Một số khái niệm về phân tích tài chính “Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thơng tin kế tốn và các thông tin khá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6
1.1 Một số khái niệm về phân tích tài chính 6
1.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.2.1. Ý nghĩa 7
1.2.2 Nhiệm vụ 8
1.3 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 9
1.4.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn 10
1.4.2 Phân tích khả năng thanh toán 10
1.4.3. Phân tích khả năng sinh lời: 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG THÁI SƠN 16
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Thái Sơn 16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16
2.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 16
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 17
2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2018-2020 18
2.2.1 Tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2018-2020 18
2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (tóm tắt) của Công ty từ 2018-2020 19
2.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tóm tắt) của Công ty từ 2018-2020 20
2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn: 21
2.2.2.1 Cơ cấu tài sản 21
2.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn 23
2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán 24
2.2.3.1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 24
2.2.3.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 25
2.2.3.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 26
2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời 27
2.2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 27
2.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 28
Trang 33
2.3 Đánh giá chung 29
2.3.1. Điểm mạnh 29
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 31
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP 33
3.1 Tầm nhìn và mục tiêu 33
3.1.1. Tầm nhìn chung cho thị trường Vật liệu – Xây dựng 33
3.1.2 Mục tiêu 34
3.2 Đề xuất và giải pháp 35
3.2.1 Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh 35
3.2.2. Trích lập và mở các khoản dự phòng 37
3.2.3 Đảm bảo chất lượng sản phẩm 37
3.2.4. Đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
NHẬT KÝ THỰC TẬP 42
XÁC NHẬN THỰC TẬP 47
Trang 4LỜI M Ở ĐẦU
Đại dịch Covid 19 đã, đang và sẽ còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu Tuy nhiên, theo Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực: “Tại Việt Nam, việc tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu kép đã giúp nền kinh tế dần ổn định trở lại.” Đặc biệt trong đó, theo số liệu thống kê quý I/2021, ngành Xây dựng đã có mức phục hồi tăng trưởng 5 17% cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế Các doanh nghiệp Bất động sản – Xây dựng – Vật liệu xây dựng năm 2021 đã tận dụng thời gian dịch bệnh như một cơ hội để tái cơ cấu, thay đổi chiến lược đầu tư, qua đó giúp ngành vẫn duy trì được tăng trưởng dương cả năm 2020.Với những diễn biến hết sức khó khăn và phức tạp từ Đại dịch Covid 19, việc -tham gia quá trình thực tập trở nên thử thách hơn với một sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tiễn hơn bao giờ hết Tuy nhiên, nhìn ra điểm sáng trong ngành Xây dựng,
-em đã quyết định tham gia nghiên cứu thực tiễn về ngành này Khoảng thời gian thực tập 4 tuần tại Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Thái Sơn, được sự giúp đỡ tận tình của trưởng phòng và các anh chị ở phòng Kinh doanh và các phòng liên quan của Công ty, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Huy Khánh, em đã có điều kiện nắm nghiên cứu về tình hình hoạt động của Công ty và hoàn thành được bài báo cáo thực tập của mình
Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày nay muốn phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơ cấu tài chính phù hợp Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tình hình tài chính
và không ngừng hoàn thiện công tác này để trên cơ sở đó định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp Chính vì vậy, em đã quyết định hoàn thành báo cáo với đề tài:
Trang 55
Em tin rằng đây là một đề tài thiết thực không chỉ đối với bản thân công ty nói riêng mà còn đối với với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng nói chung
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của bài báo cáo được chia làm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Thái Sơn
