ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA NGỮ VĂN NHÓM 6 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CHẤN THƯƠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP BÀI BÁO CÁO HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
NHÓM 6 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CHẤN THƯƠNG
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
BÀI BÁO CÁO
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1945 - NAY
Trang 2Đà Nẵng - 2024
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
NHÓM 6 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CHẤN THƯƠNG
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
BÀI BÁO CÁO
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1945 - NAY
Người hướng dẫn khoa học:
TS BÙI BÍCH HẠNH
Trang 3Đà Nẵng – 2024 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I 6
MỘT VÀI KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN NGẮN HẬU HIỆN ĐẠI VÀ 6
TÁC GIẢ NGUYỄN HUY THIỆP 6
I Tổng quan về truyện ngắn hậu hiện đại và tác giả Nguyễn Huy Thiệp 6
1.1 Truyện ngắn hậu hiện đại 6
1.1.1 Khái quát chung 6
1.1.2 Sự ảnh hưởng của truyện ngắn hậu hiện đại tới nền văn học Việt Nam 6
1.2 Tác giả Nguyễn Huy Thiệp – cuộc đời và sự nghiệp 8
1.2.1 Vài nét về tiểu sử 8
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 8
1.3 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 9
CHƯƠNG II 14
QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CHẤN THƯƠNG 14
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 14
Trang 4II. Con người “chấn thương” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 14
2.1 Về phương diện nội dung 14
2.1.1 Hình tượng “con người chấn thương 14
2.1.2 Hình tượng con ngươi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 17
2.1.2.1 Con người đê tiện thực dụng 17
2.1.2.2 Con người cô độc, lạc lõng 18
2.2. Về nghệ thuật 20
2.2.1.1 Ngôn ngữ nhân vật 20
2.2.1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện 21
2.2.2 Giọng điệu 22
2.2.2.1 Giọng giễu nhại 22
2.2.2.2 Giọng ca ngợi, phê phán 22
2.2.2.3 Giọng lạnh lùng 23
KẾT LUẬN 25
Tài liệu tham khảo: 26
Trang 5MỞ ĐẦU
Đề tài về con người trong văn học luôn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà vănkhai thác, đặc biệt là những con người phải đối mặt với những biến cố lớn lao trongđời sống xã hội và cá nhân Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp nổilên như một trong những cây bút độc đáo, tạo dấu ấn với cách nhìn nhận và xây dựngnhân vật đầy sắc nét và phức tạp Quan niệm nghệ thuật về con người luôn đóng vaitrò quan trọng trong việc đánh giá sự tiến bộ của văn học Sau năm 1986, đặc biệttrong bối cảnh đổi mới, văn học Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽvới những hình ảnh con người đa chiều và sâu sắc hơn Con người chấn thương trongtruyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là nạn nhân của bạo lực, chiến tranhhay nghèo đói, mà còn là những cá thể đang vật lộn với những vết thương tâm lý.Những nhân vật trong tác phẩm của ông thường phải đối mặt với sự cô đơn, tuyệtvọng và khát khao tìm kiếm ý nghĩa sống Qua đó, ông khắc họa một bức tranh chânthực về nỗi đau và những khát vọng ẩn sâu trong mỗi con người Nghệ thuật củaNguyễn Huy Thiệp không chỉ dừng lại ở việc mô tả những bi kịch cá nhân mà còn mở
Trang 6ra những cuộc đối thoại nội tâm đầy sâu sắc Ông sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh vàbiểu cảm, kết hợp giữa thực tại và yếu tố huyền ảo, nhằm tạo ra những không giannghệ thuật phong phú cho người đọc Điều này giúp họ không chỉ cảm nhận được nỗiđau mà còn suy ngẫm về giá trị của cuộc sống Sự thay đổi trong cấu trúc văn xuôicho thấy những biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người Văn xuôi trở vềvới con người cá nhân, nhưng “ở trên một trình độ mới với một điểm xuất phát mớicao hơn, chất lượng hơn” [1, tr 491] Việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về conngười chấn thương trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ giúp hiểu rõhơn về những nỗi đau mà các nhân vật phải đối mặt, mà còn mở ra những góc nhìnmới về giá trị nhân văn trong bối cảnh xã hội đang thay đổi Từ đó, tác phẩm của ôngkhông chỉ phản ánh hiện thực mà còn khơi dậy những suy tư về bản chất con người
trong thế giới đầy biến động.
NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT VÀI KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN NGẮN HẬU HIỆN ĐẠI VÀ
TÁC GIẢ NGUYỄN HUY THIỆP
I Tổng quan về truyện ngắn hậu hiện đại và tác giả Nguyễn Huy Thiệp I.1 Truyện ngắn hậu hiện đại
I.1.1 Khái quát chung
Truyện ngắn hậu hiện đại là một thể loại văn học phản ánh những đặcđiểm và xu hướng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác văn chương Thể loạinày thường không tuân theo cấu trúc tuyến tính, mà thay vào đó, sử dụng các mảnhghép, thời gian phi tuyến tính và nhiều điểm nhìn khác nhau để tạo ra một trảinghiệm đọc phong phú và đa chiều Nội dung của truyện ngắn hậu hiện đại thườngkhai thác những chủ đề phức tạp như bản sắc, sự thật và thực tại, đồng thời đặt ra
Trang 7câu hỏi về tính chính xác và tính chủ quan của trải nghiệm con người Các tácphẩm này cũng thường sử dụng yếu tố giễu nhại và tự phản ánh, cho phép tác giả
và nhân vật tham gia vào một cuộc đối thoại về chính bản thân tác phẩm và quytrình sáng tạo Hơn nữa, truyện ngắn hậu hiện đại thường kết hợp nhiều thể loạikhác nhau, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong cách thể hiện, đồng thời thểhiện cái nhìn cá nhân và chủ quan của tác giả về thế giới
“Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện giữa thế kỉ XX, theo như Lê Huy Bắcchúng ta hiểu rằng chủ nghĩa hậu hiện đại cơ bản là một sự nguyên hợp tri thứcnhân loại Thời cổ đại sự nguyên hợp văn, triết, sử,… được thực hiện một cách vôthức Ngày nay sự nguyên hợp được thực hiện có chủ định Khi phương tiện phảnánh cuộc sống, được gọi là diễn ngôn được mở rộng đến vô cùng, khi cái nhìn củachủ thể giữ ưu thế trước cuộc sống thì mọi hiện thực đều là một hiện thực của mộtchủ thể, của một cái nhìn nào đó Và bản thân cuộc sống tự thân đã là một vănbản” [2, tr 68]
I.1.2 Sự ảnh hưởng của truyện ngắn hậu hiện đại tới nền văn học Việt Nam
Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam, mới dừng lại ở sự pha trộn
và kết hợp giữa những yếu tố hiện đại và hậu hiện đại, trong đó, yếu tố hậu hiệnđại giữ vai trò chủ đạo Nói cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học ViệtNam là một chủ nghĩa hậu hiện đại mang tính nguyên hợp syncretism) Nếu không
có nền tảng hiện đại và trải nghiệm qua hiện đại, rõ ràng sẽ thiếu đi một cơ sở quantrọng nhằm đến với cái hậu hiện đại một cách bền vững ” [2]
Có thể nhận thấy đời sống văn học Việt Nam hiện nay có hai xu hướng đitheo lối hậu hiện đại Một xu hướng kết hợp các thủ pháp hậu hiện đại (giễu nhại,liên văn bản, giải thiêng, cực hạn, huyền ảo, phân mảnh ) với các đặc trưng thểloại truyền thống Các sáng tác của khuynh hướng này chủ yếu gắn với thể loạitruyện ngắn và tiểu thuyết Xu hướng thứ hai là sự đổi mới triệt để, từ hình thứccho đến nội dung theo hướng hậu hiện đại, cách ly hẳn với những truyền thống vănhọc cũ Các sáng tác của xu hướng này chủ yếu gắn với thể loại thơ, mà đặc biệt làthơ Tân hình thức, thơ văn xuôi, thơ trình diễn Như vậy, trong chỉ hơn hai mươinăm, vừa tiến hành tiếp thu lý thuyết, vừa triển khai ứng dụng vào sáng tác, lại
Trang 8phải vừa tiến hành việc tiếp thu và ứng dụng nhiều hệ hình lý thuyết văn học khác,
