1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh và video trong việc phát triển kênh tiktok cá nhân của sinh viên

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNTỔNG QUAN NGHIÊN CỨUHỌC PHẦN CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆNĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ CHỈNH SỬA ẢNH VÀ VIDE

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆNĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ CHỈNH SỬA ẢNH VÀ VIDEO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KÊNHTIKTOK CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Lớp Học Phần: Digital Marketing CLC 64CGVHD: TS Phạm Minh Hoàn

Thành viên nhóm:

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu1.5 Kết cấu của đề tài

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.2 Thực trạng các nghiên cứu đi trước2.3 Mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu3.2 Nghiên cứu định lượng

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu:

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, công nghệ chỉnh sửa ảnh và video đang phát triểnvới tốc độ nhanh chóng và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực Công nghệ chỉnh sửa ảnh vàvideo và các công cụ tương tác, đã thay đổi cách mà con người tiếp cận, tạo ra và tiêu thụ thôngtin Trong lĩnh vực truyền thông và giải trí, ứng dụng di động TikTok đã trở thành một hiệntượng toàn cầu, thu hút hàng triệu người dùng và tạo ra nền tảng để chia sẻ nội dung ngắn gọn vàsáng tạo Các nền tảng trực tuyến như TikTok đã thay đổi cách mà chúng ta tạo, chia sẻ và sửdụng nội dung truyền thông TikTok, với hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, đã trở thành mộthiện tượng văn hóa và truyền thông quan trọng, đặc biệt là trong giới trẻ Trong lĩnh vực truyềnthông đa phương tiện, việc nghiên cứu về ứng dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh và video trong việcphát triển kênh TikTok cá nhân là cấp thiết Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác độngcủa công nghệ chỉnh sửa ảnh và video đến việc tạo, chia sẻ và tiêu thụ nội dung trên TikTok, đặcbiệt là từ góc độ của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

1.1.2 Lý do chọn đề tài:

- Độ phổ biến của TikTok: TikTok đã trở thành một ứng dụng phổ biến và gây tiếng vang

toàn cầu Đặc biệt, trong cộng đồng sinh viên, TikTok được sử dụng rộng rãi để chia sẻnội dung sáng tạo và tương tác với người dùng khác Do đó, nghiên cứu về đánh giá củasinh viên về ứng dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh và video trong việc phát triển kênhTikTok cá nhân sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách sinh viên sử dụng và tương tác vớinền tảng này.

- Tiềm năng cá nhân hóa và phát triển kênh cá nhân: TikTok cung cấp một nền tảng để

cá nhân hoá và phát triển kênh cá nhân Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ chỉnh sửaảnh và video trong việc phát triển kênh TikTok cá nhân có thể giúp sinh viên hiểu rõ hơnvề cách tạo ra nội dung hấp dẫn, xây dựng một thương hiệu cá nhân và tận dụng tiềmnăng kinh doanh trên TikTok.

- Tác động xã hội và văn hóa: TikTok đã có một tác động to lớn đến xã hội và văn hóa

hiện đại Việc nghiên cứu đánh giá của sinh viên về ứng dụng công nghệ chỉnh sửa ảnhvà video trong việc phát triển kênh TikTok cá nhân sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cáchmà nền tảng này ảnh hưởng đến quan niệm, xu hướng và thái độ của sinh viên trên địabàn TP Hà Nội Điều này có thể mang lại thông tin quý giá về sự thay đổi của văn hóatruyền thông và quan hệ xã hội trong môi trường truyền thông số.

Dựa trên những lý do trên, đề tài "Nghiên cứu đánh giá của sinh viên trên địa bàn TP HàNội về ứng dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh và video trong việc phát triển kênh TikTok cá nhân"mang tính cấp thiết để đáp ứng nhu cầu hiểu rõ hơn về sự tương tác và tác động của TikTok đối

Trang 4

với sinh viên, cũng như khám phá tiềm năng phát triển cá nhân và kinh doanh trên nền tảngchỉnh sửa ảnh và video này.

