1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Iải pháp đề xuất cho hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp tiên phong

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp đề xuất cho hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp tiên phong
Tác giả Hoàng Hà
Trường học Ngân hàng tmcp tiên phong
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,4 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu chung (7)
  • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (8)
  • 2.1. Tổ chức bộ máy (11)
    • 2.1.1. Cơ cấu tổ chức (11)
    • 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ (12)
  • 2.2. Ngành nghề kinh doanh (16)
  • 3.1. Sản phẩm và thị trường (17)
  • 3.2. Công nghệ (22)
  • 3.3. Nguồn nhân lực (23)
  • 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh (25)
  • 1.2. Công tác huy động vốn (25)
  • 1.3. Công tác tín dụng (26)
  • 1.4. Hoạt động dịch vụ (27)
  • 2.1. Tình hình cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong (29)
  • 2.2. Các hình thức cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong (31)
    • 2.2.1. Căn cứ vào thời gian cho vay (31)
    • 2.2.2. Căn cứ vào đối tượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu (34)
    • 2.3.1. Chính sách điều hành nền kinh tế của Nhà nước (36)
    • 2.3.2. Chính sách cho vay USD so với VNĐ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong (41)
    • 2.3.3. Chính sách cho vay có đảm bảo của ngân hàng TMCP Tiên Phong (0)
    • 2.3.4. Các nhân tố khác (44)
  • 3.1. Những thành tựu đạt được (49)
  • 3.2. Một số tồn tại (52)
    • 3.2.1. Công tác huy động ngoại tệ còn nhiều hạn chế (52)
    • 3.2.2. Các hình thức cho vaay còn đơn điệu (52)
    • 3.2.3. Quy trình cho vay còn một số vướng mắc (53)
    • 3.2.4. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo còn mang tính hình thức (53)
    • 3.2.5. Các công cụ phòng chống rủi ro chưa triển khai tại chi nhánh (54)
    • 3.2.6. Thiếu thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng (54)
    • 3.2.7. Trình độ một số nhân viên tín dụng còn hạn chế về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật (54)
    • 3.2.8. Công tác tiếp thị chưa hiệu quả (55)
  • 4.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng (56)
  • 4.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng (57)
  • 1.1. Giải pháp huy động vốn bằng ngoại tệ (59)
  • 1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (60)
    • 1.2.1. Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay (60)
    • 1.2.2. Tăng cường kiểm soát quá trình cho vay (61)
    • 1.2.3. Giải pháp phát triển khách hàng và thị trường (62)
    • 1.2.4. Hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ (63)
    • 1.2.5. Xây dựng chính sách cho vay thế chấp tài sản đối với từng đối tượng khách hàng theo xếp hạng tín dụng (63)
    • 1.2.6. Gắn kết các công cụ phái sinh với cho vay ngoại tệ (64)
  • 1.3. Giải phấp nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng (66)
  • 2.1. Đối với chính phủ (67)
  • 2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước (67)
  • 2.3. Đối với ngân hàng TMCP Tiên Phong (68)

Nội dung

Giới thiệu chung

Năm 2008 đã đánh dấu những mốc son quan trọng trong quá trình phát triển của TienPhongBank khi TienPhongBank cấp phép chính thức mở cửa hoạt động vào ngày 6.6.2008; và khai trương chi nhánh Hà nội vào ngày Đại phát 8.8.2008. Kể từ khi ra đời, TienPhongBank luôn tự hào là “con” của các tập đoàn hàng đầu Việt nam: Công ty Cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS, và Tổng công ty cổ phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam Vinare Với bề dầy kinh nghiệm, với uy tín và vị thế trên thị trường của các cổ đông lớn này, TienPhongBank có một nền tảng vững chắc để khẳng định mình trên con đường đã lựa chọn.

TienPhongBank đang thực hiện hoài bão xây dựng một Ngân hàng tiên phong cho người Việt, ngân hàng mong muốn kết hợp sự thân thiện vốn có của người Việt Nam (Friendly), tính chuyên nghiệp mang tầm quốc tế (Professional) và Công nghệ cao (Technology-Advanced) để tạo nên một ngân hàng hàng đầu. Ước vọng đó, hoài bão đó đã lan toả và cuốn hút được nhiều trái tim nhiệt huyết, những chuyên gia hàng đầu về ngân hàng từ các ngân hàng danh tiếng trong và ngoài nước hội tụ về đây TPB tự hào về đội ngũ lãnh đạo của mình, về các hiền tài đến từ khắp mọi nơi, họ là những đồng nghiệp năng động, cởi mở, tự tin với kinh nghiệm tích luỹ qua từng thời kỳ sẽ làm nên sức mạnh tập thể vững chắc.

Môi trường văn hoá cũng rất quan trọng với TPB Ngay từ khi còn là một dự án với rất ít thành viên, các thành viên đã chú trọng đến việc tạo dựng một môi trường làm việc có thể giúp các TienPhongBankers có cơ hội phát triển bản thân,thể hiện mình và thăng tiến trong sự nghiệp Với những người đã có kinh nghiệm làm việc ở nơi khác, nơi đây sẽ là nơi bạn được thể hiện và phát hiện ra những khả năng còn tiểm ẩn Với những sinh viên mới ra trường, đây sẽ là mảnh đất tốt với những điều kiện phù hợp để các bạn phát triển và trưởng thành.

Tương lai vững chắc của TienPhongBank, các lãnh đạo nhiệt huyết và giầu kinh nghiệm, những đồng nghiệp chia sẻ và cởi mở, một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp để mỗi người có thể khẳng định được mình … là những điều đảm bảo và làm nên tương lai của các TienPhongBanker TPB luôn tự hào và tin tưởng TienPhongBank sẽ là nơi đặt những viên gạch vững chắc và là quyết định sang suốt cho sự nghiệp và cuộc sống của Bạn và Gia đình mình.

Lịch sử hình thành và phát triển

TiênPhongBank mong muốn trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng hoạt động bền vững, luôn tạo ra cơ hội và điều kiện tốt nhất để khách hàng, cổ đông và cán bộ nhân viên đạt được ước mơ về một cuộc sống tài chính hiệu quả và giản đơn. Được thành lập bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), TiênPhongBank được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính và vị thế của các cổ đông lớn này mang lại. TiênPhongBank xác định phát huy các ưu thế này để xây dựng cho mình một nền tảng bền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả hơn.

FPT là cổ đông lớn nhất với 16.90% cổ phần, đóng vai trò quan trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngân hàng Các khách hàng của TiênPhongBank cũng được hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư…nhờ các gói dịch vụ trọn gói của TiênPhongBank phối hợp với FPT.

Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) là cổ đông lớn của TiênPhongBank với số vốn góp 10% Vinare góp phần quant rọng cho TiênPhongBank về tiềm lực tài chính, hệ thống đối tác rộng khắp và kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính.

Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) cũng là cổ đông lớn củaTiênPhongBank với số vốn góp 4.76% VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến lược trong việc hỗ trợ các giải pháp về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao Mobile Banking là một yếu tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện Các khách hàng của MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khi có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua mạng di động chất lượng cao mà họ gắn bó.

SBI Ven Holding Pte Ltd Singapore là cổ đông nước ngoài sở hữu 4,9% vốn điều lệ của TiênPhongBank SBI Ven Holding Pte Ltd có trụ sở chính ở Singapore, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất động sản.

Mới thành lập được 4 năm nhưng ngân hàng Tiên Phong đã nhanh chóng có được những bước chuyển mình đáng kể Năm 2008 là năm Tiên Phong Bank ra đời kèm theo đó là hàng loạt những bước đi đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình.Tháng 5/2008, Tiên Phong Bank nhận giấy phép thành lập và cũng trong tháng đó,hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex- cube Tháng 6/2008, TiênPhong Bank chính thức khai trương và ngay lập tức, ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác chung với Ngân hàng Citi Tháng 8/2008, Tiên Phong Bank chi nhánh Hà Nội khai trương đồng thời Tiên Phong Bank cũng chính thức tham gia mạng thanh toán lớn nhấtViệt Nam- SmartLink Cũng trong tháng này, ngân hàng Tiên Phong cho ra mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7 Từ tháng 9/2008 đến tháng 12/2008 lần lượt là nhũng cột mốc đáng nhớ của Tiên Phong Bank, từ việc chính thức trở thành công ty đại chúng tới khai trương Tiên Phong Bank chi nhánh thành phố Hồ ChíMinh, ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Cuối năm 2008, ngân hàng Tiên Phong đã được nhận chứng chỉ ISO9001:2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình Tháng 3/2009, đại hội cổ đông lần thứ nhất của Tiên Phong Bank được tổ chức Tháng 6/2009, 8/2009,9/2009, các chi nhánh Tiên Phong Bank Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng lần lượt được khai trương./Thánh 6/2009 cũng chính là tháng kỷ niệm 1 năm thành lập của ngân hàng Tiên Phong.Tháng 3/2010, đại hội cổ đông lần thứ hai của Tiên Phong

Bank được tổ chức Tháng 5/2010, Tiên Phong Bank khai trương Sở giao dịch tại Hà Nội Đến tháng 8/2010, vốn điều lệ đã tăng lên 2.000 tỷ đồng và ngay sau đó là khai trương chi nhánh Sài Gòn vào tháng 9/2010 Tiếp bước theo đó là chi nhánh Thăng Long được khai trương vào tháng 10/2010 Đến cuối năm 2010, vốn điều lệ của Tiên Phong Bank đã tăng lên 3.000 tỷ đồng, đây là một con số khẳng định sự tiến bộ vững chắc của Tiên Phong Bank, tạo cơ sở cho những bước tiến sắp tới. Tháng 1/2011, đồng thời khai trương hai chi nhánh Đồng Nai và An Giang Tháng 4/2011, đại hội cổ đông lần thứ ba của Tiên Phong Bank được tổ chức.

TiênPhongBank xác định sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng nhằm mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách và chất lượng dịch vụ mới, mô hình hoạt động và quản trị tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong nước Với số lượng người sử dụng máy tính và điện thoại di động ngày càng tăng, sự bùng nổ về việc ứng dụng CNTT trong đời sống mọi mặt của người Việt Nam, chiến lược của TiênPhongBank là khai thác các ứng dụng công nghệ để tạo ra một hệ thống tích hợp nhằm mang tới những sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú và tiện lợi tới đông đảo người dân Việt Nam.

Chỉ với một chiếc điện thoại di động hay một máy tính nối mạng, bạn đã có thể sử dụng các dịch vụ của TiênPhongBank mà không nhất thiết phải tới các điểm giao dịch của ngân hàng Với những khách hàng ưa thích cách giao dịch truyền thống, TiênPhongBank cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới phòng giao dịch (PGD) và chi nhánh hoặc phục vụ tận nhà hay cơ quan Trong năm 2008, TiênPhongBank đã có mặt tại 2 thành phố lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh Trong năm 2009, TiênPhongBank đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng Và đầu năm 2011, TiênPhongBank đã tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình tại Đồng Nai, An Giang để có thể phục vụ các khách hàng của TiênPhongBank một cách tốt nhất.

TiênPhongBank cam kết mang lại một cuộc sống tài chính hiệu quả và giản đơn cho các thành viên liên quan:

Với khách hàng: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu quả tài chính cùng với sự thuận tiện và giản đơn khi tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ.

Với cổ đông: là một tổ chức kinh tế hoạt động bền vững và hiệu quả mang tới cổ đông lợi ích kinh tế cao, đều đặn và dài hạn.

Với cán bộ nhân viên: là ngôi nhà thứ hai mang tới từng thành viên một cuộc sống sung túc và đầy đủ về kinh tế và tinh thần.

Với cộng đồng và xã hội: là tổ chức có trách nhiệm xã hội, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội, góp phần làm hưng thịnh quốc gia.

2.Tổ chức bộ máy và ngành nghề kinh doanh

Tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Tiên Phong cơ bản gồm có 16 phòng ban chia thành 4 khối bao gồm: các khối kinh doanh, các khối dịch vụ nghiệp vụ, khối hỗ trợ, khối giám sát.Điều hành hoạt động của toàn ngân hàng là ban điều hành với sự hỗ trợ từ 4 hội đồng đó là: Hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng sản phẩm chính sách, hội đồng tín dụng, hội đồng đầu tư.

Chức năng nhiệm vụ

Khối Ngân hàng Bán lẻ có chức năng đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng cá nhân như: mở tài khoản giao dịch; gửi tiền tiết kiệm; làm thẻ tín dụng; thanh toán điện tử; nhận kiều hối; vay kinh doanh chứng khoán; vay mua nhà/mua ô tô; hỗ trợ tài chính du học… Với ưu thế vượt trội về công nghệ hiện đại của ngân hàng Tiên Phong, sự chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên trong khối, Tiên Phong Bank cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tiện lợi với nhiều tính năng ưu việt, sự hài lòng và thỏa mãn khi giao dịch tại Ngân hàng Với nhu cầu của thị trường, dự kiến đây sẽ là Khối kinh doanh phát triển nhanh nhất Đây la khu vực phát triển sôi động nhất ngân hàng và là nơi thu hút đông đảo các bạn trẻ những người ưa thích sự năng động và sáng tạo.

Khối Ngân hàng Doanh nghiệp và Định chế là khối phục vụ và đảm bảo đáp ứng đầy đủ và tốt nhất cho tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp Đây sẽ là một trong những khối mang lại doanh thu lớn nhất cho ngân hàng với môi trường làm việc hết sức cạnh tranh và có nhiều cơ hội tốt để học hỏi và phát triển nhanh Trong khối chia ra thành các phòng ban chức năng khác nhau: Ban khách hàng doanh nghiệp; Ban định chế tài chính; Ban quản lý tín dụng và Phòng nghiên cứu phát triển Khối tài chính doanh nghiệp đang có mục tiêu xây dựng và phát triển Khối ngân hàng doanh nghiệp thành một khối vững mạnh.

Hoạt động với cách tiếp cận của ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp, Khối thị trường vốn có chức năng kinh doanh trên các thị trường ngoại hối, tiền tệ, chứng khoán trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động tư doanh; tư vấn và giúp các khách hàng tiếp cận các nguồn vốn ngoài kênh ngân hàng doanh nghiệp (như trái phiếu, cổ phiếu, tín dụng cơ cấu vv) Ngoài ra khối thị trường vốn cũng là khối chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản của toàn ngân hàng thông qua hoạt động của mình trên thị trường tiên tệ.Các phòng trong khối gồm có: phòng nguồn vốn và tự doanh(Sales & Trading Department), phòng Ngân hàng đầu tư (Investment BankDepartment), phòng Phân tích thị trường và Doanh nghiệp (Economic Research &Analyst Department) Nhân viên của khối thị trường vốn cần có kiến thức kinh tế vĩ mô vững chắc, đầu óc phân tích nhanh nhạy, khả năng tổng hợp cao cộng với tâm lý vững mới có thể tìm được các cơ hội kinh doanh trong mọi thời điểm của thị trường Thị trường tài chính biến động theo từng giây, từng phút làm cho guồng quay công việc trở nên áp lực nặng nề nhưng cũng nhiều thử thách và cơ hội.

