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo tàichính, thu thập số liệu từ Công ty, tài liệu sách báo để phân tích tình hình tài chính Từ 

đó nhận ra điểm yếu tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cải thiện

Trang 6

5 Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của Công ty

Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

Quy Nhơn, ngày 19 tháng 2 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trần Minh Khải

Trang 7

CHƯƠNG 1

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANHNGHIỆP

1.1 Khái niệm về phân tích tài chính

1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh Các nhà quản lý

sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiết phảiđược can thiệp Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mìnhđang được quản lý như thế nào Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư Còn người cho vay và nhà cung ứng thường xuyên kiểm tra báo cáo tàichính để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ đang giao dịch

Thông tư 75/2015/TT – BTC ngày 18 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ tàichính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanhnghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

( Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa ( 2022), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

1.1.2 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thôngtin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnhtài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoàidoanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các

cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảohiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế Đặc biệt, đốivới các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp nhữngthông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư làmột vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư 

có hiệu quả nhất

( Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa (2022),Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

Trang 8

1.1.3 Nội dung báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và có ýnghĩa thiết thực đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt đối với các doanhnghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Nội dung cơ bản khi tiến hành phântích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tàichính và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanhnghiệp

1.1.4 Phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính

Việc phân tích riêng trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bảnsau đây:

- Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy môcủa từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối

- So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy

rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính

- Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánhgiá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính Trên

cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững

1.1.5 Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính

Việc phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính nhằm rút ra các kết luận

về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết Phân tích mối liên

hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một nội dung căn bảncủa phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tàichính cỉa doanh nghiệp Nội dung bao gồm những vấn đề sau đây:

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp

- Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích giá trị doanh nghiệp

Trang 9

1.2 Nội dung phân tích tình hình tài chính

1.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán chủyếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại làkết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của một doanh nghiệp tại một thời điểmnhất định Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tàichính của doanhnghiệp tại thời điểm lập báo cáo Vì vậy, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đượcnhiều đối tượng quan tâm Mỗi đối tượng quan tâm với một mục đích khác nhau Vìthế, việc nhìn nhận, phân tích bảng cân đối kế toán đối với mỗi đối tượng cũng cónhững nét riêng Tuy nhiên, để đưa ra quyết định hợp lý, phù hợp với mục đích củamình, các đối tượng cần xem xét tất cả những gì có thể thông qua bảng cân đối kế toán

để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo Bảng cân đối kế toán được kếtcấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và được sắp xếp theo trật tự phù hợp với yêu cầu quản lý Để làm được việc đó, khi phân tích bảng cân đối kế toáncần xem xét, xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sảnthông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối củatổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản Qua đó thấy được sự biếnđộng về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

- Thứ hai: Xem xét sự hợp lý cơ cấu vốn (vốn được phẩn bổ cho từng loại), ảnhhưởng của cơ cấu vốn tác động nhanh đến quá trình kinh doanh Thông qua việc xácđịnh tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từngloại giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn Kết hợp với việcxem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinhdoanh đạt được trong kỳ Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân

bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp

- Thứ ba: Khái quát xác định mức độ đối lập về mặt tài chính của doanh nghiệpqua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫntương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồnvốn trong tổng nguồn vốn Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xuhướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanhnghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại

- Thứ tư: Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trênbảng cân đối kế toán Cụ thể là nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) = Tiền đầu tư tàichính ngắn 6 hạn, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, chi phí sự nghiệp + Tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Trang 10

- Thứ năm: Xem xét trong năm doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư nàovào mua sắm được tài sản, doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay phát triển thông quaviệc phân tích tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm.

(Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa (2022), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

1.2.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình

và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụcủa doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán Thông qua các chỉ tiêu trênbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hànghóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanhsau một kỳ kế toán Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tìnhhình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các khoảnthuế và các khoản phải nộp khác Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đểđánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau

Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác định cácvấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ nàyvới kỳ trước So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với

kỳ trước Điều này sẽ có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét những nguyên nhân ảnhhưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu

- Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng cáckhoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức

độ sử dụng chi phí gồm:

+ Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

+ Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

+ Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh như: tổngdoanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế cầntính toán và phân tích các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần

+ Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên việc xác định tỷ lệ từng chỉtiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần Có nghĩa là

Trang 11

tổng doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu khác trên báocáo kết quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó.

(Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa (2022), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

1.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính

Việc phân tích hệ số giúp ta thấy được điều kiện tài chính chung của một công

ty Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tư xác định liệu một công ty có đangtrong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăn tốtkhông khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh Các nhà đầu tư nhìnvào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trưởng của một công ty Như vậy, các

hệ số tài chính tồi thường dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khi các hệ số tốtluôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công ty với chi phí rẻ hơn.Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác đình xem có thể cho một công ty hưởngmức tín dụng là bao nhiêu

Các chủ nợ thường lo ngại khi một công ty không có đủ thu nhập để thanh toáncác khoản trả lãi định kỳ tính trên nợ hiện hành Các chủ nợ cũng lo ngại về các công

ty mắc nợ trầm trọng, vì xu hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh có thể dẫnđến tình trạng mất khả năng thanh toán Các nhà phân tích thường giám sát các hệ sốtài chính khác nhau của nhiều công ty mà họ quan tâm bằng cách sử dụng một bảng hệ

số Bằng việc phân tích này, họ có thể tìm ra các điểm mạnh và yếu trong các công tykhác nhau

Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinhdoanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có,

và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán Mục đích là xem tình trạng tàichính và hoạt động của một công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nóichung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh Khicác hệ số này thụt xuống dưới các chuẩn mực nhất định, nhà quản lý có trách nhiệmphải khôi phục lại sự kiểm soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh

Mỗi hệ số là một biểu thức toán học đơn giản thể hiện mối quan hệ của mộtmục này so với mục khác Các hệ số có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau

Để tính được một hệ số có giá trị, giữa các mục phải có một mối quan hệ đáng kể Mỗi

hệ số liên quan đến một mối quan hệ, song muốn giải thích đầy đủ hệ số đó cần phảixem xét thêm các thông tin khác Sử dụng các hệ số là công cụ giúp cho việc phân tích

và diễn giải, song 8 chúng không thể thay thế cho việc suy luận hợp logic Các hệ sốthường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là:

- Các hệ số nợ

- Các hệ số về khả năng thanh toán

Trang 12

- Các hệ số hoạt động

- Các hệ số về khả năng sinh lời

(Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa (2022), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

1.2.3.1 Các chỉ số về quản trị nợ

a Tỷ số nợ

Tỷ số này xác định trong một đồng doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêuphần là nợ vay Tỷ số này là tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủdoanh nghiệp đối với các chủ nợ và giúp cho người đọc báo cáo tài chính đánh giá rủi

ro một doanh nghiệp không trả đươc nợ khi đáo hạn

Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản

b Tỷ suất tự tài trợ

Hệ số tự trài trợ được hiểu chính là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm vềmặt tài chính và mức độ độc lập tài chính doanh nghiệp Chỉ tiêu hệ số tự tài trợ nàycho biết trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần

Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng số nguồn vốn

c Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thườngxuyên, ổn định và lâu dài trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốnthường xuyên của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên này cho biết so với tổng nguồn vốn của doanhnghiệp, nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên / Tổng nguồn vốnTrong đó:

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn(Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa (2022), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

1.2.3.2 Các hệ số về khả năng thanh toán

Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán củamột công ty Hai hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của

Trang 13

một công ty bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên nợ và hệ sốkhả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit.

a Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối tương quan giữa tài sản lưu động

và các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại không phản ánh được tính linh hoạt của mộtdoanh nghiệp Hiển nhiên là một công ty có dự trữ tiền mặt lớn và các chứng khoánkhả mại sẽ có khả năng thanh toán lớn hơn một công ty có mức hàng tồn kho lớn Một

hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề cơ cấu tài sản có thể loại bỏ đượcnhững thành tố kém tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động chính là hệ số khảnăng thanh toán nhanh

a Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng trong kho và tập trung vàonhững tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, hệ số khả năng thanh toán nhanh đượcthiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty trong trường hợpdoanh số bán tụt xuống một cách bất lợi