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung:

Nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích và tổng hợp các yếu tốảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh và video trong việc phát triển kênhTikTok từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả của các ứng dụng trêntrong trong việc xây dựng kênh TikTok nói riêng và lĩnh vực truyền thông đa phương tiện nóichung.

- Mục tiêu cụ thể:

Để hướng đến mục tiêu chung trên, nghiên cứu bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu, làm rõ bối cảnh, cơ sở lý luận về công nghệ truyền thông đa phương tiện,

công nghệ chỉnh sửa ảnh và video cũng như thực trạng nghiên cứu về vấn đề này

Thứ hai, phân tích, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh

và video trong việc phát triển kênh TikTok và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả của các ứng dụng công nghệ chỉnh sửa

ảnh và video được sử dụng trong việc xây dựng kênh TikTok cá nhân.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh và video trong việcphát triển kênh TikTok?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định sử dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh và video đểphát triển kênh TikTok cá nhân như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng ít nhất? Yếu tố nào ảnhhưởng nhiều nhất? 

- Có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất nào nhằm cải thiện hiệu quả của việc ứng dụng côngnghệ chỉnh sửa ảnh và video trong việc phát triển kênh TikTok?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng công nghệ chỉnhsửa ảnh và video trong việc phát triển kênh TikTok cá nhân của sinh viên trên địa bàn thành phốHà Nội.

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Địa bàn Thành phố Hà Nội- Thời gian: Từ tháng 2/2024 đến tháng 5/2024Khách thể nghiên cứu:

- Sinh viên trên địa bàn Hà Nội, trong khoảng 18 - 22 tuổi- Đã và đang sử dụng TikTok để phát triển kênh cá nhân

Trang 5

Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ truyền thông đa phương tiện

1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng Đây là một phươngpháp phổ biến để thu thập dữ liệu định lượng từ một mẫu người dùng đại diện cho tổng thể mụctiêu Từ đó, phân tích và đánh giá Trong trường hợp này, việc sử dụng khảo sát định lượng sẽcho phép thu thập thông tin con số, concret và định lượng từ sinh viên về việc sử dụng công nghệtruyền thông đa phương tiện và TikTok cá nhân.

1.4.2 Hình thức khảo sát:

Nhóm nghiên cứu sử dụng hình thức khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu từ sinh viên.Trong trường hợp khảo sát trực tuyến, sinh viên sẽ được yêu cầu điền vào một bộ câu hỏi địnhlượng có liên quan đến việc sử dụng công nghệ truyền thông đa phương tiện và TikTok cá nhân.

1.4.3 Phần mềm phân tích dữ liệu:

Sau khi thu thập dữ liệu từ khảo sát, sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu chuyêndụng để xử lý và phân tích thông tin thu thập được Một số phần mềm phân tích dữ liệu thôngdụng trong nghiên cứu định lượng: SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).

Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với việc sử dụng phần mềm phân tíchdữ liệu sẽ giúp nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin định lượng từ sinh viên về ứng dụng côngnghệ truyền thông đa phương tiện trong việc phát triển kênh TikTok cá nhân Điều này giúp đưara các kết quả và nhận định có tính chất số liệu mạnh mẽ để hiểu rõ hơn về tác động của TikTokđối với sinh viên và cộng đồng trẻ tại Hà Nội.

1.5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung củanghiên cứu bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về vấn đề nghiên cứuChương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứuChương 5: Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Công nghệ truyền thông đa phương tiện:

Trang 6

- Công nghệ: Là sự vận dụng, ứng dụng những phát minh khoa học và kỹ thuật vào các

mục tiêu, sản phẩm hay hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ, cải thiện đời sống con người,giúp tiết kiệm thời gian, công sức, năng lực cho con người

- Truyền thông: Là quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến, tin tức giữa hai hoặc nhiều

người với nhau nhằm giao tiếp, kết nối và tặng sự hiểu biết, nhận thức

- Truyền thông đa phương tiện:

Trước khi có sự xuất hiện của mạng Internet, các loại hình báo chí, phát thanh luôn xuấthiện độc lập, riêng lẻ, không liên quan đến nhau dẫn tới việc người nhận khó có thể thực sự hiểuhết những điều, những thông điệp cần được truyền đạt một cách chính xác và đầy đủ nhất Cùngvới sự phát triển của khoa học và xã hội, con người ngày càng phát minh ra nhiều máy móc, thiếtbị có thể hỗ trợ con người trong việc giao tiếp, truyền đạt thông tin như máy tính, vô tuyến,radio, hay sách báo và việc mạng Internet được phổ biến rộng rãi đã cho phép chúng ta được tiếpnhận thông tin đa giác quan vượt trội hơn so với cách thức truyền thông trước đó khi có thể kếthợp các phương tiện truyền thông khác nhau

Ngày nay, truyền thông đa phương tiện đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hiệnđại, từ đời sống sinh hoạt thường nhật đến môi trường làm việc học tập, hay trong các hoạt độnggiải trí Có thể định nghĩa truyền thông đa phương tiện là sự kết hợp giữa kiến thức truyền thôngvà công nghệ thông tin nhằm thiết kế, xây dựng các sản phẩm truyền thông qua nhiều phươngtiện như hình ảnh, âm thanh, văn bản…

2.1.2 Ứng dụng TikTok:

Xuất phát từ một mạng xã hội nổi tiếng với tên gốc là Douyin hay Vibrato được sáng lập tạiTrung Quốc năm 2016, TikTok là nền tảng chia sẻ các nội dung video ngắn với vô vàn các tínhnăng chỉnh sửa, âm thanh độc đáo hỗ trợ người dùng trong việc xây dựng kênh cá nhân TikToklà một ứng dụng mạng xã hội chia sẻ video ngắn, nổi tiếng với sự sáng tạo và độ viral của nộidung được tạo ra bởi người dùng Đây không chỉ là một ứng dụng giải trí, mà còn là một cộngđồng sáng tạo, nơi mọi người có thể thể hiện bản thân và tạo ra những trải nghiệm độc đáo.

2.1.3 Tính hữu ích cảm nhận (PU - Perceived Usefulness):

Tính hữu ích cảm nhận được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệthống mô hình đặc thù sẽ cải thiện, nâng cao hiệu suất các hoạt động trong công việc của mình.Theo Davis - người đề xuất mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mức độ hữu ích cảm nhậnđược đo lường thông qua các chỉ số như tăng hiệu suất, mức độ tiện lợi và mức độ lợi ích củacông nghệ.

2.1.4 Tính dễ sử dụng cảm nhận (PEOU - Perceived Ease Of Use):

Tính dễ sử dụng cảm nhận được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng hệthống công nghệ thông tin cụ thể sẽ dễ dàng hơn, không mất nhiều công sức để nỗ lực thực hiện.Để đánh giá tính dễ sử dụng cảm nhận, người ta thường đánh giá dựa trên mức độ dễ hiểu, dễkiểm soát, dễ áp dụng.

Trang 7

2.2 Thực trạng các nghiên cứu đi trước

2.2.1 Các nghiên cứu đi trước về lĩnh vực công nghệ đa phương tiện

Năm 2003, tại Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đỗ Trung Tuấnđã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đa phương tiệnnhằm nâng cao văn hoá truyền thống của Việt Nam" Đây là một nỗ lực quan trọng để khai thácvà ứng dụng công nghệ đa phương tiện, góp phần vào sự phát triển và bảo tồn văn hoá truyềnthống của đất nước.

Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong việc nâng cao văn hoátruyền thống của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng Điều này giúp tạo ra các sản phẩm văn hóahiện đại, phổ biến thông tin một cách hiệu quả, và đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trịcủa văn hoá truyền thống Công trình nghiên cứu của Đỗ Trung Tuấn đã thu hút sự quan tâm củanhiều người và góp phần tôn vinh và bảo tồn văn hoá Việt Nam.

- Địa điểm nghiên cứu tuy không được đề cập rõ nhưng có thể thấy rằng nghiên cứu được

thực hiện tại Việt Nam, nơi có nhiều di sản văn hóa truyền thống cần được bảo tồn vàphát huy.

