Với ô tô có hệ thống truyền lực đặt phía trước, truyền động từ hộp số sẽ được dẫn động trực tiếp tới truyền lực chính-vi sai mà không cần đến truyền động trung gian nhờ trục các đăng.. B
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
===========
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Công ty Cổ phần G Auto Việt Nam
Sinh viên: Nguyễn Thành Lân
Lớp : Kỹ sư kỹ thuật ô tô 1
Khoá : 62
Hệ : Chính quy
PTHD : ThS Nguyễn Quang Cường
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở trường và tại doanh nghiệp thực tập Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Cơ khí oto đã tạo điều kiện thuận lợi để em được làm việc và hiểu được nhiều hơn
về công việc sửa chữa bảo dưỡng ô tô Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã được học hỏi, tiếp thu và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong làm việc của công ty Giúp em củng cố thêm các kiến thức đã được học ở trường, từ đó là nền tảng, cũng là hành trang cho công việc nghề nghiệp sau này Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Quang Cường đã giới thiệu em đến với công ty cũng như hướng dẫn tận tình trong khoảng thời gian em thực tập tại doanh nghiệp cũng như học tập tại trường Xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc Gara Grand Auto
và cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã tạo điều kiện cho em thực tập trong suốt thời gian qua Giúp em tiếp cận được với những trang thiết bị hiện đại và cách làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật của công ty Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập, nhận thấy mình còn thiếu hụt nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế nên còn nhiều thiếu sót Vì vậy em mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu thầy cô để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình
Sinh viên thực hiện
Lân Nguyễn Thành Lân
Trang 3MỤC LỤC
Phần I TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TÂP 3
1.1 Cơ cấu tổ chức xí nghiệp 3
1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự 3
1.3 Thời gian làm việc 4
1.4 Cơ sở hạ tầng 4
Phần II CẤU TẠO CÁC HỆ THỐNG TỔNG THÀNH TRÊN Ô TÔ 2.1 Cấu tạo và bố trí chung 6
2.2 Cấu tạo động cơ 7
Phần III.CÔNG NGHỆ CHẲN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ 3.1 Quy trình công nghệ 13
3.2 Các trang thiết bị 13
3.3 Một số nội dung cụ thể trong quy trình công nghê 13
KẾT LUẬN 19
Trang 4PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Cơ cấu tổ chức xí nghiệp
- Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần G Auto Việt Nam (Xưởng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành: Grand Auto)
- Địa chỉ: 166, Đường Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0983466782
- Chuyên sửa chữa các dòng xe Ford, Pickup
- Công việc chủ yếu:
+ Bảo dưỡng, sửa chữa: máy, gầm, hệ thống điện, điều hoà
+ Sơn, gò, hàn
+ Các dịch vụ chăm sóc xe: nội thất, dán phim cách nhiệt ô tô
1.2 Cơ cấu nhân sự xưởng được tổ chức như sau:
Trang 51.3Thời gian làm việc:
+ Sáng: 8.00 -12.00 + Chiều: 1.30-5.30
1.4 Cơ sở hạ tầng
- Đầy đủ trang thiết bị
- Kho phụ tùng
