1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận kinh tế thương mại Đại cương Đề tài thảo luận nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng về nền kinh tế của thương mại

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 254,58 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG Đề tài thảo luận: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VỀ NỀN KIN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG

Đề tài thảo luận:

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VỀ NỀN

KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn: GV Dương Hoàng Anh Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Lớp học phần: 232_TECO0111_07

Hà Nội, 2024

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

BIÊN BẢN CUỘC HỌP LẦN 1 3

BIÊN BẢN CUỘC HỌP LẦN 2 4

LỜI CẢM ƠN 4

DANH SÁCH VÀ NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN 5

A PHẦN MỞ ĐẦU 6

I Nội dung của đề bài: 6

II Lí do và mục đích nghiên cứu 7

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

IV Nhiệm vụ và mục tiêu 8

B PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VÀ PHÂN LOẠI TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI 8

1.  Cơ sở luận nghiên cứu tác động của thương mại 9

2 Phân loại tác động của thương mại 9

2.1 Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động 10

2.2 Theo phạm vi ảnh hưởng 10

2.3 Dựa theo lĩnh vực tác động 10

CHƯƠNG 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG VỀ KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI 11

1 Thương mại đối với tăng trưởng kinh tế 11

2 Thương mại đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12

3 Những tác động của thương mại đối với cán cân thanh toán quốc tế 14

4 Thương mại đối với những vấn đề kinh tế khác 15

4.1 Thương mại đối với chính trị 15

4.2 Thương mại đối với ngành giải trí 16

4.3 Thương mại đối với giáo dục 17

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 17

C ĐÁNH GIÁ CHUNG 18

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA HTTTKT & TMĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP LẦN 1

Môn: Kinh tế thương mại đại cương

Nhóm: 08

Biên bản họp lần: 1

Hình thức: Online qua Google Meet

Thời gian: từ 20h00 tới 22h30

Thành viên có mặt: đầy đủ các thành viên

Mục đích cuộc họp: Thảo luận, xác định hướng đi cho bài, phân chia công việc cụ thể

Nội dung công việc:

 Tìm hiểu tổng quan về môn học, phân tích rõ ràng bài thảo luận và bắt đầu phân chia công việc theo sự phân công của nhóm trưởng

 Nhóm trưởng gửi lại đề tài, phân tích các nội dung trọng tâm của bài thảo luận và phân chia công việc

 Các thành viên đưa ra ý kiến, xem xét thế mạnh, nguyện vọng của bản thân

ở phần nào để nhận phần đó

 Nhóm trưởng ghi nhận các ý kiến, qua phân tích lần nữa và đưa ra quyết định phân chia công việc một cách công bằng, minh bạch

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2024

Nhóm trưởng

(Kí và ghi rõ họ, tên) Tuấn

Trần Anh Tuấn

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA HTTTKT & TMĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP LẦN 2

Môn: Kinh tế thương mại đại cương

Nhóm: 08

Biên bản cuộc họp lần: 2

Hình thức: Online qua Google Meet

Thời gian: từ 20h00 tới 22h30

Thành viên có mặt: đầy đủ các thành viên

Nội dung công việc:

 Các nhóm nộp lại tài liệu đã chuẩn bị cho nhóm trưởng tổng hợp, nhận xét

và đánh giá từng bài làm

 Các thành viên đưa ra ý kiến và tranh luận

 Nhóm trưởng thống nhất các ý kiến phù hợp với hướng đi đã vạch ra trong buổi họp trước

 Nhóm trưởng tổng hợp lại

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024

Nhóm trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

Tuấn Trần Anh Tuấn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương mại đã đưa môn học Kinh tế thương mại đại cương vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Dương Hoàng Anh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Kinh tế thương mại đại cương của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này

Bộ môn Kinh tế thương mại đại cương là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực

tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của em được hoàn thiện hơn. 

Em xin chân thành cảm ơn!”

NHÓM 8 - K59SN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 6

DANH SÁCH VÀ NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN

72 Uông Thị Hoài Thương Viết lời cảm ơn+ Word

74 Nghiêm Thị Huyền Trang Viết phần A C D

75 Trần Thị Thùy Trang Nội dung chương 1+3 (phần B)

80 Nguyễn Thị Thảo Yến Nội dung chương 1+3 (phần B)

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Nội dung của đề bài:

"Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng về nền kinh tế của thương mại" có thể bao gồm

các khía cạnh quan trọng và yếu tố được nghiên cứu để hiểu và đánh giá tác động của

hoạt động thương mại lên nền kinh tế. 

