Mẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Bệnh Viện Hóc Môn giúp các bạn sinh viên cao học có thể tham khảo và hoàn thành tốt bài báo cáo của mình - bài báo cáo đã được điểm cao và được sửa bởi Trưởng Khoa Dược
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC - // -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
Sinh viên thực hiện:
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài cáo độc lập của bản thân dưới sựhướng dẫn của Cô DS.CKI.Đinh Thị Thanh Thủy tại Bệnh viện Đa khoaKhu vực Hóc Môn và Cô ThS.DS.Ngô Ngọc Anh Thư của trường Đại họcNguyễn Tất Thành Tài liệu do chính tôi thu thập trực tiếp trong quá trình
đi thực tập, không sao chép từ một tài liệu nào khác
Tôi cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài báo cáo này
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Người viết cam đoan(Ký, ghi rõ họ và tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy
cô khoa Dược, quý thầy cô trong Tổ thực tập trường Đại học Nguyễn TấtThành, Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn, cô trưởngkhoa Dược, các anh chị trong khoa Dược đã tạo mọi điều kiện tốt nhất đểcho sinh viên sắp ra trường như chúng tôi có cơ hội cọ sát với thực tế,tìm hiểu thêm những kiến thức chỉ được học trong sách vở và có thểhoàn thành tốt Báo cáo thực tập
Tôi xin chân thành cảm ơn cô DS CKI Đinh Thị Thanh Thủy,Trưởng khoa Dược đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực tập tại bệnh viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô ThS DS Ngô Ngọc AnhThư đã tạo mọi điều kiện cho tôi có cơ hội được thực tập tốt theo chươngtrình đề ra của trường
Qua đây, xin được cảm ơn các anh, chị, cô, chú đang làm việc tạiBệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thựctập
Xin cảm ơn tất cả mọi người Kính chúc mọi người nhiều sức khỏe
và hạnh phúc trong cuộc sống
TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2024
Trang 5MỤC LỤC
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
1.1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập 1
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn 2
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động 3
1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện6 1.3 Nhiệm vụ của các bộ phận thuộc khoa Dược, bao gồm: thống kê, kho, nghiệp vụ dược, dược lâm sàng, nhà thuốc bệnh viện 8
1.3.1 Kho chính (kho chẵn) 8
1.3.2 Kho nội trú 8
1.3.3 Phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú 9
1.3.4 Nhà thuốc bệnh viện 11
1.3.5 Một số bộ phận khác 11
1.4 Nhiệm vụ và quy mô tổ chức 12
1.4.1 Chức năng 12
1.4.2 Nhiệm vụ của khoa Dược 12
1.4.3 Chức trách và nhiệm vụ của các bộ phận 13
1.4.4 Nhiệm vụ từng bộ phận trong khoa Dược 15
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỰC TẬP 19
2.1 Giới thiệu về hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị 19
2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GPS 22
2.2.1 Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của kho bảo quản đạt GSP tại bệnh viện 22
2.2.2 Tổ chức hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc bệnh viện: 28
2.3 Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện: 34
Trang 62.3.1 Mô tả các hoạt động sắp xếp thuốc trong các kho 34
2.3.2 Theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho 40 2.4 Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện 41
2.4.1 Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện 41
2.4.2 Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện 42
2.4.3 Cách tổ chức cấp phát thuốc đến tay người bệnh (ngoại trú, nội trú, bảo hiểm y tế) một cách an toàn, hiệu quả, hợp lý 61
2.5 Nghiệp vụ Dược bệnh viện 80
2.5.1 Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa Dược và các khoa phòng chuyên môn 80
2.5.2 Một số quy trình, thao tác chuẩn 81
2.5.3 Phần mềm quản lí khoa Dược 82
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1 Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện (a) 42
Bảng 2 2 Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện (b) 42
Bảng 2 3 Thuốc cầm máu 45
