Quy định của RCEP liên quan đến ngành thủy sản...8 1.Quy định về giảm thuế quan...8 2.Quy định về quy tắc xuất xứ...9 3.Quy định về thủ tục hải quan và thuận lới hóa thương mại...9 4.Quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI: Sử dụng mô hình SWOT để phân tích tác động của RCEP đến ngành thuỷ sản
Việt Nam và đề xuất giải pháp chính sách?
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Anh Minh – 11232131
Lớp học phần: Hội nhập kinh tế quốc tế-08
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2024
Trang 2Mục lục
A MỞ ĐẦU 4
I Tình hình phát triển ngành thủy sản Việt Nam 4
1 Sự ra đời của ngành thủy sản của Việt Nam 4
2 Cấu trúc ngành 4
3 Tình hình Xuất-Nhập khẩu của ngành thủy sản 4
4 So sánh ngành thủy sản của Việt Nam và Campuchia 6
B Quy định của RCEP liên quan đến ngành thủy sản 8
1.Quy định về giảm thuế quan 8
2.Quy định về quy tắc xuất xứ 9
3.Quy định về thủ tục hải quan và thuận lới hóa thương mại 9
4.Quy định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật 10
5.Quy định về hợp tác kinh tế và kĩ thuật 10
C PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP RCEP 11
I Sử dụng mô hình SWOT 11
1.Trước khi gia nhập 11
2.Sau khi gia nhập RCEP 14
II Giải pháp và kiến nghị cho ngành thủy sản Việt Nam 18
1 Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm ngành thuỷ sản: 18
2 Phát triển sản phẩm và thị trường RCEP 22
3 Chính sách hỗ trợ và thể chế của nhà nước 25
C Tài liệu tham khảo 27
D Phân công trách nhiệm thành viên nhóm và kết quả thực hiện 28
Trang 3A MỞ ĐẦU
I Tình hình phát triển ngành thủy sản Việt Nam
1 Sự ra đời của ngành thủy sản của Việt Nam.
Ngành thủy sản của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với điều kiện
tự nhiên phong phú và bờ biển dài của đất nước Quá trình ra đời và phát triển củangành thủy sản tại Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn chính:
Giai đoạn sơ khai (trước năm 1954)
Giai đoạn từ 1954 – 1975
Giai đoạn sau thống nhất (1975 – 1986)
Giai đoạn đổi mới (sau năm 1986)
Giai đoạn hiện đại (từ năm 2000 đến nay):
Ngành thủy sản Việt Nam trở thành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọncủa đất nước Các sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra, và cá basa chiếm thị phần lớntrên thị trường quốc tế
Ngành thủy sản hiện nay đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam và tạo ra hàng triệuviệc làm, đặc biệt ở các vùng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâmnuôi trồng thủy sản của cả nước
Nuôi nước ngọt: Chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông
Hồng Các loài chính gồm cá tra, cá basa, cá rô phi, và các loại cá khác
Nuôi nước mặn và nước lợ: Phổ biến ở khu vực ven biển, đặc biệt là các tỉnh miền
Trung và đồng bằng sông Cửu Long Các sản phẩm chính gồm tôm sú, tôm thẻchân trắng, hàu, và các loài nhuyễn thể khác
b, Phương pháp nuôi trồng
Nuôi ao, đầm: Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất.
Trang 4Nuôi bè, lồng: Phương pháp này được áp dụng ở các vùng nước sâu hơn như sông,
hồ, và biển
Nuôi thâm canh và bán thâm canh: Áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng
suất và kiểm soát chất lượng
c, Chuỗi cung ứng liên quan đến nuôi trồng
Cung cấp giống thủy sản: Các trại giống cung cấp nguồn giống chất lượng, đảm
bảo tỷ lệ sống cao
Thức ăn thủy sản: Sản xuất thức ăn công nghiệp với các thành phần dinh dưỡng
đáp ứng nhu cầu của từng loài thủy sản
3 Tình hình Xuất-Nhập khẩu của ngành thủy sản.
3.1 Xuất khẩu thủy sản.
3.1.1 Tình hình xuất khẩu
Giá trị và sản lượng xuất khẩu: Tăng trưởng ổn định, các sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu gồm tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng), cá tra, cá basa, cá ngừ, mực, và các loàinhuyễn thể Tôm và cá tra chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Trang 5Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đem về trên 4,4 tỷ USD, tănggần 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản chủ lực đều có tăng trưởng cao trongtháng 6: cá tra tăng 22%, cá ngừ tăng 40%, cua ghẹ tăng 59% Riêng mặt hàng tômtăng nhẹ 7% Mực, bạch tuộc là sản phẩm duy nhất giảm nhẹ so với cùng kỳ nămngoái
3.1.2 Thị trường xuất khẩu
Hoa Kỳ: Là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam,
đặc biệt là tôm và cá tra
Liên minh châu Âu (EU): EU là thị trường quan trọng, với yêu cầu cao về chất
lượng và nguồn gốc sản phẩm Các sản phẩm như tôm và cá tra đều có thị phần lớn tạiđây
Nhật Bản: Đây là thị trường trọng điểm cho sản phẩm tôm, với yêu cầu cao về an
toàn thực phẩm
Trung Quốc: Là một trong những thị trường tiềm năng và đang phát triển mạnh
cho các sản phẩm như cá tra và nhuyễn thể
Hàn Quốc và ASEAN: Các quốc gia trong khu vực cũng là đối tác quan trọng của
ngành thủy sản Việt Nam
3.2 Nhập khẩu thủy sản.
Nhập khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ chế biến và tiêu thụ nội địa,bao gồm nguyên liệu đầu vào cho chế biến và sản phẩm để đa dạng hóa nguồn cung.3.2.1 Mục đích nhập khẩu
Nguyên liệu chế biến: Việt Nam nhập khẩu thủy sản nguyên liệu từ các quốc gia
khác để phục vụ cho hoạt động chế biến và xuất khẩu Các mặt hàng này thường baogồm cá ngừ, cá hồi và một số loại thủy sản khác mà trong nước chưa sản xuất đủ
Trang 6Đa dạng sản phẩm tiêu thụ: Nhập khẩu các sản phẩm thủy sản để phục vụ nhu cầu
trong nước, đặc biệt là các loài thủy sản mà Việt Nam không có hoặc sản xuất hạnchế
3.2.2 Chính sách nhập khẩu
Quản lý chất lượng: Việt Nam thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra chất lượng đối
với thủy sản nhập khẩu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Thuế và quy định nhập khẩu: Chính phủ áp dụng các chính sách ưu đãi thuế để
giảm chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu chế biến
4 So sánh ngành thủy sản của Việt Nam và Campuchia.
4.1 Hợp tác giữa hai quốc gia.
Thương mại và xuất khẩu:
Việt Nam: Là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới,đặc biệt trong các sản phẩm như tôm, cá tra và cá basa
Campuchia: Phát triển ngành thủy sản với sản phẩm chủ lực như cá tầm, cáchép Campuchia có thể nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ Việt Nam để phục
vụ nhu cầu nội địa
Chuyển giao công nghệ: Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ trong
nuôi trồng thủy sản, chế biến và bảo quản sản phẩm Điều này giúp Campuchia nângcao năng suất và chất lượng sản phẩm
Phát triển bền vững: Hai nước có thể hợp tác trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
và duy trì các thực hành nuôi trồng bền vững Việc chia sẻ thông tin về bảo tồn sinhvật biển và các biện pháp chống đánh bắt trái phép là cần thiết
Nghiên cứu và đào tạo: Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu khoa học về thủy
sản, tổ chức các khóa đào tạo cho ngư dân và người làm trong ngành chế biến thủysản Cạnh tranh trong ngành thủy sản