1 Chính sách thương mại: Nghiên cứu các biện pháp chính sách thương mại như thuế quan, hạn chế nhập khẩu, thỏa thuận thương mại tự do và tác động của chúng đến nền kinh tế Các yếu tố như sự bảo vệ thương mại, quy định và hỗ trợ thương mại có thể được xem xét

2 Công nghệ và sự phát triển công nghệ: Nghiên cứu tác động của công nghệ và sự phát triển công nghệ lên hoạt động thương mại và nền kinh tế Điều này có thể bao gồm sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin, truyền thông, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và các tiến bộ công nghệ khác

3 Hạ tầng: Nghiên cứu tác động của hạ tầng vận chuyển, viễn thông và năng lượng đến hoạt động thương mại và phát triển kinh tế Điều này có thể bao gồm xem xét tầm quan trọng của các cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt, đường bộ, sân bay, mạng lưới viễn thông và nguồn cung cấp năng lượng

4 Lao động và giáo dục: Nghiên cứu vai trò của lao động, giáo dục và đào tạo trong thương mại và tác động lên nền kinh tế Điều này có thể bao gồm xem xét tầm quan trọng của nguồn lao động chất lượng cao, đào tạo kỹ năng và sự phát triển nhân lực trong mối quan hệ thương mại

5 Yếu tố văn hóa và xã hội: Nghiên cứu các yếu tố văn hóa và xã hội, bao gồm tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, giá trị văn hóa và sự đa dạng văn hóa trong việc ảnh hưởng đến nền kinh tế của thương mại

6 Đây chỉ là một số nội dung có thể được bao gồm trong đề bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng về nền kinh tế của thương mại Tùy thuộc vào phạm vi và mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, có thể có thêm các yếu tố khác được xem xét

II Lí do và mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế của thương mại là quan trọng để hiểu và đánh giá tác động của hoạt động thương mại lên nền kinh tế Thương mại có thể bao gồm

cả hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước, và nó có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế, việc làm, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư và phát triển kinh tế Mục đích của nghiên cứu là phân tích

và đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của thương mại, từ đó cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ quyết định chính sách và phát triển kinh tế bền vững

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng của nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế của thương mại Những yếu tố này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các yếu tố chính trực tiếp như chính sách thương mại, môi trường kinh doanh, quy định và quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các yếu tố gián tiếp như công nghệ, hạ tầng, lao động và văn hóa Phạm vi nghiên cứu có thể tập trung vào một quốc gia cụ thể hoặc so sánh giữa các quốc gia hoặc khu vực khác nhau

Trang 8

IV Nhiệm vụ và mục tiêu

Nhiệm vụ của nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế của thương mại Mục tiêu của nghiên cứu có thể bao gồm:

1 Phân tích tác động của chính sách thương mại lên nền kinh tế, bao gồm các biện pháp bảo vệ thương mại, quy định và thỏa thuận thương mại tự do

2  Đánh giá vai trò của công nghệ và sự phát triển công nghệ trong thương mại và tác động của nó lên nền kinh tế

3 Nghiên cứu về tác động của hạ tầng vận chuyển, viễn thông và năng lượng đến hoạt động thương mại và phát triển kinh tế

4 Xem xét vai trò của nhân lực, giáo dục và đào tạo trong thương mại và tác động lên nền kinh tế

5 Nghiên cứu các yếu tố văn hóa và xã hội, bao gồm tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh và những yếu tố khác, trong việc ảnh hưởng đến nền kinh tế của thương mại

=> Nghiên cứu nhằm cung cấp hiểu biết sâu hơn về cách thương mại ảnh hưởng đến nền kinh tế, đồng thời giúp các nhà quản lý chính sách và các nhà quyết định kinh tế hiểu rõ hơn về các yếu tố quan trọng và tác động của chúng

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VÀ PHÂN LOẠI TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI

Trang 9

1.  Cơ sở luận nghiên cứu tác động của thương mại.

Khi nghiên cứu tác động thương mại cần quán triệt các vấn đề lý luận cơ bản sau:

Thứ nhất: Thương mại là một hoạt động kinh tế cơ bản và phổ biến trong nền kinh tế thị trường

Là một hoạt động kinh tế cơ bản, thương mại có liên quan mật thiết và ảnh hưởng đến những hoạt động kinh tế khác như: kinh doanh, đầu tư,

Là hoạt động kinh tế phổ biến vì thế thương mại tác động đến nhiều chủ thể kinh tế và các quan hệ kinh tế khác nhau trong nền kinh tế thị trường

Thứ hai: Thương mại là một ngành kinh tế rất quan trọng của nền kinh tế.

Theo nghĩa rộng, ngành thương mại không chỉ gồm những doanh nghiệp cung ứng dịch

vụ bán buôn, bán lẻ hàng hóa mà gồm cả những doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ đa dạng trong nhiều ngành dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận Đó là lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Ngành thương mại thông qua hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ với mục đích lợi nhuận có liên quan và tác động to lớn tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đa dạng của nền kinh tế

Thứ ba: Thương mại là khâu (khâu trao đổi) trong quá trình tái sản xuất xã hội

Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng và có liên hệ mật thiết với khâu phân phối Một mặt thương mại chịu sự chi phối của sản xuất và tiêu dùng, mặt khác thương mại cũng có những tác động đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng xã hội

*Ngoài ra, nghiên cứu tác động của thương mại dù dưới góc độ nào (là hoạt động kinh tế, ngành kinh tế, hoặc một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội) cũng phải xuất phát từ quan điểm xem xét thương mại là một hệ thống

 Thương mại là một tập hợp các yếu tố có mối liên hệ qua lại thực hiện việc trao đổi mua bán hàng hóa và các dịch vụ thông qua tiền tệ vì lợi nhuận Hệ thống thương mại được hình thành bởi 2 hệ thống con là cung và cầu Các hệ thống này hoạt động và liên hệ với nhau qua hoạt động của người mua, người bán trên thị trường Đó là một hệ thống kinh tế mở với môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, công nghệ, xã hội và môi trường tự nhiên bên ngoài

 Thương mại một mặt chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nói trên, những yếu tố này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của thương mại nhưng ngược lại thương mại cũng tác động trở lại làm biến đổi những yếu tố môi trường

 Vì thế tác động thương mại không chỉ thuần túy mang tính chất kinh tế, thương mại còn có tác động mang tính chất xã hội, chính trị, pháp luật, công nghệ và ảnh hưởng mật thiết với môi trường tự nhiên

2 Phân loại tác động của thương mại

      Tác động của thương mại rất phức tạp và đa chiều Chúng ta có thể phân loại tác động thương mại theo các tiêu chí sau:

Trang 10

   2.1 Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động.

Tác động của thương mại theo tiêu chí này được phân thành 2 loại: tác động tích cực và tác động tiêu cực

 Những tác động của thương mại mà kết quả của ảnh hưởng có thể là những lợi ích (vật chất hoặc tinh thần) hoặc tạo ra sự thúc đẩy vận động của các quá trình kinh tế-xã hội theo chiều hướng tiến bộ Đó là những tác động tích cực

 Ngược lại những tác động của thương mại mà kết quả mang lại là những tổn thất (về vật chất và tinh thần) hay tạo ra xu hướng kìm hãm, đẩy lùi sự vận động của các quá trình kinh tế - xã hội được coi là những tác động tiêu cực

Ta có thể thấy một hoạt động thương mại hay một chính sách thương mại cụ thể thường chứa đựng những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực Rất ít trường hợp tác động của thương mại chỉ thuần túy mang tính tích cực hoặc tiêu cực, cái gì cũng có mặt trái và mặt phải của nó

   2.2 Theo phạm vi ảnh hưởng

Theo phạm vi ảnh hưởng, tác động của thương mại được chia làm 2 loại: Những tác động diễn ra ở phạm vi hẹp và những tác động diễn ra ở phạm vi rộng