- Nhà bếp, canteen
- Khu vực xắp xếp thiết bị
- Phòng quản lý và dịch vụ
- Khu vực sửa chữa khung, gầm:
Trang 6- Khu vực sơn, gò, hàn
- Phòng son, sấy
- Khu vực sửa chữa điện, điều hoà
Trang 7PHẦN II: CẤU TẠO CÁC HỆ THỐNG TỔNG THÀNH TRÊN Ô TÔ. 2.1 Cấu tạo bố trí chung
- Động cơ: là nguồn động lực chính của ô tô giúp ô tô có thể chuyển động được
- Hệ thống truyền lực: truyền dẫn mô men và số vòng quay từ động cơ đến các bánh xe chủ động giúp ô tô di chuyển Hệ thống truyền lực cơ khí thông dụng bao gồm:ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, truyền lực chính, vi sai, bán trục Với
ô tô có hệ thống truyền lực đặt phía trước, truyền động từ hộp số sẽ được dẫn động trực tiếp tới truyền lực chính-vi sai mà không cần đến truyền động trung gian nhờ trục các đăng Ô tô có tất cả các bánh xe chủ động, hộp phân phối lắp phía sau hộp
số chính sẽ truyền lực tới tất cả các bánh xe phía trước và sau
- Gầm ô tô: bao gồm khung, hệ thống treo, bánh xe, các cầu, hệ thống lái và hệ thống phanh
- Khung ô tô: là giá dùng để lắp đặt các bộ phận, cơ cấu, hệ thống của ô tô
- Đại đa số trên ô tô con hiện nay đều sử dụng hệ thống treo độc lập, trên ô tô tải và
ô tô buýt thường sử dụng hệ thống treo phụ thuộc cho cả cầu trước và cầu sau
- Bánh xe đàn hồi: tạo nên sự tương tác giữa ô tô và mặt dưỡng giúp ô tô có thể chuyển động và chuyển hướng Bánh xe được gọi là chủ động khi nhận công suất
và mô men kéo từ động cơ Bánh xe dẫn hướng bị động không nhận nguồn động lực từ động cơ, thực hiện chức năng chuyển hướng cho ô tô khi có tác động từ người điều khiến thông qua hệ thống lái, thường là các bánh xe phía trước Bánh
xe chủ động dẫn hướng trên ô tô vừa nhận nguồn động lực từ động cơ, vừa nhận tác động làm chuyển hướng ô tô thông qua hệ thống lái, thường gặp với ô tô con
- Cầu xe: đỡ khung của ô tô và liên kết 2 bánh xe của một trục Cầu chủ động trên ô
tô tải, ô tô khách thường là cầu sau, trên ô tô con cầu trước thường vừa là chủ động, vừa dẫn hướng Ngoài ra trên các xe có tính việt dã cao có thể bố trí từ 2 hay nhiều cầu chủ động trong đó có cả cầu trước
- Hệ thống lái: giúp thay đổi hướng chuyển động của ô tô Tác động trên vành lái, thông qua các bộ phận của hệ thống lái làm quay các bánh xe dẫn hướng Trên ô tô vành lái (vô lăng) có thể bố trí bên trái hay bên phải tùy thuộc vào luật giao thông đường bộ của mỗi quốc gia
- Hệ thống phanh: có tác dụng làm giảm tốc độ, ding hằn hoặc giữ ô tô lâu dài trên đường Ô tô được trang bị nhiều hệ thống phanh nhằm nâng cao tính năng dự phòng, an toàn trong quá trình hoạt động trên đường
- Thân vỏ: có tác dụng tạo khoang kín để thực hiện chức năng bảo vệ hành khách, hàng hóa khỏi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài hoặc trong trường hợp có tác động va chạm từ bên ngoài Thân vỏ còn được dùng để lắp đặt các trang thiết bị, các bộ phận tạo nên ô tô hoàn chỉnh
Trang 82.2 Cấu tạo động cơ
2.2.1 Thân máy, buồng đốt
Thân máy (thân động cơ): là nơi chứa và lắp đặt (ở bên trong hoặc bên ngoài) các cơ cấu
và hệ thống của động cơ Thân động cơ có kết cấu rất phức tạp, thường được đúc bằng gang hoặc nhôm hợp kim Thân động cơ có thể được chia thành 2 phần: phần thân (block