Trung tâm dịch vụ khách hàng là một bộ phận lớn, được đầu tư mạnh mẽ của ngân hàng Tiên Phong, thực hiện hai nhiệm vụ chính là: cung cấp Dịch vụ khách hàng tại quầy và Dịch vụ đường dây điện thoại nóng (hotline) Với thế mạnh từ công nghệ, các dịch vụ khách hàng tại đây luôn đảm bảo thực hiện một giao dịch với chất lượng cao và thời gian nhanh chóng Nơi đây phù hợp cho các bạn trẻ muốn học hỏi nhanh chóng nhiều kỹ năng đa dạng như giao tiếp, thuyết pụhc, tổ chức, bán hàng và xử lý vấn đề Ngoài ra, những bạn trẻ ưu thích thử thách cũng có nhiều cơ hội thăng tiến như trở thành kiểm soát viên, trưởng nhóm, phụ trách phòng giao dịch, hay kinh doanh dịch vụ tài chính cá nhân Có thể nói, Trung tâm dịch vụ khách hàng là môi trường lý tưởng để trưởng thành nhanh chóng và có những bước phát triển trong sự nghiệp, như cơ hội để trở thành Kiểm soát viên, Trưởng nhóm, Phụ trách phòng giao dịch hay chuyển sang bộ phận Kinh doanh Dịch vụ Tài chính cá nhân. Đảm nhận vai trò là trung gian tài chính, Trung tâm Thanh toán Tập trung là trái tim của Ngân hàng, với nhiệm vụ lưu thông, luân chuyển luồng tiền của Ngân hàng cũng như của khách hàng thông qua các nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế.Phương châm của trung tâm là : “Nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả và mức độ hài lòng cao nhất của khách hàng” Trung tâm thanh toán tập trung là nơi làm việc có môi trường chuyên nghiệp, nghiêm túc, đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong quản lý Nhân viên cần có kinh nghiệm về các nghiệp vụ thanh toán với các tiêu chuẩn trong nước và các chuẩn mực quốc tế Tại Trung tâm Thanh toán Tập tủng, nhân viên phải tiếp cận các nghiệp vụ đa dạng khác của ngân hàng

Ban điều hành ngân hàng Tiên Phong nhận thức sâu sắc “Chính sự thành công của mỗi cá nhân Tiên Phong Banker sẽ tạo nên sự thành công chung của TiênPhong Bank, sự trưởng thành và phát triển khiến Tiên Phong Bank phát triển và lớn mạnh Tài sản lớn nhất của Tiên Phong Bank là con người” Nhiệm vụ của khối này là thu hút được hiền, tài về với Tiên Phong Bank, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng than thiện và cởi mở để mỗi Tiên Phong Banker đều có cơ hội tỏa sáng Khối quản trị nguồn lực hỗ trợ cho toàn thể nhân viên công ty tất cả các vấn đề liên quan đến con người, đồng thời là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên Những công việc mà một người làm công tác quản trị nguồn lực phải đảm nhiệm có thể kể đến như: tuyển dụng, đào tạo, chế độ lương thưởng, đánh giá tạo động lực cho nhân viên,… hay cá công việc mang tính chất vĩ mô hơn như lập các kế hoạch mang tính chiến lược cho sự phát triển của công ty.

Nhiệm vụ của Khối phát triển mạng lưới là vươn rộng và xa để gần với khách hàng của Ngân hàng nhất Ngoài hệ thống các Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Kiốt, điểm giao dịch nơi các nhân viên của Ngân hàng có thể trực tiếp phục vụ khách hàng, với mục tiêu tạo sự tiện lợi, gần gũi và than thiết với khách hàng thông qua mạng lưới các đối tác của mình và các kênh điện tử, di động Khối Phát triển mạng lưới gồm 2 phòng:

- Phòng Thiết kế và xây dựng cơ bản có chức năng mở rộng sự hiện diện của ngân hàng FPT thông qua các chi nhánh, kiốt và các điểm giao dịch.

- Phòng phát triển mạng lưới và đối tác chịu trách nhiệm đẩy mạnh sự hợp tác, liên minh giữa ngân hàng FPT và các đối tác chiến lược khác như: các tổ chức thẻ quốc tế, các công ty kiều hối, mạng lưới Liên danh thẻ… Nơi đây tập trung những nhân viên trẻ tuổi, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, có khả năng làm việc độc lập thì đây chính là nơi phù hợp Công việc tại đây cho nhân viên cơ hội giao tiếp và gặp gỡ nhiều, có cơ hội nâng cao kỹ năng lên kế hoạch, đàm phán thuyết phục đối tác.

Phòng PR/Marketing là nơi quy tụ của những ý tưởng sáng tạo Nhân viên trong phòng luôn nhiệt tình trong công việc và sôi nổi tại tất cả các hoạt động của ngân hàng Phòng PR/Marketing phụ trách công việc Marketinh và truyền thông.

Nhằm đảm bảo minh bạch, rõ ràng, nhanh chóng và chính xác việc thẩm định tài sản bảo đảm phục vụ cho các khoản cho vay, bảo lãnh và đầu tư của Ngân hàng, phòng Thẩm định tài sản độc lập cam kết thực hiện tốt các công việc chính sau:

- Xây dựng, triển khai quy trình, và các hướng dẫn liên quan đến công tác thẩm định tài sản trong toàn hệ thống FPT Bank.

- Giảm sát tốt việc tuân thủ quy trình, tuân thủ các quy tắc đạo đức chuyên môn, tuân thủ việc đáp ứng trình độ chuyên môn thẩm định giá khi thẩm định tài sản.

Phòng hành chính tổng hợp là phòng có chức năng thực hiện các nhiệm vụ quản trị hành chính như: Quản lý văn thư, lễ tân, mua sắm và quản lý tài sản, đảm bảo an ninh, môi trường công sở… Phòng Hành chính tổng hợp luôn hết lòng tạo dựng một phong cách Hành chính chuyên nghiệp, chu đáo và tận tâm Nhân viên phòng Hành chính tổng hợp học tập và trưởng thành qua những công việc đa dạng, rèn luyện mình với những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống như: kỹ năng ứng xử, giao tiếp, kỹ năng sắp xếp và bố trí công việc.

Trung tâm thẻ và ngân hàng điện tử tự hào là nơi phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như các sản phẩm về thanh toán, dịch vụ ngân hàng thông qua mạng Internet, điện thoại di động… Đây là một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và có cơ hội được đào tạo bởi những chuyên gia tài chính ngân hàng hàng đầu trong nước cũng như của các tổ chức thẻ quốc tế Với khẩu hiệu: “All at your finger”, hãy cùng hòa mình và phát triển cùng công nghệ mới, sản phẩm mới với Trung tâm thẻ và ngân hàng điện tử. Đây là một trung tâm đặc biệt xuất hiện trong hệ thống Tiên Phong Bank, tạo nên sự khác biết giữa một ngân hàng trực thuộc FPT với các ngân hàng thương mại khác.Trung tâm IT là một phần quan trọng, không thể thiếu của ngân hàng Tiên Phong Với nhiệm vụ duy trì hệ thống chạy ổn định an toàn và hiệu quả, phát triển nhanh các sản phẩm mang tính công nghệ cao để đem đến cho khách hàng những sản phẩm tiện ích; tư vấn cho ban điều hành những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin,… trung tâm IT của ngân hàng Tiên Phong tuyên dụng nhứng nhân tài trong lĩnh vực IT và có mong muốn làm việc trong môi trường tài chính ngân hàng sôi động.

Những công việc thường xuyên của phòng kế toán tổng hợp như kế toán thanh toán nội bộ, kế toán tổng hợp, kế toán thuế…Điều đặc biệt tại ban kế toán và tài chính Tiên Phong Bank là môi trường làm việc thân thiện, cởi mởi, cùng những con người thân thiện đã làm nên bản sắc của ngân hàng. Để hoạt động của ngân hàng luôn phát triển và an toàn thì một hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống quản trị hoạt đông hiệu quả là một yếu tố quan trọng Nhiệm vụ chính của ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Quản lý chất lượng tại ngân hàng Tiên Phong là xây dựng các chính sách, chế độ, đảm bảo toàn bộ hoạt động của ngân hàng Tiên Phong đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và kiểm tra, giám sát các hoạt động nội bộ để sự vận hành của ngân hàng Tiên Phong luôn trơn tru, đạt hiệu quả và an toàn. Để đảm bảo cho tất cả các hoạt động của một ngân hàng được diễn ra, vai trò của ban pháp chế là rất quan trọng Những nhiệm vụ chính của ban pháp chế là:chịu trách nhiệm tư vấn về mặt pháp lý cho toàn bộ các hoạt động của Ngân hàngFPT nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao và đúng pháp luật; dự đoán dự báo những thay đổi trong môi trường vĩ mô, pháp lý để giảm thiểu những rủi ro cho ngân hàng Nhân viên cần nắm bắt các hoạt động ngân hàng dưới góc độ pháp lý, trang bị một tư duy làm luật khoa học, trang bị thêm nhiều kỹ năng khác bên cạnh hiểu biết và trình độ pháp lý bao quát vĩ mô.

Ngành nghề kinh doanh

Ngân hàng Tiên Phong kinh doanh trong ngành tài chính với các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư tài chính, thanh toán và kinh doanh ngoại hối, cụ thể như sau:

Tiên Phong Bank huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam; hùn vốn, lien doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; kinh doanh ngoại hối; dịch vụ Thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế; cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và Quốc tế dưới nhiều hình thức; huy động vốn từ nước ngoài.

3.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật

Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm của Tiên Phong Bank cung cấp mang đặc thù của một ngân hàng thương mại đó chính là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụ chính của Tiên Phong Bank gồm có:

Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân: Tiên Phong bank cung cấp các dịch vụ cho khách hàng cá nhân một cách toàn diện, bao gồm dịch vụ tài khoản, tiết kiệm, cho vay, kiều hối … với khả năng sử dụng linh hoạt, thích hợp với các nhu cầu về điều kiện khác nhau của từng khách hàng.

Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp: Các khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, kinh doanh cá thể được cung cấp những dịch vụ dành riêng cho nhu cầu đặc thù của từng loại hình, với những gói dịch vụ nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp như thu/ chi tiền hộ, thực hiện giao dịch tại văn phòng khách hàng, giao dịch qua internet vào bất kỳ thời gian nào.

Thị trường vốn: Nhắm tới sự phát triển vững chắc cho Ngân hàng thông qua việc đầu tư vào giao dịch ngoại hối, tiền tệ, chứng khoán và các sản phẩm phát sinh. Đặc biệt Tiên Phong Bank đi đầu trong việc phát triển dịch vụ với các hệ thống tiên tiến trên thế giới.

Internet Banking: Chỉ với một chiếc máy tính nối mạng, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng 24/7, chuyển tiền đến tất cả các ngân hàng trên toàn quốc

(1750 chi nhánh), truy vấn thông tin tài khoản, thanh toán hóa đơn ADSL của FPT Telecom Giao dịch an toàn với cơ chế bảo mật cao và chi phí thấp.

Mobile Banking: Với chiếc điện thoại di động trên tay, khách hàng có thể truy vấn thông tin tài khoản, chuyển khoản trong cùng hệ thống Tiên Phong Bank. Khách hàng còn nhận được thông báo SMS miễn phí ngay khi có phát sinh giao dịch

Thẻ: Với thẻ thanh toán nội địa của Tiên Phong Bank, khách hàng có thể chuyển khoản trong hệ thống Tiên Phong Bank, truy vấn thông tin tài khoản, rút tiền miễn phí tại hơn 3500 cây ATM của mạng Smartlink trên toàn quốc

Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung - cầu về vốn và được phân thành 2 loại: thị trường vốn ngắn hạn (thị trường tiền tệ) và thị trường vốn dài hạn. Thị trường vốn ngắn hạn, hay còn gọi là thị trường tiền tệ, là các hoạt động về cung- cầu vốn ngắn hạn (dưới một năm) diễn ra chủ yếu thông qua các hoạt động của hệ thống ngân hàng các cấp.

Thị trường vốn dài hạn là nơi diễn ra các hoạt động về cung - cầu vốn dài hạn cho Chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình Thị trường vốn dài hạn bao gồm thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khoán.

Nhìn chung, thị trường tài chính dù ngắn hạn hay dài hạn, đều ngày càng mang tính mở và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại cả ở cấp quốc gia, cũng như quốc tế Chúng tạo ra các kênh và công cụ huy động vốn cho đầu tư phát triển từ các nguồn trong và ngoài nước, từ doanh nghiệp và trong dân; cung cấp cho các nhà đầu tư những cơ hội và hình thức đầu tư đa dạng, phù hợp; làm tăng khả năng thanh khoản của các công cụ tài chính và giúp đánh giá xác thực hơn giá trị của doanh nghiệp và nền kinh tế; đồng thời giúp thực hiện hiệu quả hơn các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng thị trường mở

Thị trường tài chính Việt Nam được hình thành trong thời kỳ đổi mới, ngày càng gia tăng về quy mô; đồng bộ về cơ cấu, hiện đại hơn về công nghệ, nghiệp vụ và cũng ngày càng khẳng định đậm nét hơn vị thế không thể thiếu được trong tổng thể nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong tạo động lực định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cả hiện tại lẫn tương lai Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, xét về tổng thể, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay nổi lên một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, thị trường tài chính chưa phát triển đồng bộ về cơ cấu, chưa đồng đều về trình độ giữa các bộ phận hợp thành.