Bảng 2 4 Thuốc chương trình ARV 45
Bảng 2 5 Thuốc dùng ngoài 45
Bảng 2 6 Thuốc gan mật 45
Bảng 2 7 Thuốc gây nghiện 46
Bảng 2 8 Thuốc gây tê, mê 46
Bảng 2 9 Thuốc hạ nhiệt, giảm đau 47
Bảng 2 10 Thuốc Hô hấp – Dị ứng 47
Bảng 2 11 Thuốc hướng tâm thần 47
Bảng 2 12 Thuốc huyết thanh kháng uốn ván 48
Bảng 2 13 Thuốc kháng sinh- kháng nấm 48
Bảng 2 14 Thuốc kháng viêm 49
Bảng 2 15 Thuốc lợi tiểu 49
Bảng 2 16 Thuốc corticoid 49
Bảng 2 17 Thuốc rối loạn lipid máu 50
Bảng 2 18 Thuốc thần kinh xương khớp 50
Bảng 2 19 Thuốc khác 50
Bảng 2 20 Thuốc tiểu đường 51
Bảng 2 21 Thuốc tiêu hóa- đường ruột 51
Bảng 2 22 Thuốc tiêu tim mạch- huyết áp- tuần hoàn 52
Bảng 2 23 Thuốc vitamin- khoáng chất 53
Bảng 2 24 Dịch truyền 53
Bảng 2 25 Thuốc Đông y 54
Bảng 2 26 Bảng theo dõi thay đổi tài liệu 61
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1 1 Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn 1
Hình 1 2 Phòng phát thuốc BHYT 9
Hình 1 3 Nhà thuốc bệnh viện 11
Sơ đồ 1 1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện 5
Sơ đồ 1 2 Sơ đồ làm việc của Khoa Dược 7
Hình 2 1 Một buổi giới thiệu thông tin thuốc tại khoa Dược 20
Hình 2 2 Thuốc được sắp xếp trên các pallet nhựa, không tiếp xúc trên nền đất 34
Hình 2 3 Quy tắc 5 chống 35
Hình 2 4 Các thuốc được sắp xếp theo thứ tự và tác dụng dược lý 37
Hình 2 5 Thuốc bảo quản lạnh 38
Hình 2 6 Tủ thuốc hướng thần - gây nghiện 39
Hình 2 7 Phiếu theo dõi nhiệt độ và độ ẩm 40
Hình 2 8 Thuốc Enterpass 55
Hình 2 9 Thuốc Crestor 55
Hình 2 10 Thuốc Aspirin 81mg 56
Hình 2 11 Thuốc Glucophage XR 750mg 56
Hình 2 12 Thuốc Concor 57
Hình 2 13 Thuốc Klamentin 58
Hình 2 14 Thuốc Prednisolone 5mg 59
Hình 2 15 Phiếu lĩnh thuốc thường 62
Hình 2 16 Phiếu nhập kho 63
Hình 2 17 Phiếu xuất kho 64
Hình 2 18 Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện- hướng thần 65
Hình 2 19 3 đối chiếu 66
Hình 2 20 3 kiểm tra 66
Hình 2 21 Phiếu trả thuốc (a) 76
Hình 2 22 Phiếu trả thuốc (b) 77
Hình 2 23 Xử lý thuốc 80
Hình 2 24 Phần mềm quản lý khoa Dược (a) 83
Hình 2 25 Phần mềm quản lý khoa Dược (b) 83
Sơ đồ 2 1 Sơ đồ kho chẵn 29
Sơ đồ 2 2 Sơ đồ kho dịch truyền 30
Sơ đồ 2 3 Sơ đồ kho lẻ nội trú 32
Sơ đồ 2 4 Sơ đồ kho lẻ ngoại trú 33
Sơ đồ 2 5 Sơ đồ phát thuốc nội trú 67
Sơ đồ 2 6 Sơ đồ phát thuốc ngoại trú 69
Sơ đồ 2 7 Sơ đồ nhận thuốc ngoại trú 70
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:
Tên đơn vị thực tập: BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
Địa chỉ đơn vị thực tập: 79 Bà Triệu, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn Website: http://bvdkhocmon.vn/
Hotline: (028) 3891 4208
Hình 1 1 Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn trước 2021
Trang 10Bệnh viện đa Khoa khu vực Hóc Môn hiện nay
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn:
Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm về hướng Tây Bắc TP Hồ ChíMinh, cách trung tâm thành phố 20km
Trước 1975, Hóc Môn là một trong tám quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn,
Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ, Quảng Xuyên, Bình Chánh) Sau ngày giảiphóng, Hóc Môn là một trong sáu huyện ngoại thành, địa giới lãnh thổ có thayđổi do sát nhập thêm hai xã Thạnh Lộc, An Phú Đông (trước thuộc quận GòVấp) nâng tổng số xã lên 14 xã, và trong quá trình phát triển cũng như nhu cầuquản lý hành chánh, huyện Hóc Môn thành lập thêm một thị trấn Hóc Môn và 2
xã là xã Bà Điểm và xã Tân Chánh Hiệp, tách từ xã Tân Thới Nhì, Tân ThớiNhất, Trung Mỹ Tây và Đông Hưng Thuận Ranh giới huyện phía Bắc giáphuyện Thuận An (tỉnh Sông Bé) và quận Gò Vấp, phía Tây giáp huyện Đức Hòa(tỉnh Long An)
Tổng số diện tích tự nhiên 165,76km2, dân số 295.245 người (số liệu năm1993) Hộ nông nghiệp chiếm 52% tổng số, thành phần dân tộc dân cư địaphương khá thuần nhất, 90% là người Việt
Trang 11Ngày 15 tháng 12 năm 1992, Phòng Y tế Hóc Môn đã xây dựng đề án môhình Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn và đã được Ủy ban nhân dân huyện HócMôn thông qua trên chứng từ số 845-UB ngày 25-12-1992.
Căn cứ vào đề án trên, ngày 14 tháng 3 năm 1994, Ủy ban Nhân dânThành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-UB-NC về việcthành lập Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn
Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Trung tâm y tế huyện Hóc Môn đã chính thức
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chính thức được thành lập theo Quyếtđịnh số 5524/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chịu sự quản lý,chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn được xếp hạng II trực thuộc Sở Y tếThành phố Hồ Chí Minh
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động:
a Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh:
- Sẵn sàng tiếp nhận 24/24 giờ tất cả nhân dân có nhu cầu được chăm sócsức khỏe hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữabệnh Tuyệt đối không phân biệt nhân dân trong khu vực với ngoài khu vực hoặcngoài tỉnh Có đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng đến cấp cứu hoặc đến rướcbệnh khẩn cấp khi có yêu cầu của nhân dân Sẵn sàng chuyển người bệnh lên
Trang 12tuyến trên bằng xe ô tô chuyên dụng khi vượt quá khả năng điều trị của bệnhviện, đồng thời có đội xe chuyên dụng sẵn sàng đưa rước bệnh theo yêu cầu.
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp có nhu cầu khám sức khỏe và chứngnhận trình trạng sức khỏe của nhân dân theo qui định của pháp luật; Đồng thời
có đủ tư cách pháp nhân ký hợp đồng với các tổ chức, công ty để khám sứckhỏe định kỳ cho công nhân, người lao động khi có yêu cầu
b Đào tạo cán bộ y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên đại học,cao đẳng, trung học của các trường và các cơ sở y tế trong khu vực
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới
để nâng cao trình độ chuyên môn
c Nghiên cứu khoa học về y học
- Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các đề tài y học cấp cơ sở, hợp tác với
tổ chức, cá nhân nghiên cứu hỗ trợ, viết luận văn tốt nghiệp sau đại học Mởrộng, nghiên cứu điều trị bằng thuốc y học cổ truyền và các phương pháp điều trịkhông dùng thuốc như: tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, châm cứu, quangchâm, xoa bóp …
- Kết hợp với các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnhviện Bình Dân, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh việnChấn Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng, phát triển kỹ thuật mới,tiên tiến như mổ nội soi, nội soi dạ dày, đại tràng, chụp X quang kỹ thuật số,chụp CT Scaner (citi), mổ trĩ bằng phương pháp Longo, nội soi chẩn đoán thuộcchuyên khoa Tai – Mũi – Họng, xét nghiệm huyết học, sinh hóa nhiều thông số
d Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
- Định kỳ lập kế hoạch hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật vàchuyển giao phát triển kỹ thuật chuyên môn khi có yêu cầu
- Kết hợp với bệnh viện, phòng khám khu vực trong khu vực phụ trách thựchiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng
e Phòng bệnh
Trang 13- Kết hợp với Trung tâm Y tế y tế dự phòng trên địa bàn thực hiện các giảipháp đồng bộ để phòng, chống, ngăn chặn các bệnh dịch, bệnh truyền nhiễmtheo mùa.
- Thường xuy ên cung cấp thông tin để người bệnh và thân nhân ngườibệnh hiểu biết kiến thức y học để phòng, chống bệnh có hiệu quả cao nhất
và ngoài tỉnh hướng đến người nghèo, người tàn tật, neo đơn chẳng may bịbệnh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ một phần khó khăntrong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện
Trang 14Sơ đồ 1 1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện
Trang 151.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
Cơ cấu tổ chức khoa Dược
Tuỳ thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán bộ; trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
1 Nghiệp vụ dược;
2 Kho và cấp phát;
3 Thống kê dược;
4 Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
5 Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện
Mục tiêu khoa Dược
Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đầy đủ thuốc có chất lượng cho ngườibệnh
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế
- Hợp lý: đúng thuốc, đúng bệnh, đúng đối tượng, đúng liều, đúng lúc, đúng
cách, đúng dạng
- An toàn: thuốc phải đạt chất lượng, cân nhắc kĩ khi sử dụng để chọn loại
thuốc có tác dụng điều trị cao, ít tác dụng phụ và hiểu rõ về tác dụng phụ,hướng dẫn cách dùng cho người bệnh, theo dõi các phản ứng trên cơ thểngười bệnh
Trang 16- Hiệu quả: đáp ứng kết quả mong đợi.
- Kinh tế: lựa chọn thuốc sao cho tổng một đợt điều trị có chi phi điều trị chấp
nhận được
Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
Quy chế công tác khoa Dược được ghi trong quyển “QUI CHẾ BỆNH VIỆN” do Bộ Y Tế ban hành theo quyết định của bộ trưởng BYT số
1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/09/1997
Chức năng
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc antoàn, hợp lý
Nhiệm vụ
1 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điềutrị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm hoạ)
2 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị
và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
3 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
4 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
5 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
6 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện
7 Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược
8 Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh
và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
9 Tham gia chỉ đạo tuyến
10 Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
11 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
12 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
1.3 Nhiệm vụ của các bộ phận thuộc khoa Dược, bao gồm: thống kê, kho, nghiệp vụ dược, dược lâm sàng, nhà thuốc bệnh viện.
Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược
Yêu cầu về trình độ: tối thiểu phải là dược sĩ đại học Đối với bệnh viện
hạng 3 và không phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện
ủy quyền bằng văn bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa
Chức trách, nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện
Trang 17- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa vàcông tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnhviện
- Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giámđốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụngtrong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sátviệc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nângcao chất lượng điều trị
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiệnviệc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc
- Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp vớiphòng Tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụngthuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành
- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, đảm bảo chất lượngtheo đúng quy định hiện hành
- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế
- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sĩ trong khoa thamgia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện
- Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược chođồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao
Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc
Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược
Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Thống kê
Yêu cầu về trình độ:
Có nghiệp vụ thống kê và dược
Trang 18vụ được phân công.
Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, trong bệnh viện định kỳ hàng năm (theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế(Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
Kho cấp phát thuốc
Yêu cầu về trình độ:
Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học
có giấy ủy quyền theo quy định; Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu
là dược sĩ trung học
Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Kho chẵn:
- Lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng nhằm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và chất lượng cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc cho điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện
- Bảo quản thuốc trong điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc khi tới tay bệnh nhân
- Quản lý thuốc nhập, xuất rõ ràng, chính xác, đúng quy trình
- Cấp phát thuốc cho kho lẻ và phòng phát thuốc ngoại trú
Trang 19 Kho lẻ
Cấp phát thuốc cho các khoa nội trú :
Phát thuốc cho tất cả các khoa trong bệnh viện (Nội tổng hợp, Nội tim mạch – Lão học, Nội thần kinh, Nội tiết, Nội thận - Lọc máu, Ngoại chấn thương chỉnh hình, Đơn vị nội soi khớp, Ngoại tổng hợp, Sản, Nhi, Cấp cứu, Liên
chuyên khoa, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Đông y, Vật lý trị liệu, vaccine cho đơn vị tiêm chủng)
Thực hiện chia lẻ thuốc cho từng bênh nhân ở các khoa nội trú (Ngoại chấn thương chỉnh hình, Đơn vị nội soi khớp, Ngoại tổng hợp, Sản, Liên chuyên khoa, Nội thân lọc máu)
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát
Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Sơ đồ 1 2 Sơ đồ làm việc của Khoa Dược
Trang 20 Phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú:
Phần mềm quản lí thuốc riêng biệt và nhận thuốc từ kho chẵn theo phiếu
dự trù hoặc phiếu xuất chuyển kho, phần mềm gọi số tự động …
Nắm vững tình hình xuất- nhập- tồn thuốc của Kho lẻ ngoại trú; cấpphát thuốc trực tiếp cho bệnh nhân BHYT;
Kiểm nhập, kiểm kê thuốc BHYT của Kho lẻ ngoại trú theo định kỳ
Trang 23.
Trang 24Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh.
Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trúnhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệmtính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xemxét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùnghoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương
đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc
Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Nhà thuốc bệnh viện
Nhà thuốc bệnh viện phục vụ 24/24 giờ cho bệnh nhân không có thẻ bảohiểm y tế Ngoài ra nhà thuốc bệnh viện luôn có Dược sĩ hướng dần sử dụngthuốc theo yêu cầu của bệnh nhân
Nhà thuốc đạt chứng nhận tiêu chuẩn GPP do Sở Y tế cấp
Giá thuốc bán theo đúng qui định của Bộ Y Tế cho phép, có bản niêm yếtgiá tại nhà thuốc
Bệnh nhân nhận đơn thuốc từ các phòng khám, sau đó đưa bộ phận thuphí tại nhà thuốc (thuộc phòng Tài chính kế toán) để tính tiền Sau khi thanh toántiền, đơn thuốc sẽ được chuyển đến các nhân viên dược Các dược sỹ tại nhàthuốc chỉ cắt thuốc theo đơn và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn
Trang 25Nhà thuốc bệnh viện
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1 Giới thiệu về hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị:
2.1.1 Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện:
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể baogồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng
Thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến
thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữcho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các
Trang 26đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc.
Quảng cáo thuốc là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực
tiếp tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
Người giới thiệu thuốc là người của đơn vị kinh doanh thuốc trên lãnh thổ Việt
Nam được đơn vị này phân công làm nhiệm vụ giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
Trách nhiệm chung về thông tin thuốc
Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành vàcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có trách nhiệm tổ chức thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; kịp thời thông báo tới các đối tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc có trách nhiệm giúp Bộ Y tế trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc, các phản ứng có hại của thuốc
Thông tin thuốc trong bệnh viện
- Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện Trách nhiệm này được thực hiện thông qua đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện
- Nhiệm vụ đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện bao gồm:
+ Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc;
+ Cung cấp thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh);
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh);
Trang 27+ Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng thuốc
và điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
+ Các vấn đề khác có liên quan đến thông tin thuốc
- Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm:
+ Cung cấp thông tin về thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
+ Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện
Thông tin giới thiệu thuốc nhằm mục đích đảm bảo thực hiện sử dụng thuốchợp lý an toàn và nâng cao chất lượng thông tin tại bệnh viện
Khi thông tin thuốc cần phải:
Đầy đủ
Chính xác
Khách quan
Trung thực
Dễ hiểu, không được gây hiểu lầm
Quy trình thông tin thuốc gồm 3 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin:
Thông tin thuốc được thu thập từ các nhân viên y tế, các văn bản từ các cơquan chủ quản, thông tin cập nhật từ sách, báo, tạp chí, website của các cơquan chủ quản như Bộ Y tế, Cục quản lý dược, Trung tâm DI&ADR Quốc gia…
Bước 2: Xử lý thông tin:
Thông tin sẽ được bộ phận Dược lâm sàng và Thông tin thuốc kiểm tra,thẩm định, có tham khảo ý kiến từ Ban giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị,được soạn thảo lại dưới dạng văn bản và thông qua Hội đồng thuốc và điều trịphê duyệt trước khi triển khai
Với những yêu cầu thông tin thuốc nhận được qua điện thoại sẽ đượcngười có thẩm quyền tại khoa Dược hoặc trong đơn vị thông tin thuốc xử lý trựcHình 2.1 Quy trình thông tin thuốc
Trang 28tiếp, trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến của Ban giám đốc, Hội đồng thuốc vàđiều trị hoặc các khoa phòng có liên quan.
Bước 3: Triển khai thông tin thuốc:
Các thông tin cập nhật thuốc mới, đình chỉ lưu hành thuốc, rút số đăng kýhoặc các cảnh báo về ADR, tương tác thuốc…từ các cơ quan có thẩm quyềncông bố sẽ được triển khai bằng văn bản gửi về các khoa phòng có liên quanđồng thời sẽ được triển khai và lưu trữ trên mạng nội bộ thông tin thuốc khoaDược
Thông tin về thuốc dưới dạng bài viết hoặc tin tức sưu tầm từ các nguồnkhác sẽ được đăng tải và lưu trữ tại tủ thông tin thuốc ở khoa Dược
Thông tin tồn kho tại khoa Dược, thuốc cận date, thuốc chậm sử dụng…sẽđược triển khai bằng văn bản khi có yêu cầu tới các khoa phòng có liên quansau khi có ý kiến của Ban giám đốc và được đăng tải có thời hạn trên mạng nội
bộ thông tin thuốc khoa Dược
Thông tin thay thế thuốc, thông tin về tương tác thuốc, tư vấn sử dụng, bảoquản…khi có yêu cầu sẽ được trả lời trực tiếp trong thời gian ngắn nhất hoặcbằng văn bản sau khi cần thiết phải có ý kiến của Ban giám đốc, Hội đồng thuốc
và điều trị
Tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, hoạt động thông tin giới thiệuthuốc thông qua các buổi sinh hoạt kỹ thuật được tổ chức hàng tuần Ngoài racòn thông qua
các cuộc họp, thư thông báo, mạng nội bộ, phát hành tập san thông tinthuốc định kỳ mỗi quý
Trang 29Hình 2 1 Một buổi giới thiệu thông tin thuốc tại khoa Dược
Thông tin thuốc của các đơn vị kinh doanh thuốc
Đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc có quyền và trách nhiệm thông tin thuốc do mình đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và phân phối tới cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng thuốc
Chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc khi có đầy đủ các dữ kiện khoa học đãđược chứng minh Nguồn gốc, xuất xứ của thông tin, người cung cấp thông tin, thời điểm cung cấp thông tin phải chính xác, khách quan, trung thực, khoa học
và rõ ràng
Trong quá trình lưu hành thuốc, đơn vị kinh doanh thuốc, đơn vị đăng ký thuốc
có trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời về Cục Quản lý dược và Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc các thông tin mới được phát hiện của thuốc, các phản ứng có hại của thuốc và các biểu hiện suy giảm chất lượng của thuốc do đơn vị kinh doanh
Các hình thức thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
- Thông qua "Người giới thiệu thuốc"
Trang 30- Phát hành tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế.
- Hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
- Trưng bày, giới thiệu thuốc tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành y tế. Các tổ chức, cá nhân đang hành nghề y dược muốn tuyên truyền quảng cáo thuốc phải gửi hồ sơ xin phép về Bộ Y tế (Vụ quản lý Dược)
Tổ chức và cá nhân trong và người nước được phép hành nghề dược ở Việt Nam cử người đi giới thiệu thuốc cho đơn vị mình phải xin phép Sở Y tế địa phương nơi mà tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hay đặt đại diện
Trước khi thực hiện việc giới thiệu thuốc, người giới thiệu thuốc phải xuất trình giấy phép hợp lệ
Người giới thiệu thuốc phải có các tiêu chuẩn sau đây:
Có trình độ chuyên môn: dược sĩ đại học hoặc bác sĩ hoặc lương y (đối vớithuốc y học cổ truyền dân tộc)
Đã được huấn luyện, đào tạo chu đáo: đủ kiến thức và thông tin về các thuốc cótrách nhiệm giới thiệu
Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
Phần tài liệu chứng minh và phần trích dẫn để minh hoạ cho nội dung thông tinphải trung thực, cập nhập và ghi rõ tên tài liệu, tên tác giả, thời gian xuất bản tàiliệu
Các thông tin mới phát minh, phát hiện qua nghiên cứu khoa học hoặc qua theodõi sản phẩm trên thị trường phải được cung cấp theo hình thức cập nhật thôngtin khoa học kèm theo tài liệu chứng minh Phần thông tin mới phải ghi dòngchữ: “Phần thông tin này chỉ dùng để tham khảo”
Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế phải có dòng chữ"Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế” ở trên đầu tất cả các trang Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết vềsản phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ: (a) Số Giấy tiếp nhận
hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế
XXXX/XX/QLD-TT, ngày tháng năm , (b) ngày tháng năm in tài liệu
Tài liệu thông tin thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc
Nội dung tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế
- Tên thuốc: có thể dùng tên biệt dược hoặc tên gốc
Trang 31- Thành phần hoạt chất.
+ Đối với thuốc tân dược: Dùng tên theo danh pháp quốc tế
+ Đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu: Dùng tên theo tiếng Việt (trừ tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh)
- Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất và phân phối chính
- Những thông tin mới dùng để tham khảo và những tài liệu để chứng minh nguồn gốc của những thông tin đó
- Danh mục những tài liệu đã được dùng trích dẫn
2.1.2 Giới thiệu về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị:
Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/8/2013 hiệu lực ngày 22/9/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trongbệnh viện
Trang 32 Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoaDược hoặc cả hai thành viên này.
Ủy viên gồm: Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa visinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện
Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dượclâm sàng:
Trưởng phòng Tài chính – Kế toán
b Chức năng của Hội đồng:
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liênquan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sáchquốc gia về thuốc trong bệnh viện
c Nhiệm vụ của Hội đồng:
Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị.Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
d Hoạt động của Hội đồng:
Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồngtriệu tập Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữacác kỳ họp định kỳ của Hội đồng
Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họpđịnh kỳ trong 1 năm
Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổnghợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tài liệu phải đượcgửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp
Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trìnhGiám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
Trang 33Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theomẫu quy định.
2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GPS: Theo Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018
(RÀ SOÁT LẠI THEO NỘI DUNG CỦA TT36/2018)
2.2.1 Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của kho bảo quản đạt GSP tại bệnh viện:
Kho thuốc: là nơi dùng bảo quản, cung cấp và phát thuốc cho các khoa
lâm sàng hay bệnh nhân điều trị
Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói,bao
gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đày đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phùhợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất
Ý nghĩa: Kho thuốc đạt GSP giúp cho thuốc đảm bảo chất lượng tốt nhất
đến tay người bệnh phục vụ cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của bệnh nhân.Các yêu cầu về nhà kho và trang thiết bị cho kho thuốc đạt GSP-WHO baogồm:
a Nhân sự:
Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phùhợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho Mọi nhân viên phảithường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năngchuyên môn và phải được qui định rõ trách nhiệm, công việc của từng ngườibằng văn bản
Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phảitrung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghềnghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định củaNhà nước
Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp
vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõixuất nhập, chất lượng thuốc
Trang 34 Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sởsản xuất, bán buôn thuốc tân dược Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc yhọc cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặcdược sĩ trung học.
Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đápứng được đúng các qui định của pháp luật có liên quan
Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mớicủa nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học
kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc
b Nhà kho và trang thiết bị:
- Địa điểm:
- Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cốngrãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu tránh được ảnh hưởng củanước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt
- Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập,vận chuyển, bảo vệ
- Thiết kế, xây dựng:
- Kho phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khuvực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàngtheo yêu cầu
- Tuỳ theo mục đích, qui mô của kho cần phải có những khu vực xác định,được xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp:
- Khu vực tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc, nguyên liệu chờ nhập kho
- Khu vực lấy mẫu thuốc, nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng,trang bị thích hợp và phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêucầu của việc lấy mẫu
- Khu vực bảo quản thuốc
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt;
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng,chờ xử lý
Trang 35- Khu vực bảo quản bao bì đóng gói.
- Khu vực bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu
- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu vềđường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy
- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thôngthoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thờitiết như nắng, mưa, bão lụt
- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp
để chống ẩm, chống thấm đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho,
và hoạt động của các phương tiện cơ giới Nền kho không được có các khe, vếtnứt gãy là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng
- Đối với kho thuốc, hóa chất dễ cháy nổ
- Nền kho phải thấp hơn mặt đất 1.5-2m
- Giữa tường và mái kho có các khe thông hơi
- Công tắc, cầu dao điện phải gắn bên ngoài, dây nối đèn phải được bọckín
- Mọi nguyên nhân phát sinh tia lửa phải được loại trừ
- Trang thiết bị:
+ Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiệnbảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xenâng, nhiệt kế, ẩm kế
+ Kho phải được chiếu sang đủ, cho phép tiến hành một cách chínhxác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho
+ Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng Không được để thuốc trựctiếp trên nền kho Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủrộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.+ Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tácphòng chống cháy nổ, như: hệ thống phòng chữa cháy tự động, hoặc cácbình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy…
Trang 36+ Có nội qui qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện phápphòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.
+ Có các biện pháp, có chương trình bằng văn bản để ngăn chặn kiểmsoát sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm
c Điều kiện bảo quản trong kho:
Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãnthuốc Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường
là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộcvào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C Phải tránh ánh sáng trựctiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiệnbình thường Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh thì vận dụngcác qui định sau:
- Nhiệt độ:
- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảngthời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C
- Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C
- Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng
Để đảm bảo điều kiện bảo quản đảm bảo thống nhất về nhiệt độ và độ ẩmcủa các kho cần có sự đánh giá đồng đều về nhiệt độ và độ ẩm việc đánh giáphải tuân theo quy định chung của hướng dẫn
Trang 37 Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt cần phải được bảo quản ởcác khu riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các điềukiện bảo quản theo yêu cầu và các quy định của pháp luật.
Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần : phải được bảoquản theo đúng quy định tại các qui chế liên quan
d
Vệ sinh:
Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được cócôn trùng sâu bọ Phải có văn bản qui định chương trình vệ sinh, xác định rõ tần
số và phương pháp vệ sinh nhà xưởng, kho
Tất cả thủ kho, công nhân làm việc tại khu vực kho phải được kiểm trasức khoẻ định kỳ Người mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương
hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc(nguyên liệu, thành phẩm ) còn hở
Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp(cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc)
Công nhân làm việc trong khu vực kho phải mặc quần áo bảo hộ lao độngthích hợp
e Quy trình bảo quản:
Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: chủng loại bao bì, giới hạnnhiệt độ, độ ẩm, việc bảo vệ tránh ánh sáng cần được duy trì trong suốt thờigian bảo quản Cần phải có sự chú ý tới các thuốc chứa hoạt chất kém vững bềnđối với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác
Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quảntheo đúng các qui định tại qui chế liên quan
Trang 38 Các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ phải được bảo quản ở kho lạnh hoặctrong tủ lạnh Nhiệt độ trong kho phải được kiểm tra ở các vị trí khác nhau củakho.
Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín,không cho ánh sáng truyền qua, trong phòng tối
Các thuốc dễ bay hơi và các thuốc nhạy cảm với độ ẩm phải được bảoquản tại kho lạnh, bao bì đóng kín Các chất hút ẩm mạnh phải được bảo quảntại phòng khô, bao bì bằng thuỷ tinh hoặc nhựa đóng kín Nếu có thể thì nút phảiđược phủ paraffin
Các thuốc có mùi phải được bảo quản trong bao bì kín, ở kho riêng
Dược liệu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng Các thùng hàngphải được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho không khí lưu thông Các vật liệu thíchhợp để làm bao bì bảo quản dược liệu có thể là thuỷ tinh, nhựa, giấy Cácdược liệu chứa tinh dầu cũng cần phải được bảo quản trong bao bì kín
Các chất dễ cháy, nổ phải được bảo quản tại kho riêng, đáp ứng các quiđịnh của pháp luật
Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánhthuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc.Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được
Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các biến chất,
hư hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tốkhác có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, nguyên liệu
Thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phảiđược bảo quản ở khu vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu thuốc, nguyên liệu
Trang 39chờ xử lý Phải có các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyênliệu đã hết hạn dùng, thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Phải có các phương tiện vận chuyển và bảo quản thích hợp nhằm đảmbảo cho thuốc, nguyên liệu tránh đổ vỡ và hư hỏng do các điều kiện khí hậuvượt quá qui định như nắng nóng, ẩm ướt trong suốt quá trình vận chuyển,bảo quản cần lưu ý những loại thuốc, nguyên liệu có yêu cầu điều kiện bảo quảnđặc biệt
2.2.2 Tổ chức hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc bệnh viện:
Hiện nay, Khoa dược bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn tổ chức bảoquản thuốc ở kho chẳn
Thực hiện bảo quản thuốc tại kho theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quảnthuốc” cùng với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản được ghinhận số liệu mỗi ngày tại mỗi kho
- Kho chẵn có nhiệm vụ bảo quản thuốc gây nghiện và hướng tâm thần (ở
tủ riêng biệt)
- Các lô thuốc phải được cấp phát theo nguyên tắc “Hết hạn trước xuấttrước” (FEFO- First Expires First Out) hoặc nguyên tắc “Nhập trước xuấttrước (FIFO- First In First Out)