xi lanh) dùng để chứa các xi lanh và phần đáy (các te)
Xi lanh có cấu trúc ống trụ trơn, là một phần của bộ phận bao kin buồng đốt, dẫn hướng chuyển động của pit tông, và giúp truyền nhiệt làm mát cho động cơ khi làm việc Xi lanh thường bị mài mòn (đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao) do xéc măng luôn dịch chuyển bên trong
Nắp máy: là chỉ tiết đậy phía trên xi lanh, cùng với pít tông, xéc măng, xi lanh tạo thành không gian buồng đốt động cơ Bên trong nắp máy bố trí xu páp, một số chi tiết của cơ cầu phối khí, các đường dẫn nước làm mát và dẫn dầu bôi trơn Bên ngoài của nắp máy
bố trí lỗ lắp vòi phun nhiên liệu (động cơ diesel) hay lắp bugi (động cơ xăng), và thường có các đường dẫn khi nạp và khi xả Ở một số động cơ diesel, buồng cháy xoáy lốc hay buồng cháy phụ (hoặc một phần của nó) được bố trí trên nắp máy
Trang 92.2.2 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Pit tông là:chi tiết đảm nhận các nhiệm vụ: tạo hình dạng cần thiết cho buồng đốt, đâm bảo độ kín cho khoang công tác của xi lanh, biến áp lực của khí cháy thành lực đây lên thanh truyền để quay trục khuỷu và thực hiện các quá trình hút, nên hỗn hợp và xả khí
đã cháy
Pít tông làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt: chịu áp lực khí cháy lớn, nhiệt độ buồng đốt cao, ma sát liên tục với thành xi lanh, do vậy pit tông, xi lanh quyết định tuổi thọ của động cơ
Xéc măng: là chi tiết làm kín khe hở giữa pit tông và xi lanh nhằm cách li buồng công tác với phần dưới của thân máy Trên mỗi pit tông thường có hai loại xéc măng: xéc măng khí và xéc măng dầu Xéc măng hầu hết được chế tạo bằng gang xám có độ đàn hồi cao, dạng vòng tròn hở miệng
Xéc măng khí được lắp ở phần thân của pít tông, có nhiệm vụ làm kín buồng đốt ở khu vực giữa pit tông và xi lanh, ngăn khi lọt xuống phía dưới
Xéc măng dầu: bố trí ở phía dưới của xéc măng khí, có nhiệm vụ ngăn dầu bôi trơn đi lên buồng đốt
Chốt pít tông: là chi tiết liên kết giữa pit tông và thanh truyền Chốt pit tông đảm nhận truyền lực lớn và thực hiện chức năng là một phần của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Chốt có dạng hình trụ rỗng, bề mặt ngoài được gia công chính xác, vật liệu chế tạo từ thép hợp kim, tôi cứng để tạo độ bền, khả năng chịu mài mòn cao
Trang 10Thanh truyền (tay biên): có nhiệm vụ liên kết động và truyền lực giữa pit tông với trục khuỷu Thanh truyền được chế tạo từ thép hợp kim, có cấu tạo dạng thanh Cấu tạo chung của thanh truyền gồm 3 phần chính: đầu nhỏ, đầu to và thân
Trục khuỷu: là chi tiết thực hiện chuyển động quay tròn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Trục khuỷu của động cơ nhận các lực từ thanh truyền và truyền mô men quay tới bánh đà Trục khuỷu chịu tải nặng, biển đồi tải trọng theo chiều dài trục, do vậy thường được dập liền bằng thép hợp kim Crôm, Niken Kích thước và trọng lượng trục khuỷu lớn, nên với các động cơ có công suất riêng cao (động cơ ô tô con, ô tô thể thao, các động
cơ tăng áp) vật liệu hợp kim được bổ sung thêm Mangan, Vonfram.