4.2 Cạnh tranh giữa hai quốc gia.
Thị trường xuất khẩu: Việt Nam và Campuchia đều xuất khẩu sang các thị trường
lớn như EU, Mỹ và Nhật Bản, điều này dẫn đến cạnh tranh về giá cả và chất lượng
Trang 7Việt Nam có lợi thế về quy mô và chuỗi cung ứng, trong khi Campuchia có thể tậptrung vào các sản phẩm độc đáo
Nguồn lợi thủy sản: Cả hai nước đều có các vùng biển và sông ngòi giàu tài
nguyên Cạnh tranh trong khai thác nguồn lợi thủy sản có thể dẫn đến xung đột vềquyền lợi, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn lợi
Giá trị gia tăng: Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trong việc gia tăng giá trị
sản phẩm thủy sản thông qua chế biến, trong khi Campuchia có thể chưa phát triểnđược hết tiềm năng trong lĩnh vực này, tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút nhà đầutư
Kết luận Mặc dù có nhiều cơ hội hợp tác, Việt Nam và Campuchia cũng cần nhận thức rõ ràng về những thách thức và cạnh tranh trong ngành thủy sản Sự hợp tác hiệu quả có thể giúp cả hai nước phát triển bền vững, tối ưu hóa lợi ích từ nguồn tài nguyên quý giá này.
Tình hình phát triển của ngành thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2018-2023 (Tổng cục thống kê)
Trang 8Chỉ số phát triển ngành thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2018-2023 (Tổng cục thống kê)
B Quy định của RCEP liên quan đến ngành thủy sản
Các quy định của RCEP liên quan đến ngành thủy sản trong RCEP chủ yếu đượcxây dựng dựa trên các mục tiêu chung của hiệp định :
1.Quy định về giảm thuế quan.
Theo chương 2 trong RCEP về thương mại hàng hóa
Điều 2.4: Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan
Trừ phi có quy định khác trong Hiệp định này, mỗi Bên phải cắt giảm hoặc xóa bỏthuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ của các Bên khác phù hợp với Biểu cam kếtcủa mình tại Phụ lục I (Biểu cam kết thuế quan)
RCEP cam kết cắt giảm thuế quan cho hàng hóa, bao gồm nhiều sản phẩm thủy sản, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
Trang 9Hiện nay, Việt Nam chào cho các nước ASEAN và các nước đối tác tỷ lệ tự dohóa thuế quan không cao hơn mức cam kết trong các Hiệp định FTA - ASEAN Cộnghiện hành, cụ thể chào cho ASEAN là 90,3%, cho Australia và New Zealand là89,6%, cho Nhật Bản và Hàn Quốc là 86,7% Với Trung Quốc, ta chào tỷ lệ tự do hóathuế quan là 85,6%.Trong khi đó, các nước đối tác chào cho Việt Nam tỉ lệ tự do hóathuế quan cao hơn Việt Nam chào cho các nước đối tác tương ứng, cụ thể Ốtx-trây-liaxóa bỏ 92%, Niu Dilân xóa bỏ 91,4%, Nhật Bản xóa bỏ 90,4%, Hàn Quốc và TrungQuốc xóa bỏ 90,7%.”
2.Quy định về quy tắc xuất xứ.
Chương 3 trong RCEP:
Điều 3.2: Hàng hóa có xuất xứ
Theo quy định tại Hiệp định này, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu:
(a) có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theoquy định tại Điều 3.3 (Hàng hóa có xuất xứ thuần túy); hoặc
(b) được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên;hoặc
(c) được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất
xứ nhưng đáp ứng quy định tại Phụ lục 3A (Quy tắc cụ thể mặt hàng), và đáp ứngcác quy định khác tại Chương này
RCEP có quy định về quy tắc xuất xứ, yêu cầu sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể để được hưởng lợi từ thuế suất ưu đãi.
Điều 3.22: Yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan
1 Nước thành viên nhập khẩu sẽ cho phép hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định
này nếu hàng hóa có xuất xứ dựa trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
2 Trừ trường hợp quy định khác tại Chương này, nhằm cho phép hưởng ưu đãi
thuế quan, nước thành viên nhập khẩu yêu cầu:
(a) khai báo rằng hàng hóa được coi là có xuất xứ;
(b) chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực trong khoảng thời giankhai báo theo quy định tại điểm a khoản này;
(c) cung cấp bản gốc hoặc bản chứng thực bản sao Chứng từ chứng nhận xuất xứhàng hóa nếu nước thành viên nhập khẩu yêu cầu
Trang 103.Quy định về thủ tục hải quan và thuận lới hóa thương mại.
Gồm các quy định về đơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục hải quan, hài hòa cácthủ tục hải quan với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo tính dễ dự đoán và nhấtquán trong việc áp dụng các luật và quy định hải quan, đồng thời thúc đẩy quản lýhiệu quả các thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa nhanh chóng, tạo thuận lợi chodoanh nghiệp
4.Quy định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.
Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) về cơbản tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS của WTO, đồng thời xác định rõ vaitrò quan trọng của tính minh bạch, cơ sở khoa học trong việc xây dựng và áp dụng cácbiện pháp SPS của các bên, vấn đề hợp tác và nâng cao năng lực và cơ chế tham vấn
kỹ thuật nhằm giải quyết các vướng mắc về SPS để thúc đẩy thương mại nông sảnthực phẩm giữa các bên đối tác trong RCEP
5.Quy định về hợp tác kinh tế và kĩ thuật.
Chương 15 trong RCEP về hợp tác kinh tế và kĩ thuật
Điều 15.5: Chương trình làm việc
1 Phù hợp với khoản 4 của Điều 15.2 (Mục tiêu), các Bên sẽ xây dựng chương
trình làm việc có xem xét các điều khoản hợp tác kinh tế và kỹ thuật trong Hiệpđịnh này và các nhu cầu được xác định bởi các ủy ban được thành lập theoChương 18 (Các quy định về thể chế)
2 Để khuyến khích việc thực hiện và sử dụng có hiệu quả Hiệp định này, trong
chương trình làm việc, các Bên sẽ ưu tiên cho các hoạt động:
(a) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các Bên là nước đangphát triển và các Bên là Nước kém Phát triển;
(b) nâng cao nhận thức của cộng đồng;
(c) tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp; và (d) cáchoạt động khác có thể được thỏa thuận giữa các Bên
3 Các Bên có thể, khi cần thiết và khi được thoả thuận, sửa đổi chương trình làm
việc
Trang 114 Hiệp định cũng khuyến khích hợp tác trong nghiên cứu và phát triển công nghệ
trong ngành thủy sản, nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất và bảo vệ môi trường
C PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP RCEP
I Sử dụng mô hình SWOT.
SWOT là viết tắt của 4 thành phần cấu thành: Strengths (Điểm mạnh),Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) Ma trậnSWOT được thiết kế để thể hiện trực quan những dữ liệu về điểm mạnh - yếu cũngnhư cơ hội, thách thức trong bối cảnh thực tế
Để xét ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh gia nhập RCEP bằng mô hìnhSWOT, chúng ta chia ra làm 2 thời điểm: trước khi gia nhập và sau khi gia nhập; vớiđiểm mạnh và điểm yếu chính là trước khi gia nhập; cơ hội và thách thức cũng có thểhiểu là những Việt Nam đón nhận và đối mặt sau khi gia nhập RCEP
1.Trước khi gia nhập.
Trải qua nhiều thời kì hình thành và phát triển, với những điều kiện thuận lợi được
tự nhiên ban tặng và điều kiện xã hội, ngày nay ngành thủy sản Việt Nam được cho lànhiều lợi thế nhờ mang nhiều điểm mạnh Là một nước nhỏ, bên cạnh những điểmmạnh, ngành thủy sản Việt Nam còn có nhiều điểm yếu tồn tại trong đó Những điểmmạnh ngày càng được củng cố và biểu hiện sau khi Việt Nam gia nhập thị trươngquốc tế, và đặc biệt đối với ngành thủy sản là sau khi Việt Nam gia nhập hiếp địnhRCEP
1.1 Điểm mạnh của ngành thủy sản Việt Nam
1.1.1 Vị trí địa lí thuận lợi
Bờ biển dài và vùng biển rộng lớn: Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260 km, với
nhiều vùng biển phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác hải sản và nuôitrồng thủy sản
Địa hình đa dạng: Các vùng ven biển, cửa sông và đồng bằng sông Cửu Long là
những khu vực lý tưởng cho việc nuôi trồng thủy sản như tôm, cá tra và các loại thủysản khác
Trang 12Gần các thị trường lớn: Vị trí gần các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN giúp Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sảnphẩm thủy sản với chi phí vận chuyển hợp lý
Hệ sinh thái phong phú: Các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, đầm phá và biển sâu
cung cấp nguồn lợi thủy sản đa dạng và bền vững, hỗ trợ cho việc khai thác và nuôitrồng
1.1.2 Lực lượng lao động dồi dào
Ngành thủy sản có lực lượng lao động đông đảo, với nhiều người có kinh nghiệmtrong sản xuất và chế biến, giúp ngành duy trì hoạt động hiệu quả
1.1.3 Thị trường xuất khẩu ổn định
Việt Nam đã có thị trường xuất khẩu thủy sản ổn định, đặc biệt là ở các thị trườngtruyền thống như Mỹ và EU
1.1.4 Kinh nghiệm xuất khẩu
Ngành thủy sản đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu, đặc biệt là trong việcđáp ứng các yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế, giúp duy trìthị phần ở nhiều nước
1.1.5 Nguồn nguyên liệu phong phú
Việt Nam có đường bờ biển dài và nhiều vùng nuôi trồng thủy sản phong phú, tạođiều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu đa dạng như tôm, cá tra, cá basa, vànhiều loại hải sản khác
1.1.6 Chất lượng sản phẩm được công nhận
Nhiều sản phẩm thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm và cá tra, đã được chứng nhận vàcông nhận chất lượng trên thị trường quốc tế, tạo được uy tín và niềm tin đối vớingười tiêu dùng
Trang 131.1.7 Mạng lưới phân phối và thương mại mạnh mẽ.
