1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những Điều Đã Học Được Trong Chuyên Đề “Nâng Cao Chất Lượng Tự Học”.Docx

11 25 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Điều Đã Học Được Trong Chuyên Đề “Nâng Cao Chất Lượng Tự Học”
Tác giả Khổng Tuấn Linh
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Nâng Cao Chất Lượng Tự Học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 212,79 KB

Nội dung

- Chúng ta rất cần nhận biết chính xác năng lực của bản thân để xây dựng nhân hiệu, tạo dựng hình ảnh và uy tín cá nhân - những điều rất quan trọng để đem lại sự thành công cho chúng ta

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

Người thực hiện: Khổng Tuấn Linh

Ngày tháng năm sinh: 12/10/1994

Nơi sinh: Vĩnh Phúc

SBD: 33

Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng

Khóa: 01/2024 NEC

Trang 2

Năm: 2024

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đang làm việc tại Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua, nhờ đó em đã có thể hoàn thành được lớp học: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng – Khóa: 01/2024 NEC

Dù đã cố gắng hết khả năng của mình để hoàn thành tiểu luận, nhưng em nhận thấy vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế chưa thể khắc phục, vì vậy em rất mong nhận được góp ý thẳng thắn từ quý thầy cô

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và nhà trường!

Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 04 năm 2024 Học viên

Khổng Tuấn Linh

Trang 3

ĐỀ THI MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

(Dùng cho các lớp bồi dưỡng NVSPGV)

Thầy, cô học được những gì trong chuyên đề “Nâng cao chất lượng tự học”? Thầy, cô chia sẻ về cách mà bản thân sẽ áp dụng những điều đó trong công việc cũng như trong cuộc sống

BÀI LÀM

CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC ĐƯỢC TRONG CHUYÊN ĐỀ

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC”

1 Học được cách “quản lý bản thân”:

1.1 Nhận thức và hiểu biết năng lực bản thân

- Việc nhận biết về bản thân sẽ quy định thái độ của con người trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh Vì vậy chúng ta cần nhận biết về bản thân mình để tương tác với những người khác

- Khi con người hiểu rõ bản thân, tức là hiểu rõ mong muốn của bản thân mình, tính cách, năng lực, điểm yếu, điểm mạnh của mình, con người sẽ biết phát huy những điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu

- Chúng ta rất cần nhận biết chính xác năng lực của bản thân để xây dựng nhân hiệu, tạo dựng hình ảnh và uy tín cá nhân - những điều rất quan trọng để đem lại

sự thành công cho chúng ta

1.2 Tự tin vào khả năng và giá trị của bản thân:

Trang 4

Sự tự tin là điều rất cần thiết đối với mỗi con người Chúng ta chỉ có thể tự tin khi biết được điểm mạnh của bản thân mình để phát triển nó và biết điểm yếu của bản thân để khắc phục nó

1.2.1 Con người cần hiện diện một cách tự tin: Con người có sự tự tin mạnh

mẽ có thể thu hút và truyền cảm hứ ng tự tin cho những người xung quanh Những người tự tin có thể giải quyết công việc, vượt qua những thách thức, làm chủ các kiến thức và công nghệ mới Sự tự tin mang l ại cho con người sự chắc chắn cần thiết để tiến lên phía trước

1.2.2 Rèn luyện sự tự tin của bản thân: Để cho sứ c mạnh bản thân phát triển

một cách tự nhiên và không ngừ ng tiến bộ, bạn cần phải hành động nhiều hơn là

chỉ học để nhận biết về năng lực cá nhân

1.3 Kiểm soát cảm xúc của bản thân

1.3.1 Điều khiển cảm xúc để vượt qua sự sợ hãi

- Hãy nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi của mình và ghi nhận kích thước, màu sắc, vị trí của nó Bạn sẽ biết nên tập trung ý chí vào đâu để cắt bớt chúng đi hay để kiểm soát chúng Ví dụ bạn là người sợ độ cao hay nước sâu, bạn sẽ tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa những vị trí có thể gây cảm giác lo sợ như vậy, tuy nhiên nhiều trường hợp bắt buộc bạn phải suy nghĩ lại về chúng Tại sao bạn lại sợ độ cao? Nó nảy sinh từ đâu? từ lúc nào? Và liệu nỗi ám ảnh về sự sợ hãi như thế có bảo vệ được bạn suốt đời hay không? Chỉ đến khi tìm hiểu một cách thấu đáo vấn đề này thì bạn mới có khả năng giải toả chúng ra khỏi tâm trí mình hoặc chí