Các ổ đỡ trục và ở biên: của trục khuỷu động cơ ô tô thường là các ổ trượt gồm hai nửa hình trụ Các miếng bạc nằm giữa cổ trục chính và thân máy (bạc cổ trục chính) và các miếng bạc nằm giữa cổ biên và thanh truyền (bạc biên) làm việc trong điều kiện chịu tải lớn, tốc độ trượt cao, bôi trơn hạn chế, do vậy cần có khả năng chống mài mòn cao có vật liệu chế tạo Trên thân máy và trục khuỷu còn bố trí các đệm căn dọc trục, đảm bảo khả năng hạn chế dơ dọc của trục khuỷu Tương tự như trên cổ biên, các ổ trượt và căn đệm dọc đều chế tạo dạng hai nửa với các vấu định vị chắc chắn, nhằm tạo điều kiện dễ dàng thay thế khi bị mòn
Trang 11Bánh đà: là chi tiết cuối của động cơ, nằm ở đuôi trục khuỷu, có hình dạng của một đĩa đặc bằng gang hoặc thép Bánh đà có chức năng chính là tích trữ động năng nên có khối lượng quán tính lớn, giúp cân bằng và làm đều chuyển động của động cơ
2.2.3 Cơ cấu phối khí
Cơ cấu phối khi có nhiệm vụ điều khiển quá trình nạp khí, thải khí trong các xi lanh của động cơ theo đúng các pha làm việc
Trong động cơ đốt trong, sự mở sớm, đóng muộn của các xu páp nạp và thải cần được thực hiện chính xác theo góc quay của trục khuỷu và được gọi là pha phối khí Thực hiện
Trang 12Xu páp: cùng với để xu páp có nhiệm vụ đóng mở các đường nạp và thải khí, thực hiện qui trình trao đổi khí của xi lanh Trong quá trình động cơ làm việc, các xu páp tiếp xúc với khi cháy (đặc biệt là xu páp xã) chịu áp lực và nhiệt độ cao, chịu ăn mòn và mài mòn nên vật liệu chế tạo xu páp thường là thép hợp kim có thành phần Mangan, Niken,
Crôm
Con đội, đòn đẩy, cò mổ
Con đội là chi tiết tiếp xúc với cam để truyền chuyển động đến đòn đẩy và xu páp Con đội truyền chuyển động trực tiếp đến cò mổ hay xu páp
2.2.4 Hệ thống cung cấp nhiên liệu
a Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng
- Công dụng:Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng có nhiệm vụ hoà trộn xăng và không khí theo một tỷ lệ nhất định theo các chế độ làm việc, đưa vào buồng đốt và đưa khí cháy ra khỏi buồng đốt của động cơ
- Phân loại :
+ Loại cưỡng bức: có bơm chuyển nhiên liệu
+ Loại tự chảy: Không có bơm chuyển nhiên liệu
b Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel
- Công dụng: tạo hỗn hợp bên trong xylanh và động cơ Cuối hành trình nén phun nhiên liệu có áp suất cao, nhiên liệu bay hơi hòa trộn và tạo thành hỗn hợp với không khí 2.2.5 Hệ thống bôi trơn
a Công dụng
Bôi trơn giảm các mài bê mặt mòn, tiếp xúc có chuyến động tương đối với nhau nhăm làm giam ma sát tăng tuổi tho chi tiết Giảm ma sát đống nghĩa với việc giảm tổn thất do
đó cơ học trong động cơ, làm tăng hiệu suất, tăng tính kinh tế của động cơ Rửa sąch bề mặt ma sát các chi tiết Trên bê mặt ma sát, trong quá trinh làm việc có thể xuất hiện các lớp bong, tróc khỏi bề mặt làm việc Dầu bôi trơn sē cuốn trôi các vảy tróc và được giữ lại ở bộ phận lọc tránh việc cào xước các chi tiết Tác dụng này có nghĩa nổibật khi chay
rà đông cơ ( mới hoặc sửa chữa).Làm mát một số chi tiết Do ma sát giữa các cặp chi tiết chuyển động và một số chi tiếtnhận nhiệt từ trong động cơ Để tránh hiện tượng quá nhiệt cũa các chi tiết trong động cơ,dầu từ hệ thống bôi trơn( có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chi tiết) được dẫn đến đế tản nhiệt trên các bề mặt có nhiệt độ cao
b Các phưong pháp bôi trơn
- Tùy thuộc vào động cơ, điều kiện làm việc mà trang bị hệ
thống bôi trơn cho động cơ phù hợp Một số loại thường gặp:
- Bôi trơn bằng vung té: Là phương pháp bôi trơn nhở tác dụng chuyến động của các chi tiết sẽ vung té dầu lên bể mặt các chi tiết cần bôi trơn Loại này đơn giản tuy nhiên có thể không đáp ứng được moi yêu cầu bôi trơn nên chi được sử dụng ở động c có công suất nhỏ
- Bôi trơn bằng dầu pha trong nhiên liệu: Loại này được sử dụng ở đông cơ xăng hai
Trang 13cầu bôi trơn các chi tiết của động cơ.