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng dự trữ/ Nợ ngắn hạn

c Chỉ số tiền mặt 

Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tươngđương tiền (ví dụ chứng khoán khả mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn Nói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạnthì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả

Chỉ số thanh toán tiền mặt = (Tiền mặt+Các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn(Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa (2022), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

1.2.3.3 Các tỷ số hoạt động

a Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt của doanh nghiệp

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/Các khoản phải thu ngắn hạn

b Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ

Trang 14

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho

c Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phảithu

Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu ngắn hạn / Doanh thu thuần) x 365

a Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu

Tỉ suất lợi nhuận gộp mang đến các phản ánh về lợi nhuận gộp được xác định.Lợi nhuận này chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu kiếm được trong hoạt độngcủa doanh nghiệp

Tỷ suất lãi gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

b Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS thể hiện trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ cómấy đồng lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

c Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

ROA cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêuđồng lợi nhuận được mang lại Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra

từ số tài sản trong doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

d Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và nó được nhà đầu tư đặcbiệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp, bởi vì tỷ số này chobiết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

e Tỷ suất sinh lợi cơ bản của tài sản (BEPR)

Trang 15

BEPR cho biết cứ 100 đồng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang vềmấy đồng lơi nhuận trước thuế và lãi vay.

Tỷ suất sinh lợi cơ bản của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản(Nguồn: TS Phan Trọng Nghĩa (2022), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính

1.3.2 Nhân tố chủ quan

Là các nhân tố chủ quan, các nhân tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp baogồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chứcquản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự dúng dẫn của các mục tiêukinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu

+ Sức mạnh về tài chính: thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản

lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh Sức mạnh tài chính thể hiện ở khảnăng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp

+ Tiềm năng về con người: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đápứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũcán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyênmôn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai tháccác cơ hội kinh doanh

+ Tiềm lực vô hình : là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thịtrường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và

ra quyết định mua

1.3.3 Nhân tố khách quan

Là các nhân tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tácđộng liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khácnhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Hoạt động kinh 12 doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xuhướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Chính trị và luật pháp:

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hìnhthành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Ổn địnhchính trị là tiền để quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thểgây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển củadoanh nghiệp khác Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi

Trang 16

pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tìnhtrạng gian lận, buôn lậu Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc giacho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinhdoanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu cácyếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp thamgia vào thị trường.

Kinh tế:

Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, ngànhhàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành hàng khác Các nhân tố ảnh hưởngđến tài chính doanh nghiệp, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển củacác ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm:

+ Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởngcác cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng ưuthế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn

+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ,tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư

+ Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí vai trò và xu hướng pháttriển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanhnghiệp

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh

tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanhnghiệp

Đối thủ cạnh tranh:

Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặckinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đếndoanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới vó khả năng tồn tại ngược lại

sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường, Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạtđộng của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôntrong tình trạng bị đẩy lùi

Trang 17

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG

PHÚ TÀI2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1 Tên, địa chỉ của Công ty

- Tên Công ty: Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

- Tên quốc tế; Phu Tai Concrete Company Limited

- Địa chỉ: Lô D1- KCN Phú Tài – P Trần Quang Diệu- TP Qui Nhơn- TỉnhBình Định

+ Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ( mua bán các loại vậtliệu xây dựng )

+ Xây nhà các loại ( Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp )

+ Xây dựng công trình đường bộ

+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (Xây dựng công trình thủy lợi,thủy điện, công trình kỹ thuật hạ tầng)

2.1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc thời gian quan trọng

Công ty TNHH Bê tông Phú Tài (BCC) được thành lập theo Quyêt định296/QĐ-CPBÐ ngày 15/12/2008 của Chủ tịch HĐỌT Công ty CP Constrexim BìnhĐịnh trên cơ sở tổ chúc lại Xi nghiệp Bê tông thương phẩm và mở rộng quy mô, lĩnhvực hoạt động của đơn vị Từ khi thành lập và đi vào hoat động đên nay, BCC đã cónhững cố gắng không ngừng cho sự phát triển thương hiệu của Công ty, tự tin vươnlên trở thành đơn vị sản xuất bê tông tươi hàng đầu và là mnột nhà thâu chuyên nghiệptrong linh vực thi công các công trình dân dụng công nghiệp, đường bộ và các côngtrình kỹ thuật dân dụng khác

Trang 18

2.1.1.3 Quy mô hiện tại của Công ty

Bảng 2.1: Bảng giá trị tài sản năm 2022

( ĐVT: Triệu đồng)

Tài sản ngắn hạn 62.827 Nợ phải trả 69.050Tài sản dài hạn 16.517 Vốn chủ sở hữu 10.294

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Tổng tài sản năm 2022 của Công ty là 79.344 triệu đồng, trong đó tài sản ngắnhạn là 62.827 triệu đồng (chiếm 79,18% tổng tài sản) và tài sản dài hạn là 16.517(chiếm 20,82% tổng tài sản) Còn tổng nguồn vốn là 79.344, trong đó nợ phải trả là69.050 triệu đồng (chiếm 87,02% tổng nguồn vốn) và vốn chủ sở hữu là 10.294 triệuđồng (chiếm 12,98% tổng nguồn vốn)

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

2.1.2.1 Chức năng của Công ty

-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch được giao Chịu trách nhiệm trước Xínghiệp Bê tông về kết quả hoạt động của mình

Nhận và sử dụng hiệu quả vốn,tài sản do Tổng công ty cấp và vốn của cổ đôngnhằm thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Đảm bảo lợi nhuận cho đơn vị, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký

Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Đăng ký thuế, kêkhai thuế và nộp thuế Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước

Có trách nhiệm và đảm bảo chất lượng của sản phẩm mình chế tạo ra Luôn giữchữ tín với khách hàng

Quản lý đội ngũ cán bộ, tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động Nâng caotrình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho công nhân viên Phân phối thu nhập hợp lý,chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho toàn cán bộ, công nhân viên

Trang 19

Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội.Không ngừng tìm kiếm sản phẩm mới, mẫu mã mới và thị trường mới

Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật

 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp

(Nguồn: Phòng Nhân sự) 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Đứng đầu là ban Giám đốc gồm có:

+ Giám đốc: Là người do Tập đoàn Phú Tài ủy quyền điều hành toàn bộ hoạtđộng của Công ty

+ Phó giám đốc: Là người hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc, đóng góp những ý kiếncho các quyết định quan trọng trong việc điều hành Công ty Ngoài ra Phó Giám đốccòn là người có thể thay mặt cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty cũngnhư giải quyết một số vấn đề khi Giám đốc đi vắng

+P Kế toán - Kinh doanh bao gồm:

* Bộ phận Thị trường: chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu, phân tích vàhiểu biết thị trường mục tiêu, cũng như phát triển và triển khai các chiến lược tiếp thị

để tối ưu hóa doanh số bán hàng và nhận diện thương hiệu

P Kế hoạch- Kỹ thuật

BP Trạm trộn

BP Quản lý chất lượng

Đội cơ giới

BP Điều hành xe

BP Sửa chữa

P Hành Nhân sự

chính-BP Vệ Môi trường

sinh-BP.Y tế

P Giám đốc P Giám đốc

Trang 20

*Bộ phận chăm sóc khách hàng: đảm bảo sự hài lòng và trải nghiệm củakhách hàng Hỗ trợ khách hàng khi họ gặp vấn đề hay không hài lòng với sản phẩmhoặc dịch vụ, bao gồm tiếp nhận, xử lý khiếu nại và tìm giải pháp khắc phục.

+P Kế hoạch – Kỹ thuật bao gồm:

*Bộ phận trạm trộn: Chức năng chính của trạm trộn bê tông là sản xuất

bê tông theo các tỷ lệ và công thức cụ thể để đảm bảo chất lượng và độ bền của vậtliệu xây dựng Bê tông được trộn đều từ cát, sỏi, xi măng và nước, cùng với các phụgia khác nếu cần

*Bộ phận quản lý chất lượng: Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dựatrên yêu cầu của khách hàng và các quy định của ngành, để tất cả sản phẩm hoặc dịch

vụ đều đáp ứng hoặc vượt qua tiêu chuẩn này Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánhgiá sản phẩm hoặc dịch vụ ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất hoặcthực hiện dịch vụ để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng

+Đội cơ giới bao gồm:

*Bộ phận điều hành xe: Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý lịch trình và

kế hoạch vận hành của các phương tiện, bao gồm quản lý lịch trình di chuyển, lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng phương tiện.Theo dõi vận hành thực tế của các phương tiện, bao gồm việc theo dõi tình trạng củađộng cơ, tiêu thụ nhiên liệu, tình trạng lốp xe, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đếnhiệu suất hoạt động của xe

*Bộ phận sửa chữa: phụ trách chẩn đoán các sự cố kỹ thuật trên cácphương tiện và thực hiện các biện pháp bảo dưỡng định kỳ để duy trì hoạt động hiệuquả của xe Tthực hiện các biện pháp sửa chữa cần thiết để khắc phục các sự cố kỹthuật, bảo dưỡng định kỳ để giữ cho phương tiện hoạt động một cách an toàn và hiệuquả Bộ phận này cũng thường thực hiện các công việc nâng cấp hoặc thay thế các linhkiện hoặc bộ phận trên phương tiện để nâng cao hiệu suất hoặc thay thế các phần bịhỏng

+P Hành chính – Nhân sự bao gồm:

*Bộ phận Vệ sinh – Môi trường: Là bộ phận xây dựng, tổ chức bộ máynhân sự của Công ty sao cho hợp lý, giúp Giám đốc trong việc tuyển chọn, bố trí côngviệc phù hợp với năng lực của từng người, tìm giải pháp tham mưu cho Giám đốc vềquy hoạch đào tạo cán bộ quản lý và kỹ thuật, thực hiện và quản lý đến chính sách tiềnlương, tiền thưởng cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Ngoài ra bộ phận

Tổ chức - Hành chính còn thực hiện các công việc hành chính, quản trị, văn thư, đánhmáy, tiếp tân,

Trang 21

 2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

Qua số liệu được thể hiện thông qua bảng 2.2 về khái quát kết quả sản xuất kinhdoanh của Công ty TNHH Bê tông Phú Tài giai đoạn 2021-2023, ta thấy tình hình hoạtđộng của Công ty trong ba năm qua có nhiều biến động lúc tăng lúc giảm được thểhiện cụ thể như sau:

Doanh thu thuần tăng qua các năm, năm 2022 tăng 27.984 triệu đồng tương ứngmức tăng 23% so với năm 2021 Năm 2023 tăng khoảng 9.640 triệu đồng tương ứngmức tăng 8,05% so với năm 2022 Sự biến động của tỷ số này có xu hướng thay đổitheo từng năm do doanh thu chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, đểtìm ra nguyên nhân thì cần nghiên cứu sâu hơn ở phần phân tích kết quả hoạt độngkinh doanh

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty giai đoạn 2021-2023

( ĐVT: Triệu đồng)Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023Doanh thu thuần Triệu đồng 91.820 119.804 129.444Lợi nhuận sau thuế TNDN Triệu đồng 2.993 829 1.785

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2021, 2022, 2023)

Lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự biến động mạnh qua từng năm , có xuhướng giảm mạnh năm 2022 và tăng trở lại ở năm 2023 Cụ thể, năm 2022 giảm 2.164triệu đồng tương ứng giảm 72,3 % so với năm 2021 Cho đến năm 2021 lợi nhuận tăngtrở lại 956 triệu đồng tương ướng 115,3% so với năm 2022

Tỷ số ROS có dấu hiệu giảm mạnh ở năm 2022 và có xu hướng tăng vào năm

2023 Năm 2021 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 3,26% LNST, thế nhưng năm 2022

1 đồng doanh thu thuần chỉ có 0,69% LNST và năm 2023 tăng nhẹ trở lại ở mức1,38% Sự biến động của tỷ số này đang có xu hướng thay đổi tăng, giảm mạnh đãphản ánh sự biến động về hiệu quả hay chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sảnphẩm của Công ty

Tỷ số ROA cũng có những biến động như sau, năm 2021 thì 1 đồng tạo ra4,04% LNST, qua năm 2022 thì giảm mạnh xuống 0,98% LNST, đến năm 2023 thì

Trang 22

tăng trở lại 2,25% LNST Tỷ số này giảm mạnh, tăng nhẹ qua 3 năm cho thấy Công tychưa có chính sách quản lý và sử dụng chưa hiệu quả tài sản của mình.

Tỷ số ROE trong năm 2021 thì 1 đồng VCSH tạo ra 19,01% LNST, thế nhưngqua năm 2022 thì giảm mạnh xuống chỉ còn 4,95% LNST, năm 2023 thì tăng trở lại17,33% LNST Các tỷ số này đang ở mức cao so với trung bình ngành đem lại lợinhuận cho Công ty vì thế có thể nói sự nghiệp của phần lớn các nhà quản trị cấp caothăng trầm theo sự lên xuống của ROE ở Công ty của họ

Tỷ số BEPR, qua các năm có xu hướng giảm Năm 2021 ứng với 1 đồng tài sản

bỏ ra thu được 5% LNTT và lãi vay, năm 2022 chỉ thu được 1,29% LNTT và lãi vay,năm 2022 thì tăng nhẹ ở mức 3% LNTT và lãi vay Ta thấy các tỷ số này dương vàmặc dù ở mức thấp nhưng doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi

Nhìn tổng quan vào những chỉ số trên ta thấy trong giai đoạn 2021-2023 nhiềubiến động như tác động tiêu cực của tình hình chính trị trên thế giới , nền kinh tế đangphục hồi, lãi suất ngân hàng tăng cao làm ảnh hưởng đến giá bán không cao, thị trườngtiêu thụ hàng hóa cũng gặp khó khăn,… khiến lợi nhuận tạo ra tuy không cao nhưngcho thấy Công ty trong giai đoạn khó khan vẫn có tín hiệu phát triển đáng mừng và ghinhân Qua đó Công ty cần phát huy và có thêm những chính sách hiệu quả hơn để khắcphục những khó khăn bị ảnh hưởng do tình hình kinh tế thế giới đê có thể giảm vàquản lý tốt chi phí, tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận nhiều hơn nữa trong thờigian tới Từ đó tạo động lực cho người lao động, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vàngười tiêu dùng

2.2 Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bê tông Phú Tài

 2.2.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bị tác động bởinhiều yếu tố chủ quan và khách quan Vì thế, tình hình tài chính của Công ty cũng bịthay đổi trước những biến động của thị trường Sự biến động của tình hình tài chínhtrong từng giai đoạn được mô tả qua bảng cân đối kế toán Sự tăng giảm của các khoảnmục trong bảng cân đối kế toán tuy chưa nói lên tình hình tài chính tốt hay xấu nhưngthông qua các chỉtiêu trong bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được sự biến động củatài sản và nguồn vốn của Công ty trong từng thời kì hoạt động

2.2.1.1 Phân tích khái quát về tài sản

Trong 3 năm 2021-2023 tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng giảm nhẹ.Năm 2022 tổng tài sản tăng 13,81% so với năm 2021 Năm 2023 tổng tài sản của Công

ty là 79.345 triệu đồng giảm 5,82% so với tổng tài sản năm 2022 Sự tăng giảm trong

cơ cấu tổng tài sản của Xí nghiệp trong các năm 2021-2023 là do sự thay đổi của cácyếu tố ở bảng dưới:

Trang 23

- Về tài sản ngắn hạn:

(ĐVT: Triệu đồng)

Tài sản Năm2021 Năm2022 Năm2023

Tăng giảm Thay đổi cơ cấu2022/ 

2021(%)

2023/ 

2022(%)

2021(%)

2022(%)