ít cũng làm giảm đi sự sợ hãi cố hữu cứ bám riết vào bạn bấy nay

- Nếu chúng ta chịu khó quan sát rõ ràng những cảm giác của mình sau mỗi trải nghiệm thì nó sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cánh cửa hơn nữa để cảm nhận về cuộc sống Trước khi bạn bắt đầu né tránh những cảm giác nặng nề có thể xảy

ra, hãy để cho bản thân bạn được cảm nhận chúng một cách trọn vẹn Hãy làm như thế mà không cần phải suy đoán bất cứ điều gì Thay vì sử dụng suy nghĩ

Trang 5

của mình để ước định hoàn cảnh, hãy luyện tập bằng cách để mình trải qua hoàn cảnh đó trong trạng thái an toàn và không căng thẳng Khi chúng ta đã hiểu rõ điều gì chúng ta có thể thay đổi được điều ấy

- Nhiều người luôn muốn mình được sống trong một nơi an toàn, cố gắng bám vào những điều đã biết để tự an ủi bản thân mà không dám đối diện với những thử thách mới - nhữ ng thử thách ẩn chứa nhiều điều tốt đẹp hơn Nhưng nếu cứ mãi như vậy có nghĩa là chúng ta đang tự hạn chế những năng lự c tiềm ẩn của mình và ngăn cản sự trưởng thành của bản thân, chúng ta tự biến mình thành con người nhỏ bé và chấp nhận điều đó trong khi thế giới thì bao la vô tận Chúng ta hãy nhận thức rõ điều này để đừng lãng phí nguồn sức mạnh mà tạo hoá đã ban cho mình

1.3.2 Chủ động luyện tập để điều khiển cảm xúc: Để điều khiển và kiểm soát

được cảm xúc của mình, bạn cần nắm vững những nguyên tắc sau:

Không để cảm xúc điều khiển, không nên thực hiện bất cứ sự thay đổi nào do những hứng thú bất chợt theo sở thích

- Giảm bớt việc phóng đại tình cảm Không nên quá nhấn mạnh những điều bạn hài lòng, những điều làm bạn bất mãn, những lo sợ hoặc ước muốn Bởi vì khi tăng cường sắc thái, cảm xúc của con người thường thổi phồng cái tốt và cái xấu, làm lu mờ và làm biến đổi sự thật

- Hãy hình dung về cảm xúc của con người như một toà lâu đài Trong “lâu đài cảm xúc”, có những phòng khách rực rỡ nơi ngự trị sự lạc quan, hy vọng, tình yêu, lòng can đảm và niềm vui Cũng có những nơi tối tăm, sự chán nản, buồn rầu, sợ hãi, lo lắng và tức giận ngự trị trong “lâu đài” Người chủ nhà có ý chí,

sẽ phải đi khắp các gian phòng nhưng anh ta có thể đến nơi nào anh ta muốn trong “lâu đài” của mình Bạn không nên quá coi trọng những nỗi sợ hãi, lo lắng

và buồn rầu; không nên tự nguyện ở lại với chúng theo thói quen mà hãy sống trong những phòng của niềm vui và sự lạc quan

- Hãy phát hiện nguyên nhân làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực Phân tích bằng lý

Trang 6

trí, loại bỏ những yếu tố gây nhiễu, không trầm trọng hoá vấn đề

- Nêu ra những ý tưởng hoặc hành vi trái ngược để kiềm chế những cảm xúc tiêu cực

- Bồi dưỡng thể lực, tránh tình trạng căng cơ quá mức và kéo dài Đồng thời tránh tình trạng bi luỵ quá mức do cảm xúc tiêu cực lặp đi, lặp lại Chế ngự bản năng bằng lý trí Điều chỉnh lại nhân sinh quan, hướng đến những giá trị vĩnh cửu và siêu việt, không dừng lại ở giá trị vật chất phù phiếm

- Tạo ra những cảm xúc tích cực, nghĩ đến những điều tốt đẹp và sự tốt lành của con người Thay đổi những biểu hiện mà bạn có thể kiểm soát Thư giãn tất cả các cơ: đôi mắt, gương mặt, ngực, cánh tay Hít thở sâu, mỉm cười

1.3.4 Cách chế ngự cơn tức giận:

- Trong khi tức giận, ánh mắt của con người thường trở nên dữ tợn, đôi mắt căng lên, không chớp mắt Chúng ta có thể làm dịu cái nhìn của chúng ta bằng cách chớp mắt nhiều lần khi chúng ta giận dữ Khi gi ận dữ, hơi thở của chúng ta thường nông và dồn dập Do vậy hãy hít vào thật sâu và thở ra từ từ, nhẹ nhàng

để điều hoà nhịp tim của mình

- Do cú sốc của cảm xúc, giọng nói của chúng ta có thể đanh lại và run lên Vì vậy, khi tứ c giận chúng ta nên giữ im lặng rồi trả lời thật dịu dàng; khi lo sợ hãy nói thật mạnh và tự tin; khi buồn rầu hãy nói phấn chấn hơn Cách chế ngự cơn tức giận cũng được người Anh đúc kết: “Bạn hãy huýt sáo trong bóng t ối