Có thể nói, ở nước ta cho đến nay, dường như còn chưa có thị trường tài chính thực sự với đầy đủ hình hài, bộ phận cần có như thị trường tài chính ở các nước khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển Các hoạt động trên thị trường tài chính ở nước ta mới chỉ tập trung vào thị trường vốn ngắn hạn, chưa nhiều các hoạt động trên thị trường vốn dài hạn Hơn nữa, trong thị trường vốn ngắn hạn cũng chủ yếu mới tập trung ở một số hoạt động huy động và cho vay tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại nhà nước, còn ở thị trường vốn dài hạn mới tập trung ở các hoạt động vay nợ dài hạn của Chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước Thị trường chứng khoán - một định chế tài chính tiên tiến, thước đo trình độ phát triển thị trường của một quốc gia, một hình thức tổ chức trực tiếp giữa người có cung - cầu vốn, không có trung gian tài chính, một thị trường liên tục, gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo - thì hầu như chưa hình thành với tư cách một thị trường, cũng như chưa được mở rộng trên cả nước Cho đến nay, mới chỉ có 1 trung tâm giao dịch chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh, với 21 công ty niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu tương đương 130 triệu USD, tức chưa đến 2% GDP cả nước năm 2002. Tổng cộng mới có 11 công ty chứng khoán, 6 công ty kiểm toán, 3 ngân hàng lưu ký nước ngoài được thừa nhận về tư cách pháp lý phục vụ cho 21 công ty niêm yết nói trên và 13000 tài khoản đầu tư thống kê được tại các công ty chứng khoán và chỉ khoảng 1/4 số tài khoản này là hoạt động thực sự (trong đó tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư có tổ chức rất ít) Đó là chưa kể chỉ số chứng khoán Việt Nam (VN Index) hiện đã giảm còn chừng 1/3 so với đỉnh điểm (khoảng

150 điểm vào giữa tháng 7/2003 so với 571 điểm ngay 25/6/2001).

Thứ hai, quy mô thị trường còn nhỏ, các hàng hóa và dịch vụ tài chính còn nghèo nàn, đơn giản và tính chuyên nghiệp chưa cao.

Công nghệ

Tiên Phong Bank ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất và phù hợp với xu thế hiện nay trong nước và thế giới Đó là những dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong điều kiện bùng nỗ thông tin như các dịch vụ: Phonebanking giao dịch ngân hàng qua điện thoại với tiện ích để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái Internetbanking giao dịch ngân hàng trên Internet là một cách thức tiện lợi và an toàn, đi kèm với việc sử dụng Internet ngày càng gia tăng thì càng có nhiều ngân hàng sử dụng các trang Web để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình hoặc tăng cường giao tiếp với khách hàng. Mobibanking giao dịch ngân hàng di động Ngày nay, ở hầu hết các các nước thị trường đang phát triển nhanh, người ta sẽ sử dụng điện thoại di động nhiều hơn điện thoại cố định Tất nhiên để các dịch vụ này phát triển thì phải trên nển tảng công nghệ tiên tiến.

Ngoài ra còn có dịch vụ “ngân hàng trực tuyến” với những tiện ích vượt trội, khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống ngân hàng Tiên Phong Bank trên toàn quốc Với những tiện ích đó được khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được được đánh giá là hệ thống an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, kinh tế trong đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Dịch vụ “ngân hàng trực tuyến” là tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ thẻ hiện đang được phát triển ở thị trường Việt Nam Ngân hàng Tiên Phong cung cấp và hỗ trợ khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ thông minh (Smart card), máy ATM, máy POS v.v

Sắp tới đây, sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là hạng mục mới mà ngân hàng Tiên Phong đưa vào ứng dụng.Là mốc đầu tiên đánh dấu sự phát triển về công nghệ với hệ thống thông tin tích hợp và tập trung, đã chính thức được đưa vào sử dụng ở một số ngân hàng thương mại, đóng một vai trò quan trọng cho phép ngân hàng thương mại ứng dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại Hàng loạt tiện ích đã được đưa vào sử dụng như chuyển tiền tự động có chu kỳ linh hoạt hơn với nhiều tính năng bổ trợ; chức năng đầu tư tự động cho phép khách hàng thanh toán lãi, gốc tiền vay toàn phần và từng phần; chức năng khoanh giữ tài khoản cho nhiều mục đích khác nhau, khách hàng không phải mở tài khoản ký quỹ; quản lý hạn mức tiền vay với tiện ích tạo hạn mức tiền vay cho không chỉ hệ thống ngân hàng bán lẻ mà còn cho tất cả các sản phẩm khác có sử dụng hạn mức như tài trợ thương mại, kinh doanh vốn.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực ngành ngân hàng nói riêng và ngân hàng Tiên Phong nói chung đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng Có thể chỉ ra một số những hạn chế và thiếu sót lớn của các nhân viên chuyên ngành tài chính ngân hàng:

Khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử…: Đây là các kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc ở nhiều vị trí trong ngân hàng Đa số các tân cử nhân vào làm việc trong ngân hàng được bố trí là cán bộ quan hệ khách hàng, các giao dịch viên, những cán bộ này thực hiện nhiệm vụ bán các sản phẩm/ dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Nhưng bán cho ai? Bán như thế nào? Làm thế nào để khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng mình mà không chạy đến ngân hàng khác… đều là những vấn đề rất bỡ ngỡ với tân cử nhân.

Do không được tiếp cận với thực tế, không ít tân cử nhân vào vị trí công việc không biết bắt đầu từ đâu, các thao tác rất lúng túng, hiệu năng công việc không cao, ở một chừng mục nhất định đã hạn chế tính năng động sáng tạo trong công việc được được giao.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý thông tin ngày càng bức thiết Một trong những kênh cung cấp thông tin nhanh và đa dạng chính là Internet Muốn “lướt” tin trên các trang tin nhanh chóng thì đòi hỏi tiếng anh không chỉ dừng lại ở mức cơ bản, tiếng anh giao tiếp, mà phải có được “vốn” tiếng anh để giúp đọc hiểu tin tức và thu thập thông tin thị trường Nhưng trên thực tế, không nhiều tân cử nhân đáp ứng được yêu cầu này khi tuyển dụng.

Hiện cả nước có khoảng 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính – ngân hàng, trong đó có 24 trường đại học với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm khoảng 11.000, và khoảng 7.000 sinh viên ra trường mỗi năm của 16 trường cao đẳng Trong số này, rất ít sinh viên được các ngân hàng tuyển dụng Một điều tra mới đây của tổ chức chuyên nghiệp cho thấy cứ 25 đến 30 tân cử nhân xin việc, thì có 1 người nhận được việc làm Ngay cả với tỷ lệ chọn lọc như vậy, nhưng các tân cử nhân này cũng rất ít thích nghi được ngay (nếu có thì mức độ rủi ro rất tác nghiệp cao) Vì thế, các tân cử nhân này ẫn cần ít nhất từ 5 đến 8 tuần đào tạo cho từng vị trí mới có thể bắt tay vào công việc ở một số công đoạn nhất định Như vậy, chất lượng đào tạo tân cử nhân của các Đại học/ Học viện còn có khoảng cách xa so với yêu cầu thực tế Kết quả khảo sát của Trung tâm đào tạo và tư vấn ngân hàng năm 2009 về trình độ và năng lực của tân cử nhân tài chính - ngân hàng Việt Nam cho thấy rõ vấn đề này:

Thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về ngân hàng như một ngành kinh doanh. Không ít tân cử nhân không rõ tầm quan trọng của khách hàng, không hiểu rõ rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận

Thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày một cách thuyết phục.

Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặt biệt khi đặt vào tình huống giải quyết với khách hàng khó tính hoặc mâu thuẫn về lợi ích.

Thiếu khả năng tư duy sáng tạo, dẫn đến gặp khó khăn khi đặt vào tình huống cần sự chủ động đưa ra giải pháp.

Trình độ tiếng anh chưa đạt yêu cầu nếu phải phục vụ các khách hàng nước ngoài tại quầy….

Do đó có thể thấy được nguồn nhân lực ngành ngân hàng đang còn nhiều yếu kém, ngân hàng Tiên Phong luôn cố gắng tuyển chọn khắt khe trong quá trình tuyển dụng để có được đội ngũ nhân viên chất lượng tốt nhất.

PHẦN II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

1.Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng khởi sắc Lợi nhuận tăng dần từ năm 2008-2010 và giảm nhẹ trong năm 2011 Lợi nhuận năm 2009, 2010 lần lượt tăng gấp 5 lần, gấp 3,7 lần so với năm 2008 Doanh thu năm 2010 tăng hơn 20% so với năm 2008 và tăng gần 4% so với năm 2009 Từ đó có thể thấy được tình hình kinh doanh của chi nhánh đang tăng trưởng theo chiều hướng tốt.

Công tác huy động vốn

Để thực hiện nhiệm vụ cho vay, TPB luôn tìm phương hướng thích hợp cho công tác huy động của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để có thể sử dụng nguồn vốn huy động này có hiệu quả nhất Với những nỗ lực đó, kết quả huy động vốn luôn tăng qua các năm.

Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2008-2011 luôn có sự tăng trưởng, đặc biệt có sự vượt trội trong năm 2009 tăng 150% so với năm 2008 và trong năm 2011 tăng 143% so với năm 2010 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về huy động vốn bị chững lại trong năm 2009-2010, chỉ tăng 108% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ vốn huy động tại địa phương/tổng vốn huy động trong gia đoạn 2008-

2011 giao động từ 42% trong năm 2008 đến 63% trong năm 2010 Điều này cho thấy công tác huy động tại chỗ ngày càng khó khăn do sự góp mặt của nhiều NHTMCP Các NHTMCP thường có ưu thế trong các cuộc chạy đua lãi suất; trong khi đó, chính sách lãi suất của chi nhánh đều do TPB quy định mức lãi suất huy động trần trong từng thời kỳ Tuy vậy, với sự phát triển và mở rộng các khu vực chi nhánh, thương hiệu TPB đã được khẳng định và có uy tín trên thế giới, nên lượng tiền vãng lai của các DN tăng lên đáng kể, góp phần trong việc phát triển nguồn vốn huy động các chi nhánh.

Công tác tín dụng

Giai đoạn 2008- 2011 là giai đoạn hoạt động của TPB đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong công tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Dư nợ tín dụng tăng trưởng vao và ổn định, an toàn tín dụng được đảm bảo. Doanh số cho vay năm 2009 tăng gần gấp 4 lần so với nưam 2008, dư nợ tín dụng tăng gần gấp 4 lần so với năm 2008.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm 2010 so với năm 2009 thấp Dư nợ đến 31/12/2010 đạt 4.413 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2009, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 3.321 tỷ đồng giảm nhẹ so với năm 2009 (giảm 6%); dư nợ trung dài hạn đạt 1.046 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2009.

Cơ cấu tín dụng đã thay đổi căn bản và tích cực trên nhiều phương diện Đầu tư tín dụng từ chỗ tập trung bổ sung vốn lưu động thiếu cho các DN đã chuyển mạng sang đầu tư trung và dài hạn hỗ trợ các DN đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ tăng khả năng cạnh tranh.

Hoạt động dịch vụ

*Về thanh toán quốc tế

Thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ năm 2008-2009 là những năm hoạt động kinh doanh XNK gặp nhiều khó khăn do việc XK các mặt hàng nông sản chủ lực gặp khó khăn, song công tác thanh toán quốc tế của TPB vẫn tăng Chi nhánh luôn giữ vững vị thế hàng đầu trong dịch vụ thanh toán quốc tế, chiếm trên 60% của các NHTM trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2008-2011, doanh số NK thường cao nhỉnh hơn doanh số thanh toán

XK Doanh số thanh toán XNK không có sự chênh lệch lớn Nhìn chung TPB đã đảm bảo được nhu cầu ngoại tệ cần thiết cho nhu cầu XNK trên khu vực.

*Về kinh doanh ngoại tệ:

Hoạt động mua bán ngoại tệ tại chi nhánh ngày càng sôi động hơn Mới năm

2008, doanh số mua- bán chỉ có 128.729- 128.730 (nghìn USD) mà doanh số mua- bán trong hai năm 2009-2010 có sự gia tăng đáng kể (tăng gấp 3 lần) Tuy nhiên, một điều có thể nhìn thấy rõ ràng về hoạt động mua-bán ngoại tệ tại chi nhánh đảm bảo được tính cân đối giữa mua và bán (doanh số mua-bán xấp xỉ nhau).

Hoạt động mua-bán ngoại tệ của chi nhánh chủ yếu thực hiện thông qua nghiệp vụ Các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa được phổ biến tại chi nhánh.

2.Thực trạng hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Tình hình cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ của TPB là 4.413 tỷ VNĐ, trong đó dư nợ bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD là 2.199 tỷ quy ra VNĐ.

Qua phản ánh số liệu phân tích, ngành thép là ngành chiếm tỷ trọng dư nợ bằng USD lớn nhất tại chi nhánh khoảng 30% trên tổng dư nợ tính theo đồng USD, tiếp theo là ngành cơ khí công nghiệp nặng và ngành dệt may- giầy dép.

Qua biểu đồ trên, đối tượng cho vay bằng đồng ngoại tệ tại TPB tương đối đa dạng ngành nghề, không có sự tập trung vốn quá mức vào bất kỳ một ngành nghề nào Điều này thể hiện một phần nào đó nhận định của TPB về chính sách cho vay đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng.

*Cho vay theo thành phần kinh tế Để thực hiện một cách triệt để hoạt động cho vay và tận dụng tối đa về nguồn thu, TPB áp dụng biểu lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng đối tượng cho vay cụ thể Trong đó, áp dụng lãi suất để khuyến khích các DN sản xuất hàng XK hơn là các DN sản xuất hàng tiêu thụ trong nước (chênh lệch lãi suất giữa hai đối tượng này là 0,2%/tháng đối với lãi suất cho vay VNĐ); cũng như thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vựcTPB định hướng lại chính sách tín dụng theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các DN vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các DNNN Đến thời điểm 31/12/2010, cơ cấu tín dụng đã thay đổi, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 60,1% tổng dư nợ, các DNNN đã giảm còn 12,7%, trong đó ở khu vực đầu tư nước ngoài, dư nợ cho vay bằng USD là1.759 tỷ quy VNĐ chiếm 80% tổng dư nợ của khu vực; dư nợ cho vay bằng USD cao đứng thứ hai là ở khu vực Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn tương đương 88 tỷ đồng chiếm 4% và còn tại khu vực còn lại có dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 242 tỷ chiếm khoảng 11% so với tổng dư nợ vay ngoại tệ của khu vực.

Nợ quá hạn ngắn hạn từ năm 2008-2009 đều giảm về số lượng tuyệt đối lẫn số tương đối Trong khi đó nợ quá hạn trung dài hạn lại tăng, do tăng nợ quá hạn có thời hạn 1 năm Nợ quá hạn trong giai đoạn này tập trung ở các DNNN và tư nhân các thể Nhìn tổng thể dư nợ quá hạn thì trong giai đoạn này đều giảm, cụ thể năm

2009 nợ quá hạn giảm 505 triệu đồng (giảm 52%) Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của TPB không lớn, nợ quá hạn chủ yếu là do năm trước để lại.