 Những tác động diễn ra ở phạm vi hẹp là: những tác động ảnh hưởng đến một hay một số bộ phận, đối tượng thuộc nền kinh tế- xã hội (doanh nghiệp, hộ gia đình…) Thường những tác động này có ảnh hưởng đến đối tượng có những đặc thù về trình độ phát triển hay đặc thù về lĩnh vực, ngành nghề

 Những tác động diễn ra ở phạm vi rộng là: những tác động mà ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài khuôn khổ các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, những tác động này có thể ở phạm vi toàn cầu, hoặc một khu vực kinh tế (ASEAN, EU, ), phạm

vi quốc gia hoặc địa phương trong mỗi quốc gia Thường những tác động này thu hút quan tâm của nhiều đối tượng, thường gây ra những hậu quả phức tạp và khó lường Vì thế những tác động này cần có sự phối hợp trong việc hoạch định chính sách và phối hợp hoạt động quản lí ở phạm vi quốc gia hoặc nhiều quốc gia trong một khu vực, thậm chí có khi cần tới sự phối hợp quản lý và kiểm soát ở phạm vi toàn cầu

2.3 Dựa theo lĩnh vực tác động

Theo lĩnh vực tác động thì tác động của thương mại được phân thành 3 loại: những tác động về kinh tế, những tác động về xã hội (xã hội, chính trị, văn hóa…) và những tác động về môi trường

 Tác động về kinh tế: bao gồm những ảnh hưởng của thương mại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế , sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư, các cân đối kinh tế vi

mô trong nền kinh tế…

 Tác động về xã hội (xã hội, văn hóa, chính trị): bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới sự ổn định chính trị quốc gia, tới thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước, ảnh hưởng tới hệ thống luật pháp của quốc gia.Ngoài ra nó còn bao

Trang 11

gồm cả những tác động thương mại tới yếu tố dân cư, hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và trình độ giáo dục, phong tục, tập quán, lối sống, hệ thống giá trị .trong xã hội

 Tác động về môi trường: bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới môi trường sống: bảo tồn các yếu tố tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, hệ thực vật, động vật ), các yếu tố hạ tầng (giao thông vận tải, hệ thống thông tin, truyền thông )

CHƯƠNG 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG VỀ KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI

1 Thương mại đối với tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm

hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Mức gia tăng của cải này có thể đo lường bằng hiện vật hoặc giá trị Mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) được tính cho toàn bộ nền kinh tế hoặc tính bình quân theo đầu người

Phát triển thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ rất mật thiết Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thương mại Một nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định luôn tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ với các nguồn lực đầu tư trong nước và ngoài nước Tăng trưởng kinh tế suy cho cùng là vì con người, vì thế đi liền với tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập và sức mua của các tầng lớp dân cư trong

xã hội và đó là tiền đề để mở rộng tiêu thụ trong nước, cũng như nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Đây chính là những điều kiện cần thiết và cơ bản cho

sự phát triển thương mại Ngược lại, sự phát triển thương mại có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển của quốc gia đó Tác động của thương mại tới tăng trưởng kinh tế không chỉ về phương diện số lượng mà

cả về chất lượng của tăng trưởng kinh tế Điều này có thể xem xét ở một số khía cạnh

cụ thể sau:

Thương mại là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra thu nhập quốc dân và gia tăng tổng sản phẩm quốc dân Các số liệu thống

kê chỉ ra rằng bản thân ngành dịch vụ phân phối đóng góp từ 9 - 21% vào GDP tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia Nếu chúng ta xem xét thương mại theo nghĩa gồm tất cả các ngành dịch vụ cung ứng các dịch vụ cho thị trường nhằm mục đích sinh lời (trong đó có ngành dịch vụ phân phối) thì đóng góp của thương mại vào GDP của nền kinh tế rất lớn Một số quốc gia phát triển như Mỹ và các nước Châu Âu tỷ lệ đóng góp của các ngành dịch vụ vào thu nhập quốc dân lên đến 70 - 80% GDP, ở Việt Nam (năm 2013) khoảng 42%

Thương mại một mặt trực tiếp làm tăng GDP nhờ chính hoạt động của mình mặt khác gián tiếp tác động tới việc gia tăng GDP của các ngành kinh tế khác và đây chính là sự tác động có tính chất lan tỏa, hay khả năng mang lại hiệu quả bội số của

Ngày đăng: 06/12/2024, 12:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w