có thể nói văn học theo xu hướng hậu hiện đại Việt Nam đã có những thành tựunổi bật Không thể phủ nhận rằng, những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI,hậu hiện đại là một trong những tiêu ngữ mang lại nhiều nguồn cảm hứng và sựquan tâm nhất của cả giới sáng tác và nghiên cứu “Dẫu còn nhiều bất cập, nhưnghậu hiện đại vẫn là giai đoạn phát triển mang tính tất yếu trong văn học nước nhà
Từ sự nhận thức đó, quá trình dấn bước trên con đường hậu hiện đại, sự phát triển
về mặt lý thuyết lẫn sáng tác nhanh hay chậm, bảo tồn bản sắc hay lai căng mấtgốc, đổi mới triệt để hay kế thừa cơ bản, lại phụ thuộc nhiều vào vai trò của giớinghiên cứu – phê bình văn học” [3]
Truyện ngắn hậu hiện đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học Việt Nam,đặc biệt trong việc mở rộng hình thức và nội dung sáng tác Những tác phẩm nàythường phá vỡ cấu trúc truyền thống, sử dụng các cách kể chuyện phi tuyến tính và
kỹ thuật lồng ghép, tạo điều kiện cho tác giả khám phá và thể hiện ý tưởng mộtcách sáng tạo Hậu hiện đại cũng khuyến khích sự thể hiện bản sắc cá nhân và trảinghiệm chủ quan, với nhiều tác giả trẻ phản ánh những vấn đề xã hội và tâm lýphức tạp, từ đó tạo ra những tác phẩm đa chiều hơn Đồng thời, các tác phẩm nàymang tính phê phán, phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại, sử dụngchâm biếm và mỉa mai để chỉ trích những bất cập trong đời sống Hơn nữa, hậuhiện đại đã mở rộng mối liên hệ với văn hóa toàn cầu, cho phép tác giả Việt Namtiếp cận các trào lưu văn học quốc tế và tạo ra những tác phẩm vừa mang đậm dấu
ấn văn hóa Việt, vừa có sự giao thoa với thế giới Cuối cùng, sự xuất hiện của cáctác phẩm này đã thay đổi cách độc giả tiếp cận văn học, biến họ thành nhữngngười tham gia tích cực trong việc tương tác và phản biện, tạo nên một không gianvăn học năng động và đa dạng hơn Nhờ đó, truyện ngắn hậu hiện đại không chỉlàm phong phú thêm nền văn học Việt Nam mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong tưduy sáng tác, góp phần hình thành một nền văn học phản ánh sâu sắc hơn về conngười và xã hội trong bối cảnh hiện đại
I.2 Tác giả Nguyễn Huy Thiệp – cuộc đời và sự nghiệp
I.2.1 Vài nét về tiểu sử
Trang 9Tên khai sinh là Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn sinh ngày 26 tháng 7 năm
1950 Quê quán thôn Khương Hạ, huyện Thanh Trì, Hà Nội Tốt nghiệp đại họcHội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa Sử Trường Đại học Sưphạm Hà Nội và lên dạy học tại Tây Bắc năm 1970 Từ 1980, ông chuyển về côngtác tại Bộ Giáo dục Sau đó ông chuyển sang làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địabản đồ, Cục Bản đồ trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) HiệnNguyễn Huy Thiệp sống và sáng tác ở Hà Nội [4, tr 641] Ông từng nhận đượcHuân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino, Italy(2008) Sau tiểu thuyết Vong bướm, một thể nghiệm với chèo cổ, Nguyễn HuyThiệp đã quyết định dừng hẳn nghiệp sáng tác ở tuổi 65 [9]
Trong sự nghiệp 50 năm với hơn 50 truyện ngắn, Tướng về hưu là mộttrong những tác phẩm đỉnh cao của Nguyễn Huy Thiệp Ông sáng tác truyện năm
36 tuổi, lần đầu in trên tuần báo Văn Nghệ số ngày 20/6/1987 của Hội Nhà vănViệt Nam
I.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm chính : Những ngọn gió Hua Tát (truyện ngắn 1989), Tướng về hưu (truyện ngắn 1989) Con gái Thủy Thần (truyện ngắn 1992) Như những ngọn gió (tuyển tập 1995) Tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp (1996).
