Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học mới nhất, tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định - được điểm cao từ Trưởng Khoa Dược - giúp bạn hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp của mình tốt nhất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN CƠ SỞ :………
Địa chỉ:………
Sinh viên thực hiện: ………
MSSV: ………Lớp.………
Nhóm:………Thời gian thực tập………
GVHD (cơ sở): ………
GVPT : ………
Tp Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 2DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Khoa Dược Bệnh viện
1.2.2 Chức năng của Khoa Dược Bệnh viện
1.2.3 Nhiệm vụ của Khoa Dược Bệnh viện
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN, HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
2.1.1Cách tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện
2.1.1.1 Cách tổ chức thông tin giới thiệu thuốc
2.1.1.2 Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc
2.1.2 Giới thiệu về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
2.1.2.1 Tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
2.1.2.3 Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
2.2 KHO THUỐC TRONG BỆNH VIỆN THEO HƯỚNG DẪN GSP
2.2.1 Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của 01 kho bảo quản đạt GSP tại bệnh viện
2.2.2 Tổ chức hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc bệnh viện
2.3 VIỆC SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Trang 32.3.1 Các hoạt động sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho
2.3.2 Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho
2.4 CUNG ỨNG VÀ CẤP PHÁT THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
2.4.1 Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện
2.4.2 Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
2.4.3 Cách tổ chức cấp phát thuốc đến tay người bệnh một cách an toàn, hiệu quả, hợp lý
2.4.3.1 Giám sát kê toa ngoại trú
2.4.3.2 Bình đơn thuốc
2.4.3.3 Tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc đặc biệt
2.4.3.4 Một số loại thuốc và hướng dẫn sử dụng
2.4.4 Thuốc tồn trữ và hoàn trả Cách thức xử lý
2.5 NGHIỆP VỤ DƯỢC BỆNH VIỆN
2.5.1 Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa Dược và các khoa phòng chuyên môn
2.5.2 Các quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược
2.5.3 Phần mềm quản lý Khoa Dược
2.6 PHA CHẾ THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
2.6.1 Cách tổ chức pha chế trong bệnh viện
2.6.2 Liệt kê, mô tả các mặt hàng được pha chế tại bệnh viện
2.7 NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN
2.7.1 Chức năng của nhà thuốc bệnh viện
2.7.2 Nhiệm vụ của nhà thuốc bệnh viện
2.7.3 Hoạt động của nhà thuốc bệnh viện
2.7.4 Trách nhiệm của Dược sĩ nhà thuốc bệnh viện
2.7.5 12 S.O.P về quy trình hoạt động của nhà thuốc bệnh viện
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
3.1.1 Nhận xét về những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã học được
3.1.2 Kết quả công việc đã đóng góp được cho cơ quan thực tập
3.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trang 5Bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và xã hội, ngành Dược cũng đang vươn mình, khẳng định tầm quan trọng trong góp phần chăm sóc sức khỏe con người Minh chứng điều này, ngày càng có nhiều loại thuốc mới ra đời với chất lượng và hiệuquả tốt, nhiều người dân có thể tiếp cận, sử dụng.