Giai đoạn từ năm 2010-2011 nợ quá hạncó chiều hướng tăng lên, đồng thời cơ cấu nợ quá hạn chủ yếu đã chuyến sang khối các công ty TNHH, công ty cổ phần và tư nhân cá thể Cũng trong giai đoạn này, nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn có tỷ lệ cao hơn so với nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn.

Riêng về khoản nợ khoanh trong giai đoạn 2008-2009 là khá cao (năm 2009 là

57 tỷ đồng) chủ yếu tập trung vào các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê, việc cho vay theo sự chỉ đạo của Chính phủ thu mua tạm trữ cà phê vào niên vụ năm

2008 Nhưng do tình hình cà phê thế giới biến động bất lợi, nên được khoanh trong vòng 2 năm từ nguồn vốn của Chính phủ Năm 2010, TPB đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý số nợ khoanh này Cho đến nay, TPB đã thu hồi được khoản nợ khoanh từ khách hàng.

Nợ quá hạn trong năm 2011 đã giảm xuống 3 lần so với năm 2010 Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ 2011 là 0,19%

Tóm lại: Như vậy giai đoạn 2008-2011 chất lượng tín dugnj của TPB nhìn chung là lành mạnh và ổn định thể hiện qua:

- Nợ xấu giảm cả về tương đối lẫn tuyệt đối.

- Những khoản nợ khoanh, nợ tồn đọng chủ yếu là dư nợ vay bằng đồng nội tệ và đã được xử lý thu hồi với tỷ lệ cao.

- Chất lượng tín dụng được đánh giá cao trong hệ thống TPB cũng như trên địa bàn

Các hình thức cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Căn cứ vào thời gian cho vay

*Cho vay ngắn hạn:thời gian cho vay tối đa 12 tháng Mục đích cho vay là đáp ứng nhu cầu vốn luân chuyển thông qua hai phương thức cho vay như sau:

- Cho vay hạn mức: Phương thức này áp dụng đối với DN hoạt động có tính chất thường xuyên lien tục, có nhu cầu NK nguyên liệu sản xuất hoặc có nguồn doanh thu bằng ngoại tệ Đối với khách hàng có quan hệ vay theo hạn mức tại TPB thì nguyên tắc, hàng năm khoản vay theo hạn mức này sẽ được đánh giá lại dựa trên tình hình thực tế cùng lúc với việc xác định lại GHTD Hạn mức cho vay được xác định trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và được tuần hoàn vốn trong vòng 12 tháng; thời gian cho vay được xác định dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân. Đối với khách hàng mới có đặt vấn đề vay vốn thì đôi khi NH cho vay từng lần trước để có thời gian đánh giá uy tín của khách hàng trong quá trình giao dịch tại NH.

-Cho vay từng lần: Phương thức này được áp dụng đối với khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thương vụ hoặc khi khách hàng có nhu cầu vay đột xuất, nằm ngoài hạn mức cho vay nhưng vẫn còn nằm trong GHTD đã được xét duyệt trong năm Căn cứ vào tính hiệu quả của từng phương án, vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà TPB chấp nhận cấp tín dụng cho vay từng lần.

Phân tích biểu đồ cho thấy dư nợ cho vay ngoại tệ USD tại TPB trong năm

2008 chưa phát sinh nhưng lớn dần qua các năm tiếp theo Dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009-2011 lớn hơn dư nợ cho vay VNĐ Tuy nhiên đến hết quý II/2011, dư nợ cho vay VNĐ lại lớn hơn dư nợ cho vay USD do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như biến động của tỷ giá VNĐ/USD gây ra bởi chính sách điều hành TGHĐ của NHNN, nền kinh tế Mỹ suy thoái,… và sự đi trước đón đầu thực hiện quyết định 09 của NHNN về quy định đối tượng được phép cho vay ngoại tệ đã bị hạn chế so với trước đây.

Cho vay theo hạn mức và từng lần là hai hình thức cho vay phổ biến tại TPB, trong đó chủ yếu vấn là cho vay theo hạn mức Chỉ có một số DN hoạt động trong lĩnh vực theo mùa vụ như chế biến nông sản XK, sản xuất bánh kẹo, nước giải khát thì mới phát sinh nhu cầu vay đột xuất (vay từng lần) nằm ngoài hạn mức Nhưng phần lớn các DN này đều đã được NH cấp hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên.

*Cho vay vốn trung dài hạn: Thời gian cho vay trên 12 tháng Mục đích cho vay là đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tài sản cố định mở rộng hoặc đầu tư dự án

Nguồn: Tiên Phong Bank Đối với lĩnh vực đầu tư vốn trung dài hạn của TPB trong thời gian qua chủ yếu là dự án xây dựng như xây dựng nhà xưởng, kho bãi, dự án xây nhà, cơ sở hạ tầng KCN của các DN trong nước nên nhu cầu vay ngoại tệ không lơn, chỉ có một số ít

DN mua sắm máy móc thiết bị nên phát sinh vay vốn ngoại tệ.

Nói chung, TPB không đặt mục tiêu phát triển cho vay vốn trung dài hạn mà chủ yếu là cho vay lưu động vì khả năng thu hồi vốn nhanh và kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Căn cứ vào đối tượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thực chất khi cho vay đói với DN XNK, NH đã đánh giá tổng thể tư cách pháp nhân của DN, tình hình hoạt động kinh doanh trong quá khứ, đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doing,… Nếu thấy DN đáp ứng đầy đủ các điều kiện do NH đưa ra, NH cấp cho DN một hạn mức cho vay hay hạn mức tài trợ thương mại Trên cơ sở hạn mức đã cấp,tùy từng nhu cầu sử dụng của DN mà NH chỉ cho phép DN sử dụng trong chừng mực hạn mức đó.

- Cho vay đối với nhà XK : là khoản văn cung cấp trực tiếp cho nhà XK để chi trả cho các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, thu mua, NK nguyên liệu và

XK hàng hóa Thời hạn, lãi suất và điều kiện cho vay tùy thuộc vào nhu cầu thực tế là vốn lưu động hay vốn cố định, khả năng tài chính của nhà XK và hình thức thanh toán của hợp đồng XNK Khoản cho vay dành cho nhà XK được cung cấp dưới 2 hình thức trước khi giao hàng và sau khi giao hàng

Cho vay trước khi giao hàng: Để có vốn cho sản xuất nhà XK cần được cung cấp khoản vay trước khi giao hàng Thực chất đây là khoản vay bổ sung vốn lưu động để mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào và các chi phí khác để có thể sản xuất và thu mua dù hàng theo đơn đặt hàng Tại TPB, phổ biến là cho vay được đảm bảo dưới dạng nhà XK chuyển nhượng quyền sở hưu đối với L/C và các chứng từ hàng hóa có giá trị thanh toán cho NH Thực tế hình thức cho vay này đối với

DN tại TPB là không phổ biến.

Cho vay sau khi giao hàng: Là khoản tín dụng cấp cho nhà XK trong khoảng thời gian kể từ sau khi giao hàng đến khi nhận được tiền thanh toán Tùy thuộc vào tính chất của bộ chứng từ, độ tín nhiệm của nhà XK, nhà XK cũng như điều khoản thanh toán, NH sẽ quyết định tài trợ hay không tài trợ Tại TPB, hình thức tài trợ phổ biến và chủ yếu là chiết khấu L/C có truy đòi: dư nợ chiết khấu L/C chiếm khoảng 1-2% so với tổng dư nợ ngắn hạn Tuy mức dư nợ này chiếm trọng thấp trong tổng dư nợ vay ngắn hạn nhưng chi nhánh rất quan tâm và khueyén khích DN sử dụng Vì thực tế đây là hình thức cho vay ứng trước bộ chứng từ được đẩm bảo nguồn thanh toán trong tương lai nên rủi ro thấp hơn so với hình thức cho vay đối với DN NK Đồng thời, thu hút DN thực hiện thanh toán XK qua NH nhằm đảm bảo nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ đối với DN NK.

- Cho vay đối với nhà NK: là khoản vay dành cho các nhà NK mua nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước hoặc XK, hoặc đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ NK máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và sản phẩm Tại TPB hình thức cho vay ngoại tệ đối với nhà NK phổ biến là mở L/C miễn ký quỹ hoặc ký quỹ một phần, chấp nhận hối phiếu, cho vay thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp của khách hàng.

Hơn 90% dư nợ vay trung hạn bằng USD tại chi nhánh là cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị Tuy nhiên, trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh khó phân loại cụ thể bao nhiêu là vay ngoại tệ thanh toán hàng NK và bao nhiêu là vay ngoại tệ bán lấy VNĐ thực hiện thanh toán trong nước Điều này là do chính sách mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ của NHNN từ trước năm 2007.

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Chính sách điều hành nền kinh tế của Nhà nước

Cho vay nói chung và cho vay ngoại tệ nói riêng là một hoạt động chịu nhiều chi phối của các chính sách điều hành của nhà nƯớc, có thể kể đến một số chính sách cụ thể như sau:

* Chính sách TGHĐ của NHNN:

Trong các năm từ 2001-2007, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN ngày càng cụ thể hơn Các văn bản pháp lý ra đời đáp ứng phần nào đòi hỏi của hoạt động cho vay ngoại tệ tại các NHTM VN như pháp lệnh ngoại hối 2005, nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối 2005 của Chính phủ số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008, …

Chính sách TGHĐ của VN trong thời gian trước năm 2005-2007 không có nhiều biến đổi, tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp Nếu so tháng

12 năm nay với tháng 12 năm trước thì năm 2004 tăng 0,4% so với năm 2003, năm

2005 tăng 0,9% so với năm 2004, năm 2006 tăng 1% so với năm 2005, năm 2007 giảm 0,03% so với năm 2006 - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57% NHNN thực hiện chính sách TGHĐ linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước Đồng ngoại tệ sử dụng cho vay chủ yếu tại VCB ĐN là Đola Mỹ, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định nên DN đi vay vốn bằng tiền USD không phải lo nghĩ đến những biến động bất lợi của tỷ giá tại thời điểm trả nợ vay NH cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc lời/lỗ liên quan đến tỷ giá.

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tỷ giá VND/USD có sự biến động khác với các năm trước Tỷ giá biến động nhiều hơn so với các năm trước: TGHĐ giảm liên tục trong 4 tháng đầu, tăng liên tục trong 2 tháng sau trong tháng 5, tháng 6 tăng đặc biệt tháng 6 tăng cao Nếu trong 4 tháng đầu, người có USD muốn bán cũng rất khó bán, thì trong 2 tháng sau, đặc biệt là tháng 6, người muốn mua USD cũng rất khó mua vì giá cao Vì vậy, trước những biến động mất giá của đồng USD so với VND, ảnh hưởng tiêu cực đến XK, NHNN vẫn tiếp tục hướng đến việc điều hành tỷ giá giữa đồng VN với USD nói riêng và các ngoại tệ khác nói chúng căn cứ vào cung cầu thị trường, với biên độ giao động +/-2% tăng so với biên độ tại thời điểm trước đó là +/- 0,75%

Vì vậy, với chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, trong giai đoạn 2001-

2007, giá cả của đồng USD tương đối ổn định có tác động tích cực đến hoạt động cho vay USD tại VCB ĐN, thể hiện thông qua dư nợ cho vay ngoại tệ của VCB ĐN tăng trưởng ổn định, năm sau tăng hơn năm trước Tốc độ tăng dư nợ USD bình quân trong giai đoạn 2001-2007 là 109% Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm 31/12/2007 có sự sút giảm so với 2006 chủ yếu là do sự tách chi nhánh trong nội bộ của VCB ĐN Tuy vậy, sự suy giảm dư nợ USD tại thời điểm 30/6/2008 so với thời điểm 31/12/2007 còn sự góp phần của nhiều yếu tố khác sẽ được trình bày tiếp theo dưới đây.

* Chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ của nhà nước

Lạm phát của VN đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2010 do dòng vốn nươc ngoài chảy vào tăng đột biến, từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông Nhưng lạm phát bùng lên trong năm nay có thể còn bắt nguồn từ mức chênh lêch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua Theo số liệu thống kê tài chính quốc tế của Tổ chức tiền tệ quốc tế, trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%.

Trước những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô do tác động không nhỏ của tỷ lệ lạm phát cao vào cuối năm 2007, kéo dài qua các tháng đầu 2008 và càng bộc lộ những nhược điểm về tính thanh khoản của các NHTM VN rõ hơn khi NHNN buộc các NH có số dư vốn huy động tính đến ngày 31-1-2008 bằng VND từ 1.000 tỷ đồng trở lên sẽ phải chia nhau mua 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước Và TPB cũng nằm trong danh sách các NH phải mua tín phiếu bắt buộc của Nhà nước Và với sự chỉ đạo trực tiếp của TPB, toàn bộ hệ thống TPB đều thực hiện nhiều biện pháp hạn chế cho vay Mặc dù, ảnh hưởng trực tiếp đến cho vay đồng nội tệ là chủ yếu nhưng do đồng nội tệ bị mất giá làm cho người gửi tiền không muốn duy trì gửi kỳ hạn tại NH mà một số đã chuyển sang mua các tài sản khác như USD, vàng để chờ cơ hội kiếm lời Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của TPB cả đồng nội tệ lẫn đồng Dola Mỹ Vì vậy, bên cạnh hạn chế cho vay VND, TPB ĐN trong 6 tháng đầu năm cũng thực hiện chỉ đạo hạn chế tăng dư nợ đối với USD Dư nợ cho vay ngoại tệ đã giảm 15% so với thời điểm cuối năm 2010.

Hơn nữa, nền kinh tế đang trong giai đoạn bị lạm phát cao, DN cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn do hầu hết giá cả đầu vào đều tăng trong khi sức mua lại giảm và còn nhiều ảnh hưởng khác nữa Cho nên NH cho vay trong giai đoạn này cũng gặp nhiều rủi ro không thu hồi nợ.

*Các quy định của NHNN về đối tượng cho vay ngoại tệ

- Trước khi có quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 (quyết định 09) quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ thì hoạt động cho vay ngoại tệ tại các NHTM VN thực hiện theo quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày

Quyết định 09 (hiệu lực ngày 16/5/2008) Quyết định 966 Điều 1 TCTD được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn sau đây:

1 Để thanh toán cho nước ngoài tiền NK hàng hoá, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2 Để trả nợ nước ngoài trước hạn, nếu khoản vay đó đảm bảo các điều kiện:

Chấp hành đúng các quy định về vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối; khách hàng vay có khả năng trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ, tiết kiệm được chi phí vốn vay so với việc vay vốn nƯớc ngoài.