- Bôi trơn bằng hứng dầu: Dầu được bơm cưỡng bức lên cao, khi chảy xuống được hứng vào các bề măt ma sát
- Bôi trơn băng phương pháp hỗn hợp: kết hợp các phương pháp trên
2.2.6 Hệ thống làm mát
a Công dụng cửa hệ thổng làm mát:
Khi động co làm việc, các chi tiết của đông cơ đặc biệt các chi tiết tiếp xúc với khí cháy
có nhiệt độ rất cao do vậy có thể dẫn đến tác hại đối với động cơ Hê thống làm mát có tác dụng tản nhiệt khỏi các chi tiết, giữ cho nhiệt độ cũa các chi tiết không vượt quá giá trị cho phép, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ.Tuy nhiên nếu cường
độ làm mát lón quá, nhiệt độ các chi tiết thấp quá gây ảnh hưởng đến chất lượng nhiên liệu và dầu bôi trơn làm tăng tổn thất cho động co Nhiệt độ tổt nhất cho động cơ là 85-100
b Phân loại hệ thống làm mát:
Hê thống làm mát bằng nước: Nước làm môi chất trung gian đế tân nhiệt cho các chi
⁃
tiết
Dựa vào tính chất luưu động của nước mà chia thành các loại:
+ Bốc hơi: Dùng phổ biến cho động cơ máy nông nghiệp
+ Đối lưu tự nhiên: Dùng cho các động cơ tinh tại
+ Tuần hoàn cưỡng bức: Loại tuần hoàn một vòng dùng phổ biến trên ôtô, máy kéo và động cơ tinh tại; Loại tuần hoàn hai vòng dùng cho động cơ tàu thuỷ
Hệ thống làm mát bằng không khí ( gió) có cấu tạo đơn giản, đây là phương pháp cưỡng bức nhờ quạt gió
Trang 14
PHẦN III: CÔNG NGHỆ CHẲN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA
CHỮA Ô TÔ 3.1 Quy trình công nghệ của gara Grand auto
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra ô tô cần bảo dưỡng
Bước 2: Trao đổi với khách hàng
Sau khi xác định được các lỗi cần bảo dưỡng, sửa chữa, xưởng sẽ thông báo với khách hàng, kết hợp tư vấn về các hạng mục sửa chữa, báo giá các phụ tùng thay thế và tiền công cho các mục cần sửa chữa
Bước 3: Tiếp nhận sửa chữa, bảo dưỡng động cơ ô tô
Sau khi báo giá được khách hàng duyệt và yêu cầu sửa chữa, nhân viên sẽ chuẩn
bị để triển khai công việc
Bước 4: Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng ô tô Ở công đoạn này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành sửa chữa và thay thế các phụ tùng ô tô cần thiết theo đúng thỏa thuận với khách hàng
Bước 5: Kiểm tra và giao xe
Bước 6: Chăm sóc khách hàng
3.2 Các trang thiết bị phục vụ cho quy trình công nghệ
- Máy chần đoán: kết nối ECU đọc thông số, kiểm tra lỗi và các hệ thống trên xe
- Sung hơi bắt bulong
- Súng điện bắt bulong
- Khẩu, thanh nối
- Cần siết lực
- Tay lắc