Bên cạnh đó, cũng đòi hỏi trình độ đội ngũ chuyên môn cao – đủ đức, tài và năng lực nghiên cứu không ngừng, đem lại nhiều sản phẩm thuốc chất lượng hơn nữa phục vụ cộng đồng Hơn bao giờ hết, thuốc là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nên việc cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như đảm bảo về chất lượng là trách nhiệm của ngành y tế nói chung trong đó có Khoa Dược bệnh viện, nhà thuốc đóng vai trò rất quan trọng Từ đó, mỗi bệnh viện, nhà thuốc phải có đủ kiến thức, đủ trình độ chuyên môn để cung ứng và tư vấn, đáp ứng yêu cầu chữa bệnh của nhân dân
Nhận thấy tầm quan trọng này, sau thời gian thực tập bổ ích tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, được tiếp xúc trực tiếp để hiểu hơn về quy trình, các bộ phận, các khâu hoạt động liên quan đến thuốc tại Khoa Dược Bệnh Viện – là nền tảng giúp em hiểu rõ và phát triển tốt hơn trong chuyên ngành của mình
Báo cáo thực tập ở Bệnh viện là cuốn tóm tắt lại quá trình học tập ở nhà trường và bệnh viện, trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và bản thân còn nhiều thiếu sót kinh nghiệm chuyên môn, nên bài thu hoạch không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô để bài báo cáo của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn
Trân trọng
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian vừa qua, trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện để em được tham gia và tìm hiểu quá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và em đã có thời gian thực tập tốt tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Trong thời gian thực tập em đã học hỏi được nhiều điều và thu thập được rất nhiều dữ liệu có ích cho bài luận này và tương lai sau này của em Với tài liệu đó cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Ngô Ngọc Anh Thư, em xin gửi lời cảm ơn đến cô, đã tạo điều kiện sắp xếp để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này
Bên cạnh đó, em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Hồng Thắm và toàn thểcác anh chị trong bệnh viện ở các phòng ban đã hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập, cũng như Ban Giám Đốc bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại bệnh viện
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Dược đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường Đại Học Nguyễn Tất Thành Với vốnkiến thức các thầy, cô đã dạy, nay chúng em được thực hành thực tế, học đi đôi với hành thì mới có thể thành công, và được phát triển kiến thức tối đa nhất Nền tảng kiếnthức vững chắc ấy không chỉ giúp em hoàn thành tốt khóa luận này mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách tự tin
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công hơn nữa trong
sự nghiệp cao quý, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong bệnh viện Nhân Dân Gia Định luôn dồi dào sức khỏe, đạt được thành công tốt đẹp trong công việc bảo vệ sức khỏe cho mọi người, một công việc cao quý
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài báo cáo dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Hồng Thắm – tạiKhoa Dược Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và giảng viên phụ trách cô Ngô Ngọc Anh Thư của trường Đại học Nguyễn Tất Thành Tài liệu do chính em ghi chép, thu thập thông tin trực tiếp trong quá trình thực tập thực tiễn tại Bệnh viện, không sao chép từ tài liệu nào khác Trong quá trình viết, em có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc
Trang 8
ngày……tháng năm 2024
Ký tên
Trang 9NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ngày……tháng năm 2024
Ký tên
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 11
DANH MỤC HÌNH
Trang 12
DANH MỤC BẢNG
Trang 13
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP1.1 TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
- Tên đơn vị: BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
- Địa chỉ: Số 1, Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Hình 1.1 Toàn cảnh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
+ Tóm tắt quá trình hình thành xây dựng và phát triển Bệnh viện
- Vào những năm đầu của thế kỷ XX, tại khu vực tỉnh Gia Định lúc bấy giờ, người Pháp cho xây dựng Hôpital de Gia Dinh– tiền thân của bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày nay
- Năm 1945, Hospital de Gia Dinh được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học Mãi đến năm 1968, nhằm đáp ứng số lượng bệnh nhân tăng cao, bệnh viện được mở rộng thành mô hình 4 tầng, sức điều trị lên đến 500 bệnh nhân nội trú, với tên gọi mới Trung tâm thực tập Y khoa
- Từ năm 1975 đến nay, bệnh viện chính thức đổi tên thành Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
- Đến năm 1996, Bệnh viện được phân hạng là Bệnh viện đa khoa loại I (theo quyết định số 4630/QĐ – UB – NC), cùng với nhiệm vụ khám chữa bệnh, song song là cơ sởthực hành của trường Đại học Y – Dược Thành phố Hồ Chí Minh
-Ban đầu, Bệnh viện được xây dựng với sức chứa từ 450 – 500 bệnh nhân nội trú vàkhoảng 1000 lượt khám chữa trị ngoại trú, số lượng người đến khám chữa bệnh ngày
Trang 14càng tăng Trước tình hình quá tải trầm trọng, nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh nội ngoại trú, vào tháng 7/2007, bệnh viện mở rộng thêm khu khám bệnh – cấp cứu 4 tầng với tổng diện tích sử dụng lên đến 10.100 m2.