3 Để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và hướng dẫn của NH Nhà nước. Điều 1 TCTD được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn sau đây:

1 Để thanh toán cho nước ngoài tiền NK hàng hoá, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2 Để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ XK; thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh có nguồn thu ngoại tệ trên lãnh thổ VN.

3 Chiết khấu bộ chứng từ XK.

4 Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của NH Nhà nước VN.

5 Để thực hiện các dự án đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6 Để trả nợ nước ngoài trước hạn, nếu khoản vay có đủ các điều kiện sau: Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh sử dụng khoản vay nước ngoài đó có hiệu quả; DN có khả năng trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ; tiết kiệm được chi phí vay vốn so với việc vay vốn nước ngoài.

Chính sách cho vay USD so với VNĐ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Loại ngoại tệ cho vay chủ yếu tại TPB là USD Mặc dù, trong thời gian qua,TPB vẫn có thông báo lãi suất cho vay đồng EUR Tuy nhiên, dư nợ phát sinh chỉ mới xuất hiện trong năm 2008 của một hai khách hàng bắt đầu mở rộng thị trường XK sang Châu Âu và đầu tư NK các nguyên liệu và máy móc thiết bị từ thị trường này cũng nhƯ do sự mạnh dần của đồng EUR trên thị trường quốc tế.

Do vậy, trong phần trình bày này, sẽ tập trung vào lãi suất cho vay của đồng USD Lãi suất cho vay tại TPB được điều hành trực tiếp bởi TPB thông qua mức lãi suất quy định trần, sàn và đảm bảo đúng quy định quản lý lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay ngoại tệ trên thị trường tài chính NH VN nói chung và tại TPB nói riêng trong thời gian qua luôn thấp hơn lãi suất cho vay VND Lãi suất cho vay VND dựa trên lãi suất huy động VND trong nước Còn lãi suất cho vay USD thì có lúc cố định và có lúc điều chỉnh theo biến động của lãi suất liên NH trên thị trường Singapore Chính vì vậy, các DN dù nhu cầu NK không cao những vẫn đề nghị vay USD để tiết giảm một phần chi phí tài chính.

Trước khi quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 có hiệu lực từ ngày 16/5/2008, hầu hết các DN hoạt động trong lĩnh vực XNK dù chi phí hoạt động sản xuất đều thanh toán bằng VND nhưng có nguồn trả nợ bằng ngoại tệ đều được vay vốn bằng ngoại tệ tại TPB với lãi suất thấp Điều này có nghĩa là DN có thể vay USD được phép bán USD cho NH để lấy VND thực hiện thanh toán các chi phí đầu vào bằng đồng nội tệ Do vậy, dư nợ cho vay ngoại tệ của TPB tăng dần qua các năm từ 2001 đến 2007, đặc biệt là dư nợ cho vay ngoại tệ từ năm 2003-

2007 chiếm tỷ trọng cao hơn tổng dư nợ tại chi nhánh.

Có thể thấy chênh lệch giữa lãi suất huy động tiền đồng và USD trong giai đoạn 2001-2007 tại TPB là khoảng 3-5% Vay ngoại tệ DN có thể chịu rủi ro về tỷ giá từ 1-2%/năm thì cao lắm DN chỉ chịu lãi suất từ 4-7%/năm; trong khi vay tiền đồng DN phải chịu lãi từ 8%-11% Do vậy, DN thường thích được NH cho vay bằng ngoại tệ hơn vì lãi suất thấp Và đây cũng là một trong những chính sách NH ưu đãi cho khách hàng không có nguồn thu từ ngoại tệ vẫn được NH cam kết bán ngoại tệ trả nợ vay đến hạn cho NH Xét cho cùng NH không có thiệt gì khi cho vay ngoại tệ vì lãi suất huy động ngoại tệ thấp NH cho vay thấp Ngoài ra, trên thực tế khi vay ngoại tệ phần lớn DN bán ngoại tệ cho chính NH vay nên không có rủi ro gì cho DN và NH Trừ khi có những biến động lớn trong tỷ giá thì NH sẽ hạn chế việc cho vay ngoại tệ và mua lại số ngoại tệ này từ khách hàng nhằm kiểm soát lượng ngoại tệ mua-bán trong ngày.

Từ trước ngày 07/7/2004, lãi suất cho vay USD cố định từ 3,07 -3,33%/năm. Từ ngày 07/7/2004 đến ngày 06/12/2007, TPB áp dụng lãi suất cho vay USD biến đổi theo lãi suất Sibor Nhìn chung, trong giai đoạn này, đặc biệt trong hai năm 2008-2009, lãi suất cho vay USD cạnh tranh khá gây gắt Gần như TPB không còn ưu thế về lãi suất cho vay nữa Các NHTMCP, chi nhánh NH nước ngoài cũng đua chay giảm lãi suất, lãi suất cho vay USD tại các NH càng ngày càng nhích lại gần nhau, không còn có sự chênh lệch đáng kể như trước đây Lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng Sibor 3 tháng + 1,2-1,5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn khoảng Sibor 6 tháng + 1-1,9%/năm Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế thì tốc độ tăng trưởng dư nợ trong năm 2006 của các NH tại VN cực nóng (tốc độ tăng trưởng dư nợ USD tại TPB năm 2006 là 15% so với năm 2005).

Tuy nhiên, có những biến động của nền kinh tế VN từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 (07/7/2007-30/6/2008) thì lãi suất cho vay USD không còn dựa vào lãi suất Sibor nữa mà áp dụng cố định Đây cũng là giai đoạn lãi suất thay đổi chưa từng thấy trước đây Lãi suất thay đổi theo ngày và liên tục tăng đến 10%/năm, cao nhất trong giai đoạn 2001-30/6/2008 Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD không dừng ở mức 4-7% như trước đây mà lên đến hơn 10% Do vậy, DN vẫn thích vay USD hơn VND Với mức lãi suất cao này, xét về tính hiệu quả các

DN đi vay phải có tỷ suất lợi nhuận cao mới chịu đựng được Do vậy, bên cạnhTPB thận trọng cho vay với mức lãi suất cao mà các DN tốt, có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh NH nước ngoài cũng bắt đầu giảm dư nợ vay tại TPB.Vì các chi nhánh NH nước ngoài có thế mạnh về nguồn USD, họ có thể huy động USD trên thị trường liên NH quốc tế với lãi suất thấp do FEB liên tục giảm suất USD Chính vì vậy, dư nợ ngoại tệ của TPB cũng bị ảnh hưởng giảm do lãi suất cho vay tăng.

2.3.3.Chính sách cho vay có đảm bảo của ngân hàng TMCP Tiên Phong

Trong giai đoạn từ 2001-2007, dư nợ cho vay ngoại tệ tại TPB có tốc độ tăng trưởng nhất định Đối tượng cho vay chiếm dư nợ lớn tại TPB là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2007 chiếm 60% dư nợ tại chi nhánh) và đây cũng là đối tượng vay ngoại tệ chủ yếu tại TPB.

Cũng trong giai đoạn này, chính sách phát triển tín dụng của TPB hướng về các DN lớn, có doanh số thanh toán XNK lớn phù hợp với thế mạnh về ngoại tệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Vì vậy, hình thức đảm bảo tiền vay áp dụng cho các đối tượng cho vay ngoại tệ khá đa dạng và thông thoáng cụ thể như sau:

- Cho vay thế chấp tài sản bất động sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Tỷ lệ cho vay/trên giá trị tài sản thế chấp loại này tối đa là 70%.

- Cho vay thế chấp động sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tồn kho,… Tỷ lệ cho vay/trên giá trị tài sản thế chấp loại này tối đa là 50% đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và 70% đối với hàng tồn kho.

- Cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai hay còn gọi là tài sản hình thành từ vốn vay với tỷ lệ cho vay/tài sản thế chấp có khi lên đến 70% Tài sản hình thành trong tương lai được áp dụng phổ biến đối với việc cho vay dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng hoặc cho vay nhập khẩu dây chuyền sản xuất Bên cạnh đó, NH vẫn tồn tại hình thức cho vay vốn lưu động thế chấp chính lô hàng nhập khẩu thanh toán chủ yếu là theo phương thức L/C.

- Cho vay thế chấp một phần hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc có thư bảo lãnh của công ty mẹ nhưng chủ yếu mang tính hình thức.

* Biến động của nền kinh tế thế giới

Trong các hợp đồng mua bán ký kết giữa các DN VN với đối tác nước ngoài,đồng Dola Mỹ được sử dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong thanh toán ngoại thương Do vậy những biến động của nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng sức mua của đồngDola Mỹ sẽ ảnh hưởng đến TGHĐ VND/USD, ảnh hưởng đến kim ngạch XNK của

Các nhân tố khác

* Biến động của nền kinh tế thế giới

Trong các hợp đồng mua bán ký kết giữa các DN VN với đối tác nước ngoài,đồng Dola Mỹ được sử dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong thanh toán ngoại thương Do vậy những biến động của nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng sức mua của đồngDola Mỹ sẽ ảnh hưởng đến TGHĐ VND/USD, ảnh hưởng đến kim ngạch XNK của

VN Ngoài ra, những diễn biến trong tình hình lạm phát của Mỹ, chính sách lãi suất của FED cũng ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường liên NH Singapore Mà lãi suất cho vay của TPB trước năm 2009, đầu năm 2010 được quy định theo lãi suất Sibor cộng một biên độ giao động

Và sự ảnh hưởng nói trên càng trở nên rõ ràng hơn trong các tháng đầu năm

2010, nền kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều dấu hiệu suy thoái kinh tế Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng trên thị trường địa ốc, cho vay thế chấp dưới chuẩn, lan sang thị trường tài chính - tiền tệ, cộng hưởng với cuộc khủng hoảng chu kỳ (tính từ cuộc khủng hoảng kinh tế lần trước vào năm 2001 đến nay đã trên 7 năm) Để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trên và nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ, hầu hết các nước tư bản phát triển đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó NH Trung Ương các nước phải bỏ ra hàng trăm tỉ USD; Chính phủ Mỹ dùng ngân sách để hoàn thuế cho các gia đình và DN; Fed cắt giảm lãi suất liên tục Động thái cắt giảm lãi suất USD của Fed sẽ làm cho lạm phát ở Mỹ tăng lên do đồng tiền được đưa từ NH ra lưu thông phục vụ cho đầu tư và tiêu dùng nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế Lạm phát ở Mỹ tăng đồng nghĩa với việc đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng tiền của các nước.

Một số khu vực trong nền kinh tế Mỹ lại là những đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ sự suy thoái của chính nền kinh tế nước mình Đồng USD yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ XK tăng lên trên thị trường thế giới, trong khi khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác suy giảm.

Kinh tế Mỹ suy thoái và kinh tế toàn cầu tăng chậm khiến giá dầu và các loại hàng hóa khác sụt giảm Bởi thế, những nhà NK lớn các mặt hàng này, đặc biệt là ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ sự suy thoái kinh tế Mỹ.

Trong lúc các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia để thả nổi đồng nội tệ, nâng giá đồng nội tệ so với đồng USD để kiềm chế lạm phát, hy sinh XK cũng như các đồng tiền EUR, JPY, CAD, để tăng giá so với đồng USD thì đồng tiền VN cơ bản được neo giữ vào USD để khuyến khích XK, hạn chế NK, hạn chế nhập siêu, do nhập siêu 4 tháng đầu năm 2008 của VN đã “phi mã” lên 11,1 tỉ USD,đã chiếm tới trên 60% kim ngạch XK và bằng khoảng 46% so với GDP - tức là đã đe dọa cân đối vĩ mô Khi đó XK sẽ tiếp tục được khuyến khích và giữ được tốc độ tăng khá, do đồng tiền VN tiếp tục giảm giá so với đồng tiền của các nước NK sẽ được kiềm chế bớt Tuy nhiên, như thế có nghĩa là áp lực lạm phát do tỷ giá và do

NK vẫn sẽ tăng lên, sẽ làm cho hàng NK vào VN bị đắt kép (đắt do hàng hóa NK tính bằng USD tăng, đắt do tỷ giá USD/các ngoại tệ khác và do tỷ giá VND/USD tăng - tức là đồng VN bị giảm giá mạnh so với các ngoại tệ khác), nhu cầu vay ngoại tệ hay mua ngoại tệ để NK tăng.

Có thể thấy TGHĐ giữa USD và VND trong 4 tháng đầu năm 2008 giảm liên tục, người nắm giữ USD muốn bán, NH không dám mua Vì khi quyết định mua vào mà không giải quyết được đầu ra là NH sẽ bị lỗ Nhiều nhà XK bị lao đao do sự mất giá của đồng USD, TPB cũng gặp nhiều khó khăn và lúng túng Như từ trước năm 2007, các DN XK được phép vay ngoại tệ USD và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và phí thanh toán XK nhưng khi đứng trước sự suy yếu của đồng USD NH đã làm thay đổi cách ứng xử đối với nhà XK như hạn chế cho vay hoặc phải xem xét cụ thể hiệu quả phương án kinh doanh trong từng lần giải ngân,…

Và hoàn toàn trái ngược với tình huống trên, TGHĐ trong hai tháng tiếp liên tục tăng mà đặc biệt tăng cao trong tháng 6/2008 Lúc này, không chỉ riêng TPB phải chịu áp lực mua USD với giá cao hơn giá niêm yết, thậm chí vượt biên độ cho phép của NHNN từ các DN XK và đỉnh điểm là khi NH xác định không thể mạo hiểm hơn nữa, TPB tạm ngừng mua vào USD Đó cũng là tình thế rất khó khăn cho

NH Các DN NK thiếu ngoại tệ phải chấp nhận mua giá cao để thanh toán các hợp đồng thương mại đã ký trước đó cũng nhƯ trả nợ vay đến hạn tại NH Mặc dù chấp nhận giá cao nhưng lại không dễ dàng mua được vì NH cũng ngại mua USD từ nhà

XK do nhà XK luôn đòi bán giá cao, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay bằng USD của TPB do thiếu nguồn USD bán cho DN cũng như DN gặp nhiều khó khăn trong việc phải trả nhiều hơn bởi tỷ giá VND/USD tăng cao hơn so với lúc nhận nợ vay Đồng thời, với tỷ giá VND/USD tăng liên tục, TPB thực hiện chính sách hạn chế DN thực hiện doanh số thanh toán XK qua NH, đồng thời cho vay thận trọng đối với các DN NK, lãi suất thay đổi hàng ngày, thậm chí thay đổi trong ngày Lãi suất cho vay USD được đẩy lên cao nhằm hạn chế cho vay USD và không còn dựa vào lãi suất Sibor lúc bấy giờ liên tục giảm do FED giảm lãi suất TPB cũng như các NHTM VN chạy đua tăng lãi suất huy động USD với kỳ hạn linh hoạt để thu hút tiền gửi bằng USD từ nền kinh tế thay vì mạo hiểm trong hoạt động mua bán ngoại tệ Đồng thời, chỉ số giá của VN liên tục tăng, NHNN quy định tốc độ tăng trƯởng tín dụng của các NHTM trong năm 2008 không được vượt quá 30% so với thời điểm 31/12/2007 để kiềm chế lạm phát.

