1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học việt nam hiện Đại 1945 Đến nay

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học Việt Nam hiện đại 1945 đến nay
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Ts. Bùi Bích Hạnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 470,9 KB

Nội dung

Khác với các trào lưu trước đó, thơ Tân hình thức không chỉ đơn thuần phá vỡ các khuôn mẫu và hình thức của thơ truyền thống mà còn khai thác và tái tạo những phần còn lại từ sự đổ vỡ ấy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi Các kết quả, số liệu trong tiểu luận này chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 10 năm 2024

Người cam đoan

Nhóm 7

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương 1 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT 2

1.1 Sự ra đời và phát triển của thơ Tân hình thức Việt 2

1.2 Thơ Tân hình thức Việt - một diện mạo mới của thơ ca Việt Nam 3

1.2.1 Cái tôi trữ tình được giải phóng 3

1.2.2 Những vần thơ giàu tính truyện 4

1.2.3 Kỹ thuật vắt dòng và lặp lại được sử dụng triệt để 6

1.2.3.1 Kỹ thuật vắt dòng 6

1.2.3.2 Kỹ thuật lặp lại 8

1.2.4 Ngôn ngữ đời thường 10

Chương 2 14

KHẢO SÁT THƠ TÂN HÌNH THỨC CỦA KHẾ IÊM VÀ INRASARA 14

2.1 Khế Iêm - cây bút khởi xướng phong trào thơ Tân hình thức Việt 14

2.1.1 Cái tôi với những mảng ký ức 15

2.1.1.1 Ký ức và chi tiết 15

2.1.1.2 Kết nối cá nhân với tập thể 16

2.1.2 Những cách tân độc đáo về hình thức trong thơ Khế Iêm 19

2.1.2.1 Hình thức thể loại – một thể thơ để đọc 19

2.1.2.2 Tính truyện 22

2.2 Inrasara - tiếng nói của dân tộc thiểu số trong phong trào thơ Tân hình thức Việt 23

2.2.1 Cái tôi đau đáu về quê hương, dân tộc 24

2.2.2 Những cách tân độc đáo về hình thức trong thơ Inrasara 27

2.2.2.1 Thơ Inrasara giàu tính truyện và cảm xúc nội tại 27

2.2.2.2 Thơ Inrasara độc lạ với lối vắt dòng 30

2.2.2.3 Thơ Inrasara với nhịp điệu trùng điệp 33

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

Thơ Tân hình thức Việt bắt nguồn từ Mỹ vào giữa thập niên 80, trở nên phổ biến vào giữa thập niên 90 và đã nhanh chóng khẳng định vai trò của mình trong bức tranh văn học đương đại, như một dấu hiệu rõ nét của sự đổi mới trong nghệ thuật thơ ca Trải qua hơn hai mươi năm phát triển, trào lưu này không chỉ làm phong phú thêm diện mạo của thơ Việt mà còn tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đối với cả nghệ thuật và tư tưởng Khác với các trào lưu trước đó, thơ Tân hình thức không chỉ đơn thuần phá vỡ các khuôn mẫu và hình thức của thơ truyền thống mà còn khai thác và tái tạo những phần còn lại từ sự đổ vỡ ấy để xây dựng một phong cách thơ mới mẻ Thơ Tân hình thức không bị ràng buộc bởi các quy tắc và hình thức truyền thống, tạo điều kiện cho sự tự do sáng tạo và đa dạng trong biểu đạt Điều này không chỉ mở ra những lối tư duy mới mà còn góp phần giảm bớt lề lối cứng nhắc của thơ truyền thống

Trong dòng chảy của văn học hiện đại, sự hòa điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và cái mới đã làm cho thơ Tân hình thức trở nên đặc biệt và nổi bật Những tên tuổi như Khế Iêm, Inrasara đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của trào lưu này, thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng và sự đổi mới trong thơ ca Nếu Khế Iêm được chọn để nghiên cứu bởi ông là người khởi xướng và đóng vai trò quan trọng trong phong trào thơ Tân hình thức Việt, mang lại làn gió mới đầy sáng tạo cho thi

ca Thơ ông thể hiện sự kết nối sâu sắc giữa những ký ức cá nhân và các trải nghiệm chung của cuộc sống Đồng thời, Khế Iêm cũng là nhà lý luận chủ chốt, góp phần định hình và phát triển phong trào này trong văn học Việt Thì Inrasara là người tiên phong đưa “tân hình thức” vào thơ Việt, vừa mở rộng biên giới sáng tạo vừa khơi nguồn cho những cách tân sâu sắc trong thơ ca đương đại Tác phẩm của ông không chỉ phản ánh tinh thần đổi mới mạnh mẽ mà còn gắn kết hài hòa giữa di sản văn hóa Chăm với những khám phá ngôn ngữ hiện đại Ông là một trường hợp tiêu biểu, đại diện cho sự giao thoa giữa truyền thống và tư duy tân hình thức trong thơ Việt

Như vậy, thơ Tân hình thức Việt không chỉ là sự tiếp nối của truyền thống mà còn là sự cách tân mạnh mẽ, phản ánh nhu cầu và xu hướng của xã hội hiện đại Tiểu luận này sẽ tiếp tục khám phá và phân tích những đặc điểm nổi bật của thơ Tân hình thức, cùng với việc nghiên cứu một số trường hợp tiêu biểu để làm rõ hơn về sự phát triển và ảnh hưởng của trào lưu này trong nền văn học đương đại

Trang 7

2

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

1.1 Sự ra đời và phát triển của thơ Tân hình thức Việt

Có thể nói, phong trào thơ Tân hình thức (New formalism poetry) đã xuất hiện tại Mỹ vào năm 1980 Mãi đến mười năm sau, tức 1990 thì người Việt mới biết đến phong trào này Và từ năm 2000 đến nay, phong trào thơ Tân đã được hưởng ứng rộng rãi trong khắp cả nước Điều này một phần là nhờ vào sự theo dõi cũng như là “cầu

nối” của nhà thơ Khế Iêm - tác giả Vũ điệu không vần - Tứ khúc và những tiểu luận

khác đã giúp cho thơ Tân và thơ Việt có thể giao thoa làm nên những tác phẩm đầy

sáng tạo, độc đáo

Trong suốt tiến trình văn học Việt Nam, nếu thơ trung đại chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc, thơ Mới mang những nét độc đáo riêng thì sang thơ Tân hình thức lại mang phong cách của Mỹ Bởi lẽ, Mỹ là “cái nôi” khai sinh ra phong trào này Trong quá trình theo dõi sự vận động của thơ Tân hình thức, Khế Iêm đã sáng

tác nên Tân hình thức và câu chuyện kể cùng với Chú giải thơ Tân hình thức Sau

này, cũng chính hai tác phẩm ấy đã tạo tiền đề cho phong trào thơ Tân hình thức du nhập vào nước ta một cách thuận lợi, dễ dàng hơn Sự xuất hiện của thơ Tân hình thức đã vượt lên việc đập phá hình thức thơ ca truyền thống và thu hút được đông đảo mọi người Như Đỗ Quyên đã từng nhận xét rằng: “thơ Tân hình thức không tả như thơ trung đại, cũng không gợi như thơ Mới và thơ hiện đại Nó kể, như một kiểu văn bản thời hậu hiện đại” [8, tr.73] Qua đó, ta có thể thấy được nét độc đáo và đầy mới

lạ của phong trào này

Trong suốt thời gian du nhập thì phong trào thơ Tân hình thức đã cho ta thấy

sự phát triển vượt bậc của dòng thơ này cả trong và ngoài nước Ta đã có “18 ấn phẩm được xuất bản, trong đó, có những cuốn xuất bản ở Mỹ và Việt Nam, 1500 bài thơ Tân hình thức” [3, tr.11] Quá trình vận động cũng như phát triển của phong trào này đang ngày một nhận được sự hưởng ứng cao và nó đã từ bỏ những quy tắc cũ và đề cao cái cá nhân của mỗi con người