Hình 1.2 Logo của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
- Hiện tại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định là một trong những Bệnh viện Đa khoa loại
I trực thuộc Sở Y tế TP.HCM Với đội ngũ Y, Bác sĩ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, Bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn, nhiều phân khoa sâu, trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân Với quy mô lớn 1.500 giường, hàng ngày Bệnh viện phục vụ khoảng 1.500 bệnh nhân nội trú, hơn 4.000 lượt bệnh nhân đến khám bệnh và hơn 300 lượt bệnh nhân cấp cứu
- Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, bệnh viện còn mang trọng trách đào tạo Hiện tại nơi đây là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 1500học viên đến thực tập thuộc hệ trung học, hệ đại học và sau đại học
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Khoa Dược Bệnh viện
- Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện
- Nhân sự tổ chức Khoa Dược gồm 105 cán bộ Công Nhân Viên
* DS Đại học: 22 (DS có trình độ sau Đại học: 10)
Trang 15* DS Trung cấp, Cao đẳng: 75
* Nhân sự khác: 05
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức Khoa Dược Bệnh viện
1.2.2 Chức năng của Khoa Dược Bệnh viện
- Quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh
- Quan tâm đến vấn đề dùng thuốc với mục tiêu hướng đến là sử dụng thuốc hiệu quả,
an toàn, kinh tế và phù hợp với từng bệnh nhân
1.2.3 Nhiệm vụ của Khoa Dược Bệnh viện
Trang 16Được quy định trong Thông tư 22/TT-BYT ngày 10/06/2011 về quy định tổ chức và hoạt động khoa dược bệnh viện, trong đó, nhiệm vụ chính được nêu như sau:
Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham giacông tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện
Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
Tham gia chỉ đạo tuyến
Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa cóphòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ
1.3 NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG KHOA DƯỢC
1.3.1 Trưởng Khoa Dược
Trang 17- Trưởng khoa có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình trong bệnh viện.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc của bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác chuyên môn về Dược tại các Khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện
- Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việccung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn)
- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa tham gia hộichẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện
- Thông tin, tư vấn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế
- Quản lý về các hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao
1.3.2 Phó Khoa Dược
- là người giúp Trưởng khoa về từng mặt công tác do Trưởng khoa phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về những quyết định của mình Ngoài ra, Phó Trưởng khoa phụ trách công tác Nghiệp vụ Dược
- Thay thế Trưởng khoa giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Trưởng khoa và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Trưởng khoa
-Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc
- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa Lâm sàng
- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý và cấp phát thuốc tại khoa Dược
- Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc
Trang 18- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc Bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
1.3.3.3 Pha chế
- Thực hiện quy định của công tác dược, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện;
- Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu, thuốc dùng ngoài và đặc biệt chú ý khi pha thuốc điều trị ung thư;
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn chocác thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Trang 191.3.5 Thông tin thuốc và Dược lâm sàng
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược
- Tham gia theo dõi, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế
và người bệnh
- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
- Tham gia xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Trang 20CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP2.1 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN, HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
2.1.1 Tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện
Căn cứ vào thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 về việc quy trình tổ chức và hoạt động của Khoa Dược bệnh viện
- Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
- Thông tin thuốc cho người bệnh:
Thông tin hàng tháng qua bảng thông tin thuốc tại khoa (4-6 bài hàng tháng)
Thông tin trực tiếp: Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong các buổi họp Hội đồng người bệnh và khi có yêu cầu
- Thông tin cho cán bộ y tế:
Thông tin về thuốc mới (hoạt chất, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, đường dùng, tác dụng không mong muốn,)
Thông báo các thuốc hết và thuốc thay thế qua mạng bệnh viện, bảng thông tin thuốc
Thông báo các thông tin của Sở Y Tế, Bộ Y Tế về: Cảnh giác dược, các khuyến cáo về thuốc, đình chỉ lưu hành thuốc
Thông tin thuốc khi có yêu cầu
Có 2 cách thông tin thuốc cho cán bộ y tế:
• Trực tiếp (nội bộ)
• Thông qua cổng thông tin của bệnh viện
- Quy trình thông tin thuốc gồm 3 bước:
Trang 21Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Xử lý thông tin
Bước 3: Triển khai thông tin thuốc
- Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới, tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng
- Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu
- Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị
- Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng thuốc, hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị
- Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn quan đến thuốc và sử dụngthuốc cho cán bộ y tế
- Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR) trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia
về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc Đề xuất biện pháp giải quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
- Tham gia nghiên cứu khoa học về sử dụng thuốc, về thử nghiệm thuốc trên lâm sàng đánh giá hiệu quả kinh tế y tế trong bệnh viện
- Tham gia chỉ đạo tuyến trước đối với bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh
❖ Hình 2.1 Một số ví dụ hình toa thuốc tại bộ phận thông tin thuốc:
Trang 22Hình 2.2 Giấy chứng nhận……
Chừa 1 – 2 trang cho ADR (NẾU CÓ) – tự in trên web
Trang 232.1.2 Giới thiệu về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 2.1.2.1 Tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị
- Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm
- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là Bệnh viện hạng 1, Hội đồng bao gồm các thành phần sau đây:
Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;
Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;
Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;
Ủy viên gồm:
Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡngtrưởng bệnh viện;
Dược sĩ dược lâm sàng;
Trưởng phòng Tài chính – Kế toán
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
Trang 24- Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù của bệnh, thông tin về thuốc cần được theo dõi; ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện
- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án, quy chế sử dụngthuốc, quy chế công tác Khoa Dược
- Thông báo kiểm soát thông tin về thuốc
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
Hình 2… Hình quy trình giám sát ADR
2.1.2.3 Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
- Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định
kỳ của Hội đồng
- Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm
Trang 25- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.
- Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnhviện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
- Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư
- Mỗi quý sẽ tiến hành phân tích ABC và VEN
- Chủ tịch hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Giám đốc bệnh viện
ra quyết định thành lập 5 tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban
+ Tiểu ban xây dựng Danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong điều trị + Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩngây bệnh thường gặp
+ Tiểu ban xây dựng Hướng dẫn điều trị
+ Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị
+ Tiểu ban giám sát Thông tin thuốc
Trang 26Hình 2… Phụ lục 9 – các chỉ số đánh giá hoạt động và ảnh hưởng của HĐT&ĐT
2.2 KHO THUỐC TRONG BỆNH VIỆN THEO HƯỚNG DẪN GSP
2.2.1 Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của 01 kho bảo quản đạt GSP tại bệnh viện.
Ý nghĩa
Theo Thông tư 36/2018/TT BYT, kho bảo quản thuốc thuộc cơ sở khám, chữa bệnh
phải triển khai áp dụng GSP tại Phụ lục IV Bên cạnh đó, kho thuốc trong bệnh viện
theo tiêu chuẩn GSP có một số ưu điểm sau:
Đảm bảo thuốc được bảo quản đúng quy định, an toàn cho người bệnh
Quản lý điều kiện bảo quản theo quy trình, hạn chế tối đa các vấn đề có thể nảy sinh
Đào tạo chuyên môn định kỳ cho nhân viên, nâng cao khả năng vận hành quản
lý kho
Gia tăng uy tín cho bệnh viện
Yêu cầu và Nội dung hoạt động
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần được bảo quản trong các điều kiện đảm bảo đượcchất lượng của chúng Thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần được luân chuyển để chonhững lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO – First In / First Out) hoặc hết hạn trước – xuất trước (FEFO– First Expired / First Out) cần phải được thực hiện
- Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa việcđưa vào sản xuất, lưu thông, sử dụng
- Tùy theo tính chất và điều kiện bảo quản của sản phẩm, phải quy định chương trìnhkiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để xác định chất lượng sản phẩm
- Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo
Trang 27quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.
- Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát kiểm tra cần phải trung thực, có những hiểu biết kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định của nhà nước
- Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về thuốc, về nghiệp vụ bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách, theo dõi xuất nhập và chất lượng thuốc
- Đối với kho giữ thuốc gây nghiện thì thủ kho bắt buộc phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ Đại học trở lên; còn đối với thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sĩ Trung học
- Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được trình độ chuyên môn đúng các quy định của pháp luật có liên quan
- Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những quy định mới của Bộ Y Tế
về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc
Về nhà kho và trang thiết bị
- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa sao có thể bảo vệ đượcthuốc, nguyên liệu tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như sự thay đổi nhiệt
độ, độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chấtlượng đã định
- Địa điểm: kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnhthoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt…Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiền cho việc xuấtnhập, vận chuyển và bảo vệ
- Thiết kế, xây dựng: Kho phải đủ rộng và khi cần thiết có sự phân cách giữa các khuvực sao cho có thể bảo đảm việc quản lý cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêucầu
Trang 28- Tùy theo mục đích, quy mô của kho cần phải có những khu vực xác định được xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp, đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động sau:
- Khu vực tiếp nhận, biệt trữ, bảo quản thuốc, nguyên liệu chờ nhập kho
o Khu vực bảo quản thuốc
o Bảo quản thuốc có yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt
o Bảo quản nguyên liệu, thành phẩm thuốc bị loại trước khi xử lý
o Khu vực bảo quản nguyên liệu, thành phẩm đã xuất kho chờ đưa vào cấpphát
- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc cứng và được xử lý thích hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo, hoạt động của nhân viên làm việctrong kho và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới Không được có các khe, vết nứtgãy…là nơi tích lũy bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng
- Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp đề đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạtthông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế…
- Được chiếu sáng đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả cáchoạt động trong khu vực kho
- Có đủ trang thiết bị, giá, kệ để xếp hàng Không được để thuốc trực tiếp trên nền kho
- Khoảng cách giữa các giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho,kiểm tra đối chiếu và xếp đỡ hàng hóa
- Có đủ trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổnhư: hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát,
hệ thống nước và vòi nước chữa cháy…
- Có nội dung quy định ra vào khu vực kho, phải có các biện pháp phòng ngừa, ngănchặn việc ra vào của người không được phép
- Có các biện pháp, có chương trình bằng văn bản để ngăn chặn kiểm soát sự xâmnhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loại gặm nhấm…
Trang 29 Các điều kiện bảo quản trong kho
- Về nguyên tắc, các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc Theoquy định của tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trongđiều kiện khô thoáng và nhiệt độ từ 15-25°C hoặc tùy thuộc điều kiện khí hậu, nhiệt độ
có thể lên đến 30°C Phải tránh ánh sáng trực tiếp, mùi từ bên ngoài vào và các dấuhiệu ô nhiễm khác
- Bảo quản thuốc tuân theo đúng thông tin trên nhãn
- Sắp xếp lại kho, có khu vực riêng để bảo quản các thuốc kiểm soát đặc biệt, thuốcđộc, thuốc nghiện, hướng thần, vaccine theo Thông tư 20/2017/TT BYT và QĐ1730/2014/QĐ-BYT
- Theo dõi nhiệt độ kho, tủ lạnh mỗi ngày
- Đánh giá độ đồng đều nhiệt độ kho
- Kiểm soát và luân chuyển hàng
Vệ sinh
- Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn trùng sâu
bọ Phải có chương trình vệ sinh bằng văn bản xác định rõ tần số và phương pháp được
sử dụng để làm sạch nhà kho
- Tất cả nhân viên làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ.Người mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc (nguyên liệu, thành phẩm…) còn hở
- Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly, với khuvực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc)
Nhập hàng
- Việc tiếp nhận thuốc phải được thực hiện tại khu vực dành riêng cho việc tiếpnhận thuốc, tách khỏi khu vực bảo quản Khu vực này phải có các điều kiện bảoquản để bảo vệ thuốc tránh khỏi các ảnh hưởng xấu của thời tiết trong suốt thờigian chờ bốc dỡ, kiểm tra thuốc
- Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng và các thông tin khác ghi trên nhãn như: Tên hàng, nhàsản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng,…
Trang 30- Các lô hàng phải được kiểm tra về độ đồng nhất và nếu cần thiết, được chia thành các
lô nhỏ theo số lô của nhà cung cấp
- Tất cả các thuốc có bao bì hư hại, mất dấu niêm phong hoặc bị nghi ngờ có tạp nhiễm thì phải được bảo quản ở khu vực biệt trữ để chờ xử lý, không được bán hoặc để lẫnvới các thuốc khác
- Các thuốc đòi hỏi điều kiện, bảo quản đặc biệt (các thuốc gây nghiện, thuốc độc, cácthuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh,…) phải nhanh chóng được kiểm tra, phân loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các quy định của Pháp luật
- Phải có và lưu các hồ sơ ghi chép cho từng lần nhập hàng với từng lô hàng Các hồ
sơ này phải thể hiện được tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ hàm lượng, chất lượng, sốlượng, số lô sản xuất, hạn dùng, thời gian nhận hàng và mã số (nếu có) Cần phải tuânthủ các quy định của Pháp luật về lưu trữ hồ sơ
Cấp phát
- Chống nhầm lẫn trong cấp phát
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc:
+ Cảnh báo tồn kho thuốc cho mỗi thủ kho, tránh không đủ thuốc cung ứng
+ Hỗ trợ của Công Nghệ (IT)
+ Cảnh báo số lượng thuốc cho các khoa lâm sàng, cân nhắc số lượng sử dụng tại khoa,
sử dụng ứng dụng Viber
+ Cảnh báo thuốc chậm sử dụng, thuốc cận date cho các khoa lâm sàng
+ Dasboard quản lý thuốc
- Xây dựng và tuân thủ quy trình, bảng kiểm về quản lý, bảo quản, cấp phát sử dụng
- Cảnh báo, sắp xếp các thuốc dễ nhầm lẫn – Danh mục LASA (Look Alike – SoundAlike)
- Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, kiểm tra 2 lần (Double check) khi sử dụng
- Sử dụng các công cụ ghi nhớ như thiết kế nhãn phụ hoặc dùng phần mềm nhắc nhởtrên máy tính để hạn chế sự nhầm lẫn
Trang 31- Nhân sự: 01 Dược sĩ Đại học, 02 Dược sĩ Trung học
- Chức năng: Bảo quản, xuất nhập thuốc theo đúng quy dịnh, cấp phát – xuất nhập hàng
- Nhiệm vụ:
▪ Kiểm tra nhập hàng đúng số lượng, chất lượng theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ, kiểm tra
số đăng ký, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng của từng loại thuốc, chú ý các loại hàng
lạ hoặc có hạn dùng 01 năm
▪ Phân loại, sắp xếp thuốc trong kho theo quy chế Dược Chính, chế độ bảo quản và theohướng dẫn của dược sĩ Kho phải gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ cấpphát, nhanh chóng, chính xác, chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, mối mọt, chuột
▪ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững chất lượng của thuốc có trong kho, đặc biệt các loạithuốc có hạn dùng, kháng sinh, những thuốc ít dùng, ứ đọng để báo cáo với dược sĩ phụtrách
▪ Cấp phát thuốc cho kho lẻ, điều trị ngoại trú theo phiếu lĩnh thuốc đúng quy định
▪ Có trách nhiệm phòng gian, bảo mật, khi phát hiện có vấn đề gì nghi vấn trong xuất nhậpphải báo cáo ngay với dược sĩ
▪ Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực dược
Trang 32- Qui trình thao tác chuẩn
Qui trình kiểm kê đối chiếu ngày
Qui trình kiểm kê đối chiếu tháng
Qui trình cấp phát từ kho chẵn
Qui trình cấp phát lẻ nội trú
Qui trình chuyển kho
Qui trình nhận thuốc trại trả
Trang 33 Chịu trách nhiệm xuất nhập thuốc trong phạm vi được phân công.
Thường xuyên nắm vững số lượng, chất lương, hạn dùng của thuốc Chú ý cácthuốc ít dùng, ứ đọng, báo dược sĩ phụ trách Thuốc cận hạn dùng phải báo cáo
03 tháng trước khi thuốc hết hạn dùng
Cập nhật sổ sách xuất nhập kho, thẻ kho phải có chữ ký của Dược sĩ Tổ trưởng
tổ cấp phát Thực hiện định kỳ kiểm kê đối chiếu hang hóa trong kho
Làm ký hiệu các thuốc quý hiếm, đắt tiền
Sắp xếp theo thứ tự gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ cấp phát một cáchnhanh chóng và chính xác
Định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hao hụt để kịp thời xử lý
Hàng ngày kiểm tra thuốc men trong phạm vi được phân công và tiến hànhcông tác bảo quản tốt Chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, chống mốc, mối,mọt, chuột
Có trách nhiệm bảo mật Khi phát hiện có vấn đề nghi vấn phải báo cáo vớiDược sĩ phụ trách và Dược sĩ Trưởng khoa
Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực dược
- Một số quy trình thao tác chuẩn:
Qui trình giám sát kê toa thuốc ngoại trú
Qui trình cấp phát lẻ ngoại trú
Qui trình kiểm kê đối chiếu tháng
Qui trình chuyển kho
- Sơ đồ kho cấp phát lẻ thuốc
Trang 34Hình 2 Hình ảnh Kho lẻ cấp phát thuốc tại Khoa Dược Bệnh viện
2.3 VIỆC SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
2.3.1 Các hoạt động sắp xếp, phân loại y cụ trong kho
- Quy trình sắp xếp, phân loại thuốc và y cụ trong kho của Khoa Dược bệnh
viện cần đảm bảo theo nguyên tắc sau:
FEFO (First Expired First Out): Thuốc sản xuất trước – Cấp phát trước
Trang 35 FIFO (First In First Out): Thuốc nhập trước – Cấp phát trước.
Nguyên tắc 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra
Theo dạng dùng: Thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền,
Theo dạng bào chế: Thuốc viên, thuốc nước,
Theo chế độ quản lý: Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc độc A- B
Thuốc thường:
Theo yêu cầu bảo quản: Điều kiện ghi trên nhãn thuốc (nhiệt độ, độ ẩm)
Theo yêu cầu bảo quản đặc biệt: Cháy, nổ, độc, ăn mòn, …
- Bảo quản
Về nguyên tắc, điều kiện bảo quản là điều kiện ghi trên nhãn thuốc
Theo WHO, thì điều kiện bảo quản thường là điều kiện bảo quản khô, thoáng và nhiệt độ từ 15-30oC, độ ẩm 75%
Tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt độ có thể trên 300C nhưng không
vượt quá 32oC và độ ẩm không vượt quá 80%
Phải thoáng khí, tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánhsáng mạnh
Trang 36Hình 2 Nhiệt ẩm kế
- Cách sắp xếp: Hàng nhập về được xếp trên pallet, kệ, tủ theo phân loại:
Thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần xếp theo A-B-C trong
tủ riêng, có khóa
Xếp theo dạng bào chế: viên, thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ, dung dịch
truyền, thuốc dùng ngoài
Theo tác dụng dược lý, theo mẫu tự A-B-C Tên thuốc quay ra ngoài, thuốc có hạn dùng xa để vào trong
2.3.2 Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho
- Thực hiện đầy đủ theo nguyên tắc 3 dễ và 5 chống
- Không để hỏng vỡ, thừa thiếu, mất mát vượt quá mức quy định, hạn chế xảy ra đến mức tối thiểu
- Kho phải đảm bảo thông thoáng, được trang bị hệ thống làm lạnh, máy điều hòa nhiệt
độ, nhiệt kế, ẩm kế và quạt thông gió đảm bảo nhiệt độ bảo quản
- Các chất dễ cháy nổ, vật tư y tế, hóa chất cbáy nổ bảo quản ở kho nêng biệt
- Theo dõi hạn dùng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, thuốc thử
- Thuốc nhập có hạn dùng phải từ một năm trở lên Trường lợp thuốc nhập có hạn dùng dưới một năm, thì thủ kho có trách nhiệm báo cáo và сó ý kiến phê duyệt của trưởng khoa Dược trước khi đưa vào sử dung
- Thuốc hết hạn sử dụng hư hao, dễ vỡ thủ kho làm báo cáo theo mẫu, Trưởng khoa Dược ký, trình Ban Giám Đốc xin hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý thuốc,
Trang 37lập biên bản thanh lý theo đúng mẫu quy định.
Hình 2.5 HÌNH BẢNG THEO DÕI HẠN DÙNG Hình 2.6 SỔ THEO DÕI NHIỆT ĐỘ ĐỘ ẨM Hình 2 Tủ lạnh bảo quản thuốc
Trang 38* Quy chế thuốc gây nghiện:
- Thuốc gây nghiện là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp,được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, nếu lạm dụng có thể dẫn tới nghiện
- Các cơ sở kinh doanh thuốc gây nghiện phải xây dựng và thực hiện thao tác chuẩn (SOP) dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn phù hợp với loại hình kinh doanh thuốc của mình và tất cả nhân viên liên quan đều phải thực hiện , tối thiểu phải có quy trình sau:
✓ Quy trình xuất nhập khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc gây nghiện
✓ Quy trình bảo quản
✓ Quy trình giao nhận, vận chuyển
Trang 39✓ Quy trình hủy thuốc gây nghiện (nguyên liệu, thành phẩm, dư phẩm, phế phẩm, bao
bì trực tiếp)
- Các SOP xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc:
✓ An toàn, không được làm thất thoát thuốc gây nghiện
✓ Từng công đoạn phải có bàn giao sổ sách, có ký nhận nhằm xác định trách nhiệm của từng cá nhân ở mọi công đoạn
- Doanh nghiệp sản xuất thuốc gây nghiện chỉ được bán thành phẩm của mình cho công ty dược phẩm TW1, 2, 3, công ty CP Dược - TTB Hà Nội (HAPHARCO)
- Các công ty này chịu trách nhiệm cung ứng nguyên liệu làm thuốc gây nghiện cho các cơ sở sản xuất được phép và phân phối thành phẩm thuốc gây nghiện cho các cơ
sở bán buôn, bán lẻ, cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên môn ngành Y Dược, trung tâm cai nghiện
- Các công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm cung cấp thuốc gây nghiện cho cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành dược, trung tâm cai nghiện trên địa bàn
* Quy chế thuốc hướng tâm thần:
- Thuốc hướng tâm thần là thuốc có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp,
có tác dụng trên thần kinh trung ương Nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn đến lệ thuốc thuốc
- Các cơ sở kinh doanh thuốc hướng tâm thần phải xây dựng và thực hiện theo các quytrình thao tác chuẩn (SOP) dưới dạng văn bản Tối thiểu phải có các quy trình SOP như:
✓ Quy trình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc hướng tâm thần
✓ Quy trình bảo quản
✓ Quy trình giao nhận, vận chuyển
✓ Quy trình xin hủy thuốc hướng tâm thần (nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm,
…)
- Các SOP xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc:
✓ An toàn, không được làm thất thoát
✓ Từng công đoạn phải có bàn giao sổ sách, có ký nhận nhằm xác định trách nhiệm của từng cá nhân ở mỗi công đoạn