Do vậy, các khoản vay hạn mức tại TPB cũng được kiểm soát chặt chẻ tại thời điểm giải ngân nhằm hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ do DN vay vốn hoạt động trong lĩnh vực XNK kinh doanh thua lỗ vì những biến động không lường của thị trường trong và ngoài nước cũng như đảm bảo tính thanh khoản về USD của TPB.

Có thể nói thị trường tài chính – NH VN trong 6 tháng đầu năm 2008 có nhiều biến động Tỷ giá VND/USD sau thời gian giảm không phanh lại bắt đầu đảo chiều tăng liên tục DN XK từ thế muốn bán tháo chuyển sang ghim giữ USD chờ giá cao Còn DN NK chịu áp lực ngược hướng đối với DN XK TPB từ chính sách hạn chế cho vay đối với DN XK sang DN NK và ngược lại.

Bên cạnh đó, trong lúc tỷ giá VND/USD tăng giá lên liên tục, tạo nên sự khán hiếm đồng USD đặc biệt đối với DN vay USD trả nợ bằng VND Điều này, dẫn đến “sự cố” nợ đến hạn của DN bị quá hạn tạm thời dưới 10 ngày chờ

NH có nguồn ngoại tệ để thu nợ Có thể nói góp mặt vào sự khan hiểm giả tạo về USD trong khoảng tháng 5 và tháng 6 năm 2008 không thể không nói đến cách hành xử của các nhà đầu cơ ngoại tệ.

Những thành tựu đạt được

* Quy trình cho vay ban hành ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế cho vay ngoại tệ

- Từ trước tháng 7/2006, TPB áp dụng quy trình tín dụng số 130/QĐ-NHNT.QLTD ngày 12/8/2002 (quy trình 130) Quy trình này khá đơn giản, áp dụng đối với mọi đối tượng khách hàng Các khâu từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khâu thẩm định khoản vay thực hiện tại bộ phận tín dụng tại P.QHKH hoặc

P.tín dụng tùy theo số tiền vay, đối tượng khách hàng vay vốn Công tác giải ngân được thực hiện P.tín dụng Khâu kiểm tra sử dụng vốn thực hiện tại bộ phận thẩm định hồ sơ vay.

+ Phòng Quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng Phòng Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp xúc với khách hàng, trên cơ sở những yêu cầu của khách hàng, phòng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thông tin lập báo cáo đề xuất tín dụng và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro.

+ Phòng Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro thực hiện đánh giá rủi ro độc lập, phản biện và trình cấp có thẩm quyền (Giám Đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt.

+ Phòng Quản lý nợ: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện quá trình giải ngân tín dụng theo các chỉ thị và điều kiện phê duyệt tín dụng.

Quy trình kiểm tra và giám sát tín dụng: kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay) Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng: Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận. Cập nhập thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt. Phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

+ Trong khi cho vay: Chủ yếu được thực hiện tại Phòng Quản lý nợ Khi phê duyệt tín dụng cấp có thẩm quyền phê duyệt các điều kiện cấp tín dụng và được cụ thể hoá trong thông báo tác nghiệp Mỗi khi có yêu cầu rút vốn, phòng Quản lý nợ thực hiện kiểm tra và tuân thủ các điều kiện theo thông báo tác nghiệp trước khi giải ngân cho khách hàng.

+ Sau khi cho vay: việc giám sát tín dụng được phòng Quan hệ khách hàng thực hiện Tùy theo đánh giá về mức độ rủi ro, NH sẽ có chương trình kiểm tra đối với tình hình hoạt động kinh doanh của từng khách hàng cụ thể Kiểm tra sau khi cho vay tập trung vào các nội dung như: khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? hoạt động kinh doanh của khách hàng có diễn ra theo như kế hoạch đề ra không? Có thực hiện các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt, có phù hợp với tình hình thực tiễn không?

Phát hiện và xử lý nợ có vấn đề: các khoản nợ có vấn đề được nhận ra khi khách có những biểu hiện hoặc yêu cầu gia hạn nợ nhiều lần Khi nhận thấy dấu hiệu xuất hiện nợ xấu, cán bộ Quan hệ khách hàng sẽ có chương trình làm việc cụ thể để nắm tình hình và báo cáo Ban lãnh đạo để giải quyết.

*Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng tương đối phù hợp trong điều kiện cấp tín dụng hiện nay

+ Mô hình xếp hạng tín dụng DN tại chi nhánh TPB

- Nguyên tắc chấm điểm XHTD của TPB

Nguyên tắc trong chấm điểm XHTD của TPB là tính điểm ban đầu của mỗi chỉ tiêu đánh giá theo điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất mà thực tế khách hàng đạt được Nếu mức chỉ tiêu đạt được của khách hàng nằm ở mức chỉ tiêu hướng dẫn thì điểm ban đầu là mức chỉ tiêu cao hơn Điểm dùng để tổng hợp XHTD là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số của từng chỉ tiêu, trọng số của từng nhóm chỉ tiêu.

- Sử dụng kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng

Kết quả XHTD được sử dụng cho các mục đích:

+ Quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng, mức lãi suất cho vay, và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo;

+ Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay;

+ Quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

- Mô hình tính điểm XHTD DN của TPB

Mô hình tính điểm tín dụng trong xếp hạng tín nhiệm khách hàng của TPB đang sử dụng là mô hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng.

Mô hình chấm điểm gồm hai phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của DN và chấm điểm định tính trên cơ sở đánh giá của NH về các mặt của DN Thông tin để chấm điểm là báo cáo tài chính năm gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm.

Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại DN theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (rủi ro thấp nhất) đến D(rủi ro cao nhất).

Một số tồn tại

Công tác huy động ngoại tệ còn nhiều hạn chế

Hình thức huy động ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu dừng lại ở các hình thức gửi có kỳ hạn, lãi suất bậc thang, thỉnh thoảng mới có chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ hoặc gửi trúng hưởng Tuy nhiên, lãi suất huy động ngoại tệ của chi nhánh bị quy định bởi chính sách lãi suất của TPB nên lãi suất còn thiếu linh hoạt, giảm khả năng cạnh tranh so với các NHTMCP trên địa bàn Do vậy, nguồn huy động ngoại tệ của chi nhánh còn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của TPB nên hoạt động cho vay ngoại tệ của chi nhánh kém linh hoạt và phụ thuộc vào nguồn cho vay của TPB đối với chi nhánh trong từng thời kỳ.

Các hình thức cho vaay còn đơn điệu

Hoạt động cho vay của TPB tập trung nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài mà chưa chú ý đến các DN vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực XNK.Trong thời gian qua, chi nhánh TPB đã bỏ qua một thị phần khá lớn, khá năng động mà các NHTMCP đang chiếm ưu thế.

Hoạt động cho vay chưa đa dạng về nghiệp vụ, chủ yếu cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, còn hạn chế cho vay vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại bởi cho vay TDH rủi ro cao hơn.

Hình thức ưu đãi cho vay ngoại tệ thường vẫn là lãi suất, lãi suất cho vay ngoại tệ đối với DN có nguồn thu trả nợ bằng ngoại tệ thấp hơn so với trường hợp

DN vay ngoại tệ trả nợ bằng VND Tuy nhiên, các DN hiện nay, đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ như nghiệp vụ thanh toán XNK phải đảm bảo thực hiện thanh toán nhanh chóng, an toàn, thủ tục đơn giản và đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn khách hàng.

Quy trình cho vay còn một số vướng mắc

Quy trình tín dụng 90 tuy mới đi vào hoạt động gần hai năm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế Do chính sách quản trị rủi ro chặt chẻ, P.QHKH đề xuất cấp tín dụng, P.QLRR thẩm định khoản vay dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng bị chậm lại so với trước khi áp dụng quy trình, thủ tục nhiều hơn,khách hàng phải cung cấp nhiều thông tin hơn Đồng thời, trên thực tế P.QLRR vẫn tham gia tiếp xúc với khách hàng, khai thác thông tin từ khách hàng mà không thể khai thác thông tin độc lập từ những kênh thông tin khác nhƯ yêu cầu của quy trình Điều này đã làm khách hàng hoan man, không biết cung cấp thông tin cho ai, cung cấp thông tin nhiều lần, gây mất thời gian cho khách hàng và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của cán bộ NH.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo còn mang tính hình thức

Trong quá trình cho vay không thể thiếu khâu kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra sau khi khoản vay đã được giải ngân và kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) Tuy nhiên, công tác này của cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn mang tính hình thức, làm đối phó với các cuộc thanh tra, kiểm tra mà không phản ánh hết được tình hình sử dụng vốn vay của DN và không phát hiện kịp thời các dấu hiệu khó khăn để sớm báo cáo cho Ban Giám đốc Do vậy, từ một công tác rất cần thiết trong hoạt động cho vay vô tình bị xem nhẹ.

Ngoài ra, đối với tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng cũng chỉ có thể theo dõi giá trị còn lại của tài sản dựa trên báo cáo theo sổ sách kế toán của DN, chứ chưa có cơ sở hay căn cứ nào đáng tin cậy để định giá độc lập Đặc biệt đối với tài sản đảm bảo là hàng tồn kho, kho hàng, khoản phải thu, quyền đồi kho hiện vẫn chưa hoàn thiện quy trình từ khâu định giá đến việc theo dõi, quản lý đảm bảo khả năng thu hồi nợ an toàn cho NH.

Các công cụ phòng chống rủi ro chưa triển khai tại chi nhánh

Chi nhánh TPB chưa cung cấp, tư vấn cho khách hàng biết tầm quan trọng của các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá Vì vậy, trong thời gian biến động tỷ giá hối đoái vừa qua (6 tháng đầu năm 2008), nhiều DN vay ngoại tệ cũng như chi nhánh bị ảnh hưởng rất nhiều vì số tiền trả nợ cho NH từ tiền đồng VN phải lớn hơn tại thời điểm đi vay.

Lúc tỷ giá tăng, đồng VN mất giá thì DN XK không muốn bán, DN NK thì rất cần mua ngoại tệ dẫn đến NH cũng bị thiếu ngoại tệ để cho vay hay bán cho DN

NK, thậm chí không cam kết mở L/C miễn ký quỹ cho DN mặc dù hạn mức vẫn còn đủ sử dụng Ngược lại, lúc tỷ giá giảm, đồng VN lên giá thì DN XK bán gấp nguồn ngoại tệ thu về, còn nhà NK thì chần chừ chưa muốn mua, NHTM sợ lỗ không dám mua vào.

Thiếu thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng

Việc thu thập và xử lý thông tin của cán bộ tín dụng còn yếu, không thực sự nắm bắt chính xác về tình hình khách hàng và đặc biệt là tình hình thị trường, giá cả mặc hàng NK mà NH cho vay thu mua cũng nhƯ giá bán hàng của khách hàng.Đối với các NH nước ngoài, khi đánh giá, xác định khoản cấp tín dụng cho khách hàng họ thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả nguồn do nước ngoài cung cấp hoặc thậm chí họ phải mua thông tin.Việc thẩm định cho vay củaTPB còn dựa nhiều vào báo cáo tài chính, do vậy việc xác định nhu cầu vốn vay,thời gian cho vay thường không chính xác; tài sản thế thấp trở thành yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định cho vay Trong khi đó, các NH nước ngoài thì xem tài sản thế chấp là thứ yếu trong việc ra quyết định tài trợ vì họ sử dụng hệ thống phân tích, đánh giá khách hàng tiến tiến, họ không chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính mà họ thường nhờ đến các cơ quan chuyên nghiệp như kiểm toán, định giá, … cùng tham gia thẩm định.

Trình độ một số nhân viên tín dụng còn hạn chế về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật

Hiện nay đội ngũ cán bộ trẻ tại TPB chiếm tỷ lệ cao mặc dù có trình độ chuyên môn (tốt nghiệp đại học trở lên) nhưng ít kinh nghiệm và thiếu sự gắng bó lâu dài Hiện tượng chảy máu chất xám từ các NHTM nhà nước qua các NHTMCP , NH nước ngoài đang trở thành vấn nạn đối với các NHTM nhà nước Nhân viên thay đổi và thiếu kinh nghiệm ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm NH. Đối tượng vay ngoại tệ tại TPB đa phần là các DN có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, khả năng ngoại ngữ của cán bộ quan hệ khách hàng còn quá nhiều hạn chế dẫn đến việc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo cao cấp của DN có phần không thuận lợi, thông tin thiếu mạch lạc,…

Nhân viên còn thiếu kiến thức về pháp luật và sự hiểu biết các sản phẩm có liên quan như thanh toán quốc tế, kế toán,… Vì vậy, gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với khách hàng, chưa thật sự tư vấn đầy đủ cho khách hàng về các sản phẩm của NH.

Công tác tiếp thị chưa hiệu quả

Trong thời gian qua, ban lãnh đạo TPB tuy có quan tâm đến công tác marketing nhưng hoạt động marketing tại chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao Nhân viên NH chưa chủ động tìm đến khách hàng, giới thiệu các dịch vụ NH.

Tại chi nhánh chưa có phòng marketing, chưa có đội ngũ chuyên làm công tác marketing, mà việc này vẫn do cán bộ P.QHKH đảm nhiệm Trong khi đó, cán bộ QHKH chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, kỹ năng tiếp thị Điều này gây khó khăn cho cán bộ QHKH, gây sao nhãn công tác tín dụng Chính vì vậy, hoạt động tiếp thị còn tản mạn, manh mún, thiếu chiến lược, kế hoạch thu hút, lôi kéo khách hàng cụ thể, rõ ràng trong chính sách chăm sóc khách hàng và ưu đãi khách hàng giao dịch với NH.

Ngoài ra, với quan điểm từ trước đến nay, hoạt động tín dụng luôn được xem trọng, mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho NH mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro; vì vậy, cán bộ QHKH vẫn tập trung công tác tín dụng màư chưa chú trọng đến công tác marketing, công tác marketing chỉ thực hiện theo phong trào Do vậy chưa đạt được kết quả cao.

4.Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại trong cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Thứ nhất, hệ thống báo cáo của các DN XNK có quy mô vừa và nhỏ chưa đúng quy chuẩn Các DN vừa và nhỏ thường giấu thông tin về doanh thu – lợi nhuận nhằm mục đích trốn thuế; đồng thời, họ nghĩ đơn giản là có tài sản đảm bảo là vay được nên họ không muốn cung cấp thông tin cho NH Do vậy, Chi nhánh khó tiếp cận và chấp nhận cấp tín dụng cho đối tượng này Về phía NH, từ trước đến này TPB được xem là NH bán sĩ nên đã quên đánh giá DN theo một tiệu chuẩn như phải có báo cáo kiểm toán, tài chính minh bạch.

- Thứ hai, các DN chưa nhận thức được tầm quan trọng của các công cụ phái sinh Điều này cũng thật dễ hiểu đối với các DN VN Thị trường tiền tệ tại VN chưa gặp những biến động lớn Những nước chịu khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã bị sốc trong khủng hoảng và chính nhờ đó, họ vươn lên mạnh mẽ như Thái Lan, Malaysia, Philipine Họ đang là những quốc gia có hệ thống chống rủi ro tài chính phát triển mạnh trong khu vực Do vậy, một số DN có nhu cầu NK nguyên liệu khá lớn nhưng do doanh thu bán hàng chủ yếu là VND nên DN không dám vay USD mà chấp nhận vay VND với lãi suất cao hơn để hạn chế rủi ro biến động tỷ giá Cụ thể tại TPB có công ty CP.

- Thứ ba, hệ thống quản lý của DN còn yếu kém và thiếu minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù được đánh giá là mạnh về tiềm lực vốn, công nghệ, quản lý Tuy có những rủi ro tiềm ẩn vượt khả năng đánh giá của NH như: thường công ty mẹ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu hay bao tiêu sản phẩm đầu ra nên hiệu quả kinh doanh của công ty trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng thực chất; vốn đầu tư thực của DN thường được phân chia thành vốn góp và công nợ công ty mẹ, với cơ cấu vốn như vậy thì vừa giúp DN giảm thuế thu nhập DN vừa tạo cho chủ đầu tư chủ động điều chỉnh quy mô đầu tư, giảm thiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả và như thế thì khả năng thu hồi nợ của NH khi có rủi ro xảy ra luôn ở thế bị động; phần lớn tài sản thế chấp, cầm cố là dây chuyền máy móc thiết bị đã qua sử dụng do đó việc xác định đúng giá trị tài sản đối với NH là rất khó khăn.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Lãi suất huy động tiền gửi bằng Dola Mỹ kém linh động Đối tượng gửi ngoại tệ chủ yếu vẫn là từ các DN XNK và một phần từ lượng kiều hối trong dân. Số ngoại tệ là kiều hối đa phần được người dân gửi tại các NH có lãi suất cao và không ổn định Tuy nhiên, lãi suất huy động của chi nhánh do Hội sở chính quy định nên kém linh động và thiếu khả năng cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn Còn đối với nguồn ngoại tệ lớn của các DN XNK thì họ thường không gửi kỳ hạn dài mà gửi 1-2 tuần Do vậy, nguồn ngoại tệ cho vay của chi nhánh khá phụ thuộc vào TPB.

- Về phía TPB cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khải các công cụ phái sinh, phòng ngừa rủi ro cho các DN XNK đi vay ngoại tệ Thứ nhất là mặt quy định pháp luật chưa rõ ràng, phù hợp với quốc tế Như chuyện tính thuế vào các công cụ phái sinh Ở các nước khác không đánh thuế vào các công cụ phái sinh vì đó mới là công cụ phòng chống rủi ro cho DN để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời của DN hay một kênh kinh doanh của NH.

Thứ hai , quy trình hướng dẫn của TPB cũng chưa được triển khai sâu rộng đến chi nhánh do nhu cầu thị trường chưa nhiều Thứ ba là do chi nhánh cũng thiếu nguồn nhân lực để triển khai dịch vụ này vì hiện này công tác kinh doanh ngoại tệ vẫn trực thuộc phòng Tổng hợp Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh hiện tại chỉ dừng lại ở việc mua bán ngoại tệ theo giá Spot, làm trung gian giữa các

DN với DN và DN với TPB,…

- Nguyên nhân trình độ một số cán bộ còn hạn chế

Công tác đào tạo chưa được chú trọng mà chủ yếu vẫn là người đi trước dạy lại cho người đi sau Người đi trước cũng không được đào tạo nghiệp vụ của NH mà cũng chỉ tự tìm hiểu và học của người đi trước mình nên đôi khi phải chấp nhận

“sai đâu, sửa đó” Điều này trở nên nguy hiểm nếu điều được truyền miệng không đúng.

Cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ rủi ro, cán bộ quản lý nợ (gọi chung là cán bộ tín dụng) có phần hạn chế kiến thức về luật cũng như không đủ năng lực để đánh giá và định giá tài sản thế chấp Tuy nhiên, một cán bộ tín dụng phải thực hiện toàn bộ công việc từ thẩm định cho vay, định giá tài sản thế chấp và soạn thảo hợp đồng (dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Anh) là thiếu khoa học và rủi ro là quá lớn đối với cán bộ tín dụng và NH.

PHẦN 3.GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

1.Giải pháp đề xuất cho hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Giải pháp huy động vốn bằng ngoại tệ

- Định hướng tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với tăng trưởng nguồn vốn. Tăng cường quảng cáo, tuyên truyền về các dịch vụ tiền gửi; giới thiệu, khuếch trương hình ảnh, biểu tượng, các danh vị đạt được để tạo lòng tin và kích thích nhu cầu gửi tiền vào NH

- Tích cực tham gia hội chợ giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn do tỉnh tổ chức.

- Tổ chức bộ phận hướng dẫn tại quầy giao dịch, bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến NH

- Cán bộ làm công tác huy động vốn phải tự hoàn thiện mình để trở thành người chuyên nghiệp, am hiểu tổng quát các sản phẩm, dịch vụ NH Khi giao dịch với khách hàng ngoài việc nói năng vui vẻ, lịch sự, cán bộ còn biết tư vấn, trả lời thấu đáo câu hỏi của khách hàng về các vấn đề có liên quan Có như vậy, khách hàng mới tin tưởng NH và họ sẽ yên tâm giao tài sản cho NH

- Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, thường xuyên cập nhật thông tin trên cơ sở so sánh các hình thức huy động, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới của các đối thủ,… từ đó, có thể đưa ra các giải pháp huy động vốn kịp thời

- Cần có chính sách cụ thể đối với từng đối tượng khách hành, như sau:

+ Đối với khách hàng cá nhân: Phát triển các loại hình chuyển tiền vừa đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thủ tục đơn giản để thu hút nguồn kiều hối chuyển về thông qua TPB Đồng thời kết hợp với mức lãi suất gửi tiết kiệm hấp dẫn hoặc những món tặng phẩm giản dị có in logo của TPB như áo mưa, ví, bộ ấm,…tùy theo giá trị số tiền gửi, thời gian gửi Hình thức này chi phí không cao nhưng phù hợp với tâm lý khách hàng Ngoài ra, tặng phẩm còn mang ý nghĩa giúp NH quãng bá hình ảnh TPB và ghi lại dấu ấn sâu sắc đối với khách hàng qua việc sử dụng chúng + Đối với khách hàng DN XNK: đây là đối tượng có số dư ngoại tệ trên tài khoản thanh toán lớn, nhưng dùng để phục vụ sản xuất, ít khi nhàn rỗi để gửi NH.

Do vậy, để sử dụng được số tiền tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản của nhóm khách hàng này, giải pháp cần thiết là tăng cường lắp đặt dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng “TPB online”, khai thác tốt chức năng vấn tin số dư tài khoản, xem TGHĐ, lãi suất, thực hiện thanh toán trong; ngoài ra, cần đơn giản hóa thủ tục để

DN có thể sử dụng dịch vụ TPB Money thực hiện thanh toán tiền hàng NK tại nhà thay gì đến NH như hiện nay Đồng thời có chính sách ưu đãi phí thanh toán XNK phù hợp với từng DN để thu hút nguồn ngoại tệ thanh toán qua TPB Ngoài ra, tư vấn cho DN dịch vụ “Autoinvest” còn gọi là “lãi suất tự động” Dịch vụ mang lại cho DN một lãi suất cao hơn lãi suất gửi không kỳ hạn, lãi suất tự động áp dụng trên số dư trên tài khoản của DN vượt mức đã thỏa thuận ban đầu, lãi suất tính theo từng ngày Với dịch vụ này, DN không cần bận tâm như khi gửi tiền kỳ hạn là phải đến ngày đáo hạn mới nhận đầy đủ tiền lãi theo lãi suất của kỳ hạn đó, DN có thể sử dụng toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của mình bất cứ lúc nào mà không có sự hạn chế nào.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay

Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất Thực tế cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và cả danh mục cho vay nói chung Khi tiến hành thẩm định tín dụng, ngoài việc làm rõ tính khả thi của dự án phương án (như các mặt tổ chức thực hiện, kỹ thuật, nguồn vốn…), tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của dự án hương án đó(phân tích dòng tiền, tỷ suất lợi nhuận…) CBTD còn phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính (uy tín của DN, chất lượng bộ máy quản lý, tình hình tiêu thụ chủ yếu của khách hàng (giá cả, đối thủ cạnh tranh…) và tính pháp lý của dự án phương án Đặc biệt phải đi sâu tìm hiểu lợi nhuận của DN có phải do hoạt động kinh doanh chính mang lại hay không nhằm phòng ngừa các DN vay vốn không đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính (như cho vay nặng lãi, chơi hụi, đầu tư chứng khoán…) dễ phát sinh rủi ro dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng Đối với báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của các DN vay vốn phải có xác nhận của kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán Nhà nước, có thế mới tránh được báo cáo tài chính thiếu trung thực.

Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, đơn giản hóa thủ tục vay vốn để tạo thuận lợi cho sự tiếp cận vốn của ngân hàng, góp phần tạo nên mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và TPB.

Tăng cường kiểm soát quá trình cho vay

Theo Quy trình tín dụng do TPB ban hành thì khâu kiểm tra sử dụng vốn vay có một vị trí sống còn đối với chất lượng món vay và khả năng trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây chính là những khâu yếu nhất của quy trình cho vay CBTD đa số chỉ chú ý đến khâu thẩm định dự án phương án vay mà chưa chú trọng đến công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay và nếu có thì cũng chỉ kiểm tra chiếu lệ, chưa đi sâu, bám sát nguồn vốn vay đơn vị sử dụng như thế nào? Đa số chỉ kiểm tra tại văn phòng và chứng từ giấy tờ, chưa chịu khó đi kiểm tra thực tế tại các kho bãi, nhà máy, công trình của DN nên đã phát sinh nhiều rủi ro tín dụng Để khắc phục, TPB cần chấn chỉnh công tác kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư,quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ của DN và các hóa đơn mua bán hàng hóa để xem lại việc phát tiền vay, nếu phát hiện những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay sai mục đích, CBTD kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý Sau khi hoàn thành dự án, phương án vay,CBTD bám sát diễn biến về tình hình kinh doanh, nguồn tiền về, thu nhập của người vay để đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn thì CBTD phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, đưa ra phương án gia hạn, thu hồi nợ và phải theo sát món vay nhằm thu hồi nợ đúng thời gian khách hàng đã cam kết Việc kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng:

- Đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận

- Cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt

- Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Giải pháp phát triển khách hàng và thị trường

Trước hết, chi nhánh cần thành lập phòng marketing, gửi cán bộ phòng marketing đến từng bộ phận phòng ban tìm hiểu thông tin đầy đủ về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, hệ thống lại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đang cung ứng Thậm chí, cử cán bộ đi học khóa đạo tạo ngắn ngày về kỷ năng giao tiếp, bán hàng,… nhằm giúp cán bộ nâng cao kiến thức và tự tin trong công việc Vì trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng đều quan tâm đến duy nhất sản phẩm cho vay Đặc biệt, sản phẩm cho vay ngoại tệ còn gắn liền với hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động mua bán ngoại tệ, bảo lãnh nước ngoài cũng như các sản phẩm NH bán lẻ khác, Do vậy, sự am hiểu tương đối tổng thể về các dịch vụ ngân hàng một mặt sẽ giúp cán bộ ngân hàng thấy tự tin hơn khi tiếp xúc khách hàng; mặt khác tạo được ấn tượng tốt bởi tính chuyên nghiệp đối với khách hàng.

Xây dựng chiến lược tiếp thị cho từng giai đoạn, trong đó xác định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, chính sách khách hàng, và biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu đó rồi trình Ban giám đốc phê duyệt chủ trương; cũng như chủ động tìm đến khách hàng, chủ động tìm hiểu, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.Lấy khách hàng làm trọng tâm, mọi hoạt động đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, luôn thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thƯớc đo đánh giá chất lượng hoạt động của các bộ phận Nhân viên Ngân hàng có một kỹ năng giao tiếp tốt, mặc dù khách hàng đến và chưa phát triển quan hệ giao dịch nhưng nhân viên đều có thái độ tận tình niềm nở.

Hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ

Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng

XHTD là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, mô hình chấm điểm cần chú trọng đánh giá bổ sung các chỉ tiêu phản ảnh những biến đổi trong chính của Nhà nước ảnh hưởng đến DN Đồng thời, trước mắt cần phải có sự điều chỉnh trong nhận định một số chỉ tiêu như sau:

- Kinh nghiệm của Ban quản lý: không phải thời gian điều hành của DN càng lâu càng tốt Vì thực tế cho thấy nhà quản lý giữ vị trí điều hành DN quá lâu dễ dẫn

DN đến lối mòn, thiếu sáng tạo, hành động chủ quan duy ý chí và bảo thủ,… Do vậy, khi đánh giá kinh nghiệm của ban điều hành cần thêm nhiều yếu tố khác như trình độ học vấn, quá trình công tác và vị trí đã từng nắm giữ trong quá trình làm việc,…

- Số lượng NH khác mà khách hàng duy trì tài khoản cũng cần xem xét lại Vì ngày nay, một khách hàng “khôn ngoan” cần phải có quan hệ và giao dịch với khá nhiều NH Ngoài ra, trong điều kiện thực tế nếu như khách hàng quan hệ tín dụng với càng nhiều TCTD, khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng với các TCTD khác tốt thì có thể chứng tỏ khách hàng tốt Do vậy, có thể loại trừ chỉ tiêu duy trì tài khoản tại nhiều TCTD ra khỏi bảng chấm điểm

- Điểm dòng tiền: điều chỉnh cách tính hệ số khả năng trả gốc từ thu nhập doanh thu chứ không phải từ doanh thu thuần như bảng chấm hiện tại.

Xây dựng chính sách cho vay thế chấp tài sản đối với từng đối tượng khách hàng theo xếp hạng tín dụng

tượng khách hàng theo xếp hạng tín dụng

- Cho vay có đảm bảo đầy đủ bằng tài sản là một điều tốt, khoản vay được có thêm nguồn thu nợ an toàn Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào quan điểm của từng NH Là NHTM nhà nước, chi nhánh TPB vẫn xem trọng tài sản đảm bảo khi xét duyệt cho vay Trong khi đó, các chi nhánh NH nước ngoài gần như cho vay không có tài sản thế chấp Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn thì Chi nhánh cần xây dựng chính sách khách hàng theo phân loại xếp hạng tín dụng Cụ thể như sau:

+ Khách hàng được xếp hạng từ A trở lên thì cho vay không có tài sản thế chấp;

+ Khách hàng được xếp hạng từ B đến BBB thì cho vay thế chấp một phần bằng tài sản;

+ Khách hàng được xếp hạng dưới B thì cho vay thế chấp hoàn toàn bằng tài sản để đảm bảo cho dư nợ theo tỷ lệ 70% đối với tài sản là bất động sản, 50% đối với máy móc thiết bị, 60% đối với giá trị hàng tồn kho Nếu tài sản chưa đủ giấy tờ để hoàn tất thủ tục thế chấp như đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất và công trình trên đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì từ chối cho vay khách hàng xếp hạng tín dụng dưới B, xem xét cho vay khách hàng xếp hạng từ

B trở lên trong thời gian chờ khách hàng hoàn thành thủ tục thế

- Cần tách công tác định giá tài sản đảm bảo, ký hợp đồng đảm bảo ra khỏi công việc thẩm định cho vay của cán bộ Điều này thể hiện sự chuyên môn hóa ngày càng sâu trong công tác tín dụng, cán bộ tín dụng tập trung vào công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư Vì thực tế chất lượng tín dụng có vai trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và cả danh mục cho vay nói chung

- Hoàn hiện các hợp đồng thế chấp tài sản là hàng tồn kho và khoản phải trả,quyền đòi nợ cũng như cách thức quản lý tài sản thế chấp, các bước kiểm tra tài sản thế chấp trong quá trình cho vay.

Gắn kết các công cụ phái sinh với cho vay ngoại tệ

Trước những diễn biến vừa qua, cả NH và DN hoạt động trong lĩnh vực XNK, có nhu cầu vay-trả nợ bằng ngoại tệ bắt đầu quan tâm trên các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro do sự biến động của tỷ giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh

Về quy định của pháp luật đã có quy định cho phép TPB thực hiện các công cụ phòng chóng rủi ro như swap và forward Nhưng do tại VN nói chung, địa bàn tỉnh ĐN nói riêng cầu về các công cụ phòng chống rủi ro chưa phát sinh nhiều nên TPB cũng chưa quan tâm phát triển Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh hiện nay, môi trường kinh doanh khá phức tạp, TPB cần đưa ra gói sản phẩm cho vay ngoại tệ kết hợp sử dụng các công cụ phái sinh, mà cụ thể là hợp đồng kỳ hạn (forward) vì hợp đồng kỳ hạn đơn giản, dễ hiểu, khách hàng dễ tiếp cận, thị trường giao dịch hợp đồng kỳ hạn cũng đã phát triển hơn so với các công cụ phái sinh khác, đặc biệt là hợp đồng quyền chọn (option).

Về nhân sự, TPB cần chuẩn bị cụ thể như sau:

- Bộ phận marketing làm công tác giới thiệu, tư vấn cho khách hàng các công cụ phòng chống rủi ro đối với các DN XNK nói chung, các DN vay vốn bằng ngoại tệ tại chi nhánh

- Bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Hiện nay, tại chi nhánh chỉ có hai cán bộ làm tại phụ trách hoạt động kinh doanh ngoại tê tại bộ phận này Do vậy, cần bổ sung thêm một nhân viên cùng phụ trách công tác kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh được thuận lợi hơn.

Về triển khai các công cụ phái sinh

Hiện nay, công cụ phái sinh gồm: hợp đồng kỳ hạn, swap, tương lai và quyền chọn Tuy nhiên, đến nay TPB chưa xây dựng được mức phí trong hợp đồng quyền chọn nên chưa thể áp dụng công cụ này trong phòng chóng rủi ro được Ngoài ra,việc ký hợp đồng quyền chọn đồng VN – ngoại tệ không thực hiện được trên thị trường tài chính quốc tế do đồng VN chưa phải là đồng tiền mạnh, không được dùng trong giao dịch ngoại thương Đồng thời, do thị trường trong nước chưa phát triển, cả DN và ngân hàng chưa có đầy đủ thông tin về sản phẩm này nên rất khó triển khai ít nhất là cho đến thời điểm hiện nay Trong hoạt động cho vay ngoại tệ,đặc biệt đối với các DN có đầu vào chủ yếu là NK nhưng doanh số XK thấp hoặc thị trường tiêu thụ hoàn toàn nội địa thì sẽ phù hợp khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ vì ngay thời điểm vay DN đã xác định được số tiền nội tệ bỏ ra để mua ngoại tệ trả nợ cho Ngân hàng Từ đó đưa các chi phí phát sinh liên quan đến hợp đồng kỳ hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh, DN cũng yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không lo lắng về sự biến động tỷ giá

Với hợp đồng kỳ hạn cho khách hàng thì chi nhánh có thể thực hiện hợp đồng kỳ hạn đối ứng với các ngân hàng trong và ngoài nước dễ dàng hơn đối với hợp đồng quyền chọn vì trên hợp đồng kỳ hạn chỉ có hai nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ vào một thời điểm nào đó trong tương lai mà không liên quan đến đồng VN.Hơn nữa, hợp đồng kỳ hạn khá đơn giản, khách hàng dễ tiếp cận và sử dụng,hiệu quả cũng cụ thể Điều quan trọng để áp dụng được giải pháp này là phải “kích cầu” dịch vụ này, làm cho các DN nhận thức được tầm quan trọng của công cụ phòng chóng rủi ro.

Giải phấp nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng

Như đã nhận định ban đầu, hoạt động cho vay ngoại tệ liên quan đến khá nhiều dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, … Vì vậy,cán bộ tín dụng cần có hiểu biết nhất định về các dịch vụ ngân hàng có liên quan; và ngược lại các cán bộ tại các phòng ban có liên quan khác cũng cần nắm bắt một số vấn đề cơ bản về việc cấp tín dụng Để từ đó mang đến cho khách hàng nhiều thông tin hơn khi tiếp xúc với một trong các phòng ban TPB cần thành lập một bộ phận giảng dạy không thường trực gồm các trưởng, phó phòng hoặc cán bộ có kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ của phòng, có khả năng truyền đạt thông tin tốt để giới thiệu cho nhân viên mới tuyển dụng về nhiệm vụ chính của phòng mình, các dịch vụ cụ thể mà phòng chịu trách nhiệm cung cấp cho khách hàng, cũng như các văn bản quy định pháp luật, quy trình cung ứng dịch vụ, … Sau đó, toàn bộ nhân viên mới luân chuyển thực tập tại các phòng ban khoảng 1-2 tháng tùy theo mức độ của nghiệp vụ phát sinh từng phòng để nắm bắt khái quát về các dịch vụ ngân hàng.Qua đó, tạo mối quan hệ giữa các nhân viên của các phòng ban, nâng cao tinh thần hợp tác và đoàn kết giữa các nhân viên, hỗ trợ tốt cho công tác quản trị cho Ban giám đốc Ngoài ra, TPB cũng cần liên kết với các trường Đại học Ngân hàng, Đại học kinh tế, Đại học luật, … để tổ chức các buổi tập huấn theo chuyên đề để bổ sung kiến thức cho nhân viên

2.Kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước và TienPhong Bank

Đối với chính phủ

- Xây dựng hệ thống thông tin trên cơ sở dự báo để các TCTD chủ động phản ứng nhanh và kịp thời khi có những biến động các vấn đề của nền kinh tế xảy ra

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các NHTM, xem xét các quy định về định giá và bán đấu giá tài sản bảo đảm tiền vay nhằm giúp NH giải phóng vốn nhanh

- Để giải quyết những rào cản hiện nay đối với công cụ phái sinh, không chỉ xét từ góc độ các NHTM hay DN mà rất cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, cụ thể từ việc tháo gỡ vướng mắc về thuế và chế độ ghi sổ kế toán, và của NHTM trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể

- Công tác dự báo tiền tệ cần phải được đặc biệt quan tâm và đảm bảo phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính để nắm bắt chính xác và kịp thời dự toán ngân sách hàng năm, đảm bảo việc mua bán ngoại tệ giữa NHNN và Bộ Tài Chính được thông suốt, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế cũng như tránh hiện tượng nguồn ngoại tệ dư thừa ảnh hưởng đến thị trường tài chính NH

- Tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích chuyển kiều hối về nước để tăng lượng ngoại tệ thặng dư của khu vực dân cư; đồng thời với việc chú trọng quản lý phù hợp; khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp tạo nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế vận hành tốt trong điều kiện phát triển ngoại thương hiện nay

- Thực hiện chính sách khuyến khích NK các máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ công tác kiến thiết đất nước, NK các nguyên nhiên liệu, hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế và hạn chế NK các mặt hàng xa xỉ.

Đối với Ngân hàng nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng, nội dung cung cấp cần đa dạng, không nên dừng lại ở các báo cáo tài chính, dư nợ tại các TCTD, tình trạng nợ quá hạn,… mà cần có thêm thông tin về công ty mẹ ở nước ngoài (nếu có), tình hình ngành nghề,… để giúp các NHTM thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng tốt hơn, nhanh hơn và đồng thời cũng hạn chế mức rủi ro là thấp nhất.

- Làm đầu mối cho các NHTM VN tiếp cận được với nguồn vốn vay ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế, nhằm giảm chi phí huy động vốn ngoại tệ đối với các NHTM VN, đảm bảo nguồn ngoại tệ cho vay tài trợ XNK với DN hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương

- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công tác điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành NH trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác.

Đối với ngân hàng TMCP Tiên Phong

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các loại hình nghiệp vụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, nghiệp vụ tương lai tiền tệ nói riêng Tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn cho khách hàng về các công cụ mới trong trong kinh doanh và cho vay ngoại tệ để hỗ trợ cho hoạt động XNK của DN đạt hiệu quả cao, giúp DN có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, giải quyết được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm XHTD theo hướng ngày càng phù hợp với điều kiện thực tế

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để có thể triển khai xử lý đầy đủ các sản phẩm giao dịch ngoại hối mà NHNN cho phép thực hiện như nghiệp vụ quyền chọn.

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trường kinh tế Trong đó, hoạt động cho vay ngoại tệ cho các doanh nghiệp XK đang là một trong những xu hướng của ngành tài chính ngân hàng trong hiện tại và tương lai.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM ở Việt Nam trong những năm vừa qua tăng trưởng cao nhưng vẫn còn nhiều tồn tại một số khiếm khuyết, chủ yếu là hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao,chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.

Là một ngân hàng còn non trẻ, Tiên Phong bank cũng phải đối mặt với những khiếm khuyết trên Do đó việc thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong là cần thiết trong công tác tăng trưởng tín dụng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay ngoại tệ.

Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập, em đã phần nào trình bày thực trạng hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong đồng thời đưa ra những kiến nghị và giải pháp chủ yếu cho ngân hàng nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, hạn chế rủi ro xảy ra. Các giải pháp và đề xuất trong chuyên đề dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc tham khảo những sách vở, tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nhận thức nên chắc chắn chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được nhận xét, ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả các quý thầy, cô cùng bạn bè để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn

1.Hiệp hội ngân hàng: Tạp chí tài chính tiền tệ các năm (2008- 2009- 2010- 2011)

2 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008- 2011, Tài liệu đại hội cổ đông thường niên các năm 2008-2011

3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tạp chí ngân hàng các năm 2008- 2011

4 Viện chiến lược và chính sách tài chính: Hỏi đáp về chính sách tài chính Việt Nam 2010

5 Matt Haig: Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng đầu thế giới

6 Một số website: www.tpb.com.vn, www.nguoitienphong.vn,www.vneconomic.com.vn, www.vnexpress.net

Phụ lục Bảng 1.1 Cơ cấu và tình hình huy động vốn tại NHTMCP

Tiên Phong Đơn vị:tri u đồng, ngàn USD ệu đồng, ngàn USD

I Huy động địa phương(quy VNĐ) 1.698.33

II Vay TW (quy VNĐ) 1.779.73

Tổng cộng huy động 3.478.07

Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn tại NHTMCP Tiên Phong ĐVT:Tri u đồng ệu đồng, ngàn USD

Dư nợ NH/tổng dư nợ 70% 72% 81% 76%

Tốc độ tăng trưởng cho vay 25% 12% 17% 2%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ NH 25% 15% 28% -6%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ TH 24% 5% -23% 23%

B.Tổng tài sản có 3.818.048 4.154.225 5.044.519 5.510.072

STT Ngành cho vay

Dư nợ cho vay theo ngành

Dư nợ cho vay bằng USD quy VND

1 Ngành dệt may- giầy 247,106 6% 238,271 11%

2 Ngành nhôm-sắt- thép 702,388 16% 668,155 30%

4 Ngành thức ăn gia súc 609,558 14% 200,478 9%

7 Ngành cơ khí, công nghiệp nặng 493,414 11% 239,787 11%

8 Thương mại dịch vụ 323,247 7% 17,181 1%

Bảng 1.3 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2010

BẢNG 1.4: DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Năm DNNN HTX ĐT nước ngoài CT CP, TNHH Đối tượng khác

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

BẢNG 1.5 : TÌNH HÌNH NỢ KHOANH, NỢ QUÁ HẠN TẠI NHNT ĐN

Năm DN Nhà nước CT TNHH,

Tư nhân, cá thể TP khác Tổng cộng % so với dư nợ

NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH

BẢNG1.6: CƠ CẤU CHO VAY NGẮN HẠN USD-VND

Dư nợ ngắn hạn VND 855,509 1,001,821 1,427,064 1,603,546

Dư nợ ngắn hạn USD 1,294,895 1,542,035 1,789,833 1,719,427

Ngày đăng: 29/08/2023, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w