2023(%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Các khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ nhất chiếm tỷ trọng từ 67-72,84% trong 3 năm qua, trong tài sản ngắn hạn của Công ty Các khoản phải thunăm 2022 tăng 0,37% so với năm 2021 Năm 2022 chỉ số này tăng sở dĩ có sự biếnđộng tăng trong doanh thu so với năm 2021 và Công ty đã có những thay đổi chínhsách, chiến lược kinh doanh mới Tuy nhiên, chính sách bán chịu còn yếu nên dẫn đếnviệc tăng chỉ số này Điều này chứng tỏ tình hình thu nợ của Công ty thực hiện cònyếu, có khả năng bị chiếm dụng vốn những không nhiều, có rủi ro về tốc độ luânchuyển vốn… Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng thứ 2trong tài sản ngắn hạn Năm 2022 và năm 2021 hầu như không có chênh lệch, điều này

là có thể hiểu được tại vì tình hình kinh tế thế giới suy giảm dẫn đến việc nên giữ tiềntrong doanh nghiệp để đề phòng, nếu đem đi đầu tư thì sẽ có rất nhiều rủi ro Hàng tồnkho là khoản mục chiếm tỷ trọng thứ ba trong tài sản ngắn hạn Năm 2022 chỉ số này

Trang 24

tăng rất mạnh 1079% so với năm 2021 và giảm 91,65% so với năm 2023 Cho thấy ở năm 2022 Công ty gặp khó khăn trong việc bán hàng, và nhiều vấn đề về quản lý hàngtồn kho.

Tài sản ngắn hạn khác là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp trong tài sản ngắn hạn

và có xu hướng giảm ở năm 2022 và tăng ở năm 2023 Năm 2022 chỉ tiêu này giảm12,2% so với năm 2021 và tăng 40,66% ở năm 2023 đạt 785 triệu đồng Nguyên nhân

là do hàng năm Công ty phải chi một khoản chi phí trả trước ngắn hạn Năm 2022 lànăm Công ty giảm sản xuất nên chi phí trả trước ngắn hạn giảm, qua năm 2023 hoạtđộng sản xuất của Công ty có dấu hiệu tích cực nên chi phí trả trước ngắn hạn cũngtăng theo Nhìn chung, sự biến động của khoản mục này ảnh hưởng không đáng kể đến

sự thay đổi của tổng tài sản

Tóm lại, sự tăng lên của tài sản ngắn hạn trong năm 2022 là do sự tăng lên củacác chỉ tiêu như các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho Năm 2023 cũng tương tự nhưng tăng cũng không đáng kể

- Về tài sản dài hạn:

Năm 2021 tài sản dài hạn của Công ty là 21.126 triệu đồng Năm 2022 tài sảndài hạn của Công ty là 21.727 triệu đồng tăng 2,85% so với năm 2021 và năm 2023 là16.518 triệu đồng giảm 23,98% so với năm 2022 Trong đó:

Tài sản cố định hữu hình là chiếm tỷ trọng duy nhất trong tổng tài sản của Công

ty Tài sản cố định của Công ty có chiều hướng giảm vào cả 2 năm 2022, 2023.Nguyên nhân là do Công ty thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng vàCông ty giảm bớt đầu tư cho nhà xưởng và nâng cấp cở sở vật chất

Tóm lại, tài sản cố định chiếm tỷ lệ duy nhất trong tài sản dài hạn của Công tytrong các năm 2021-2023 Năm 2022 tài sản dài hạn tăng 2,85% nhưng đến năm 2023lại giảm xuống 23,98% trong tài sản hữu hình khoản mục chiếm giá trị duy nhất trongtài sản dài hạn và sự không thay đổi của các khoản đầu tư dài hạn làm cho tài sản dàihạn giảm 23,98% Như vậy, sự giảm xuống trong tổng tài sản của Công ty nguyênnhân là do sự giảm xuống trong tài sản lưu động

Trang 25

2.2 1.2 Phân tích khái quát về nguồn vốn

Trong 3 năm 2021-2023 tổng nguồn vốn của Công ty giảm qua các năm Thểhiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Bảng khái quát nguồn vốn của Công ty năm 2021-2023

(ĐVT: Triệu đồng)

Ngu n v nồ ố Năm

2021

Năm 2022

Năm 2023

Tăng gi mả T tr ng ỷ ọ

2022 / 2021 (%)

2023 /202

2 (%)

202 1 (%)

202 2 (%)

202 3 (%)

Nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ cao trong tông nguồn vốn của Công ty

và có xu hướng giảm trong năm 2022 và tăng trong năm 2023 Nợ ngắn hạn năm 2021

là 50.409 triệu đồng chiếm 68,10% Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty năm