Ngành thủy sản Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới phân phối và thương mạimạnh mẽ, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước
1.1.8 Chính sách hỗ trợ từ chính phủ
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho ngành thủy sản, từ đào tạonghề đến nghiên cứu và phát triển công nghệ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vàphát triển bền vững
1.2 Điểm yếu.
1.2.1 Điểm yếu của ngành thủy sản Việt Nam trước khi gia nhập RCEP
Chất lượng sản phẩm không đồng đều: Một số sản phẩm thủy sản vẫn chưa đạt
tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này ảnh hưởng đến khả năngxuất khẩu và uy tín trên thị trường quốc tế
Cạnh tranh khốc liệt: Ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh
mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ, những nước
có sản phẩm tương tự và hệ thống sản xuất hiệu quả hơn
Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu: Ngành chế biến thủy sản phụ thuộc nhiều
vào nguyên liệu nhập khẩu, làm giảm tính tự chủ và gia tăng chi phí sản xuất.(ví dụ lànguyên liệu thức ăn thủy sản: bột cá, bột ngô, đậu nành, dầu cá thường được nhậpkhẩu từ các nước như Argentina, Mỹ, và Ấn Độ Các hóa chất như phẩm màu, chấtbảo quản và phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thủy sản cũng cần được nhậpkhẩu …)
Vấn đề chống đánh bắt IUU: Cam kết chống IUU => RCEP đặt ra yêu cầu
nghiêm ngặt về việc ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp Việt Nam vẫn đang phải cảithiện hệ thống quản lý và giám sát khai thác hải sản để đáp ứng các yêu cầu này, điềunày có thể dẫn đến áp lực lớn cho các doanh nghiệp và ngư dân
Trang 14Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu: Dù RCEP hỗ trợ cắt giảm thuế quan, ngành
chế biến vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Việc này có thể làm tăng chi phí
và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu
Chưa đáp ứng yêu cầu bền vững: RCEP thúc đẩy phát triển bền vững, nhưng
ngành thủy sản Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí về bảo
vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững
Khó khăn trong việc duy trì tiêu chuẩn xuất khẩu:
Để đảm bảo sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào các thị trường RCEP, doanhnghiệp cần duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao, nhưng nhiều doanhnghiệp nhỏ vẫn thiếu khả năng và nguồn lực để đạt được điều này
Chi tiết về tiêu chuẩn xuất khẩu bao gồm:
o Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo rằng sản phẩm đạt được các tiêuchuẩn về màu sắc, hương vị, độ tươi, và không có tạp chất hay chấtđộc hại
2.Sau khi gia nhập RCEP.
Với quy mô thị trường khổng lồ và tiềm năng tăng trưởng lớn, RCEP hứa hẹn sẽmang đến nhiều cơ hội mới cho ngành thủy sản Việt Nam – một trong những ngànhxuất khẩu chủ lực của nước ta, đóng góp quan trọng cho GDP và thu hút hàng triệulao động Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành thủy sản cũng phải đối mặt vớikhông ít thách thức
2.1 Những cơ hội của ngành thủy sản Việt Nam.
Mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu: