Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới,Bảo Việt Hà Nam tự hào vẫn luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu, tạođược chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA BẢO HIEM
ĐẠI HỌC KTQD
TT.THÔNG TIN THƯVIỆN | HONG LUẬN AN - TƯ LIỆU 4\NH TẾ QW,
DE TAI:
TINH HÌNH TRIEN KHAI BẢO HIEM XE CƠ GIỚI VA GIẢI PHÁP
NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA CONG TY BAO VIET
HA NAM TREN THI TRUONG BAO HIEM XE CO GIOI
TAI VIET NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị ChínhSinh viên thực hiện: Đoàn Mạnh Hùng
Mã sinh viên: CQ521504
Kinh tế bảo hiểm 52B
§2 - bp
te,
Trang 2| ị TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN Ï 1)
KHOA BAO HIEM a :
ĐẠI HỌC KTQD
cụ TẾ Qu.) T7 THONG TIN THU VIỆN
HONG LUAN AN- TU LIỆU
=>:
ĐÈ TÀI:
TINH HÌNH TRIEN KHAI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT
HÀ NAM TREN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị ChínhSinh viên thực hiện: Đoàn Mạnh Hùng
Lop: Kinh té bao hiém 52B
52 - 6)
_——————
2
hao mm
Trang 3_ Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504 a
DANH MUC BANG, BIBU ĐÓ, SƠ ĐỒ Ø ngŸ000000100020740000000121383 0700m0 4
TÔI MÔ ĐẦU seccccccevsng 0111522210101 0181100112144 eexesseserssraxasvacVE10113A 18000105 )-58M2Ó114:58114/2321108018882.m° =)
TINH HINH TRIEN KHAI NGHIEP VU BAO HIEM XE CO GIOI VA GIAI PHAP NANG
CAO NANG LUC CANH TRANH CUA CONG TY BAO VIET HA NAM TREN THI
TRƯỜNG BẢO HIẾM XE CƠ GIỚI TẠI VIET WAM q.ncccsscsssosssamcsnissnsexeaventsnmernennnennerecnenenereneesnns 8
CHƯƠNG I: NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE BẢO HIEM XE CƠ GIỚI VÀ NANG LUC
CANH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM eemaaninnsiiudennstrannnttrnoiasstrrrreeh 8 1.1 Khai quat VE BAG hiểm RE CO gÏÙi -. -cosexssx435020601048850 100018 L5201038013001484EH820.0001048083 005cm 81.1.1 Sự cân thiết vũ vot tO của bêu hiểm xe cũ BiG asssnsinasassovsvreneiensnonsmenerreeeansenstarnsmmnermees 8 1.1.1.1 Sự cn tiết của bảo hiểm xe cơ giớ «ssaasninniliksdlseynvrrpnioratenektrrenrssee 8
1.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ nan 10
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xe cơ giới -©5ccccccesrrertrertrrrrrerrrerrrrrrrrree li
1.13 Nội dung cơ bản của bảo PARI BE! GI0.101001 e<: -ltkịl;2ETVIXSENTS.S8i2/51350018140153801X0LD.15i20214/1510tE0 12
1.1.3.1 Gdesdn phẩm bão ÑlÊMxe Dũ B]ẾT sacia cHRhgTAA0403586181840Ng.GE.120/I00000740010107970gm4 12
a) Bão hiểm vệ chối xe cơ giỚT «xa Bág4051480.0180004600041342095838001X)090-00239 0 E2)b) Bao hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba -: - 15
1.1.3.1 Hợp dong tato hid Xe cor BIỎI La 1g ho EOHGSHEMLE000139000060E00000470010100 20
a) Hợp dong báo hiểm WERE ch xe cũ ICE ceca en nanennmeannntsish sn sas 280018018000624/445E03040051480710000033P7 20
b) Hop đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba - 20 1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiỀm - 2-5 2t 2x 2121122112 prtrrririee 201.2.1 Khái niỆm -.ceccccrcctrhertrrerrrrttrrrrttttrtttrrtrtrrrtrrrrrrrrmiiitiketiidrrirrirrrrdtrrridtrrrdir 20
1.2.2 Các yếu t6 ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm -. -+ 23
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiỂm c:-cccccce+ 27
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TRIEN KHAI NGHIỆP VỤ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIẾM XE CƠ GIỚI CUA CÔNG TY BAO VIET HÀ NAM 28
2.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam -ceeereerrrrrrrrrrre 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xe co giới tại Việt Nam : -: -+ 28 2.1.2 Thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Diệt Nam hién TH -xscsiigioiS5E161664455308146816484155848058 29
2.1.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm xe cơ Giới tại Việt ANH causaaaeiasaariinnsosassea 31
2.2 Giới thiệu về công ty Bảo Việt Hà Nam
2.2.1 Sự ra đời và phát 7 sussex coun ucosonnsesssosrvereevscscisonceonssessnsverencsuanseacansnconandi bainsosnitWsssSsiaeveeseevOn
2.2.2 Cor clu t6 chee BG MEY nn nan e ves
2.2.3 Kết quả hoạt động của công ty trong những năm Cl | a ee 34 2.3 Thực trạng triển khai bảo hiểm xe cơ giới tai công ty Bảo Việt Hà Nam - - 37 2.3.1 Công tác khai that rco s0.veressveesovcorvesecevasevessocsssvesceessevensansnstessnnsassnasacanenensconassssesesesabsshononseevas 37
2.3.1.1 Cơ sở triển KDI ả ằccccằcìnhh thớt Hư Hư rririiiiii 37
2.3.1.2 Thực trạng triển khai công tác khai thác tại Bao Việt Hà Nam -. - 38
2.3.2 Công tác đề 7887.171.201, 0nn8n6 nh 41
2.3.1 Co sở triển WRG vasxesezvccsnsucossaneermretsserenstestiegceerwenvoncenasneenesnacoeenatamnonsensanenness ies batb sits L3 358 HR 41
2.3.2 Thực trạng triển khai công tác dé phòng và han chế tồn thất :-ccs:©ccc+csxsvecxtsvveex 43
2.3.3 Công tác giám định tổn that - ¿tt EEE+tềEEEktrrtE ri 44
2.3.3.1 Cơ sở triển khai ccccSSSnhhhhhhHHnHHHH ri 44
2.3.3.2 Thực trạng công tác giám định bôi thường tại Bảo Việt Hà Nam -. - 45
Trang 42.3.4 Công tác bôi thường và giải quyết khiêu nại, tranh 7.5 47
2341 Cgsbdlnllal - kkk.hAHH H.DH2HÍchngHI SSA OSE 47
2.3.4.2 Thực trạng công tác bồi thường và giải quyết khiếu nại, tranh chấp tại Bảo Việt Hà
ÂNAH ©ccsc25cccsccssccererree m5 50
2.3.5 Công tác phòng chóng trục lợi bảo lhiỂN ¿5t 52ct>tt2E‡EeExtextertetrrrteerterkrrrrrk 51
2.3.5.1 Sự can thiết phong chẳng trục lợi bảo bẲiỂm sa s41 1210800642105460460614501805614 SL 2.3.5.2 Thực trạng triển khai công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nam 52
2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Bảo Việt Hà Nam trên thị trường bảo hiểm xe cơ
S900 OAT LG TR 1 NRE a 6 (4/7 (414/10/7774 (1/700 07777 117 COO 53
DAL Diem MAND cecccccsvsccsesvecesssesesveecesesssvsvevesssssvsvesssssvsvsvsussescsvsusssssscsesessescsesesscatsesesssisseaeeisseseseeseaes 33
2.4.2 HA CRE cesseccsvecsvessvessssssssssssscssssesscssssessuessnecssnessaessesstecsusessscesueecuneesuecneceesecuscesnsesaneesnsessneseases 54
by) 060 nh nh nh < Ô 55
CHUONG II : GIẢI PHAP VA KIEN NGHỊ NHẰM NANG CAO NANG LUC CANH TRANH
CUA BAO VIỆT HA NAM TREN THỊ TRUONG BẢO HIEM XE CƠ GIỚI TẠI VIET NAM.58
3.1 Mục tiêu va phương huớng hoạt động của công ty ‹ -cccccccccerrirerrrrerrrrrrrrree 58 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Hà Nam trên thị trường bảo hiểm
XE GƠ BIO] tal VISt lÀ GEEL, - << so- 52s avonveanensuns suns Hot em zimighkbiege.xckerixri7Etzex rrrnzieHez.smstresirgeieczESzs32 red 59
3,3 {01107 — 66
KET IB9/.9HdddỖŨỖỒẮỒŨÚŨÚỒŨỖẮỮÚỒ Ô 68
TÀI LIEU THAM KHẢO -5 5-5522 2S222E2EEE2EE2E2251221521211211211211112112112111121211211 111121 xe 69
Trang 5DANH MỤC BANG, BIEU ĐỎ, SO DO
Tén Noi dung Trang
Biểu đồ 2.1 | Biểu đồ thị phần trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới của al 31
các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2012
Biểu đồ 2.2 | Tỉ trọng doanh thu của các nghiệp vụ trên tông doanh thu 36
của công ty Bảo Việt Hà Nam năm 2013
Biểu đồ 2.3 | Tỉ lệ bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai doan| 51
| 2009-2013
Biểu đồ 2.4 | Thị phan bảo hiểm xe 6 tô trên thị trường bảo hiểm xe cơ 55 |
"| giới tại Hà Nam năm 2013
Thị phan bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô đối | 56
Biểu đồ 2.5 | với người thứ ba trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Hà
Nam năm 2013
Biểu đồ 2.6 | Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của một số công ty 56
thành viên của Bảo Việt
Bảng 2.1 Tổng doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nam giai 35
đoạn 2009-2013
Bang 2.2 | Kết quả khai thác bảo hiểm xe cơ giới tai Bảo Việt Hà Nam| 39
giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.3 | Ti trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới trên tổng doanh | 40
thu của công ty giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.4 | Tình hình chi đề phòng - hạn chế tốn thất tại Bảo Việt Ha} 43
Nam giai đoạn 2009 — 2013
Bảng 2.5 Kết quả công tác giám định tại Bảo Việt Hà Nam giai đoạn 46
2009-2013 |
Bảng 2.6 | Tình hình trục lợi bao hiểm xe cơ giới tại Bao Việt Hà Nam 52
giai đoạn 2009- 2013
So dé 2.1 | Bộ may cơ câu to chức của công ty Bảo Việt Hà Nam 33
Sơ đồ 2.2 Quy trình bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt Hà 48
Nam
Trang 6“Doan Mạnh Hùng - CQ521504
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động bảo hiểm được đánh giá là có vai trò to lớn trong việc ôn định cuộc
sống của con người, góp phần tích cực vào việc đảm bảo tính liên tục, sự ôn định và
hiệu quả của quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng trong xã hội Ngoài ra, bảo
hiểm còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính thông
qua hoạt động đầu tư vốn và quỹ nhàn rỗi được hình thành trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong số những nghiệp vụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai, bảo hiểm xe cơ giới là một nghiệp vụ chủ chốt, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu doanh thu Tuy nhiên, hoạt động triển khai nghiệp vụ này trên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập Dé giữ vững mục tiêu phát triển bền
vững và hiệu quả, các doanh nghiệp bảo hiểm và các đơn vị quản lý Nhà nước
không thẻ không chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, vì chỉ có chất
lượng dịch vụ tốt mới có thé dam bảo một thành công lâu dài Bên cạnh đó, doanh
nghiệp bảo hiểm cũng cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, bởi chỉ
có như vậy các doanh nghiệp mới có đủ năng lực tồn tại và phát triển trong môi
trường cạnh tranh gay gắt hiện nay
Bảo Hiểm Bảo Việt là một doanh nghiệp có thế mạnh về phát triển bảo hiểm
xe cơ giới Là một công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt,
Bảo Việt Hà Nam cũng luôn coi bảo hiểm xe cơ giới là một nghiệp vụ mãi nhọn,mang lại hiệu quả kinh doanh cao Trải qua hơn 10 năm triển khai nghiệp vụ, Bảo
Việt Hà Nam đã đạt được một số thành tựu cũng như không tránh khỏi những bat
cập, han chế Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới,Bảo Việt Hà Nam tự hào vẫn luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu, tạođược chỗ đứng vững chắc trên thị trường và trở thành một thương hiệu uy tín, nhận
được sự tin tưởng của khách hàng.
Trang 7_ Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504 _ˆ
Vì lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Tình hình triển khai bảo hiểm xe
cơ giới và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bảo Việt Hà Nam
trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Bên cạnh việc hệ thống lại một số lý thuyết căn bản về bảo hiểm xe cơ giới, đề
tài sẽ đi vào tìm hiểu hoạt động của công ty Bảo Việt Hà Nam trong lĩnh vực bảo
hiểm xe cơ giới nhưng năm gan đây nhằm trả lời cho câu hỏi: “ Công ty Bảo Việt Ha
Nam cần phải lam gì dé nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thé của doanh nghiệp
trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam?”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo Việt Hà Nam
trong giai đoạn 2009-2013 và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường bảo
hiểm xe cơ giới tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào hoạt động của Bảo Việt Hà Nam trong lĩnh
vực bảo hiểm xe cơ giới trong giai đoạn 2009-2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này đã sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh và quy nạp.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm
rõ các đặc điểm của bảo hiểm xe cơ giới, cũng như đặc điểm trong hoạt động triển
khai bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nam, ; sử dụng phương pháp tổng hợp
dé đưa ra kết luận về một số lý thuyết căn bản về bảo hiểm xe cơ giới và thực trạng triển khai nghiệp vụ ; sử dụng phương pháp so sánh dé làm rõ năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Hà Nam trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam
5 Kêt câu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài gồm có 3 chương lớn:
Trang 8Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504
Chương I: Những vấn dé co bản vé bảo hiểm xe cơ giới và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp bảo hiểm
Chương I: Thực trạng triển khai nghiệp vụ và năng lực cạnh tranh trên thị
trường bảo hiểm xe cơ giới của công ty Bảo Việt Hà Nam
Chương III: Giải pháp va kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cua công ty Bảo Việt Hà Nam trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam
Để hoàn thành chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Thị Chính đã đóng góp những ý kiến quý báu và hướng dẫn em thực hiện, tạo điều kiện
cho em tiếp cận sâu hơn, toàn diện về một nghiệp vụ chuyên ngành trong lĩnh vực
Bảo hiểm, nhằm nâng cao nhận thức khả năng lý luận và phân tích van đề của bản
thân em Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty Bảo Việt Hà Nam đã giúp đỡ tối đa, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành
chuyên đề này
Trang 9Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504
TINH HÌNH TRIEN KHAI BẢO HIEM XE CƠ GIỚI VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
BẢO VIỆT HÀ NAM TREN THỊ TRƯỜNG BẢO HIẾM XE CƠ
GIỚI TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG I : NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE BẢO HIEM XE CƠ GIỚI VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA DOANH NGHIỆP BẢO HIEM
1.1 Khái quát về bảo hiém xe cơ giới
1.1.1 Sự can thiét và vai trò của bảo hiém xe cơ giới
1.1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới
Trong mỗi nền kinh tế, giao thông vận tải đóng vai trò then chốt trong vận
chuyền, lưu thông hàng hóa, con người Kinh tế càng phát triển thì đi liền với đó là
nhu cầu về giao thông vận tải ngày càng tăng cao Với một nước đang trong thời kì
phát triển kinh tế mạnh mẽ như nước ta thì giao thông được ví như “huyết mạch kinh
tế” Ngày nay, các hình thức vận chuyền rất đa dạng và phong phú: đường sắt,
đường thủy, đường hàng không và đường bộ Trong đó, nhu cầu sử dụng đường bộ
và đi kèm theo là xe cơ giới trở nên rất phổ biến Việc sử dụng xe cơ giới để làm
phương tiện đi lại của các cá nhân, các tổ chức và các doanh nghiệp cũng ngày càng
tăng lên Xe cơ giới là một trong những loại phương tiện có tính cơ động cao, tính
việt dã tốt và tham gia triệt để vào quá trình đi lại và vận chuyền.
Vì vậy, số lượng xe cơ giới hiện nay ở Việt Nam gia tăng rất nhanh chóng Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013, số lượng ô tô xe máy đã được đăng ký ở nước ta tang hon 1,5 lần Thực tế, số lượng xe đang lưu hành lớn hơn con
số thống kê được và hứa hẹn sẽ tăng cao hơn nữa trong những năm tới
Nguyên lý vận hành của xe cơ giới dựa trên sức mạnh của động cơ với tôc độ
nhanh, độ cơ động cao Tuy nhiên, kéo theo đó là xác suất rủi ro cao dẫn đến tình
trạng số vụ tai nạn giao thông ngày càng nhiều với mức độ thiệt hại ngày càng
Trang 10nghiêm trọng Thêm vào đó, tốc độ phát triển kết cầu hạ tầng lại chưa thể đáp ứng
được nhu cầu tham gia giao thông, ý thức của người dân khi tham gia giao thông
chưa cao, kèm với sự kém hiểu biết về luật là một trong những nguyên nhân chính ' gây nên tình trạng gia tăng không ngừng tai nạn giao thông, cả về số lượng và mức
độ nghiêm trọng Xem xét nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ
trong các năm cho thấy nguyên nhân do lỗi của chủ phương tiện chiếm tới 70%, 30% còn lại do các nguyên nhân khác Hầu hết các lái xe chạy quá tốc độ, phóng
nhanh, vượt âu, thiếu quan sát khi tham gia giao thông Ngoài ra, chính các cơ
quan quản lý cũng có lỗi lớn trong việc kiểm soát tình hình giao thông Ở nhiều nơi, các cấp ủy, cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác bảo đảm an toàn giao thông, chưa sát với tình hình thực tế, điều hành thiêu
quyết liệt, thiếu biện pháp mạnh, chưa kiên trì và kiên quyết để giảm thiểu tai nạn
giao thông.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thong, trong số các loại phương
tiện giao thông đường bộ thì mức độ gây tai nan giao thông của xe cơ giới cao hơn
các loại phương tiện khác Bên cạnh đó, xe cơ giới là loại phương tiện có giá trị tài
sản lớn đối với các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp Do đó khi gặp phải tai
nạn, thiệt hại mà chủ xe phải gánh chịu là rất lớn; ảnh hưởng đến quá trình đi lại và kinh doanh; gây khó khăn về mặt tài chính cho họ Vì vậy, việc bù đắp bằng tài
chính một cách kip thời là nhu cầu hết sức cần thiết
Tai nan giao thông tăng cả về số vụ và số người chết, gây tốn that không nhỏ
về người và tài sản cho các chủ phương tiện tham gia giao thông Tính chung cả
nước, hàng năm thiệt hại về tài sản do tai nạn giao thông lên đến hàng trăm tỷ đồng,
nếu tính bình quân thiệt hại về tài sản của mỗi vụ tai nạn thường lên đến hàng chụctriệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xekhông chỉ thiệt hại về vật chất mà còn phát sinh trách nhiệm cho bên thứ ba Điều đó
tạo ra sức ép tài chính lẫn tinh thần đối với chủ xe và những người điều khiển
phương tiện Vi vậy, để khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tàichính cho các chủ phương tiện giao thông, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã ra đời
và được triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại ViệtNam Ngay từ khi ra đời, bảo hiểm xe cơ giới đã chứng minh được tính ưu việt củamình, trở thành biện pháp tốt nhất để bù đắp thiệt hại sau khi rủi ro xảy ra Biện
pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng góp một khoản tiền
9
Trang 11Như vậy, có thể khăng định rằng bảo hiểm xe cơ giới là một tất yếu khách
quan, là sự cần thiết và quan trọng đối với các chủ xe trong quá trình sử dụng và
điều khiển chiếc xe của mình, góp phần khắc phục tình trạng khó khăn về mặt sức
khỏe và tài chính khi không may gặp tai nạn.
1.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới
Thứ nhất: Góp phần ồn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra
cho người tham gia bao hiểm.
Hoạt động của xe cơ giới tiềm ấn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất dễ xảy ra.
Trong khi đó xe cơ giới là tài sản thường có giá trị lớn, chính vì vậy nếu xảy ra tai
nạn người chủ sở hữu sẽ chịu thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống,
sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, thậm chí gây thiệt hại cả tính mạng và
gap rất nhiều khó khăn để khắc phục hậu quả Tuy nhiên nếu tham gia bảo hiểm, các
chủ xe sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường đầy đủ, nhanh chóng từ các nhà bảo
hiểm, tình trạng khó khăn ban đầu vé tài chính do rủi ro gây nên sẽ sớm được giải
quyết, nhờ đó các chủ xe có thể trang trải được các chỉ phí bất ngờ phát sinh vượt
quá khả năng tài chính, 6n định đời sống.
Thứ hai: Góp phần đề phòng và hạn chế ton that, giúp cho cuộc sống của con
người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp.
Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng không chỉ
dừng lại ở việc bồi thường ton that, khắc phuc hau qua tai nan ma con thé hiện rất rõ
trong việc đề phòng, hạn chế tốn thất, giảm thiểu tai nan giao thông Khi tham gia
bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng va hạn chế ton that gây ra Những nguy cơ do cơ sở hạ tầng yếu kém đã được
các doanh nghiệp bảo hiểm hỗ tro, đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sam thêm các dụng cụ phòng cháy chữa
cháy, cùng ngành giao thông làm các biển báo chỉ đường, đường phụ từ đó làm
10
Trang 12giảm nguy cơ tai nạn Đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm cũng tăng cường thông tin,
khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề phòng, hạn chế rủi ro và ton that.
Thứ ba: Góp phan ồn định chi tiêu, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước va tao
thêm việc làm cho người lao động.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên đóng góp, công ty bảo hiểm sẽ bồi
thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời
sống, sản xuất kinh doanh Như vậy, ngân sách Nhà nước sẽ không phải chỉ ra dé trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn
thất có tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn
Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm
xe cơ giới ngày càng tăng lên Đây là cơ hội để tăng doanh thu phí cho các doanh
nghiệp bảo hiểm và tăng ngân sách Nhà nước thông qua hình thức thuế Chính phủ
có thể sử dụng ngân sách để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân Cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ
giới còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp trong xã hội.
Thứ tư: Góp phần huy động vốn dé dau tư phát triển kinh tế xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an
toàn mà còn đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng lên của quá trình tái sản xuất
mở rộng, đặc biệt trong nên kinh tế thị trường Với việc thu phí theo “nguyên tắc
ứng trước”, các công ty bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thé hiện lời cam
kết của họ với khách hàng nhưng quỹ này tạm thời nhàn rỗi Do vậy các công ty bảo
hiểm đã trở thành những nhà đầu từ lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác
trong nền kinh tế quốc dân
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xe cơ giới
“Xe cơ giới có thể hiểu là tat cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe may.”
Bảo hiểm xe cơ giới là một nghiệp vụ nằm trong hệ thống nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm được triển khai nhằm giúp
II
Trang 13Doan Mạnh Hùng - CQ521504
đỡ người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những ton that năm trong phạm vi bảo
hiểm thông qua nguyên tắc số đông bù số ít.
Bảo hiểm xe cơ giới mang cả bản chất của bảo hiểm tài sản (bảo hiểm vật chất
xe cơ giới), bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba, đối với hàng hóa ) và bảo hiểm con người phi nhân
thọ (bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, lái phụ xe ).
1.1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.3.1 Các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới hiện nay đang được triển khai với các sản phẩm sau:
e Bảo hiểm vật chất xe;
e Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
e Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
e Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
e Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa trên xe.
Tuy nhiên, trong chuyên dé này, em chỉ tập trung đi sâu vào tìm hiêu nội dung
cơ bản của 2 loại hình sản phâm: bảo hiém vat chat xe cơ giới va bảo hiêm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đôi với người thứ ba
a) Bảo hiém vật chat xe cơ giới
e Đôi tượng bảo hiém
Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp,
lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc
phòng (kê cả ro-modc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe 6 tô hoặc máy kéo), xe ô tô
hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy va các loại xe cơ giới tương tự (kề cả xe cơ
giới dùng cho người tan tật) có tham gia giao thông.
Đối tượng bảo hiểm chính là bản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe
cơ giới phải có giá trị cụ thể (có thé lượng hóa bằng tiền), xe còn giá trị sử dụng, xe
có đầy đủ các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý để được lưu hành và xe cơ giới phải là một chỉnh thể thống nhất với đầy đủ các bộ phận cấu thành.
e Pham vi bảo hiểm
12
Trang 14Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504
Thông thường trong một hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo
hiểm bao gồm:
- Tai nạn do đâm va, lật đồ.
- Cháy, nd, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
- Mắt cắp toàn bộ xe
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm Đồng thời công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt
hại vật chất của xe bị gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật và
hư hỏng do sửa chữa gây nên.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà
không do tai nạn gây ra.
- Mất cắp các bộ phận xe
Đề tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông hay một số những rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại ton thất xảy ra bởi những nguyên nhân sau cũng không được bồi thường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe;
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo pháp luật
về an toàn giao thông đường bộ;
- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như:
+ Xe không có giấy phép lưu hành;
+ Lái xe không có bằng lái hoặc không có những giấy tờ hợp lệ:
+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự
trong khi điều khiểm xe;
+ Xe chở chất cháy nỗ trái phép;
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;
+ Xe đi vào đường cấm;
+ Xe đi đếm không đèn;
+ Xe sử dụng tập lái, đua thé thao, chạy thử sau khi sửa chữa;
- Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất
kinh doanh;
- Thiệt hại do chiến tranh
13
Trang 15e Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người
tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm hay giới hạn bồi thường tối đa của
nhà bảo hiểm
e Phí bảo hiểm và các yếu tổ ảnh hưởng
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà những người tham
gia bảo hiểm (chủ xe, lái xe) phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi ký kết hợp đồng bảo
hiểm, được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm.
Tý lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng với đó
là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có thời hạn bảo hiểm dưới một
năm.
P=STBHzk
Trong đó: P: Phí bao hiểm
STBH: Số tiền bảo hiểmR: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí ở công thức này đo Bộ Tài Chính quy định và phụ thuộc vào một số
yếu tổ sau:
- Xác suất thống kê những vụ tai nan giao thông xảy ra
- Thiét hại bình quân mỗi vụ tai nan giao thông xảy ra
- Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn)
Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phương phápthống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tồn thất và chi phí trung bình trên 1 vụ
tổn that và định mức chi phí quan lý của người bảo hiểm.
Như vậy phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe cũng có
thé được tính theo công thức sau:
P=f+d
Trong đó: P: Phí thu đầu mỗi xe
14
Trang 16Mot là: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe:
- Loại xe (xác định bởi mác và năm sản xuat, ): Loại xe sẽ liên quan đến
trang thiết bị an toàn, chống mat cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế
- Mục đích sử dụng xe (mục đích kinh doanh )
- Phạm vi địa bàn hoạt động
- Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe.
Hai là: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, chủ xe, người điều
khiến xe:
- Giới tính, độ tuổi lái xe
- Tiền sử của lái xe (liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi
phạm luật lệ an toàn giao thông)
- Kinh nghiệm của lái xe
- Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm.
Ba là: Việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi bảo hiểm
và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe Ở Việt Nam hiện nay, tỷ
lệ phí của các công ty bảo hiểm nhìn chung đều có sự phân biệt giữa xe mô tô và xe
ô tô, giữa cách thức bao hiểm toàn bộ và bộ phận xe Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp mở rộng phạm vi bảo hiểm (vi dụ cho rủi ro mat cắp bộ phận
xe, bảo hiểm không khấu trừ khấu hao thay mới, bảo hiểm thân xe theo rủi ro đầu
tiên ); trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng lên và theo số năm xe đã qua sử
dụng.
b) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
e Doi tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba là phần trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ xe phát sinh trong
các vụ tal nạn °
15
Trang 17Doan Mạnh Hùng - CQ521504.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe bao gồm trách nhiệm trước sự hoạt động của
nguồn nguy hiểm cao độ, trách nhiệm về việc điều khiển xe của người lái xe Bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không chịu trách nhiệm về mặt hình sự
của chủ xe, cũng như thiệt hại vật chất của bản thân xe.
Đối tượng bảo hiểm là nghĩa vụ hay trách nhiệm bồi thường của chủ xe Đối tượng mang tính trừu tượng, hay được xác định bằng một con số cụ thể, chỉ khi nào
việc lưu hành xe gây ra tai nạn trên lãnh thổ nước ta, thì khi đó đối tượng mới được
xác định trách nhiệm dân sự của chủ xe được xác định theo công thức sau đây:
Trách nhiệm của chủ xe gây tai nạn = Mức độ lỗi của chủ xe gây tai nạn x
thiệt hại của người bị nạn
Đối tượng bảo hiểm không bao gồm những trường hợp sau:
- Thiệt hại xảy ra cho bản thân phương tiện được bảo hiểm.
- Thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe xảy ra cho người được bảo hiểm, người điều khiển xe hoặc bất kỳ người nào khác đi trên xe được bảo hiểm.
- Thiệt hại của tài sản, hàng hóa đang được chuyên chở trên xe được bảo
hiểm
- Thiét hại gay ra cho hai xe cùng chủ bi đâm va vào nhau.
- Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của lái xe.
- Các khoản tiền phạt mà chủ xe, lái xe phải chịu
e Pham vi bảo hiểmBảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có mục đích bảo
hiểm cho những rủi ro thuộc về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ, nhìn chung, khi trách nhiệm bồi thường của chủ xe
được bảo hiểm phát sinh thì trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cũng phát
sinh theo Việc bồi thường của nhà bảo hiểm liên quan đến thiệt hại của bên thứ ba
và hành khách Những thiệt hại của bên thứ ba và hành khách được xem xét bồi
thường là những thiệt hại vật chất về người về những tài sản được tính toán theo nguyên tắc nhất định.
16
Trang 18Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504 - ˆ
Ngoài những thiệt hại được bồi thường ké trên, nhà bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe những chi phí mà họ đã chi ra nhằm phòng ngừa và hạn chế thiệt hại Tuy nhiên những chi phí này chỉ được bồi thường khi nó phát sinh sau tai nạn và được coi là những chi phí cần thiết và hợp lý Trách nhiệm của nhà bảo hiểm được
giới hạn trong phạm vi hạn mức trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm Như vậy bản thân chủ xe phải tự bảo hiểmphần trách nhiệm vượt quá mức giới hạn này
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể không bồi thường thiệt hại đối với các trường
hợp sau:
- Xe không có giấy phép lưu hành.
- Lái xe không có bằng hoặc có nhưng không hợp lệ, hoặc Giây phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.
- Lái xe điều khiển xe trong tình trạng say rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích
thích tương tự khác.
- Xe sử dụng để chở chấy cháy, nỗ trái phép; hoặc dùng để tập lái, xe đua thê
thao.
- Xe di vào đường cấm, đi đêm không có đèn, chở quá trọng tải quy định.
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại
- Lái xe gây tai nạn cô ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ
xe, lái xe CƠ gidi.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền
với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiét hại đối với tài sản bị mat cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động dat.
- Thiệt hại đôi với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại
giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
© SỐ tiên bảo hiém
_ĐẠI HỌC KTQD
TTIYÄÔMGỀÌTIN THU VIỆN
PHONG LUẬN AN - TƯ LIỆU |
17
Trang 19_ Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504.
Số tiền bảo hiểm được thé hiện là mức trách nhiệm tối đa bảo hiểm đã ghi trong hợp đồng hoặc trong giấy chứng nhận bảo hiểm mà chủ xe được cấp Mức trách nhiệm bảo hiểm được tính trên từng vụ và người bảo hiểm cũng có thể quy
định tổng mức trách nhiệm cho cả hợp đồng nếu họ cung cấp bảo hiểm lớn hơn mức
trách nhiệm tối thiểu.