Ngoài ra Nguyễn Huy Thiệp còn viết nhiều truyện ngắn, kịch lịch sử(Nguyễn Thị Lộ ) và tiểu luận phê bình đăng trên các báo và tạp chí Văn nghệ,Lao động, Tiền phong, chủ nhật, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Sông Hương,Đất Quảng, Cửa Việt, Sông Hương [4, tr 641] Nguyễn Huy Thiệp còn viết nhiều
kịch, tiêu biểu là Xuân hồng, Còn lại tình yêu, Gia đình (hay Quỷ ở với người, dựa theo truyện ngắn Không có vua), Nhà tiên tri, Hoa sen nở ngày 29 tháng 4 và
nhiều thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, song thơ xuất hiện khá nhiều trong cáctruyện ngắn của ông)
Nguyễn Huy Thiệp là một trong 50 tác giả được đề nghị xét tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với hai truyện ngắn Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát Nhiều năm nay, nhà văn gác bút Tác phẩm gần nhất
Trang 10của ông là vở chèo cổ Vong bướm , sáng tác năm 2012 Năm 2018, ông ra mắt tiểu
thuyết Tuổi 20 yêu dấu hoàn thành từ năm 2003.
I.3 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Xét riêng về thể truyện ngắn, có thể xếp Nguyễn Huy Thiệp bên cạnh NamCao, phong cách Nam Cao thống nhất trong sự viên mãn còn phong cách NguyễnHuy Thiệp thống nhất trong sự biến hóa khó lường giũa trữ tình dân gian và hiệnthực khắc nghiệt pha lẫn yếu tố kỳ ảo Đó còn là những truyện kể qua ngôn ngữ sânkhấu, với những xung đột được đẩy đến cao trào.Sự nghiệp văn chương củaNguyễn Huy Thiệp khởi đầu khá muộn màng với những truyện ngắn đăngtrên báo Văn Nghệ Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, cả làng vănhọc trong và ngoài nước đã xôn xao tranh luận về các tác phẩm của ông.Với hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, 4 tiểu thuyết, cùng nhiều tiểu luận,
phê bình văn học gây chú ý, Nguyễn Huy Thiệp được xem là một "hiện tượng hiếm" của văn đàn Việt Nam Các thể loại của ông đa dạng từ
truyện ngắn, tiểu thuyết đến cả kịch, mang trong mình hơi thở của huyềnthoại, cổ tích và những góc nhìn táo bạo về làng quê, người lao động Tên
tuổi của ông gắn liền với các truyện ngắn như Tướng về hưu, Muối của rừng, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê, Sang sông, bộ ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết [5].
Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một thế giới nhân vật độc đáo vớinhững con người góc cạnh, gân guốc Mỗi nhân vật đều sống đến tận cùng
cá tính, không bị khung khu trong những mẫu người hoàn hảo hay ác độc.Trong những trang văn của ông, có những con người chui lên từ bùn lầy,rác rưởi, tâm địa đen tối, nhưng cũng có những bậc chí thiện có thể baodung cả kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại NguyễnHuy Thiệp không né tránh những nỗi đau khổ và sự tổn thương của conngười chấn thương Ông kể chuyện một cách thẳng thắn, chân thật, tạo nên
sự gần gũi và cảm thông cho người đọc Trong truyện ngắn Kẻ chết đi theo gió, Nguyễn Huy Thiệp không ngần ngại miêu tả sự tổn thương của nhân
vật chính là một người lính trở về từ chiến tranh, luôn bị ám ảnh bởi
Trang 11những kỉ niệm và nỗi đau khổ trong chiến tranh Trong một thời gian dài,văn học nghệ thuật Việt Nam thường thiên về cái chung, cái phổ biến khixây dựng cốt truyện và tính cách nhân vật Cái xấu, cái tốt rạch ròi, nhữngmẫu người hoặc là hoàn thiện hoàn mỹ, hoặc là phải triệt để xấu xa Sựxuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp với những nhân vật đầy mâu thuẫn vàphức tạp đã mang lại một làn gió mới cho văn học Việt Nam Trong số các
tác phẩm nổi tiếng của mình, nổi bật nhất là Tướng về hưu nổi bật lên như một kiệt
tác Được công bố lần đầu vào tháng 6 năm 1987 trên Báo Văn nghệ, tác phẩm rađời khi Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn là một nhân viên tại Công ty Sách – thiết bịtrường học thuộc Bộ Giáo dục và tự nhận mình chưa có tên tuổi trên văn đàn
Tướng về hưu gây ấn tượng mạnh mẽ với các nhà phê bình, giới mộ điệu văn
chương và công chúng trong suốt hơn 30 năm qua Trong mối tương quan với cáctruyện khác, Tướng về hưu chưa phải là truyện "đổi mới" triệt để Truyện vẫn còn
có sự rào đón trước sau trong câu chuyện của "người kể chuyện"
Điều độc đáo của tác phẩm nằm ở câu chuyện và dòng văn phong riêng biệt,khó có thể bắt chước, dù cốt truyện và nhân vật có vẻ bình thường Những câu vănngắn gọn, súc tích của ông không chỉ chạm đến tâm trí người đọc mà còn để lại dấu
ấn sâu sắc, cho dù đó là những cảm xúc chua chát hay nhẹ nhàng Thông qua tácphẩm, hiện thực cuộc sống và số phận con người trong xã hội sau chiến tranh đượcphản ánh một cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nét phong cách văn chương độc đáo củaNguyễn Huy Thiệp Không có cái gì là đơn giản, một chiều trong thế giới nhân vậttrong văn chương Nguyễn Huy Thiệp Nhà nghiên cứu và phê bình văn học VươngTrí Nhàn nhận định: “Nếu có một thứ “quả bóng vàng” (hay là “cây bút vàng”)dành để tặng cho các cây bút xuất sắc hằng năm, thì trong năm 1987 – và cả nửađầu năm 1988 – người xứng đáng được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy
Thiệp Nhắc tới anh, người ta nhớ Tướng về hưu gây xôn xao một dạo, bởi cách
viết rạch ròi, trần trụi, nhớ Muối của rừng tưởng như không đâu, hóa ra lại đượm
nhiều ngụ ý âm thầm, nhớ Một thoáng Xuân Hương lịch duyệt mang đậm phong vị
kẻ sĩ Bắc Hà, nhớ Con gái thuỷ thần lẫn lộn hư thực, và liều lĩnh đến tùy tiện” Thế
giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đa dạng, từ những ngườinghèo khổ đến những hình dạng kỳ dị Dù mang dáng dấp như cổ tích, nhưng họ lại
Trang 12chứa đựng những cảm xúc của thời hiện đại Những nhân vật này luôn dấn thân vàohành trình tìm kiếm hạnh phúc và cái chân, thiện, mỹ tuyệt đối, nhưng thường phảiđối mặt với những bài học cay đắng và xót xa.Với tuyên ngôn “tôi căm ghét sâu sắcnhững kết thúc có hậu”, các truyện ngắn “giả cổ tích” và “giả truyền kỳ” của ôngthường không có kết thúc tốt đẹp Thay vào đó, chúng mở ra những dự cảm và cảmxúc đau đớn, ẩn chứa sau vẻ lạnh lùng của một cây bút tinh tế và sắc sảo Ngườiđọc sẽ dần bị cuốn vào luồng xúc cảm cùng những nhân vật, trải nghiệm sự đồngđiệu và thấu hiểu sâu sắc trong hành trình của họ [6].
Đánh giá về vai trò của Nguyễn Huy Thiệp trong văn chương Việt Nam từ1975-1991, nhà phê bình La Khắc Hòa nhận định: “Nguyễn Minh Châu mở đườngđổi mới văn học Việt Nam sau 1975 với truyện ngắn Bức tranh Còn Nguyễn HuyThiệp là người đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng của đổi mới” Nguyễn HuyThiệp sử dụng ngôn ngữ tâm trạng, gợi cảm để thể hiện tâm trạng và nỗiđau khổ của nhân vật Ngôn ngữ của ông thường mang tính biểu cảm, gợi
sự day dứt và nỗi nhớ mong cho người đọc Trong truyện ngắn Giấc mơ đời, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng những từ ngữ gợi cảm như "buồn xa xôi",
"lòng đầy nỗi nhớ", "giấc mơ vỡ tan", để miêu tả tâm trạng và nỗi đaukhổ của nhân vật chính là một người đàn ông trở về từ chiến tranh, luôn
bị ám ảnh bởi nỗi đau và sự mất mát trong chiến tranh và không thể hoànhập vào cuộc sống bình thường [7]
Giọng điệu của mỗi nhân vật không phụ thuộc vào vị trí xã hội, giai cấpnghề nghiệp mà là tiếng nói thật của mỗi con người cụ thể với tất cả tính tượngthanh, tượng hình và sáu thanh điệu, biểu lộ các cung bậc, trầm bổng, cao, thấp,nặng, nhẹ và trạng thái cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố của tiếng Việt Vua Gia Long:
“Thằng khốn nạn theo voi ăn bả mía kia để cáng chừng nào Mày mượn danh ta để
đi ăn cướp với chơi gái à?" (Phẩm tiết) Trong khi giọng điệu của tên cướp thì lại:
"Thôi đi Trẻ con là tương lai đấy Làm gì cũng phải nhân đức hàng đầu" (Sangsông) Nguyễn Huy Thiệp sử dụng ngôn ngữ đa thanh nhưng giàu tính phức điệunhằm "lộn trái" nhân vật ra, vạch được tính tương phản trong chính từng con người.Đoài, một trí thức khi nghe tin người thân chết, Đoài bảo: "Cứ gác lại cái đã Các
bà già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui đi" (Không có vua)trong khi đó Hiền,
Trang 13một phụ nữ ở nông thôn thì: "Thế là đàn bà không ra gì Nhưng đàn ông nhiềungười cũng không ra gì Lấy chồng vớ phải anh nghèo, bất tài mà lại cao thượng thìhãi lắm Nó làm tan nát người đàn bà như bỡn" (Những bài học nông thôn) Xâydựng giọng điệu nhân vật là tiếng nói của con người, xuất phát từ cõi lòng, từ suynghĩ, vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy, Nguyễn Huy Thiệp xuất phát từ quan niệmcon người hoàn toàn bình đẳng Vua chúa là người, tên cướp là người, những ngườilao động nghèo khó cũng là người, trí thức cũng là người Trong họ có người tốt,
kẻ xấu, có lúc "giận quá hóa ngu", cũng có lúc đằm thắm ngọt ngào tình người Đốivới xã hội họ có thể chưa bình đẳng, nhưng đối với nghệ thuật bọ đều bình đẳng[8]
Nguyễn Huy Thiệp nổi bật với khả năng kết hợp giữa huyền thoại và hiện
thực trong các tác phẩm của mình Trong truyện ngắn Kẻ chết đi theo gió, ông lồng
ghép thực tế khắc nghiệt của chiến tranh với những huyền thoại về ma quỷ, tạo ramột bầu không khí bí ẩn và gây cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc Sự kết hợp nàykhông chỉ làm phong phú thêm nội dung tác phẩm mà còn giúp Nguyễn Huy Thiệpthể hiện sâu sắc tổn thương về tinh thần của con người sau chiến tranh, phản ánhnhững nỗi đau và khắc khoải trong tâm hồn Nguyễn Huy Thiệp là một nhà vănđộc đáo, luôn hướng đến việc khai thác tâm lý nhân vật và thể hiện sựthấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và tâm hồn con người sau chiến tranh.Phong cách sáng tác của ông đầy cảm xúc và gây cảm xúc mạnh mẽ chongười đọc Truyện ngắn của ông là một phần quan trọng của văn học ViệtNam hiện đại, góp phần phản ánh sự tìm kiếm bản sắc, sự thích ứng và sựphát triển của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Văn học Việt Nam những năm 1975 đến nay là giai đoạn chuyểntiếp trong lịch sử văn học, thể hiện sự kế thừa và phát triển của văn họctruyền thống với những nét mới của thời đại.Nguyễn Minh Châu thì luônhướng đến việc phản ánh sự thay đổi của xã hội, sự vấn đấu nội tâm củacon người trong bối cảnh toàn cầu hóa Tác phẩm của ông thường mangtính triết lý, và sự tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống "Bến quê", "Mùa xuân
ở Paris", "Hương quê" Bến quê" miêu tả tâm trạng xa lạ và sự tìm kiếm củangười thanh niên trong bối cảnh xã hội đang thay đổi "Anh ta muốn trở về
Trang 14với những giá trị truyền thống của quê hương, tìm lại ý nghĩa của cuộc sống".
Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, tập trung vào việc phân tích tâm lýnhân vật và miêu tả cảnh vật Tô Hoài lại là người luôn hướng đến việcmiêu tả cuộc sống và tâm lý của người dân quê Tác phẩm của ông thườngmang tính dân gian, gần gũi với cuộc sống hàng ngày như "Vợ chồng APhủ"( Miêu tả cuộc sống của người dân quê và sự tìm kiếm tự do của conngười "Mị luôn mong muốn thoát khỏi nô lệ và tìm lại sự tự do cho bảnthân),”Miền đất nghiêng", "Truyện của làng" Nhà văn này lại viết ngôn ngữtinh tế, gợi cảm, tập trung vào việc phân tích tâm lý nhân vật và miêu tảcảnh vật Còn đối với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ngòi bút của ông hướng đếnviệc khai thác tâm lý nhân vật, đặc biệt là những tâm hồn bị tổn thươngsau chiến tranh Tác phẩm của ông thường mang tính biểu cảm, gợi cảm,
và sự tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống Ông thường kết hợp giữa huyềnthoại và hiện thực, tạo nên sự bí ẩn và gợi cảm cho tác phẩm.Văn họcViệt Nam sau năm 1975 là giai đoạn chuyển tiếp và phát triển của văn họcViệt Nam Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn tiên phong gópphần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho văn học Việt Nam hiện đại.Phong cách sáng tác của ông đặc biệt ở việc khai thác tâm lý nhân vật,thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và tâm hồn con người trongbối cảnh hậu chiến tranh Truyện ngắn của ông luôn mang trong mình sựgợi cảm và sự tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống [8]
Trang 15CHƯƠNG II QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CHẤN THƯƠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
II. Con người “chấn thương” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
II.1 Về phương diện nội dung
II.1.1 Hình tượng “con người chấn thương
Chấn thương (Trauma) vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng
Hy Lạp Nó cũng có thể được mô tả như một vết thương hoặc chấn thương về thểchất, chẳng hạn như gãy xương hoặc tổn thương phần mềm Trong từ điển tiếngViệt chấn thương được định nghĩa là “tình trạng thương tổn ở bộ phận cơ thể dotác động từ bên ngoài” [4] Ngoài vết thương sinh lý, trauma còn được dùng để nói
về thương tổn tâm lý Chấn thương thuộc về tâm lý, là một loại tổn thương tinhthần xảy ra như kết quả của một sự kiện đau buồn Khi chấn thương dẫn đến