- Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia,đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay, ngoại thương có tác dụng rất
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
CHỦ ĐỀ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS.LÊ KIÊN CƯỜNG
Sinh viên thực hiện: Nhóm 8- MES303_2311_11_L28
+ Trần Thái Hà 050611230280
+Bùi Huỳnh Ánh Vi 050611231537
+ Trần Thanh Nam 050611230704
+ Phạm Thị Ngọc Hà 050611230277
Trang 2LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Kiên Cường – Giảng
viên Kinh tế vĩ mô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gianmôn học Nhờ vào những chỉ bảo của Thầy mà nhóm em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài luận của nhóm
Do thời gian, kiến thức và năng lực của nhóm là hữu hạn, việc đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề sẽ không không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định Nhóm sinh viên rất mong nhận được cảm thông và góp ý của thầy và các bạn
Trang 3
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 7
1 Lí do chọn đề tài 7
2 Mục tiêu nghiên cứu 7
3 Đối tượng nghiên cứu 7
4 Phạm vi nghiên cứu 8
5.Kết cấu tiểu luận 8
B.CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9
Chương 1 : Sơ lược nền kinh tế Việt Nam 9
I.Thị trường Việt Nam 9
1 Xu hướng kinh tế 10
2 Cơ cấu dân số 11
3 GDP hằng năm 12
Chương 2: Khái quát nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây 13
I Khái quát chung 13
1.Nhập khẩu là gì ? 13
2.Các loại hình thức nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 13
2.1Hình thức nhập khẩu trực tiếp 13
2 2 Hình thức nhập khẩu gián tiếp (ủy thác) 14
2.3 Hình thức tạm nhập tái xuất 15
2.4 Hình thức nhập khẩu liên doanh 16
2.5 Hình thức nhập khẩu gia công 17
3.Vai trò của nhập khẩu hàng hóa 18
Trang 4II.Tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam năm 2018 18
1.Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo khu vực kinh tế 18
2.Quan hệ thương mại hai chiều của Việt Nam với các nước 18
2.1 Xét theo châu lục 18
2.2 Xét theo thị trường chủ yếu 19
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến hàng hóa nhập khẩu 20
IV Quy trình nhập khẩu 21
Chương 3: Sự tác động của hàng hóa nhập khẩu đến nền kinh tế Việt Nam 24
I.Tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam 24
1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 24
2.Tăng cường cạnh tranh 24
3.Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế 25
4.Tạo nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước 26
5.Làm đa dạng văn hóa, xã hội 27
II.Tác động tiêu cực của nhập khẩu hàng hóa 28
1.Gây thất nghiệp 28
2 Gây mất cân đối cán cân thương mại……….30
3.Gây ảnh hưởng đến môi trường: 29
III.Giải pháp khắc phục 30
1.Thất nghiệp 30
2.Gây ảnh hưởng đến môi trường 30
C.KẾT LUẬN 30
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
- Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan Trong những năm gần đây, thế giới với xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển nhảy vọt của khoa học – kĩ thuật và sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở Vì vậy, các nước trên thế giới cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang bước dần vào hội nhập với nền kinh tế thế giới.Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng cuản công cuộc đổi mới Vì vậy , việc nhập khẩu hàng hóa của các nước trên thế giới là vô cùng cần thiết để phát triển đất nước
- Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia,đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay, ngoại thương có tác dụng rất lớn, rất quan trọng Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ
mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báo của các nước phát triển
và trạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng biệt Do đó cần phảinhận rõ tầm quan trọng của xuất nhập khẩu, tình hình thực tế về ngoại thương của nước ta để đề ra những giải pháp, chiến lược thích hợp để phát triển hội nhập kinh
tế Bên cạnh đó, việc trao đổi hành hóa giữa các quốc gia đem đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Qua đề tài ‘’ Hàng hóa nhập khẩu tác động đến nền kinh tế Việt Nam” , nhóm nghiên cứu xin được đưa ra bức tranh bao quát nhất về tình hình nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, hệ thống hóa các vấn đề chung về hàng hóa nhập khẩu, chỉ rõ sự tác động của hàng hóa nhập khẩu đến nền kinh tế Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
- Nhập khẩu tác động đến nền kinh tế việt Nam
Trang 64 Phạm vi nghiên cứu
- Là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến các lĩnh vực về nhập khẩu dulịch Trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa,nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu sau: Nền kinh tế nền Việt Nam, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu,cơ cấu thị trường nhập khẩu, sự tác động của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, và một số giải pháp cho nhập khẩu của Việt Nam
5.Kết cấu tiểu luận
Kết cấu của bài tiểu luận: Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo nội dung của đề tài bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1 : Sơ lược nền kinh tế Việt Nam
Chương 2: Khái quát nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây
Chương 3: Sự tác động của hàng hóa nhập khẩu đến nền kinh tế Việt NamKết luận
B.CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Chương 1 : Sơ lược nền kinh tế Việt Nam
I.Thị trường Việt Nam
- Thị trường Việt Nam là một thị trường đang phát triển với nhiều tiềm năng Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao, được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm:
+ Dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao : Dân số Việt Nam là 98,6 triệu người (theo số liệu thống kê 2022), trong đó 64,2% là dân số trong độ tuổi lao động Đây là một lợi thế cho nền kinh tế Việt Nam, bởi nó tạo ra nguồn nhân lực dồi dào và thị trường tiêu dùng lớn
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến
sẽ tiếp tục cao trong những năm tới Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển
+ Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu: Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vàonền kinh tế toàn cầu Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ ra,vào thị trường quốc tế và trong nước.-Thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong một số lĩnh vực, bao gồm:+ Tiêu dùng: Tiêu dùng nội địa là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của
Trang 7người dân Việt Nam đang tăng lên Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bán lẻ, dịch vụ ăn uống, v.v.
