1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh

27 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đặng Thị Kim Dung, Lê Thị Ngọc Hà, Đỗ Duy Mỹ, Nguyễn Quỳnh Như Nguyệt, Đỗ Thị Yến Phi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Trung Hậu
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề cương nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 470,74 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A.. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Câu hỏi nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

B TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

1 Các khái niệm 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm 8

3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó 10

C NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 12

1 Thiết kế nghiên cứu 12

2 Chọn mẫu 12

3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 14

4 Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo 14

5 Phương pháp nghiên cứu 15

D CẦU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 17

E KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 18

F TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

G PHỤ LỤC 21

1 PHỤ LỤC 1 21

2 PHỤ LỤC 2 24

3 PHỤC LỤC 3 27

Trang 4

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới Sở hữu các kỹ năng, kiến thức về tiếng Anh khi hội nhập quốc tế là vô cùng quan trọng, vì tiếng Anh là công cụ mở đường giúp người học tiếp cận nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Tiếng Anh là yêu cầu tất yếu đối với những lao động có chuyên môn cao Tuy nhiên, không phải ai cũng có được khả năng về tiếng Anh tốt như mong muốn (Vũ Thị Thanh, 2022) Chính vì thế, vai trò của việc dạy và học tiếng Anh ở các trường Cao đằng và Đại học là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng nguồn lao động sau tốt nghiệp Theo số liệu khảo sát của Vụ Giáo Dục Đại Học tại các trường không chuyên ngữ (Trung Toàn, 2008), trong tổng số sinh viên tốt nghiệp chỉ có khoảng 49% sinh viên đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiếng anh, 18.9% không đáp ứng được và 31.8% cần phải đào tạo thêm Điều này càng minh chứng rõ hơn về thực trạng học tiếng Anh của sinh viên còn gặp khó khăn và chưa thật sự hiệu quả

Nghiêm trọng hơn, một số sinh viên dù đã hoàn thành chương trình học nhưng vẫn không đáp ứng được quy chuẩn về tiếng Anh để tham gia vào thị trường lao động Chỉ có khoảng 22% sinh viên đạt điểm A2, còn lại 78% vẫn ở trình độ A1, những sinh viên này cần phải đạt được trình độ B1 trước khi ra trường theo quy định (Nguyễn Thị Lành, Phạm Thị Lương Giang & Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018) Thực tế, thực trạng về quá trình học tiếng Anh của sinh viên nói chung cần được khắc phục ở nhiều khía cạnh

Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, được lựa chọn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Anh trong trường đại học, giúp sinh viên đạt được kết quả cao hơn trong suốt quá trình học tập tiếng Anh

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính

Trang 5

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát thực trạng kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên - Đề xuất giải pháp cải thiện kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả học môn tiếng Anh của sinh viên?

- Giải pháp giúp cải thiện kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học học môn tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi không gian: Nghiên cứu được triển khai thực hiện tại trường Đại học Công

Nghiệp TP Hồ Chí Minh

b Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 09/2023- 12/2023 c Đối tượng thu thập thông tin: Tất cả sinh viên của trường Đại học Công Nghiệp TP

Hồ Chí Minh nằm trong độ tuổi từ 18 – 24

d Nội dung nghiên cứu: Những yếu tố tác động, ý thức, trách nhiệm ảnh hưởng đến

kết quả học tiếng Anh và giải pháp để cải thiện kết quả học tập của sinh viên

Trang 6

e Quy mô khảo sát: Khảo sát 385 mẫu trên tổng số khoảng hơn 45.000 sinh viên của

trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học

Việc nghiên cứu đề tài mang lại những kiến thức bổ ích cũng như nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh của sinh viên Từ đó, giúp chúng ta tìm ra những cách để cải thiện hiệu suất học tập môn Tiếng Anh Nghiên cứu này cũng có thể có tác động tích cực đến việc cải tiến chương trình giảng dạy và các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và thành tích học tập

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp sinh viên hiểu được yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả học tập môn tiếng Anh của mình, các nhà đào tạo giáo dục nắm bắt được quá trình học tập của sinh viên Từ đó, cải thiện quy trình giảng dạy tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy và tài liệu học tập để tăng cường hiệu quả học tập của sinh viên, phần nào giúp cho các bạn sinh viên hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh để thay đổi và đưa ra phương án học tập hiệu quả Cùng với đó là những sinh viên năm cuối sắp ra trường sẽ nhanh chóng khắc phục được những yếu tố ảnh hưởng để đạt được kết quả học tập tốt nhất đối với môn Tiếng Anh, tăng cơ hội thành công sau khi tốt nghiệp Vì vậy, kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến học tập

Trang 7

B TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm về “Sinh viên”

Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên, người học của một cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học Có thể phân loại sinh viên đại học theo những phạm trù khác nhau Sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung” (tr.71)1

Theo Luật Giáo dục Đại học: “Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, học theo chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học.” 2

Theo Từ điển Hán – Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao đẳng và hệ đại học.” (tr 268)3

Như vậy, có thể thấy khái niệm sinh viên được hiểu khá thống nhất và thường được dùng với nghĩa phổ thông nhất là người học trong các trường cao đẳng và đại học

1.2 Khái niệm về “Môn học tiếng Anh”

Theo Bách khoa toàn thư mở: “Tiếng Anh là một ngôn ngữ Giécmanh Tây thuộc ngữ hệ Ấn-Âu Dạng thức cổ nhất của ngôn ngữ này được nói bởi những cư dân trên mảnh đất Anh thời sơ kỳ trung cổ Tên bản ngữ của thứ tiếng này bắt nguồn từ tộc danh của một trong những bộ lạc Giécmanh di cư sang đảo Anh trước kia, gọi là tộc Angle”.4

Theo Phạm Cường (2016): “Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng trong quá trình Việt Nam hòa nhập quốc tế và là một ngoại ngữ chính được dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt là ở cấp độ đại học”.5

Môn học tiếng Anh không chỉ là việc học ngôn ngữ mà còn bao gồm việc hiểu văn hóa, tác phẩm văn học, và phát triển kỹ năng giao tiếp Nó không chỉ là quá trình học từ vựng và ngữ pháp mà còn là cơ hội để phát triển khả năng nghe, nói, đọc và viết Môn học tiếng Anh cũng mang lại khả năng tư duy, sáng tạo và mở rộng tầm nhìn về thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với cộng đồng quốc tế và nắm bắt thông tin từ nguồn đa dạng

1.3 Khái niệm về “Kết quả học tập”

Trang 8

Theo James Madison University (2003) và James O.Nichols (2002): “Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/ sinh viên về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục”.6

Theo Nguyễn Đức Chính và Định Thị Kim Thoa (2005): “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó”.7

Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức (2014): “Kết quả học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học: Một là, mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mỗi quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định Hai là, mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác”

Như vậy, dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng những khái niệm về kết quả học tập đều bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học tích lũy được trong suốt quá trình học tập và rèn luyện

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm

2.1 Trong nước

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực Tiếng Anh của sinh viên không chỉ thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục mà còn là yếu tố cạnh tranh trên thị trường lao động Tuy nhiên, kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên ở Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu trong nước liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập Tiếng Anh của sinh viên Các nghiên cứu này đã khảo sát và phân tích các yếu tố liên quan đến cá nhân sinh viên, môi trường học tập và xã hội Một nghiên cứu khác về việc làm thêm có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên (Nguyễn Văn Nên, 2019) Theo nghiên cứu này, việc làm thêm khiến sinh viên bị giảm thời gian và sự tập trung cho việc học, gây ra sự căng thẳng và mệt mỏi Ngoài ra, việc làm thêm cũng có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp giữa ngành học và ngành làm, gây ra sự lãng phí về nguồn lực và tiềm năng

Sự tự tin trong giao tiếp Tiếng Anh và việc sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập (Nguyễn Hoàng Tiến , 2018) Tự tin trong giao

Trang 9

tiếp Tiếng Anh giúp sinh viên có thể vượt qua sự e ngại và sợ hãi khi giao tiếp, khuyến khích sự tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa và trao đổi với người bản ngữ Việc sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả như tự học, nhóm học, phương pháp dựa vào ngữ cảnh, phương pháp dựa vào nhu cầu giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và phản xạ Tiếng Anh

Ngoài ra, năng lực trí tuệ, động cơ học tập, động cơ của ba mẹ, cơ sở vật chất, học bổng, áp lực bạn bè và áp lực xã hội đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên (Võ Văn Việt & Đặng Thị Thu Phương, 2017) Và theo nghiên cứu này, năng lực trí tuệ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, bao gồm khả năng nhận thức, khả năng tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo Động cơ học tập là yếu tố thứ hai quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sinh viên, bao gồm sự yêu thích môn học, và sự mong muốn phát triển bản thân Động cơ của ba mẹ là yếu tố thứ ba quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, bao gồm sự mong đợi, sự khuyến khích và sự ủng hộ của ba mẹ đối với con cái Các yếu tố khác như cơ sở vật chất, học bổng, áp lực bạn bè và áp lực xã hội cũng tác động nhất định đến kết quả học tập, nhưng không phải là yếu tố then chốt

Những thống kê thực tế trên cho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên là rất đa dạng và phức tạp Nâng cao trình độ tiếng Anh không chỉ là yêu cầu của chương trình đào tạo mà còn là một lợi thế cạnh tranh cho sinh viên khi ra trường