Ở nước ta, Bộ Tài Chính quy định hạn mức trách nhiệm tối thiểu bắt buộc cho mọi chủ xe Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa ra các mức trách
nhiệm tự nguyện cao hơn mức bắt buộc đó để các chủ xe lựa chọn Việc quy định hạn mức trách nhiệm cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu bảo hiểm
và khả năng tài chính của các chủ xe, tình hình thực tế tai nạn, loại phương tiện và
thậm chí cả khả năng đảm bảo của nha bảo hiểm Trách nhiệm bồi thường của nhà
bảo hiểm cho người được bảo hiểm tính theo từng vụ tai nạn theo hạn mức trách
nhiệm đã thỏa thuận Việc tính toán bồi thường của nhà bảo hiểm theo từng vụ là
độc lập nhau Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo
hiểm có thể nhận được trong từng vụ là bằng với hạn mức trách nhiệm Trong cùng
một điều kiện như nhau, mức trách nhiệm bảo hiểm có ảnh hưởng quyết định đến
mức phí mà người được bảo hiểm phải đóng góp Người được bảo hiểm sẽ phải
đóng mức phí bảo hiểm cao hơn nếu được cung cấp một bảo hiểm có hạn mức trách
nhiệm lớn hơn.
e Phí bảo hiểm và các yếu t6 ảnh hưởng
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo
hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba Từ đó hình thành một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung đủ lớn để bôi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm và hạn mức
trách nhiệm mà người tham gia đã ký với nhà bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm va chủ xe có trách nhiệm thực hiên theo biểu phí và mức
trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu ban hành theo quyết định 23/2003/QD-BTC Ngoài
ra, Bộ Tài Chính cũng cho phép doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe thỏa thuận ở mức
phí và mức trách nhiệm cao hơn.
Việc xác định mức phí bảo hiểm nhìn chung là rất khó khăn, bởi vì phí bảo
hiểm là nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm nên mức phí tối thiểu phải thỏa
mãn nhu cau thanh toán bồi thường và công tác đề phòng han chế ton thất, đồng thời
18
Trang 20“Doan Mạnh Hũng - CQ521504
phải đảm bảo cho công ty có được khoản lợi nhát định Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của thị trường, ngày càng có nhiều các công ty bảo hiểm gia nhập vào thị trường
bảo hiểm Việt Nam làm cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt Chính vì vậy, việc đưa ra một mức phí thích hợp là một vẫn đề không dễ dàng đối với các công ty bảo hiểm Phí bảo hiểm phải là một mức phí cạnh tranh, không quá cao, không quá thấp
so với mức phí của Bộ Tài Chính quy định Mức phí này phải đảm bảo được nguyêntắc số đông bù số ít và đảm bảo được sự cân đối thu chỉ trong hoạt động kinh doanh
của công ty bảo hiểm
Do vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội ở từng thời kỳ và căn cứ trên lưu
lượng xe mỗi năm, cũng như 36 vu tail nạn ma có sự diéu chinh mirc phí và mức
trách nhiệm sao cho phù hợp Xét về khía cạnh kỹ thuật, phí bảo hiểm có thé được
xác định theo phương pháp sau: ,
Mức phi bảo hiém/xe/nam = Phí thuần + Phu phi
Voi: Phí thuân = ——
yii=l
Phí bao hiểm = f/(1-a)
Trong đó: 5 ¡ : mức độ tốn thất bình quân thuộc trách nhiệm của ngườibảo hiém trong một vụ tai nan năm thứ i.
t : £ ° * * : là sô vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm của người bảohiểm năm thứ i
n: - là số năm lấy số liệu khảo sat
f: làphíthuầna: — là ty lệ phụ phí
Ngoài ra, khi xác định mức phí bảo hiểm, còn cần phải xem xét đến những
yếu tố như: khu vực (vùng) hoạt động của xe, loại và tuổi xe, nghề nghiệp của lái xe,tuổi đời và thâm niên của lái xe
19
Trang 21_ Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504
1.1.3.1 Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới
a) Hợp dong bảo hiểm vật chất xe co giới
Là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và
các bên liên quan, theo đó người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán đầy đủ phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, còn về phía doanh nghiệp bảo hiểm họ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản bồi thường cho người
duoc thụ hưởng bao hiểm một cách nhanh chong, kịp thời và chính xác.
Hợp đồng bảo hiểm bao gồm các điều khoản quy định rõ trách nhiệm, nghĩa
vụ, quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm Ngoài hợp đồng bảo hiểm ra, giấy
chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm cũng có giá trị pháp lý tương tự.
b) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba
Là bản cam kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, theo
đó, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường tốn that cho người tham gia bảo
hiểm nếu rủi ro gặp phải nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Đối với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba thì hợp đồng bảo hiểm chính là giấy chứng nhận bảo hiểm (ấn chỉ) sẽ
được cấp cho người tham gia bảo hiểm tại thời điểm họ thanh toán phí bảo hiểm, và
hợp đồng cũng bắt đầu có hiệu lực tại thời điểm đó Trong ấn chỉ bao gom các nội
dung bắt buộc như : tên doanh nghiệp bảo hiểm nơi cấp giấy chứng nhận, họ và tên đầy đủ của người tham gia bảo hiểm, biển kiêm soát xe, phí bảo hiểm, thời gian hợp đồng bắt đầu có hiệu lực Ở mặt sau ấn chỉ còn có các thông tin về điều kiện bảo
hiểm và điều kiện loại trừ bảo hiểm dé khách hàng tham khảo.
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.1 Khái niệm
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu
một cách thống nhất Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thé về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp đáng chú ý:
20
Trang 22Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504 Ì
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Day là cách quan niệm khá pho biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp Cách quan niệm này có thể gặp
trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley
(1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế) Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận
thương mại truyền thống đã nêu trên Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa baohàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự
tấn công của doanh nghiệp khác Chang hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ
đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ
trên thị trường thế giới Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho
rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp
khác đánh bại về năng lực kinh tế” Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thé định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu
quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế, Theo M Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh
tranh Tuy nhiên, các quan niệm này chưa găn với việc thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh Chang han, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và
chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao
và phát trién bền vững
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gan voi thi phan mà nó nắm giữ, vì thế,
có không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực
kinh doanh Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh
pail
Trang 23_ Đoàn Mạnh Hùng - CQ52154
nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất Dé có thé đưa ra quan niệm năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn dé sau đây:
Thứ nhát, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ Chang hạn, trong nền kinh tế thị trường tự
do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng
hóa nên năng lực cạnh tranh thé hiện ở thi phan; còn trong điều kiện kinh tế tri thức
hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp
phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan
niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh cần thé hiện khả năng tranh đua, tranh giành về
các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm,
khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những
phương thức hiện đại - không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh
tranh, dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nângcao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu
hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm
bảo sự phát triển bên vững
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanhnghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh không
chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiép, mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường
Năng lực cạnh tranh còn có thé được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh
và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc
chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thịtrường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.
2
Trang 24Vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm chính là tổng hợp khả
năng ton tại trên thị trường bảo hiểm, khả năng đạt được các kết quả như lợi nhuận,
giá cả, chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng Bên
cạnh đó là, còn là năng lực khai thác thị trường của doanh nghiệp bảo hiểm Hiểuđơn giản, năng lực cạnh tranh chính là năng lực tạo ra hiệu quả kinh doanh.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo
hiểm
e Các yếu tố khách quan trong môi trường kinh tế quốc dân
- Các yêu tố về mặt kinh tế :
Trong môi trường kinh doanh các yếu tố kinh tế dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng
có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu Các yếu tố kinh tế cần phải được
nghiên cứu, phân tích và dự báo bao gồm :
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của dân cư tănglên Thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến việc quyết định khả năng thanh toán của
họ Nếu như thu nhập của họ tăng lên có nghĩa là họ có thể tiêu dùng những sảnphẩm dịch vụ với chất lượng và yêu cầu cao hơn, đây là một cơ hội tốt cho các nhàdoanh nghiệp có khả năng sản xuất những hàng hoá cao cấp Ví dụ, các sản phẩm
bảo hiểm tự nguyện chịu ảnh hưẻ ong | rat lớn đối với tình hình phát triển kinh tế và thu
nhập của khách hàng, đặc biệt là 1 số sản phẩm cao cấp, có phí bảo hiểm cao.
+ Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ : Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở như hiện nay Nếu đồng nội
tệ mà bị mat giá thì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị
trường Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nhập nhiều nguyên liệu nước
ngoài thì đây là khó khăn vì nó làm cho giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu tăng lên, làm ảnh hưởng tới giá thành sản pham và khả năng cạnh ttranh của công ty.
+ Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hạn chế về vốn phải vay của
ngân hàng Nếu tỉ lệ lãi suất cao, chi phí của doanh nghiệp tăng lên do tra lãi tiềnvay lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là so với các đối thủ
có tiềm lực mạnh về vốn
+ Các nhân tố kinh tế trong môi trường kinh tế quốc dân tương đối rộng có
ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, do đó
doanh nghiệp cần chọn lọc các ảnh hưởng (ở dạng cơ hội và đe dọa)
Trang 25- Các nhân to về chính trị - pháp luật :
Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng qui định các yếu tố khác của môi trường kinh doanh Có thé nói quan điểm đường lối chính trị nào, hệ thống phápluật và chính sách nào sẽ có môi trường kinh doanh đó Nói cách khác không có
môi trường kinh doanh thoát ly quan điểm chính trị và nền tảng pháp luật
Cơ chế chính trị ổn định, một hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm minh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh Đặc biệt là các đạo luật liên quan đến doanh nghiệp như luật thuế đã đảm bảo cho sự công bằng giữa các doanh nghiệp, ngăn chặn hành vi gian lận gây mất ổn định.
- Các nhân tô khoa học công nghệ :Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vai tròngày càng quan trọng Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học công nghệtrên thế giới có sự phát triển mạnh mẽ Nó đóng vai trò quan trọng đến khả năng
cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp thông qua hai công cụ cạnh tranh chủ yếu của
doanh nghiệp là chất lượng và giá bán sản phâm Qua đó tạo nên khả năng cạnhtranh của mỗi loại sản phẩm, vị trí địa lý và việc phân bố dân cư, phân bổ dia lý các
tổ chức kinh doanh Các nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu
cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Tài nguyên thiên nhiên phong phú, vi trí
địa lý thuận lợi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khuếch trương sản
phẩm, mở rộng thị trường
e Các nhân tố trong môi trường ngành
- Khách hàng :
Là một bộ phận không thẻ tách rời trong môi trường cạnh tranh, sự tín nhiệm
của khách hàng có thé là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp Sự tín nhiệm đạt
được do biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ
cạnh tranh Khách hàng luôn là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp Thông qua
sự tiêu dùng của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận Cácdoanh nghiệp luôn tìm những biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt
nhất so với đối thủ cạnh tranh
Khách hàng có thể gây ảnh hưởng của mình tới khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp thông qua thị hiếu và thu nhập
Ví dụ, các khách hàng có thu nhập cao thường chọn các thương hiệu bảo hiểm
lớn, các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện cao cấp; còn các khách hàng có thu nhập thấplại có xu huớng chọn các doanh nghiệp bảo hiểm mới, đang trong quá trình xây dựng
24
Trang 26Doan Mạnh Hùng - CQ521504
uy tín khách hàng, vì các doanh nghiệp này thường cung cấp các sản phẩm với mức
phí rẻ hơn, và họ cũng thường chỉ mua các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc.
- Các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ cạnh tranh tiềm an:
Các đối thủ cạnh tranh hiện có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp Nhất là các doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất và mức độ
cạnh tranh trong ngành.
Mỗi đối thủ khi tham gia vào thị trường đều muốn huy động mọi khả năng của mình nhằm thoả mãn đến mức cao nhất mọi yêu cầu của người tiêu dùng Bởi vậy
nếu muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng củng có,
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình dé có thé theo kịp và vượt lên trên đôi thủ
cạnh tranh khác.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ân có khả năng tham gia vào ngành sẽ tác động
đến mức độ cạnh tranh của ngành trong tương lai
Hiện nay trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có 29 doanh nghiệp đang tham
gia kinh doanh Vì thế, mỗi doanh nghiệp đều có lượng đối thủ cạnh tranh đông đảo,
đòi hỏi họ phải không ngừng nâng cao năng lực canh tranh dé tránh bị tụt hậu Đối
với bảo hiểm xe cơ giới là loại nghiệp vụ được triển khai ở tất cả các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân tho, ít có tính khác biệt trong sản phẩm nên cạnh tranh càng trở
nên gay gắt hơn
- Các sản phẩm thay thé :
Sự ra đời của sản phâm thay thé luôn luôn là một tất yếu nhằm đáp ứng những
nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày
càng cao, số lượng sản phẩm thay thế gia tăng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh và
thu hẹp quy mô thị trường của sản phẩm trong ngành
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nếu như sản pham của doanh nghiệp thuộc loại san phẩm bị thay thế Sự ảnh hưởng này có thể do giá bán của sản phẩm quá cao khiến người tiêu dùng thay thế bằng việc mua sản pham khác có mức giá thấp hơn hoặc nhu cau tiêu dùng ngày càng đa
đạng và đòi hỏi cao hơn.
e Các nhân tố chủ quan:
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh
doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanh nghiệp bảo
hiém.
2S
Trang 27Đoàn Mạnh Hùng CQ52I504 —ˆ
Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu
tư vào các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh Doanh nghiệp có
khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn dé tạo lap, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình trên thị trường.
Ví dụ, các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn, uy tín thương hiệu cao, khả năng
thanh toán bồi thường cao và ồn định sẽ tạo được nhiều niềm tin hơn nơi người tiêu
dùng.
- Quy mô doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế trong cạnh tranh lớn và bền vững
hơn so với doanh nghiệp nhỏ:
+ Số lượng sản phẩm lớn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn được
nhiều hơn nhu cầu khách hàng, qua đó chiếm được thị phan lớn hơn.
+ Doanh nghiệp có quy mô và năng lực sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với
người tiêu dùng so với các doanh nghiệp nhỏ.
+ Số lượng sản phẩm đa dạng, cơ chế sản phẩm có tính kinh hoạt, đáp ứng
được nhu cau biến đổi của khách hàng
- Nguồn nhân lực:
Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với yếu tố hoạt
động của mọi doanh nghiép Yếu tố con người bao trùm lên trên mọi hoạt động của
doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ ý thức của đội ngũ quản lý và đội ngũđại lý kinh doanh trực tiếp
Nguồn nhân lực tác động đến kha năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua các yếu tố về năng suất lao động, ý thức, sự sáng tạo Các nhân tố này ảnh
hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao lợi
nhuận.
- Bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tác động một các tổng hợp tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói
riêng Bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng có tầm quan trọng như bộ óc con người,
muốn chiến thắng được đối thủ trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động trước tình huống thị trường, phải đi trước các đối thủ trong việc
đáp ứng các nhu cầu mới
Tất cả những hoạt động đó đều phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh
nghiệp.
26
Trang 28Doan Mạnh Hùng - CQ521504 SỐ
- Các chiến lược Marketing, truyền thông:
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp,
giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng trở nên rất dé dàng thông qua marketing và truyền thông Một doanh nghiệp bảo hiểm có những chiến lược
marketing đồng bộ, đúng đắn sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, qua đó nângcao đáng ké năng lực cạnh tranh
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất là, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Đây là chỉ
tiêu hàng đầu, cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm Một doanh nghiệp chiếm thi phan lớn trên thị trường
chắc chắn phải là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao
Thứ hai là, số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác được, đi kèm là doanh thuphí bảo hiểm Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm hiệnnay, doanh thu chính là một vũ khí giúp khăng định vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường
Thứ ba là, tỉ suất lợi nhuận trên chi phí Một doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận trên chi phí cao là một doanh nghiệp có năng lực kinh doanh tốt, dan đến việc có sứccạnh tranh cao trên thị trường.
21
Trang 29CHƯƠNG II : THUC TRẠNG TRIEN KHAI NGHIỆP VỤ VA NANG LỰC
CANH TRANH TREN THỊ TRƯỜNG BẢO HIEM XE CƠ GIỚI CUA CÔNG
TY BẢO VIỆT HÀ NAM
2.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam
Bảo hiểm xe cơ giới được các nhà bảo hiểm triển khai tại Miền Nam vào thời
điểm truớc năm 1975, chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba
Sau năm 1975, loại hình bảo hiểm này tiếp tục được duy trì ở Thành phó Hồ
Chí Minh Với tính ưu việt của mình trong việc bảo vệ chủ xe và người tham gia
giao thông bảo hiểm xe cơ giới nhanh chóng được nhân rộng ra toàn Miền Nam vào
năm 1979 và cả nước vào năm 1980.
