1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC Đơn vị công tác Công ty Cổ Phần TT Foods Việt Nam

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 277,46 KB

Nội dung

Nội dung phân tích của bài tiểu luận này hướng đến chủ đề sau: “Phân tích con đường hình thành năng lực tự học của sinh viên và nêu cách thức ápdụng để giúp sinh viên của mình phát triển

Trang 1

MĐ: 2460

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN

CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

Họ và tên: NGUYỄN THỊ GƯƠNG

Ngày sinh: 27/7/1987

Nơi sinh: Bắc Ninh

Đơn vị công tác: Công ty Cổ Phần TT Foods Việt Nam

Năm 2024

Trang 2

MĐ: 2640

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN

CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

Họ và tên: NGUYỄN THỊ GƯƠNG

Ngày sinh: 27/7/1987

Nơi sinh: Bắc Ninh

Đơn vị công tác: Công ty Cổ Phần TT Foods Việt Nam

Năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên và tập thể sau:

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đỗ Thị Thu Hằng – giảng viên

trường Đại học Thủ đô Cô đã tận tình chỉ bảo, giảng giải cho em những kiến thức chuyên môn để vận dụng vào công tác giảng dạy, giúp em có nền tảng vững chắc để hoàn

thành bài tiểu luận cuối khóa về chuyên đề Nâng cao chất lượng tự học.

Em cũng chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô giảng viên trường Đại học Giáo dục

đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về nghiệp vụ sư phạm trong suốt khóa học Những kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu

và thực hiện những đề tài tiểu luận mà còn là hành trang quý báu giúp em vững bước trên con đường sự nghiệp giáo dục.

Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy cô giảng viên luôn vui tươi, dồi dào sức khỏe để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh “trồng người” cao cả, truyền đạt lại những kiến thức quý giá cho thế hệ tương lai

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2024

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC I LỜI MỞ ĐẦU II

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA

SINH VIÊN 1

1.1 Khái niệm “tự học” và “năng lực tự học” 1

1.2 Vị trí vai trò của tự học 2

1.3 Phân tích con đường hình thành năng lực tự học của sinh viên 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP GIÚP SINH VIÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC 8

2.1 Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên hiện nay 8

2.2 Nguyên nhân của việc tự học chưa hiệu quả ở sinh viên 9

2.3 Phương pháp giúp sinh viên phát triển năng lực tự học 9

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Khái quát về đề tài

Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tri thức khoa học thay đổitừng ngày, đòi hỏi người học phải luôn tìm tòi, trao đổi kiến thức để theo kịp sựphát triển của xã hội Kiến thức ở nhà trường, của Thầy, Cô cung cấp trên giảngđường sẽ không phải là nguồn thông tin duy nhất đối với người học Vì thế, đòi hỏingười học phải thường xuyên tự tìm kiếm tài liệu, chọn lọc tài liệu sao cho phùhợp với môn học; chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, phát hiện đểnắm bắt được bản chất vấn đề, hiểu được vấn đề một cách sâu sắc, hơn lúc nào vấn

đề tự học lại đặc biệt được quan tâm Bồi dưỡng nâng cao năng lực tự học là nhiệm

vụ quan trọng của các trường đại học hiện nay Nhận biết được điều đó nên cónhiều trường đã đưa nội dung này vào môn Phương pháp học đại học để hướngdẫn cho sinh viên, nhằm giúp cho sinh viên có phương pháp tự học một cách khoahọc và hiệu quả Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi giảng viên phải có phương phápgiảng dạy phù hợp để phát huy tối đa năng lực tự học của sinh viên

Trong thời gian học lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học, cao đẳng củatrường Đại học Giáo dục, em đã có cơ hội được tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức

bổ ích về Nâng cao chất lượng tự học thông qua sự chỉ dẫn, giảng dạy nhiệt tìnhcủa giảng viên Nội dung phân tích của bài tiểu luận này hướng đến chủ đề sau:

“Phân tích con đường hình thành năng lực tự học của sinh viên và nêu cách thức ápdụng để giúp sinh viên của mình phát triển năng lực tự học”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập hợp các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận về nội dung tự học vànăng lực tự học, vai trò của tự học Phân tích, đánh giá con đường hình thành nănglực tự học của sinh viên Nêu lên thực trạng tự học hiện nay của sinh viên, nhữngnguyên nhân của việc tự học chưa hiệu quả ở sinh viên Cuối cùng, đề ra cácphương pháp phù hợp để phát triển năng lực tự học cho sinh viên

Trang 6

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nội dung năng lực tự học và các các phương pháp pháttriển năng lực tự học

Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi cấp bậc sinh viên đạihọc, cao đẳng, trung cấp ở Việt Nam