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, bao gồm: Phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu

khoa học, sách báo, bài viết về ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong việc bảo tồn vàphát huy văn hóa truyền thống; Phỏng vấn chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của cácchuyên gia trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, truyền thông và công nghệ thông tin về ứngdụng đa phương tiện; Điều tra khảo sát: Khảo sát ý kiến của người dân về nhu cầu vàmong muốn đối với việc ứng dụng đa phương tiện trong bảo tồn và phát huy văn hóatruyền thống.

- Kết quả nghiên cứu: Công nghệ đa phương tiện có tiềm năng lớn trong việc bảo tồn và

phát huy văn hóa truyền thống Việt Nam Có nhiều ứng dụng đa phương tiện có thể đượcsử dụng cho mục đích này, bao gồm: Tạo dựng các mô hình 3D và thực tế ảo (VR) để táihiện các di tích lịch sử, văn hóa; Phát triển các ứng dụng di động để giới thiệu các di sảnvăn hóa truyền thống; Sử dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa truyền thống đến vớicông chúng; Để ứng dụng hiệu quả công nghệ đa phương tiện vào bảo tồn và phát huyvăn hóa truyền thống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cáctổ chức nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp công nghệ và cộng đồng dân cư.

Năm 2005, tại Viện Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, một dự án nghiêncứu độc đáo đã châm ngòi cho sự hiện đại hóa trong lĩnh vực công nghệ đa phương tiện Đề tàimang tựa đề "Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ đa phương tiện" được lãnh đạo bởiPGS.TS Nguyễn Cát Hồ, chủ nhiệm Phan Thế Hùng với chuyên đề “Lý thuyết xử lý video”.Đây được xem là một cống hiến quan trọng, dự án này không chỉ khám phá mà còn tận dụng sứcmạnh của công nghệ đa phương tiện, nâng cao đáng kể khả năng xử lý video và góp phần đưavấn đề này lên một tầm cao mới, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của lĩnhvực công nghiệp này tại Việt Nam.

Trang 8

- Địa điểm nghiên cứu: Viện Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.- Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu khoa học, sách

báo, bài viết về công nghệ đa phương tiện và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực khácnhau; Phân tích: Phân tích các ứng dụng công nghệ đa phương tiện hiện có để xác địnhnhững ưu điểm và hạn chế của chúng; Thiết kế và phát triển: Thiết kế và phát triển cácứng dụng công nghệ đa phương tiện mới dựa trên nhu cầu thực tế; Thử nghiệm và đánhgiá: Thử nghiệm các ứng dụng đã phát triển và đánh giá hiệu quả của chúng.

- Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã xây dựng được một mô hình phát triển ứng dụng công

nghệ đa phương tiện Mô hình này bao gồm các bước: xác định nhu cầu, thiết kế, pháttriển, thử nghiệm và đánh giá Ngoài ra đề tài này cũng đã phát triển thành công một sốứng dụng trong công nghệ đa phương tiện Các ứng dụng này được ứng dụng rộng rãitrong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, giải trí Và đề tài cũng đã đề xuất một sốgiải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ đa phương tiện Các giải pháp này baogồm việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, phát triển cơ sở hạ tầng và tăngcường đầu tư cho nghiên cứu khoa học.

Trong thời gian gần đây, tại Học viện Hàng không Việt Nam, GS.TS Hà Nam KhánhGiao đã chính thức công bố đề tài nghiên cứu đầy triển vọng mang tên "Nghiên cứu thực nghiệmvề sử dụng ngân hàng di động tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng Mô hình chấp nhận công nghệ".Được thiết kế với sự tinh tế và chi tiết, mô hình này không chỉ nổi bật với tính ứng dụng mà cònđem lại cơ hội để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa người sử dụng và công nghệ trong bối cảnhđô thị hiện đại.

Đặc biệt, mô hình này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đề nghiên cứu củanhóm, mà còn là một nguồn thông tin đắc lực để giúp nhóm thu thập được những thông tin hữuích Điều này mở ra không chỉ cơ hội để khám phá những thông tin chi tiết và giá trị từ nghiêncứu trước đó mà còn đặt ra triển vọng rộng lớn để mở rộng và phát triển chiều sâu của nghiêncứu hiện tại.