để chiến thắng sợ hãi Chúng hãy hát khi chúng ta buồn vì kẻ nào hát lên thì tiêu diệt những buồn phiền Người Nhật Bản thì quan niệm: “khi gương mặt mỉm cười thì mặt trời xuất hiện trong tâm hồn chúng ta”

- Khi tức giận, cơ mặt và bàn tay của chúng ta có xu hướng cứng lại Hãy thả lỏng cơ mặt và bàn tay

2 Học được cách “Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp”:

2.1 Lập kế hoạch công việc:

Trang 7

Một kế hoạch công việc cá nhân cần đảm bảo các yếu tố cơ bản như sau

- Đảm bảo kế hoạch cá nhân thống nhất trong tổng thể

- Xác định cụ thể mục tiêu, kết quả cần đạt được

- Xác định cụ thể khung thời gian

- Xác định nội dung công việc và đối tượng phối hợp.

- Xác định và chuẩn bị các nguồn lực vật chất cần huy động

2.2 Phân tích năng lực của bản thân:

Đối với một người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, cần nhận thức rõ năng lực và cơ hội của bản thân, từ đó thiết lập kế hoạch hành động cụ thể Vì vậy, cần xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cá nhân trong công việc; xác định những nguyên nhân của thực trạng hoặc các thành tố ảnh hưởng đến các mặt hoạt động của cá nhân, làm tiền đề cho việc xác định mục tiêu và các chỉ tiêu trong kế hoạch làm việc

2.3 Quản lý thời gian trong công việc: Muốn kiểm soát và quản lý thời gian,

cần phải học cách sắp xếp chúng Việc này lại cần phải bắt đầu từ khâu lập kế hoạch công việc của cá nhân Muốn kiểm soát được công việc mình đã làm và

nó sẽ mất bao nhiêu thời gian để thực hiện, trước hết, cần lên kế hoạch cụ thể, và viết nó ra giấy để trên bàn làm việc mỗi ngày như một lời nhắc nhở và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra trong từng khoảng thời gian nhất định

2.4 Quy trình quản lý rủi ro trong công việc:

Xác định rủi ro: là quy trình xác định rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến

công việc và tìm hiểu về nó

Phân tích rủi ro: là quy trình sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro dựa vào khả

năng xuất hiện và ảnh hưởng của từng rủi ro Tùy tính chất công việc mà

có thể có quy trình phân tích số liệu cụ thể về mức độ ảnh hưởng của các rủi ro tới mục tiêu công việc

Lập kế hoạch phản ứng rủi ro: là quy trình đưa ra các lựa chọn và hành động để tăng cường cơ hội và giảm thiểu đe doạ tới mục tiêu công việc

Trang 8

-Kiểm soát rủi ro: là quy trình hiện thực kế hoạch phản ứng rủi ro, theo dõi các rủi ro đã được xác định, giám sát các rủi ro còn lại, xác định rủi ro mới, và đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro

3 Học được cách “Giải quyết vấn đề”:

Bước 1 Phát hiện vấn đề cần giải quyết:

- Đây là bước rất quan trọng, quyết định tới tất cả các bước còn lại Mỗi vấn

đề đều được biểu hiện bằng khoảng cách giữa mong muốn và hiện thực và việc giải quyết vấn đề, về bản chất, chính là việc chúng ta đưa ra và thực hiện các giải pháp để lấp đầy khoảng cách đó Cách phản ứng sai lệch trước những vấn

đề phát sinh sẽ làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng, vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo trong việc tìm ra giải pháp thích hợp

- Trước khi đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, cần nhận diện kỹ vấn đề

để tìm cách giải quyết cho phù hợp Nhiều vấn đề giống như tảng băng trôi, cái nhìn thấy chỉ là phần nổi, còn phần chìm lớn hơn nhiều có thể mang đến những tác động tiêu cực Có nhiều phương pháp khác nhau để nhận diện vấn đề và xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề cần giải quyết Sau đây là một số phương pháp chủ yếu được sử dụng trong hoạt động quản lý:

1 Phương pháp động não

2 Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

3 Phương pháp SWOT

4 Phương pháp bản đồ tư duy (mindmap)

5 Phương pháp 5W

6 Phương pháp biểu đồ xương cá

7 Phương pháp cây vấn đề

Bước 2 Xác định các yếu tố cần thiết trong giải quyết vấn đề

Để có thể đánh giá đúng các vấn đề và chỉ đúng những nguyên nhân làm phát sinh vấn đề cần phải có một hệ thống thông tin về vấn đề Các thông tin cần đảm

Trang 9

bảo: thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và phù hợp Trong quá trình xác định vấn đề cần lưu ý các điểm sau đây:

1 Cần thường xuyên kiểm tra tính chính xác và khách quan của các nguồn thông tin liên quan tới vấn đề; tránh những định kiến có sẵn

2 Cần xây dựng một hệ thống xử lý thông tin tin cậy

3 Biết lựa chọn đúng các thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định

Bước 3 Xác định các phương án trong giải quyết vấn đề

- Xác định các phương án

- Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề

4 Học được “Giá trị của thời gian”:

- Giá trị thời gian là những gì chúng ta làm được, những hiệu quả chúng ta đạt được trong thời gian chúng ta sử dụng Giá trị của thời gian là những lợi ích chúng ta sử dụng 24h mỗi ngày để làm những việc có hiệu quả Đó là những giá trị thời gian mang lại cho chúng ta

- Thời gian là một nguồn lực đặc biệt, mỗi người trong chúng ta không thể lưu trữ hay tiết kiệm thời gian để ngày mai mang ra dùng Mỗi người đều có cùng một lượng thời gian giống nhau trong ngày Lãng phí thời gian sẽ không thể lấy lại được

- Thời gian giúp chúng ta sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần;

- Thời gian mang đến cho cuộc sống những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa;

- Thời gian là một dòng chảy vô tận, một đi không trở lại, do đó thời gian là một tài sản vô giá của con người, nếu mất đi sẽ không thể tìm lại

5 Học được “Các nguyên tắc quản lý thời gian”

1 Quy tắc Pareto 80/20

2 Nguyên tắc S.M.A.R.T

3 Phương pháp hoạch định công việc ABCDE

Trang 10

4 Sơ đồ ma trận quản lý thòi gian

5 Nghiêm khắc với bản thân, tuân thủ làm theo những gì đã lên kế hoạch

6 Học được “5 bước quản lý thời gian”

 Bước 1: Xác định mục tiêu ưu tiên

 Bước 2: Lựa chọn công việc, ước tính thời gian, cân nhắc mức độ ưu tiên

 Bước 3: Thực hiện tập trung và có định hướng

 Bước 4: Xác định thứ tự hành động và tầm quan trọng

 Bước 5: Rút bài học kinh nghiệm

7 Học được “7 nguyên tắc xây dựng mối quan hệ trong công việc”:

1 Sự tôn trọng

2 Bình đẳng

3 Linh hoạt

4 Tin cậy

5 Cộng tác, hài hòa lợi ích

6 Tôn trọng quy luật tâm sinh lý

7 Thẩm mỹ hành vi

CHƯƠNG II: LIÊN HỆ BẢN THÂN VÀ ÁP DỤNG VÀO TRONG THỰC TẾ

Sau khi học xong chuyên đề “Nâng cao chất lượng tự học” bản thân em đã rút ra được rất nhiều bài học quý báu, từ đó áp dụng vào trong thực tế để nâng cao chất lượng tự học của bản thân cũng như cải thiện các mối quan hệ xã hội

Những điều em đã, đang và sẽ áp dụng vào thực tiễn bao gồm:

1 Khi gặp các tình huống, vấn đề khó xử lý: Cần bình tĩnh phân tích vấn đề

Trang 11

để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất! Tuân thủ đúng quy trình các bước “Giải quyết vấn đề” đã được học để áp dụng vào tình huống thực tế

2 Trong môi trường làm việc: bản thân em tiếp tục xây dựng mạng lưới liên kết tích cực với đồng nghiệp, trên tình thần tôn trọng, cởi mở, thiện chí, bình đẳng và hài hòa lợi ích để đôi bên cùng có lợi Việc xây dựng mối quan hệ xã hội đã được em thực hiện từ trước đó, tuy nhiên sau khi được học chuyên đề này, bản thân em đã lĩnh hội được thêm nhiều công thức & phương pháp mới để nâng cao chất lượng các mối quan hệ

3 Em sẽ áp dụng các nguyên tắc quản lý thời gian vào trong chính đời sống bản thân mình Từ đó:

- Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của các công việc

- Lập kế hoạch công việc và thời gian cụ thể

- Loại bỏ các công việc “vô thưởng vô phạt” tránh lãng phí thời gian

- Dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm & trải nghiệm của bản than

4 Em sẽ áp dụng các kiến thức được học trong chuyên đề này vào việc quản trị bản thân, đặc biệt là trong công tác “làm chủ cảm xúc cá nhân”

- Biết cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tránh lan tỏa năng lượng xấu

ra môi trường xunh quanh

- Biết cách tự quay lại và nhìn sâu vào bên trong con người mình, để chấp nhận những khuyết điểm – cũng như công nhận những điểm mạnh của bản than

- Biết cách gọi tên cảm xúc của bản thân và đối diện với các cảm xúc

ấy chứ không che đậy, né tránh hay giấu diếm

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w