Chương 3: Đề xuất và giải pháp
Đây là bố cục chính của bài báo cáo thực tập, trong đó em sẽ đi sâu nghiên cứu làm rõ thực trạng tình hình tài chính của Công ty và đưa ra các kiến nghị phù hợp cho Công ty
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾ T V PHÂN TÍCH Ề
TÀI CHÍNH DOANH NGHI P Ệ
1.1 Một số khái niệm về phân tích tài chính
“Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản
lý phù hợp.” 1
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những
dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính – một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp)
Phân tích tài chính có thể hiểu đơn giản là là sử dụng phương pháp, công cụ để thu thập – xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm mục đích:Đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp
Đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó Đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp
Trang 81.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
Bằng cách phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ta có thể giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… Thông tinh tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích tài chính Vì vậy, phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ chức
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: phân tích tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhằm n âng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp
Đối với chủ sở hữu: phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp; sự an toàn và hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp Đối với khách hàng, chủ nợ: phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp
Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế : phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh
35
FinancialReporting 100% (3)
5
Trang 9Có cái nhìn chính xác về công tác sử dụng nguồn vốn trong hoạt động sản xuất
và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán
Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phương án xử lý để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.3 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một mặt khác là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng Đối với từng đối tượng sử dụng thông tin
mà phân tích tài chính phục vụ những mục đích cụ thể
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,…
Trang 10Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt,…
Là công cụ để kiểm sốt các hoạt động quản lý
Đối với chủ sở hữu cổ đông: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả
nợ, sự an tồn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh
Đối với người cho vay: Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh tốn của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị Đối với các đối tượng khác: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước,
cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,…
1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm các công cụ phân tích tài chính Công cụ phân tích tài chính là những cách thức hoặc phương pháp khác nhau để đánh giá và giải thích các báo cáo tài chính của công ty cho các mục đích khác nhau như lập kế hoạch, đầu tư và hoạt động, trong đó một số công cụ tài chính được sử dụng nhiều nhất dựa trên mức độ sử dụng và yêu cầu của chúng là báo cáo quy mô chung (phân tích dọc), phân tích báo cáo tài chính (so sánh các báo cáo tài chính), phân tích các chỉ số tài chính (phân tích định lượng), phân tích dòng tiền và phân tích xu hướng Tuy nhiên, để phù hợp với mục tiêu của bài báo cáo cũng như nguồn dữ liệu có hạn, bài báo cáo này chỉ đề cập đến hai công cụ chính, đó là phân tích báo cáo tài chính
Trang 1110
là đánh giá về cơ cấu tài sản và sự biến động quy mô, cơ
trị Công ty cổ phần và các nhà quản lý khác biết được tình hình tăng giảm tài sản, phân
bổ tài sản của Công ty cổ phần, biết được việc quản lý và sử dụng tài sản của Công ty
cổ phần trong kỳ có hợp lý hay không, các nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự biến động và cơ cấu của tài sản Từ đó, giúp cho nhả quản trị Công ty có các biện pháp để quản lý và sử dụng tài sản phù hợp, giúp cho các chủ thể quản lý khác có các quyết định quản lý đúng đắn.1