Năm 1988, Nghị định só 30/HDBT của Hội đồng Bộ trưởng và tiếp sau đó là Nghị định 115/1997/NĐ-CP được ban hành quy định trách nhiệm dân sự bắt buộc
của tất cả chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trái qua nhiều lần sửa đổi bố sung, hiện tại bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đang được triển khai dưới hành lang pháp lý là
Luật kinh doanh bảo hiém và Nghị định 103/2008/NĐ-CP
Tại Việt Nam, lịch sử bảo hiém thương mại gan liền với sự ra đời của Công ty
Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt Ngày 20/11/1991 theo quyết định số 503TC/BH của
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai trên toàn
quốc bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Như vậy Bảo Việt chính là đơn vị đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe
cơ giới Cho đến nay, trải qua nhiều năm hình thành và phát triển bảo hiểm xe cơ
giới hiện được triển khai với 3 nghiệp vụ cơ bản nhất như sau :
e Bảo hiêm vat chat xe cơ giới
Trang 30Ý Đoàn Mạnh HùngCQ521504
-e Bảo hiêm trách nhiệm dân sự của chu x-e cơ giới đôi với người thứ ba
e Báo hiêm tai nạn người ngôi trên xe
2.1.2 Thị trường bảo hiém xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay
Tổng quan thị trường bảo hiểm xe cơ giới năm 2011
Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.134 tỉ đồng, tăng trưởng 13%, đã giải
quyết bồi thường 3.188 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả bồi thường 51% Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.515 tỉ đồng, PJICO 910 tỉ đồng, PVI 566 ti đồng, Bảo Minh 565 tỉ đồng,
PTI 524 tỉ đồng Tỉ lệ đã trả bồi thường có rủi ro cao là Phú Hưng 308%, Bảo Long72%, ABIC 65%, AAA 59%, Hàng Không 55%.
Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 1.188 tỉ đồng Dẫn đầu
là Bảo Việt 325 ti đồng, PJICO 244 ti đồng, Bảo Minh 188 tỉ đồng, PTI 131 tỉ đồng.
Tổng số tiền đã bồi thường 3.188 tỉ đồng, tỉ lệ đã bồi thường 51% Các DNBH có tỉ
lệ bồi thường cao là Phú Hưng 661%, MSIG 77%, UIC 85%
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt đào tạo 2 lớp giám định hiện trường, xử lý tai nạn, thu thập phân tích hồ
sơ tai nạn cho 250 cán bộ bảo hiểm Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phát triển trung tâm phục vụ chăm sóc khách hàng 24h/ 7 ngày trong tuần (Bảo Việt, BIC ).
Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới có nhiều hoạt động tuyên truyền, tài trợ đầu tư công trình
đề phòng hạn chế tổn that, hỗ trợ nhân đạo, xây dung cơ sở dit liệu dé thúc day thị
trường phát triển
Tuy nhiên, Bảo hiểm xe cơ giới còn một số tồn tại: chưa quản lý chặt chẽ an chỉ về ghi du nội dung trên giấy chứng nhận bảo hiểm, còn cạnh tranh bang hạ phí không tương xứng với rủi ro hoặc tăng hoa hồng đại lý bằng chính sách trợ giúp
kinh phí Hiện tượng trục lợi bảo hiểm đã có dấu hiệu tăng, cần kiểm soát chặt chẽ
hơn nữa.
Tổng quan thị trường bảo hiểm xe cơ giới năm 2012
Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, đã giải
quyết bồi thường 3.382 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả bồi thường 53% Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.596 tỉ đồng, PJICO 997 tỉ đồng, PVI 566 tỉ đồng, PTI 699 tỉ đồng, Bảo
Minh 561 tỉ đồng, PVI 508 tỉ đồng Lần đầu tiên bảo hiểm xe cơ giới có tỉ lệ tăng
trưởng thấp do lượng ô tô tăng thêm 98.000 chiếc (6,5% 6 tô hiện có) nhưng khấu
hao bình quan 10% năm)
Trang 31Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt doanh thu 1.343 tỉ
dong, giảm 6% so với năm 2011 Dan đầu là Bảo Việt 340 ti đồng, PJICO 269 tỉ
đồng, Bảo Minh 189 tỉ đồng, PVI 137 tỉ đồng Tổng số tiền đã bồi thường 527 tỉ
đồng tỉ lệ đã bồi thường 39% Lần đầu tiên bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
chủ xe cơ giới có doanh thu giảm đáng kẻ
Bộ Tài chính có Thông tư 151 sửa đổi bổ sung Thông tư 126 và 103 tăng mức
trách nhiệm và phí bảo hiểm, tháo gỡ khó khăn vướng mac trong khai thác, bồi
thường, hỗ trợ nhân đạo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý,
Giám sát bảo hiểm đào tao 2 lớp giám định hiện viên bảo hiểm xe cơ giới bậc 1 cho
107 cán bộ bảo hiểm Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới đã chi hơn 25 tỉ đồng cho các hoạt động tuyên truyền, tài trợ đầu tư công trình đề phòng hạn chế ton thất, hỗ trợ nhân đạo, xây dựng cơ sở dữ liệu, khen thưởng lực lượng công an dé thúc đây thị trường
phát triển
Tuy nhiên, Bảo hiểm xe cơ giới còn một số tồn tại thường thấy như quản lý an
chỉ thiếu chặt chẽ, hạ phí không đúng quy định Hiện tượng trục lợi bảo hiểm tăng và
đã xảy ra tình trạng mat cắp xe không truy tìm được Hiện tượng cạnh tranh trong
việc trả phí cao cho ngân hàng bán bảo hiểm qua kênh bancassurance đã xuất hiện
tại một số doanh nghiép
Tổng quan thị trường bảo hiểm xe cơ giới quy TT năm 2013
Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.010 tỉ đồng tăng trưởng 8,82%, đã bồi
thường 2.266 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 843 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 61% Dẫn
đầu doanh thu là Bảo Việt 1.270 tỉ đồng, PJICO 771 tỉ đồng, PTI 584 tỉ đồng, PVI
436 tỉ đồng Bảo Minh 430 tỉ đồng Tỉ lệ bồi thường có rủi ro cao là Groupama
252%, Liberty 66%, AIG 56%, Bảo Việt 50%.
Bảo hiểm bat buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt doanh thu 971 tỉ
đồng, bồi thường 337 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 35% (chưa tính dự phòng bồi thường) Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 285 tỉ đồng, Bảo Minh 149 tỉ đồng, Bảo hiểm PVI
123 tỉ đồng, BIC 83 tỉ đồng, MIC 77 tỉ đồng Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường
cao là Groupama 300%, Baoviet Tokio Marine 61%.
Có thế thấy rằng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn,
tăng trưởng chậm và không 6n định do ảnh hưởng của suy thoái và hậu suy thoái, thi
trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam van đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, tỉ
lệ tăng trưởng tương đối cao so với toàn thị trường bảo hiểm và tỉ lệ tăng trưởng
30
Trang 32Doan Mạnh Hùng -CQ521504 ˆ
kinh tế chung Hơn nữa, bảo hiểm xe cơ giới vẫn giữ được vai trò đầu tàu, mũi nhọn của mình trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khi vẫn chiếm một tỉ trọng doanh thu cao và én định qua các năm Dau còn một số hạn chế, tuy nhiên, tiềm năng của
thị trường bảo hiểm xe cơ giới vẫn là rất lớn Bảo hiểm xe cơ giới hứa hẹn sẽ tiếp tục
là quân “át chủ bài” của bất kì doanh nghiệp bảo hiểm nào, và thị trường bao hiểm
xe cơ giới vẫn sẽ tiếp tục là thị trường sôi động nhất.
2.1.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam
Thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam là một trong những thị trường
bảo hiểm sôi động nhất Do đặc thù của nước ta có số lượng xe cơ giới rất lớn, nên tiềm năng của thị trường này là vô hạn Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đều coi bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận, nên họ rất tích cực tham gia tranh giành thị phần hòng chiếm lấy miếng bánh
béo bở này.
Hiện nay, có 29 doanh nghiệp bảo hiểm đang tham gia thị trường bảo hiểm xe
cơ giới tại Việt Nam.