2.2 Ngoài nước

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Abdallah Hussein El-Omari (2016), đã chỉ ra các yếu tố thái độ, kinh tế xã hội và hoạt động ngoại khóa có tác động đến thành tích học tập tiếng Anh của sinh viên Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và kết quả học tập của sinh viên bằng cách sử dụng bảng câu hỏi có hoặc không Điểm môn tiếng Anh học kỳ 1 năm 2013 - 2014 được sử dụng làm thước đo thành tích Các yếu tố thái độ, xã hội, kinh tế và ngoại khóa được cho là ảnh hưởng đến thành tích học tập Kết quả nghiên cứu thể hiện các yếu tố và kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên mối quan hệ đáng kể với nhau

Mặt khác, Anggrawan Anthony và cộng sự (2019) đã tiến hành bài nghiên cứu “Comparison of Online Learning Versus Face to Face Learning in English Grammar Learning”, nói về ảnh hưởng của việc học trực tuyến đến kết quả học ngữ pháp tiếng Anh,

Trang 10

kiểm tra xem những lợi ích của việc học trực tuyến có áp dụng được cho việc học ngữ pháp tiếng Anh hay không Nghiên cứu kết luận rằng kết quả học tập của những sinh viên học ngữ pháp tiếng Anh trực tuyến có kết quả học tập rất tốt Hơn nữa, những sinh viên được học ngữ pháp tiếng Anh trực tuyến mang lại kết quả nhận thức tốt hơn so với những học sinh tham gia học trực tiếp

Cùng với đó, nghiên cứu khám phá tác động của việc tự quản lý việc học và sáng kiến học tập cá nhân đối với việc học ngôn ngữ trên thiết bị di động: một mô hình hòa giải được kiểm duyệt (Huang và cộng sự, 2019) Tổng cộng có 323 sinh viên đại học có trải nghiệm học tiếng Anh trên thiết bị di động đã tham gia Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra những lỗ hổng của phương pháp nghiên cứu trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên và khuyến nghị sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để dự đoán kết quả học tập tiếng Anh dựa vào cả chủ quan và khách quan của các nhân tố

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng sự thành công của việc học ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như yếu tố nhận thức, tình cảm và xã hội Tuy nhiên, theo nghiên cứu “Investigating Factors Underlying Boredom in Learning English: The Case of Secondary School” được tiến hành bởi Achmad Kholili (2023), nhà nghiên cứu phân tích các yếu tố gây ra nhàm chán trong việc học tiếng Anh, bao gồm: lớp học, ngôn ngữ, dạy và học, và môi trường Người học có động lực học tập cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự thành công của họ trong việc học ngôn ngữ Mặt khác, những người có động lực học tập kém sẽ dẫn đến kết quả học tập kém Một trong những yếu tố tình cảm cũng ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong việc học ngôn ngữ của người học Dựa trên nghiên cứu định tính kết hợp thảo luận nhóm, nhà nghiên cứu đã điều tra các yếu tố làm cơ sở cho khái niệm này ở cấp trung học Sáu học viên tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này với tư cách là những người tham gia nghiên cứu Trong thời gian đó, một bản phản ánh bằng văn bản (WR) và Thảo luận nhóm tập trung (FGD) đã được phân phát cho họ để biết những yếu tố dẫn đến sự nhàm chán khi học tiếng Anh của họ Những phát hiện này đã mang lại những đóng góp thực nghiệm cho việc học tập

3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó

Nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên đại học ngày càng cao khi hội nhập quốc tế Tuy nhiên, kết quả học tiếng Anh của sinh viên ở Việt Nam vẫn còn thấp và chưa đáp ứng được

Trang 11

yêu cầu của xã hội Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh của sinh viên Điển hình là bài viết của Trương Công Bằng (2016), thể hiện rằng các yếu tố như khả năng ngôn ngữ, niềm tin vào khả năng bản thân, mục tiêu công việc trong tương lai, đều có ảnh hưởng đến chất lượng học tập tiếng Anh của sinh viên đại học, gây ra nhiều hạn chế và thách thức ở tương lai Nghiên cứu này cũng nêu rõ được không chỉ góc độ từ sinh viên mà nhà trường cũng nên chú trọng hơn vào phương pháp giảng dạy Cụ thể là khi yêu cầu sinh viên thảo luận, làm bài tập về một câu hỏi nào đó trong giáo trình, giảng viên cần xem xét xem chủ đề đó có phù hợp với khả năng của sinh viên hay không, điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ và hoàn cảnh của sinh viên Tất cả các yếu tố đều tác động trực tiếp vào kết quả học tập tiếng Anh, nhưng góc độ của các yếu tố vẫn từ một phía như: từ cá nhân sinh viên hay từ phương pháp giảng dạy