4.Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như các thông tinkhái quát, cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học, phân tích con đường hìnhthành năng lực tự học Sử dụng phương pháp định tính để đánh giá năng lực tự họchiện nay của sinh viên, nêu lên các phương pháp cụ thể giúp phát triển năng lực tựhọc cho sinh viên Từ đó đưa ra cái nhìn khách quan và những kết luận chính xácnhất về đề tài này

5.Kết cấu đề tài

Kết cấu nội dung của đề tài gồm có 2 chương:

Chương 1: Phân tích con đường hình thành năng lực tự học của sinh viênChương 2: Phương pháp giúp sinh viên phát triển năng lực tự học

Trang 7

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ

HỌC CỦA SINH VIÊN

- "Tự học là quá trình người học tự mình học tập, phát triển và nâng cao năng lực

mà không có sự ép buộc từ bên ngoài, để trở thành một con người tự chủ và sáng tạo trong cuộc sống." (UNESCO, 1972).

Trang 8

- "Tự học là việc tự mình học, tự tìm hiểu, suy nghĩ, và tiếp thu kiến thức mà không cần người khác giảng dạy trực tiếp." (Hoàng Phê, 2003).

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cùng cộng sự (2009) đã đưa ra khái niệm TH nhưsau: TH là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, phântích, so sánh, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng cácphẩm chất của mình rồi cả động cơ tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (nhưtrung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫnnại, lòng ham mê khoa học ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại,biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình

- “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tựmình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích,tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnhvực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nóthành sở hữu của chính bản thân người học” (GS – TSKH Thái Duy Tuyên Dạy tựhọc cho SINH VIÊN trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng,Đại học)

- “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệmbằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huốnghọc, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệmcác giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học” (Nguyễn Kỳ Tạp chíNghiên cứu giáo dục số 7/1998)

Những khái niệm này đều nhấn mạnh vai trò chủ động, tự giác và sáng tạocủa người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tựgiác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thựchiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạnchế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lờigóp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn tronghọc tập Thời gian mỗi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là rất ngắn ngủi so vớicuộc đời vì vậy tự học và năng lực tự học sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết

Trang 9

định đến sự thành công của mọi người trên con đường phía trước và đó cũng chính

là nền tảng để các em con người học tập suốt đời

1.2 Vị trí vai trò của tư học

Tự học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triểncon người, trở thành yếu tố then chốt để mỗi cá nhân đạt được thành công tronghọc tập, công việc và cuộc sống Trong giáo dục hiện đại, tự học được xem nhưtrung tâm của mọi hoạt động học tập, bởi nó giúp người học không chỉ tiếp thu trithức mà còn phát triển tư duy độc lập, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.Thông qua tự học, con người có thể chủ động tìm kiếm, sàng lọc, xử lý thông tin từnhiều nguồn khác nhau, từ đó mở rộng vốn hiểu biết và nâng cao kỹ năng

Trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0, tự học càng trở nêncấp thiết Khối lượng tri thức nhân loại tăng nhanh đòi hỏi mỗi người phải liên tụccập nhật để thích nghi với sự thay đổi của xã hội Khả năng tự học không chỉ giúp

cá nhân theo kịp sự phát triển mà còn tạo cơ hội vươn lên, làm chủ cuộc sống vàkhẳng định bản thân Đồng thời, tự học rèn luyện ý thức tự giác, tính kiên trì vàthái độ tích cực, từ đó hình thành những giá trị nhân cách quan trọng như sự tự tin,trách nhiệm và sáng tạo

Tự học cũng là nền tảng của việc học tập suốt đời – một yêu cầu thiết yếutrong xã hội hiện đại Thông qua tự học, con người có thể phát triển kiến thức, kỹnăng và năng lực nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đónggóp vào sự tiến bộ chung của xã hội Vì vậy, có thể khẳng định rằng tự học khôngchỉ là phương pháp học tập hiệu quả mà còn là kỹ năng sống quan trọng, giúp conngười vượt qua mọi thách thức và khai phá tiềm năng bản thân

Tự học là mục tiêu cơ bản cho quá trình dạy học

Tại sao nói tự học là mục tiêu cơ bản cho quá trình tự học? Bởi lẽ đây là mộtmục tiêu quan trọng mà các thầy cô giáo viên, giảng viên luôn hướng đến trongquá trình dạy học và đào tạo Ngoài những nội dung lý thuyết, kiến thức có sẵntrong sách vở, thầy cô luôn tìm cách định hướng cho học sinh, sinh viên cách tựhọc, tự tìm tòi nghiên cứu những vấn đề mới, mở rộng những vấn đề đã học Cànghọc lên cao thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phương pháp dạy học thì cốt

Trang 10

lõi chính là dạy tự học Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứukhoa học Sinh viên cần có thói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được thóiquen ấy thì không thể không thông qua con đường tự học Muốn thành công trênbước đường học tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải quyếtnhững vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra.

Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập

Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sựchủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh Một trong những nhiệm vụ quan trọng củagiáo dục là hình thành phẩm chất đó cho người học Bởi từ đó nền giáo dục mớimong đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thịtrường lao động, góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tích cực (hìnhthành từ năng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cáchthế hệ trẻ trong xã hội hiện đại Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sựgắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thứcthông qua sự hưng phấn tích cực Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thútrong học tập Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòinghiên cứu khám phá Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác Tính tích cực của conngười chỉ được hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tựgiác Nó bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập

Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.Đúng vậy, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến Tự học giúpcon người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội Bằng conđường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng

và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến,

kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp Nếu rèn luyện cho ngườihọc có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đãhọc vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngàycàng được nâng cao

Trang 11

1.3 Phân tích con đường hình thành năng lực tự học của sinh viên

Tự học là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với sinh viên trongthời đại hiện nay Năng lực tự học không chỉ giúp họ tiếp thu kiến thức một cáchchủ động mà còn chuẩn bị cho họ khả năng học tập suốt đời, thích nghi với một thếgiới không ngừng thay đổi Tuy nhiên, năng lực này không tự nhiên mà có, màđược hình thành thông qua một quá trình lâu dài với các yếu tố và con đường cụthể

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ thể hiện con đường hình thành năng lực tự học

(Nguồn: tự minh họa)

Nhận thức về vai trò của tự học

Trước hết, để hình thành năng lực tự học, sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học đối với sự phát triển bản thân và nghề nghiệp Khi hiểu rõ rằng tự học không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là điều kiện tiên quyết để đạt được thành công, sinh viên sẽ có động lực và thái độ tích cực hơn trong việc xây dựng kỹ năng này.

Nhận thức

về vai trò

của tự học

Rèn luyện thói quen học tập chủ động

Phát triển kỹ năng tìm kiếm và

xử lý thông tin

Học cách tự quản lý và tự đánh giá

Phát huy môi trường học tập

hỗ trợ

Rèn luyện

ý chí và tinh thần

Trang 12

Rèn luyện thói quen học tập chủ động

Thói quen học tập chủ động là nền tảng của năng lực tự học Sinh viên cần rèn luyện khả năng tự lập kế hoạch, đặt mục tiêu học tập rõ ràng và tổ chức thời gian hợp lý Việc duy trì thói quen đọc sách, tìm hiểu tài liệu hoặc giải quyết các vấn đề độc lập sẽ giúp sinh viên dần phát triển tư duy độc lập và sáng tạo

Phát triển kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

Trong thời đại bùng nổ thông tin, kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và xử lý thông tin là yếu tố cốt lõi để tự học hiệu quả Sinh viên cần biết cách sử dụng các nguồn tài liệu đa dạng như sách, báo, internet và cơ sở dữ liệu trực tuyến Đồng thời, họ cũng cần có tư duy phản biện để phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin một cách chính xác

 Học cách tự quản lý và tự đánh giá

Tự quản lý là khả năng tự giám sát quá trình học tập, đảm bảo rằng các mục tiêu đề

ra được hoàn thành đúng hạn Sinh viên cũng cần tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua việc đối chiếu với mục tiêu ban đầu và tìm ra những điểm cần cải thiện Việc ghi chép nhật ký học tập hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng quản lý thời gian

có thể giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng này.

Phát huy môi trường học tập hỗ trợ

Môi trường học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực tự học Các giảng viên, nhà trường cần tạo điều kiện để sinh viên được rèn luyện tự học thông qua các bài tập, dự án yêu cầu sự chủ động Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ bạn bè và cộng đồng học tập trực tuyến cũng giúp sinh viên có thêm nguồn cảm hứng và động lực để tự học.

Rèn luyện ý chí và tinh thần kiên trì

Cuối cùng, năng lực tự học không thể được xây dựng nếu thiếu ý chí và tinh thần kiên trì Sinh viên cần vượt qua sự lười biếng, trì hoãn và các rào cản tâm lý để duy trì thói quen học tập lâu dài Những thử thách trong quá trình tự học chính là cơ hội để sinh viên rèn luyện bản lĩnh,

kỷ luật và tinh thần tự giác.

Hình thành năng lực tự học là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mỗi sinh viên Điều này không chỉ phụ thuộc vào cá nhân mà còn cần sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và xã hội Khi sinh viên nắm vững con đường rèn luyện năng lực tự học,

họ không chỉ đạt được thành công trong học tập mà còn có khả năng phát triển toàn diện,

tự tin đối mặt với mọi thách thức trong cuộc sống.

Ngày đăng: 08/12/2024, 03:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w