2021 Năm 2022 chỉ tiêu này giảm 62,25% so với năm 2021 nguyên nhân là do Công

ty tăng sản xuất vào năm 2022 nên Công ty đã vay nhiều nợ ngắn hạn để mua nguyênvật liệu và trả lương tăng ca cho người lao động Và vào năm 2023 nợ ngắn hạn tăng70,84% do trong năm 2023 các khoản phải trả người bán ngắn hạn của Công ty tăng10,07%

Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ thấp trong tổngnguồn vốn Nợ dài hạn trong 3 năm 2021-2023 lần lược chiếm tỷ trọng là 10,64%,17,45%, 16,19% trong cơ cấu tổng nguồn vốn Tuy nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏtrong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty nhưng đây là một nguồn vốn quan trọng đểđầu tư vào tài sản cố định của mình Năm 2022 do phải đầu tư để trang bị một dâychuyền sản xuất mới nên Công ty phải vay thêm 4.699 triệu đồng vì nguồn vốn củaCông ty không đủ và còn phải đầu tư cho sản xuất Đến năm 2023 do Công ty đầu tư 

Trang 26

vào tài sản cố định nên Công ty đã giảm bớt 12,65% để giảm lãi phải trả cho ngânhàng so với năm 2022.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt độngcủa Công ty Trong 3 năm 2021-2023 vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng vào năm

2022 và giảm mạnh ở năm 2023 cụ thể 15.742 triệu đồng năm 2021 và tăng lên 16.772triệu đồng và giảm mạnh xuống chỉ còn 10.295 triệu đồng vào năm 2023

Tóm lại, trong 3 năm 2021-2023 sự gia tăng trong nguồn vốn là do sự gia tăngtrong các khoản nợ phải trả của Công ty Trong các năm 2022 trong cơ cấu nợ phải trảcủa Công ty có sự thay đổi Nợ ngắn hạn của Công ty tăng vào năm 2022 và giảm nhẹvào năm 2022 Qua sự thay đổi giữa các chính sách của Công ty Công ty xác địnhnăm 2022 là năm tăng đầu tư cho cơ sở vật chất và năm 2023 là năm tăng hoạt độngsản xuất Như vậy, Công ty từ việc xác định thực tài chính và tình hình kinh doanh củaCông ty đã đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp vớimục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghềkinh doanh của đơn vị nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới

Như vậy, qua quá trình phân tích trên chứng tỏ mặc dù doanh nghiệp gặp mộtvài khó khăn những vẫn đang làm ăn có hiệu quả Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của Công ty trong kinh doanh ngàycàng giảm

 2.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu doanh thu, chi phí và của Công ty trong 3 năm đều tăng nhưng lợinhuận lại giảm vào năm 2022 và tăng trở lại vào năm 2023 Năm 2022 chỉ tiêu doanhthu của Công ty tăng 30,48% so với doanh thu của năm 2021 và chỉ tiêu chi phí củaCông ty tăng 14,52% so với chi phí của năm 2021 Điều đó chứng tỏ mặc dù cả 2 chỉtiêu đều tăng nhưng doanh thu tăng nhanh hơn chi phí cho thấy doanh nghiệp vẫn hoạtđộng hiệu quả ở năm 2022 nhờ sử dụng các hoạt động marketing hiệu quả , mở rộngthị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn chú trọngđến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra được uy tín đối với khách hàng Vàonăm 2023 cả 2 chỉ tiêu này đều tăng nhưng có sự chênh lệch rõ ràng Năm 2023 lợinhuận tăng 8,05% so với năm 2022 nhưng chi phí lại tăng lên đến 92,72% so với năm

2022, nguyên nhân là do sự tăng đột biên trong chi phí quản lý doanh nghiệp và chiphí thuế TNDN hiện hành, điều này cho thấy rằng công ty đang mở rộng thêm cơ sở sản xuất kinh doanh, thuê thêm nhân công để làm việc Bên cạnh đó Công ty chưa thựchiện các biện pháp giảm thuế phù hợp nên chi phí thuế TNDN tăng cao

Ngày đăng: 08/12/2024, 18:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w