Biểu dé 2.1 : Biéu dé thị phan trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới của các
doanh nghiệp bảo hiểm năm 2012
Thị phan của các DNBH trên thị truờng
bảo hiém xe cơ giới |
Trang 33Nhìn từ biểu đỏ ta có thể thay Bao Viét van dang gitt vi tri dan dau trén thi
trường với thị phan lên tới hơn 25%, tiếp theo là PJICO (15.77%), PTI (11.05%)
Bảo Minh (8.87%)
Sự cạnh tranh trên thị trường là rất khóc liệt, đôi khi còn trở nên không lành
mạnh Sự “không lành mạnh” này thê hiện ở các hoạt động trái phép, các hành động
lách luật của một số doanh nghiệp bảo hiểm mà ta có thé dé dàng kê ra như: đề thu
hút khách hàng một số doanh nghiệp không ngần ngại hạ phí bảo hiểm dưới cả mức
sàn quy định (mức phí bắt buộc cho bảo hiém trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba đối với xe gắn máy dưới 50ce là 55.000đ/năm bảo hiém với xe gan máy trên 50cc là 60.000đ/năm bảo hiểm khi chưa tính 10% thuế giá trị gia tăng,
tuy nhiên dé lấy thị phan, tăng doanh thu một số công ty bảo hiểm đã tự động hạ mức phí cho người tham gia bảo hiểm cuống mức 40.000đ - 45 000/nam bao hiem,giảm phí khi mua nhiều năm liên tiếp ); "hay đề chiều theo nhu câu được giải quyết
bồi thường nhanh của khách hàng một số doanh nghiệp đã bỏ qua một só quy trình giám định bồi thường tao ra nhiều lỗ hồng dé các dói tượng trục lợi bảo hiểm dédàng khai thác Điều này đặt ra rat nhiều thách thức cho các nhà quản lý thị
trường, làm sao phải vừa dam bảo thị trường tăng trưởng ôn định,vừa đảm bảo cạnh
sở chia tách Bảo Việt Nam Hà Kê từ đó đến nay, Bảo Việt Hà Nam da không ngừng
trưởng thành và phát trién, trở thành một công ty thành viên vững mạnh trong Tổng
công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, đồng thời tạo dựng được uy tín và niềm tin của kháchhàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Từ 2007 đến nay, Bảo Việt Hà Nam luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ Ha Nam, vươn lên trở thành công ty chuyên bảo hiêm giữ vi trí số | về với uy tín thương hiệu tại thị trường Hà Nam Với hệ thống mang
lưới gồm 6 phòng phục vụ khách hàng trên toàn tỉnh, trên 200 đại lý bán hàng phục
vụ khách hàng 24/7, 17 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tiềm lực tài
32
Trang 34Đoàn Mạnh Hùng - CQ521504
chính vững mạnh, năng lực quản tri — kinh doanh và giải quyết khiếu nại tốt, Bảo Việt Hà Nam có thể đáp ứng mọi yêu cầu bảo hiểm và boi thường của khách hàng
nhanh chóng, kịp thời và chuyên nghiệp.
Cùng với slogan “Niềm tin vững chắc, cam kết vững bên" Bảo Việt Hà Nam
chắc chăn sẽ ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới, nâng cao chất lượng phục vụ dé đem đến cho khách hàng trên địa bàn Hà
Nam những sản phẩm hoàn hảo nhất, mang lại niềm tin cho khách hàng, góp phầncung cấp cuộc sống ngày càng tốt hơn cho nhân dân Hà Nam.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Bảo Việt Hà Nam là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng đầu nghiệp
vụ triển khai còn ít, nên cơ cấu tổ chức của công ty tương đối đơn giản
Sơ đồ 2.1: Bộ máy cơ cầu té chức của công ty Bảo Việt Ha Nam
Từ sơ đồ, ta có thể thấy, đứng đầu bộ máy tổ chức của công ty là Ban Giám đốc, bao gồm 1 Giám đốc va 1 Phó Giám đốc, quản lý trực tiếp 1 bộ phận kinh
35
Trang 35—_ Đoàn Mạnh Hùng CQS21804 —
doanh trực tiếp va I bộ phận kinh doanh gián tiếp Phó Giám đốc công ty còn cónhiệm vụ quản lý chung, chịu trách nhiêm cao nhất đối với tất cả các nghiệp vụ mà
công ty triển khai, đặc biệt là bảo hiểm xe cơ giới
Bộ phận kinh doanh trực tiếp bao gồm các phòng kinh doanh, quản lý các
nhân viên dài hạn, hệ thống các đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp
Bộ phận kinh doanh gián tiếp bao gồm phòng tài chính - kế toán - tổng hợp và
6 phòng nghiệp vụ của 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Do đặc thù của Hà Nam là mét tỉnh nhỏ, số lượng khách hàng tham gia bảohiểm còn thấp so với tiềm năng, số lượng đầu nghiệp vụ ít, sự chuyên môn hóa về
chức năng nhiệm vụ là không cao, các phòng ban có thé kiêm nhiệm nhiều nhiệm
vụ, ví dụ như phòng tài chính - kế toán - tổng hợp vừa có chức năng quản lý về tài
chính của doanh nghiệp, vừa có chức năng quản lý đại lý và quản trị hành chính ;
phòng nghiệp vụ vừa chịu trách nhiệm quản lý, vừa tham gia vào quá trình kinh
doanh trực tiếp
Công ty Bao Việt Ha Nam có 17 cán bộ quan lý cùng hơn 200 đại lý bán hàng được đặt dưới sự quản lý của 6 phòng nghiệp vụ, phân chia theo địa bàn 6 huyện thị:
thành phố Phủ Lý, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Bình Lục, huyện Thanh
Liêm, huyện Duy Tiên.
2.2.3 Kết quả hoạt động của công ty trong những năm gan đây
Ké từ năm 2007 đến nay, Bảo Việt Hà Nam luôn dẫn đầu về doanh thu và thịphần trên thị trường bảo hiểm tại Hà Nam, khẳng định được uy tín của thương hiệu
Bảo Việt Khách hàng tìm đến Bảo Việt Hà Nam là để tìm đến sự an tâm, kịp
thời,chính xác, chu đáo, dịch vụ khách hàng hoàn hảo Mặc dù chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên kết quả hoạt động của công ty vẫn có sự tăng
trưởng ồn định qua các năm
34
Trang 36_ Đoàn Mạnh Hùng -CQ521504
Bảng 2.1: Tổng doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nam giai đoạn
2009-2013
Năm Tổng doanh thu phí Tỉ lệ tang trưởng
bảo hiểm (tỷ đồng) doanh thu (%)
( Nguồn: Báo cáo kinh doanh Bảo Việt Hà Nam giai đoạn 2009-2013)
Có thé thấy ở bảng trên, tong doanh thu phí bảo hiểm của công ty có sự tăng
trưởng liên tục qua các năm, năm sau có doanh thu cao hơn năm trudc, thường xuyên đạt mức tăng trưởng cao, từ 20-30% Riêng trong năm 2012, tỉ lệ tăng trưởng
chững lại ở mức 5,37% do sự ảnh hưởng sâu rộng của khủng hoảng kinh tế, kéo theo
sự chững lại của thị trường bảo hiểm Tuy nhiên, ngay trong năm tài khóa sau, năm
2013 Bảo Việt Hà Nam đã trở lại đà tăng trưởng vốn có của mình với mức tăng23,15% Đặt trong bối cảnh thị trường bảo hiểm vẫn còn nhiều khó khăn, người dân
vẫn đang trong tình trạng thắt lưng buộc bụng, tiềm năng thị trường chưa được khai
thác hiệu quả thì tỉ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty là một con số tương đốiđáng khích lệ Sự trưởng thành nhanh chóng của công ty còn được thé hiên qua việcchỉ sau 6 năm, doanh thu của công ty đã tăng gap gan 4 lần
Về cơ cấu kinh doanh, do đặc thù địa bàn của công ty là một tỉnh nhỏ, BảoViệt Hà Nam cũng chỉ là một công ty quy mô nhỏ trong hệ thống công ty thành viên
của Bảo Hiểm Bảo Việt nên số lượng đầu nghiệp vụ của công ty còn ít Đặc biệt, Hà
Nam là một tỉnh không có biển nên tại công ty chỉ triển khai chủ yếu là các nghiệp
vụ phi hàng hải, các nghiệp vụ hàng hải mà công ty tham gia chỉ gói gọn trongnghiệp vụ vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc xuất nhập khẩu bằng đường sông,doanh thu của nghiệp vụ này cũng chiếm một tỉ trọng không đáng kể trong tổngdoanh thu của công ty.
35