về quy mô, cơ cấu và các nguyên nhân tác động Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho nhà quản trị Công ty cổ phần và các nhà quản lý khác về khả năng huy động vốn, về mức độ độc lập, tự chủ về tài chính, thấy được sự đóng góp từng nguồn vốn và trách nhiệm cũng như yêu cầu quản lý của Công ty cổ phần đối với từng bộ phận nguồn vốn.2
Bằng việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp
có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng nợ nần quá hạn, khả năng thanh toán dồi dào Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ quá hạn nhiều lần, kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy sáng sủa,
1 Phân t ch tình hình t i s n v ngu n v n Công ty C “ í à ả à ồ ố ổ phần”, Thẩm định giá VIV, http://thamdinhgiaviv.vn/
2 “Phân t ch tình hình t i s n v ngu n v n Công ty C í à ả à ồ ố ổ phần”, Thẩm định giá VIV, http://thamdinhgiaviv.vn/
Trang 12khả năng thanh toán thấp Vì thế, có thể nói, qua phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính
của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản
Nhóm chỉ số dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong phạm vi báo cáo được áp dụng gồm có 3 chỉ số chính:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện:
Trang 1312
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thấp, đặc biệt <1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm
ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản
nợ ngắn hạn Khi hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cao (>1): Cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt Bởi
có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền
Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho) /Nợ ngắn hạn-
Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh > 1: Khi hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 thể hiện cho khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức cao Trong tình trạng này, đa số doanh nghiệp không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán luôn các khoản nợ ngắn hạn
Trang 14Hệ số khả năng thanh toán nhanh <1: Khi hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn của doanh nghiệp là không thể Hay nói chính xác hơn, doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề trong việc thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn
:
Hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt, Tỷ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp Tỷ lệ thanh toán tức thời thông thường nếu lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khá tốt và ngược lại nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp khó khăn trong khâu thanh toán
Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền và các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi
ro lớn
Trong nền kinh tế ổn định, dùng tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót Bởi lẽ, một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính không được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử dụng không hiệu quả nguồn vốn Tuy nhiên, đối với tình hình kinh tế khó khăn và bất
ổn trong giai đoạn đại dịch Covid-19, hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi)
Trang 1514
Trong doanh nghiệp, khả năng sinh lời còn được xem là kết quả của việc sử dụng tài sản nguồn vốn và các tài sản cơ sở vật chất Khả năng sinh lời đủ lớn sẽ giúp doanh nghiệp duy trì vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, đảm bảo hoàn trả được các khoản vay cũng như tăng vốn đầu tư Ngược lại, nếu khả năng sinh lời của doanh nghiệp không đủ lớn sẽ có thể ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do thiếu các phương tiện và các yếu tố sản xuất kinh doanh và thặng dư sẽ không đủ để duy trì sự cân bằng tài chính trong doanh nghiệp Bài báo cáo sẽ sử dụng các công cụ phổ biến và hữu dụng nhất để đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính của Công ty, đó là các chỉ số sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales - viết tắt là ROS) được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại Công thức tính:
ROS = Lợi nhuận/Doanh thu thuần
Thông thường, trong công thức này, các nhà phân tích sẽ sử dụng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp - một chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh khả năng sinh lời của toàn
bộ hoạt động doanh nghiệp Do đó, công thức này sẽ được viết lại như sau:
ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Total Assets ROA) là chỉ tiêu cho biết - một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau
Trang 16thuế Trị số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao
và ngược lại
Công thức tính:
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
Trong đó, tổng tài sản bình quân trong một kỳ là trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của một doanh nghiệp Nếu không có đủ số liệu, nhà phân tích sử dụng tổng tài sản tại một thời điểm nào đó như thời điểm cuối kỳ thay cho tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity, viết tắt là ROE) là tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Tỷ suất ROE càng cao cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng tốt Tỷ suất ROE thể hiện quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và mức lợi nhuận tương đối mà các cổ đông được hưởng.Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp ROE của doanh nghiệp cao không hẳn do khai thác vốn chủ sở hữu hiệu quả mà vì lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay, khiến mất cân bằng cơ cấu tài chính và hàm chứa rủi ro cho doanh nghiệp
Công thức tính:
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó, vốn chủ sở hữu bình quân là trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu
kỳ và cuối kỳ của một doanh nghiệp Nếu không có đủ số liệu, có thể sử dụng vốn chủ
sở hữu tại một thời điểm nào đó như thời điểm cuối kỳ
Trang 1716
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG
THÁI SƠN 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Thái Sơn
Công ty được chính thức thành lập vào năm 2004 tại Hải Phòng, trải qua 17 năm hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, trở thành một trong những đơn vị có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng tại Hải Phòng nói riêng và miền Bắc nói chung
Suốt bề dày hoạt động, Công ty đã hoàn thành xuất sắc hơn 1000 dự án lớn nhỏ Một số dự án tiêu biểu Công ty đã hoàn thành như: Dự án Xây dựng cầu Bạch Đằng, Dự án Xây dựng Bệnh viện phụ sản Quốc tế, Dự án Xây dựng Khách sạn Hilton, Dự án Xây dựng trường THPT Chuyên Trần Phú Hải Phòng,… Hiện nay Công ty đã và đang thi công nhiều hạng mục công trình lớn tại Hải Phòng và các tỉnh ngoài Các công trình Công ty đã và đang thi công đều đạt chất lượng tốt về mặt kỹ, mỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế đảm bảo thi công đúng tiến độ
Quy trình sản xuất đạt được các chứng chỉ theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000, ISO 9001:2008
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu ngành Vật liệu – Xây dựng của miền Bắc nói chung và Hải Phòng nói riêng, Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực: Sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm, cọc bê tông cốt thép
Cung cấp phương tiện vận chuyển, máy móc thi công công trình
Tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng
Trang 18Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Nguồn: Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Thái Sơn)
PHÒNG THI CÔNG PHÒNG
KINH DOANH PHÒNG
TỔ CHỨC –
HÀNH CHÍNH
XƯỞNG SẢN XUẤT
PHÒNG KIỂM TRA – NGHIỆM THU
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Trang 1918
Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Thái Sơn có trụ sở chính đặt tại Số 10 đường K9 Đông Hải 2 Hải An Hải Phòng Các phòng ban chia thành sơ đồ như - - - hình trên để phù hợp hơn với cơ chế thị trường và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh – sản xuất Ngoài ra, công ty còn có xưởng sản xuất vật liệu xây dựng để phục vụ kinh
doanh – sản xuất
2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2018-2020
Việt Nam đã có 4 năm liên tiếp 2016 2019 cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, năm sau tốt hơn năm trước, tạo đà để Việt Nam đứng vững trong sóng gió Tuy nhiên, năm 2020 là một giai đoạn phức tạp của nền kinh tế, khi mà nước
-ta phải đối mặt với đại dịch Covid 19 Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng vẫn đạt 2.91%; là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới Ngành Vật liệu – Xây dựng cũng đã tận dụng tốt những
-cơ hội trong bối cảnh khó khăn, và Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Thái Sơn nói riêng cũng đạt được nhiều mục tiêu lớn