- Địa điểm nghiên cứu: Trong địa bàn TPHCM.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát với cách tiếp

cận nhân quả Độ lớn mẫu của nghiên cứu này là 242 người, với phương pháp chọn mẫuthuận tiện Đáp viên là người dùng ngân hàng di động từ bốn (04) ngân hàng lớn ởTPHCM (Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV) Dữ liệu thu thập được phân tíchbằng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất một phần (Structural EquationModeling Partial Least SquareSEM-PLS).

- Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ ra rằng Tính dễ sử dụng cảm nhận (PEOU)tích cực ảnh hưởng đến Tính hữu ích cảm nhận (PU) trong dịch vụ ngân hàng di động, vàmối liên kết này ngày càng tăng với sự tăng cao của PEOU Mô hình TAM được xácnhận là có khả năng dự đoán cao, giải thích 81,2% phương sai trong ATU, 69,3% trongBI và 67% trong PU Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế như việc chưanghiên cứu đối tượng trên 60 tuổi và sự thiếu đại diện cho nhóm dưới trung học (chiếm

Trang 9

9,9% trong mẫu) Ngoài ra, thống kê về nghề nghiệp và thời điểm phỏng vấn cũng có thểtạo ra thiên lệch và cần được xem xét trong các nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu về công nghệ truyền thông tin tức khi sử dụng các phương tiện truyền thôngđại chúng trong truyền thông về phòng chống Covid-19.

Trong thời điểm Covid-19, phương tiện truyền thông đại chúng trở nên hữu hiệu trongviệc đưa thông tin chính xác, nhanh và hiệu quả nhất đến với công chúng Sự phối hợp hiệu quảgiữa các loại hình báo chí trong việc đưa tin khiến thông tin về dịch bệnh luôn được thông suốtvà cập nhật đến mỗi gia đình.

Nghiên cứu 68% ở độ tuổi từ 25 - 65 tại Hà Nội chọn xem tin tức về Covid-19 trên thờisự của VTV, chủ yếu là thời sự buổi trưa và lúc 19h 77,2% cho rằng họ xem thời sự trên truyềnhình bởi nội dung nhanh, phù hợp và có hình ảnh chân thực và dễ tiếp nhận và đáng tin cậy.51,3% người được hỏi chọn tiếp nhận thông tin trên báo điện tử vì dễ dàng tiếp cận thông tin vàcó thể tương tác, chia sẻ chúng 35% tiếp nhận thông tin từ báo phát thanh 19% tiếp cận tin tứctừ báo in, chủ yếu là người già, người làm trong lĩnh vực báo chí và có liên quan như công an,quân đội, Đảng viên.

Về mức độ hài lòng về việc tiếp nhận thông tin Covid-19 trên các phương tiện thông tinđại chúng, 97% trả lời họ nhận được thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật về dịch bệnh.

Trước đây, các nền tảng MXH thường chỉ được sử dụng theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức, haydoanh nghiệp để thông tin hoặc quảng bá, các báo đăng chuyên mục hoặc chương trình, nhưngthiếu vắng sự xuất hiện những thông điệp của các bộ, ban, ngành hoặc của Chính phủ Tuynhiên, trong dịch Covid-19, nền tảng MXH được sử dụng để truyền đi những thông điệp phòngchống dịch bệnh hiệu quả tại Việt Nam Có những thông điệp gây sự chú ý và được lan tỏa trênnhiều nền tảng khác và đi vào đời sống xã hội như các chiến dịch Vũ điệu rửa tay, Kiến thứcphòng dịch giúp nâng cao ý thức cho cộng đồng khi Covid-19 lan rộng.

- Địa điểm nghiên cứu: Khảo sát toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu khoa học, sách

báo, bài viết về truyền thông đa phương tiện và ứng dụng của nó trong công tác thông tinphòng chống dịch Covid-19; Phân tích: Phân tích các ứng dụng truyền thông đa phươngtiện trong công tác thông tin phòng chống dịch Covid-19 để xác định những ưu điểm vàhạn chế của chúng; Điều tra khảo sát: Khảo sát ý kiến của người dân về những chươngtrình mà họ xem và độ tin tưởng của họ sau khi xem được những thông tin về dịch Covid-19 trên các trang mạng, truyền thông.

- Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả sử dụng truyền thông đa

phương tiện trong công tác thông tin phòng chống dịch Covid-19 Truyền thông đaphương tiện đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về dịch bệnh, hướng dẫnngười dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả Khái niệm đa phương tiện

Trang 10

trong phòng chống dịch không chỉ là ứng dụng các phương tiện truyền thông đại chúngvới các phương tiện truyền thông mới mà ứng dụng tất cả các phương tiện truyền thôngcó thể, để truyền thông tới mọi địa điểm, đối tượng, mọi hình thức, vượt qua tất cả các trởngại để đạt được hiệu quả: tiếp nhận, thấu hiểu, hành động và thay đổi hành vi.

Với các đề tài trên, chúng ta có thể thấy rằng, từ hơn 20 năm trước, ở Việt Nam đã có rấtnhiều người tài năng quan tâm tới lĩnh vực công nghệ đa phương tiện Đây là một lĩnh vực vôcùng hấp dẫn và đặc sắc, gắn liền với thời đại đổi mới của chúng ta Công nghệ đa phương tiệnkhông chỉ giúp chúng ta khai thác hiệu quả thông tin mà còn đóng góp vào việc bảo tồn và pháthuy giá trị của văn hoá truyền thống

2.3 Mô hình nghiên cứu

2.3.1 Nguồn gốc của mô hình:

Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Mô hình chấpnhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô hình TAM) liên quan cụ thể hơn đến dựđoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin Mục đích của mô hình này là dự đoánkhả năng chấp nhận (adoption) của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệthống để làm cho nó được người dùng chấp nhận

TAM được phát triển từ lý thuyết tâm lý học, mục đích chính của TAM là cung cấp cơ sởđể khám phá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến niềm tin, thái độ và mục tiêu của ngườidùng TAM cho rằng có hai (02) niềm tin cá nhân, đó là PU và PEOU Từ hai biến này có thểgiải thích các khía cạnh của hành vi người tiêu dùng.

Vì vậy, bằng cách xem xét sự dễ dàng và lợi ích của việc sử dụng công nghệ, nó có thểđược sử dụng như một lý do để một người nào đó hành xử hoặc hoạt động như một chuẩn mựctrong việc chấp nhận công nghệ Việc sử dụng công nghệ càng dễ dàng cho thấy rằng cần phảinỗ lực ít hơn trong việc cải thiện hiệu suất sử dụng công nghệ Tương tự như vậy, người dùngcàng cảm nhận được nhiều lợi ích thì họ càng có nhiều ảnh hưởng trong việc sử dụng công nghệ.

- Tính hữu ích cảm nhận (Perceived usefulness - PU): PU là niềm tin của một người

rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ có thể cải thiện hiệu suất của họ (Wang và cộngsự, 2005) Mức độ hữu ích cảm nhận được đo lường bằng các chỉ số như tăng hiệu suất,mức độ tiện lợi và mức độ lợi ích của công nghệ (Davis, 1989) Nếu ai đó tin rằng dịchvụ có thể hữu ích trong hoạt động của họ, thì khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ, và ngượclại PU có thể được đo lường bằng cách sử dụng các chỉ số như: khả năng cung cấp dịchvụ nhanh chóng, kịp thời, đáng tin cậy, chi phí thấp, an toàn và chính xác.

- Tính dễ sử dụng cảm nhận (Perceived ease of use - PEOU): Mức độ mà một người tin

rằng việc sử dụng công nghệ sẽ giúp anh ta hoàn thành công việc của mình dễ dàng hơnđược gọi là cảm nhận dễ sử dụng (Davis, 1989) Dễ học, dễ kiểm soát, dễ hiểu, linh hoạt,dễ áp dụng và dễ sử dụng là một số chỉ số đánh giá mức độ dễ sử dụng Các nhà nghiêncứu khác đã đo lường mức độ cảm nhận dễ sử dụng bằng cách sử dụng các chỉ số như

Ngày đăng: 16/05/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w