Một nghiên cứu khác về kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành kỹ thuật (Trương Trần Minh Nhật, 2018), kết quả chỉ rằng các yếu tố như: thời gian luyện nói tiếng Anh khá ít, phương pháp học từ vựng chưa hiệu quả, số lượng sinh viên quá đông trong môt lớp và động lực của từng sinh viên khác nhau Chúng đã tác động trực tiếp đến kết quả học tập tiếng Anh Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào một góc độ xuất phát từ sinh viên cũng như nhà trường, chưa đề cập đến những khía cạnh ảnh hưởng khác như tố chất học tập, nhu cầu học tiếng Anh, môi trường học tập, ý thức học tập Đây là những vấn đề còn chưa được khai thác ở các nghiên cứu trước đó, có thể mang lại những góc nhìn mới và bổ sung cho việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh của sinh viên đại học Bài viết này sẽ khảo sát và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh của sinh viên đại học từ góc độ của người học Dựa trên kết quả thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát được gửi cho khoảng 400 sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc các ngành khác nhau Thông qua bài nghiên cứu này, sẽ giúp làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả học tập môn tiếng Anh như thế nào Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tiếng Anh, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển

Trang 12

C NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu định lượng: Thực hiện thu thập dữ liệu thông qua khảo sát, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Sử dụng thiết kế này vì giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí Dễ dàng trong việc tiếp cận được nhiều đối tượng với số lượng lớn Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian khảo sát Kết quả dữ liệu được các phần mềm giúp phân tích, xử lý và thống kê để hạn chế tối đa những sai sót

Thiết kế nghiên cứu định tính: Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua thảo luận, phỏng vấn theo nhóm Lựa chọn thiết kế này vì thu thập được nhiều thông tin chi tiết, khai thác thêm những khía cạnh chưa từng được nghiên cứu

Cần phối hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để mang lại kết quả tổng quan và đưa ra kết luận thuyết phục

2 Chọn mẫu

Dân số: Sinh viên thuộc các khoa khác nhau đang học tập tại trường Đại học Công

Nghiệp TP Hồ Chí Minh

Kích cỡ của dân số nghiên cứu: Khoảng hơn 45.000 sinh viên đang học tập tại trường,

năm 2023 -2024, bằng cách gửi đi bảng câu hỏi qua các nền tảng mạng xã hội

Cách tiếp cận: Gửi bảng câu hỏi khảo sát bằng Google Form thông qua các nền tảng

mạng xã hội

Lý do lựa chọn: sinh viên thuộc các khoa khác nhau sẽ mang lại kết quả khách quan

cho bài nghiên cứu, không gò bó vào một ngành học riêng biệt nào Lựa chọn cụ thể dân số, kích cỡ dân số nghiên cứu sẽ làm tăng được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

* Kích cỡ mẫu

Số lượng mẫu khảo sát đủ lớn sẽ thể hiện kết quả với độ tin cậy càng cao Với kích cỡ dân số nghiên cứu như trên, nhóm tiến hành xác định kích cỡ mẫu theo công thức Cochran (1997) như sau:

n =z

2∗ p ∗ (1 − p) ⅇ2

Trang 13

Như vậy, mẫu khảo sát tối thiểu cần đạt được là 385 người và nhóm sẽ tiến hành khảo sát dự phòng 395 người để dự phòng trường hợp sai sót số liệu trong quá trình thu thập

* Lý do lựa chọn kích cỡ mẫu

Số lượng dân số khi thực hiện nghiên cứu với khoảng hơn 45.000 sinh viên đạt yêu cầu lớn hơn 10.000 Vậy nên, nhóm sử dụng công thức Cochran (1997) để tính kích cỡ mẫu

* Giải thích chiến lược chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất: chọn mẫu định mức + Phương pháp thực hiện

Với số lượng mẫu nghiên cứu cần đạt được là 395 sinh viên, nhóm quyết định đưa ra định mức mẫu theo 2 tiêu chí năm học của sinh viên ( năm 1, năm 2, năm 3, năm 4) và điểm trung bình môn tiếng Anh 1 và tiếng Anh 2 Tiến hành tiếp cận dân số chọn mẫu có đặc điểm phù hợp với 2 tiêu chí trên thông qua bảng câu hỏi trên Google Form

+ Lý do lựa chọn

Phương pháp này mang lại tính khách quan và có thể chọn được những phần tử cần cho bài nghiên cứu Quá trình tiến hành tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và không đòi phải có thông tin về khung mẫu, tổng số các phần tử,…nhưng vẫn đảm bảo chọn được phần tử cho nghiên cứu

Ngày đăng: 08/04/2024, 14:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w