Trong 3 năm từ 2018 2020, Công ty đã đạt được nhiều thành công nhất định, hoàn thành được nhiều dự án mới, tiêu biểu như Dự án Pantra - Kim Son Khu công nghiệp DeepC Hải Phòng, Dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ,… Đặc biệt trong phải kể đến Dự án Cầu Tân Vũ Lạch Huyện, tổng đầu tư dự án lên tới 9,237 tỷ đồng huy động
-từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản Đây được coi là một trong những thành công lớn của công ty khi đưa được thương hiệu của doanh nghiệp vươn tới thị trường quốc tế Sau đây là báo cáo tình hình tài chính của Công ty, thể hiện rất rõ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2020
Trang 202.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (tóm tắt) của Công ty từ 2018-2020
Trang 2110 Lợi nhuận thuần từ
họat động kinh doanh 378,639,347 633,668,871 450,740,837
14 Lợi nhuận trước thuế 173,435,312 629,735,663 460,785,795
15 Thuế thu nhập doanh
Trang 222.2.2.1 Cơ cấu tài sản
a) Bảng tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản:
19-18 20-19 Tài sản ngắn hạn 48,145,974,344 66,533,227,422 63,217,054,354 38.19 (4.98) Tổng tài sản 107,825,132,251 120,475,777,880 116,592,881,172 11.73 (3.22) Tài sản ngắn hạn
Sang năm 2020, doanh nghiệp trải qua một đợt sụt giảm Các chỉ số đều có biến động giảm so với năm 2019, cụ thể tổng tài sản giảm 3.22%, từ 120 47 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 116.59 tỷ đồng năm 2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên
Trang 2322
tổng tài sản giảm 1.86% Doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm 14.57%, từ 113.9 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 99.4 tỷ năm 2020 b) Tỷ suất đầu tư:
19-18 20-19 Tài sản dài hạn 59,679,157,907 53,942,550,458 53,375,826,818 (9.61) (1.05) Tài sản cố định 58,242,832,792 53,392,856,365 52,664,067,604 (8.33) (1.36) Tổng tài sản 107,825,132,251 120,475,777,880 116,592,881,172 11.73 (3.22)
Tỷ suất đầu tư
cụ, dây chuyền sản xuất ở các nhà xưởng sản xuất vật liệu xây dựng của doanh nghiệp Đây là hậu quả tất yếu sau sự đẩy mạnh sản xuất vào năm 2019, khi mà giá thành vật liệu xây dựng trên thị trường tăng lên dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung
Giai đoạn 2019-2020: trong năm 2020, tỷ suất đầu tư tăng nhẹ, nâng lên 1.01% trong tỷ suất đầu tư tổng quát và 0.85% trong tỷ suất đầu tư cố định Lý giải cho mức tăng này là sự bảo trì và nâng cấp tài sản tại các xưởng sản xuất sau sự hao mòn đáng
kể vào năm 2019 Tuy nhiên, giá trị tài sản dài hạn và tài sản cố định vẫn sụt giảm so với 2 năm trước, đây có thể coi là chiến lược của doanh nghiệp khi quyết định chỉ bảo
Trang 24trì những hao mòn thiết yếu, để tránh lãng phí và bỏ không dây chuyền sản xuất trong giai đoạn đại dịch Covid-19
2.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn
Giai đoạn 2018 2019: khoản nợ phải trả tăng lên hơn 11 tỷ đồng so với năm
-2018, tuy nhiên quy mô sản xuất cũng tăng vọt khiến mức tỷ suất nợ tăng lên không đáng kể, chỉ 2.34%
Giai đoạn 2019-2020: năm 2020 là một giai đoạn khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn giữ vững quy mô sản xuất và kinh doanh Mức nợ phải trả giảm xuống gần 5 tỷ đồng so với năm 2019, tuy nhiên doanh thu vẫn được duy trì ở mức ổn định Điều này khiến cho tỷ suất nợ có giảm nhẹ 1.08%
so với năm trước Tuy nhiên mức nợ cũng như tỷ suất vẫn tăng so với năm 2018, tuy không đáng kể nhưng trong tình hình đại dịch khó khăn, công tác sản xuất và kinh doanh phải thận trọng khiến mức tăng này vẫn là một điểm đáng lưu tâm trong chiến lược dài hạn
Trang 25Tỷ suất tự tài trợ
Giai đoạn 2018-2019: năm 2019, vốn chủ sở hữu tuy có tăng lên 1 6 tỷ đồng, tăng 4.16% so với năm trước nhưng mức tỷ suất tự tài trợ lại giảm đi 2.34% Lý giải cho sự chênh lệch này là do với sự đẩy mạnh của dây chuyền sản xuất, giai đoạn đỏi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính vững chắc, nên tổng nguồn vốn gia tăng mạnh không chỉ nhờ vào vốn chủ sở hữu mà còn phần lớn nằm ở sự gia tăng giá trị nợ phải trả (11 1 tỷ đồng)
Giai đoạn 2019 2020: vốn chủ sở hữu năm 2020 hầu như không đổi so với năm
-2019, tuy nhiên doanh nghiệp đã thanh toán được một phần nợ phải trả, khiến cho tỷ suất tự tài trợ tăng lên 1.08% so với năm trước
2.2.3.1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
19-18 20-19 Tài sản ngắn hạn 48,145,974,344 66,533,227,422 63,217,054,354 38.19% (4.98%)
Nợ ngắn hạn 34,919,870,285 42,529,906,544 39,177,191,189 21.79% (7.88%)
Hệ số thanh toán