+ Công nghiệp: Việt Nam đang là một trung tâm sản xuất và gia công quan trọng trong khu vực Do chi phí lao động rẻ và nguồn cung nguyên liệu dồi dào, Việt Nam
có lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp, bao gồm: điện tử, dệt may, dagiày, v.v
+ Công nghệ: Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ Do lực lượng lao động trẻ và được đào tạo, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm công nghệ trong khu vực
+ Du lịch: Việt Nam là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử Do nhu cầu du lịch ngày càng tăng, Việt Nam có tiềm năng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế
+ Tăng trưởng tiêu dùng nội địa: Tiêu dùng nội địa là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Trong năm 2022, tiêu dùng nội địa tăng 11,9% so với năm 2021
Trang 8+ Tăng trưởng đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam Trong năm 2022, tổng vốn FDI đăng
ký vào Việt Nam đạt 29,2 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2021
Những xu hướng này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng
2 Cơ cấu dân số
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2022, dân số Việt Nam là 98,6 triệu người, trong đó 51,2% là nam và 48,8% là nữ Cơ cấu dân số Việt Nam được phân thành 3 nhóm tuổi chính:
Nhóm tuổi dưới 15 tuổi: chiếm 24,3% tổng dân số
Trang 9 Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi: chiếm 64,2% tổng dân số
Nhóm tuổi trên 65 tuổi: chiếm 11,5% tổng dân số
(tháp dân số Việt Nam có sự thay đổi lớn ở phần đỉnh tháp khi nhóm trên 60 tuổi ngày càng tăng)
3 GDP hằng năm
GDP của Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây Năm 2022, GDP của Việt Nam đạt 397,4 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2021
Tăng trưởng GDP của Việt Nam được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm:
Tăng trưởng tiêu dùng nội địa: Tiêu dùng nội địa là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam đang tăng lên
Tăng trưởng đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án
Trang 10FDI từ các tập đoàn đa quốc gia, giúp tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng xuất khẩu: Xuất khẩu là một động lực quan trọng khác cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều hàng hóa và dịch vụ sang các thị trường quốc tế, giúp gia tăng GDP của đất nước
Tăng trưởng GDP của Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế của đất nước Tuy nhiên, Việt Nam cần có các giải pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng Với dân số trẻ, thị trường tiêu dùng lớn và sự ủng hộ của chính phủ, Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm tới
Chương 2: Khái quát nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây
I Khái quát chung
1.Nhập khẩu là gì ?
- Nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua và bán trên phạm vi quốc tế Thực chất đây
là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam (phần lớn) để tiêu thụ Hoạt động này thường được thực hiện giữa các tổ chức và theo các tiêu chuẩn, quy định nhất định
- Khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa “nhập khẩu hàng hóa là gì” như sau: "Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt khác nằm trên lãnh thổ Việt Nam được hải quan cho phép theo quy định của pháp luật”
- Nhập khẩu là một phần của cán cân thương mại, là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quantrọng phản ánh hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia
Cán cân thương mại = tổng giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu
2.Các loại hình thức nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
Tại Việt Nam, có 5 hình thức nhập khẩu hàng hóa phổ biến thường được sử dụng bao gồm:
Trang 112.1 Hình thức nhập khẩu trực tiếp
- Hình thức nhập khẩu trực tiếp được thực hiện khá đơn giản Theo đó, người mua và người bán sẽ tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau, không thông qua đại lý/ nhà phân phối uỷ quyền của nhà sản xuất Vì không có người trung gian được uỷ quyền của nhà máy liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm này, nên chi phí Gia tăng thấp hơn và khách hàng trả ít hơn Thông thường hình thức này do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, tiến hành nhập khẩu độc lập theo đúng các quy định của Nhà nước
- Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động thực hiện việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác bán, phương thức giao dịch cho đến ký kết và thực hiện hợp đồng Loại hình kinh doanh này khá phổ biến và theo xu hướng của nền kinh tế toàn cầu
2 2 Hình thức nhập khẩu gián tiếp (ủy thác)
- Có thể hiểu đơn giản hình thức này như sau Khác so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, đơn vị tiến hành nhập khẩu gián tiếp sẽ ủy thác cho một đơn vị trung gian thứ
ba thực hiện các hoạt động hỗ trợ bao gồm nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác,
ký kết giao dịch, làm thủ tục nhập hàng hay xử lý các khiếu nại, bồi thường nếu phátsinh Nói một cách dễ hiểu hơn, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại lệ riêng
và có nhu cầu cần nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó, tuy nhiên lại không được
Trang 12phép nhập khẩu, hoặc khó khăn trong quá trình giao dịch với đối tác nước ngoài thì
sẽ thuê các doanh nghiệpcó chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu cho mình
- Hình thức nhập khẩu hàng hóa này thường được sử dụng nhiều ở Việt Nam do tính
an toàn, sự đảm bảo cũng như tính hợp lý của chi phí thực hiện (Do không nhiều doanh nghiệp Việt có thể tự đứng ra làm nhập khẩu hay đủ khả năng, kiến thức, hiểubiết về thị trường hàng hóa nhập khẩu)
2.3 Hình thức tạm nhập tái xuất
Trang 13- Đây là hình thức hàng hóa được nhập khẩu tạm thời vào Việt Nam nhưng sau đó cũng chính hàng hóa đó được xuất trực tiếp sang một nước khác Hình thức nhập khẩu hàng hóa này không phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà chủ yếu phục vụ cho công tác bán hàng, phòng khám, kinh doanh thu lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch về giá vốn, khả năng am hiểu thị trường.
2.4 Hình thức nhập khẩu liên doanh
- Hình thức nhập khẩu này xuất phát từ sự tự nguyện giữa các doanh nghiệp cùng cónhu cầu nhập khẩu hàng hóa Trong số các doanh nghiệp này, cần có ít nhất một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp
Trang 14- Những doanh nghiệp này sẽ cùng nhau san sẽ về hàng hóa, rủi ro, chi phí, lợi nhuận doanh thu đối với hàng hóa mà mình đã nhập.
2.5 Hình thức nhập khẩu gia công
- Hình thức nhập khẩu gia công thường thấy ở những khu công nghiệp, khu chế xuất Theo đó, bên nhập khẩu (hay bên nhận gia công) sẽ tiến hành nhập các nguyên liệu
Trang 15đầu vào từ phía đơn vị xuất khẩu (bên đặt gia công) để tiến hành gia công thành công theo hợp đồng xác nhận giữa hai bên.
3.Vai trò của nhập khẩu hàng hóa
- Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao trong lao đồng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
II.Tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam năm 2018
1.Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo khu vực kinh tế
- Trong năm 2018, Kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 95,3 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017, cao hơn mức tăng trưởng chung 0,3 điểm %, chiếm 40,2% tổng kim ngạch nhập khẩu; kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI đạt141,9 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2017, chiếm 59,8% tổng kim ngạch nhập khẩu
- Trong năm 2018, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu chủ yếu gồm các mặt hàng:: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác đạt 14,8 tỷ USD tăng 2,9% (421 triệu USD) so với năm 2017, chiếm 15,6% tổng kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước; xăng dầu các loại đạt 7,6 tỷ USD, tăng 8,1% (571 triệu USD), chiếm 8,0%; sắt thép các loại đạt 5,9 tỷ USD, tăng 5,2% (292 triệu USD), chiếm 6,2%; vải các loại đạt 5,4 tỷ USD, tăng 20,1% (896 triệu USD), chiếm 5,6%
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của khu vực FDI phục vụ hoạt động gia công, sản
xuất bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 39,3 tỷ USD, tăng 14,1% (4,9 tỷ USD) so với năm 2017, chiếm 27,6% tổng kim ngạch nhập khẩu khu vực FDI; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 18,1 tỷ USD, giảm 7,3% (1,4 tỷ USD); chiếm 12,7%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 14,2 tỷ USD, giảm 4,8% (726 triệu USD), chiếm 10%
2.Quan hệ thương mại hai chiều của Việt Nam với các nước
2.1 Xét theo châu lục
- Châu Á giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần thương mại hai chiều với tổng
kim ngạch đạt 320,6 tỷ USD, chiếm 66,7% tổng mức lưu chuyển ngoại thương (xấp
xỉ tỷ trọng của năm 2017) Việt Nam có quan hệ thương mại với 39 nước (không thay đổi so với năm 2017), nhập khẩu đạt 189,6 tỷ USD, chiếm 79,9% kim ngạch nhập khẩu (giảm 1,1 điểm % so với năm 2017)