Nhìn chung, phong trào thơ Tân hình thức là một trong những nét mới của nền văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với người nghệ sĩ, họ phải dùng sự hiểu biết, tài hoa của mình để tạo ra

Trang 8

3

những tác phẩm có giá trị nhất Vậy nên, thơ Tân hình thức đã có những đóng góp nhất định trong nền thơ ca, nghệ thuật nước nhà Trong suốt quá trình sáng tác miệt mài, nền văn học nước ta đã có một số lượng về sáng tác thơ, ấn phẩm, các bài viết lí

luận, phê bình đáng kể Có thể nói, Vũ điệu không vần – Tứ khúc và những tiểu luận

khác của Khế Iêm là một trong những nền móng dẫn dắt người viết cũng như người

đọc Việt bước vào thế giới đầy thách thức và sáng tạo này Đối với phong trào thơ Tân hình thức, nó không chỉ độc đáo về mặt nội dung, nghệ thuật; hơn hết, nó còn khơi dậy tinh thần truyền bá văn hóa Việt ra trường quốc tế Và cũng là nguyện vọng của những người nghệ sĩ đối với nền văn chương của quê hương mình Từ đó có thể gặp gỡ, kết nối giữa thơ ca Việt Nam với thơ ca thế giới, giúp cho thế giới biết đến nền nghệ thuật của nước ta một cách rõ nét hơn

1.2 Thơ Tân hình thức Việt - một diện mạo mới của thơ ca Việt Nam

1.2.1 Cái tôi trữ tình được giải phóng

Thơ Tân hình thức Việt đã tạo nên một màu sắc mới dựa trên những cái cũ Bên cạnh đó, nó còn nổi bật bởi một phong cách về cái tôi độc đáo - cái tôi trữ tình

đã được giải phóng Với sự bình dị của mình, phong trào thơ Tân hình thức đã dễ dàng nhận được sự đón nhận của bạn đọc và chính yếu tố ấy cũng làm cho cái tôi trong thơ Tân hình thức Việt mang những nét khách quan để độc giả có thể cảm nhận

rõ và hiểu sâu hơn về mỗi tác phẩm trong phong trào này Vì vậy, khi đọc một tác phẩm nào đấy, ta gần như cảm nhận được cái tôi của tác giả đã hóa làm một hay chính tác giả đã hóa thân để trở thành cái tôi của nhân vật trong bài thơ Vậy nên, xuyên suốt các câu thơ, người đọc có thể cảm nhận được dường như nhân vật sẽ tự ý thức

và tự mình giải quyết các tình huống có trong tác phẩm Từ đó, họ sẽ bộc lộ được sự

tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì Thậm chí, cái tôi trữ tình ấy còn được bộc lộ một cách chân thực và tự nhiên nhất Qua đó, thơ Tân hình thức Việt không chỉ tạo nên một nội dung, quy luật độc đáo mà nó còn vẽ nên một cái tôi mới, mang đậm sự giải phóng, tự do Dù vậy, phong trào thơ Tân hình thức Việt vẫn không chối

bỏ những quy luật truyền thống Thay vào đó, nó vẫn kế thừa những giá trị cốt lõi và xây dựng những cái mới dựa trên nền tảng ấy Sự kế thừa ấy đã được chứng minh qua một số bài thơ thuộc phong trào thơ Tân hình thức Việt Cụ thể, cha đẻ của bài thơ đã

sử dụng một số từ ngữ quen thuộc, bình dị trong cuộc sống hằng ngày để chuyển thành thơ thông qua các điệu kể Cách làm đó đã góp phần làm tăng tính dân gian, truyền thống của người Việt, khiến các câu thơ trở nên dễ đọc, gần gũi hơn với độc giả

Trang 9

4

Trong suốt quá trình sáng tác, cái tôi trữ tình được giải phóng trong thơ Tân hình thức Việt còn thể hiện thông qua lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt đời thường: “có sao kể vậy người ơi” Qua đó, ta có thể thấy được sự hồn nhiên, trong sáng cũng như tính chân thực mà cái tôi trữ tình đã bộc lộ Đây không chỉ là suy nghĩ của tác giả về đời sống mà nó còn biểu đạt những điều mà tác giả gửi gắm hay đúng hơn là bộc lộ được mục đích sáng tác của người nghệ sĩ Bằng cách sử dụng thể loại tự sự để thuật lại câu chuyện trong đời sống, các tác giả trong phong trào này đã không làm mất đi

vẻ uyển chuyển, mềm mại cần có trong thơ Chính điều ấy, thơ Tân hình thức Việt đã khiến cho “bản thân” trở nên đặc sắc và đó cũng là nét riêng để người đọc không đánh đồng với các thể loại, phong trào khác Từ đó, cái tôi trữ tình mà thơ Tân hình thức Việt đã thể hiện cũng theo đấy mà mang một màu sắc riêng giúp độc giả có ấn tượng sâu sắc hơn Dù đặc sắc là thế, song thơ Tân hình thức Việt vẫn chưa thể làm bật hơn nữa phong cách của nhà thơ Và đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các thi sĩ, buộc họ phải khai phóng hết sự tài hoa, uyên bác của mình để khẳng định vị thế cũng như làm cho cái tôi trữ tình đặc sắc hơn nữa Và để làm được điều ấy một cách dễ dàng thì bản thân nhà thơ cần thoát ly mình khỏi những ràng buộc truyền thống

Qua những điều trên, ta có thể thấy cái tôi trữ tình trong phong trào thơ Tân hình thức Việt đã khoác lên mình một diện mạo tương đối mới lạ và mang một màu sắc của sự tự do, giải phóng Nó không chỉ bộc lộ sự chân thực, hồn nhiên mà còn tái hiện lại cuộc sống đời thường của tác giả Hơn hết, thông qua đó, nhà thơ còn ngâm mình trong thế giới bình dị ấy một cách dễ dàng, thoải mái nhất Đặc biệt, cách thể hiện vần thơ, cái tôi trữ tình, trong phong trào này còn cho ta thấy được sự tài năng cũng như quan niệm của người nghệ sĩ về cuộc sống đời thường Cuối cùng, phong trào thơ Tân hình thức đã tạo nên những giá trị mới mà không làm mất đi hoàn toàn những quy luật truyền thống và đó cũng chính là điểm riêng, điểm nổi bật mà ta không thể nhầm lẫn được với bất kỳ thể loại hay phong trào nào khác

1.2.2 Những vần thơ giàu tính truyện

Nền văn học giai đoạn thơ Tiền chiến (thập niên 1930) và thơ tự do (thập niên 1960), vì chịu ảnh hưởng của thơ hiện đại phương Tây là tính tượng trưng và siêu thực nên dường như tính truyện đã bị loại bỏ Các tác giả giai đoạn này thường sáng tác theo lối cảm hứng tình cờ, ngẫu nhiên Tuy nhiên về đến giai đoạn sau, đời sống thơ ca nước ta có những cách tân mạnh mẽ Người đọc thơ thời kì đổi mới đã và đang chứng kiến sự xuất hiện của hiện tượng thơ Tân hình thức, và dòng thơ này lại đang

có sự hồi phục tính truyện kể như nền văn học, thơ cổ điển Việt Nam

Trang 10

5

Mặc dù vẫn sáng tác theo những cảm xúc nhất thời, thế nhưng thơ Tân hình thức không đoạn tuyệt với các thể thơ truyền thống, mà vẫn sử dụng vóc dáng của thể thơ truyền thống là tự sự và lối kể Đồng thời thơ Tân hình thức chứa đựng những vần thơ giàu tính truyện được thể hiện bằng ngôn ngữ đời thường, cho nên có thể nói khác hoàn toàn với thơ cổ điển Mạch truyện trong thơ được xây dựng sao cho có sự thâu tóm các ý rời rạc thành một dòng chảy toàn vẹn trong câu chuyện Điều này giúp người đọc dễ xâu chuỗi các sự việc hơn, qua đó có sự kết nối giữa nhà thơ và bạn đọc thông qua câu chuyện được kể Bên cạnh đó, bởi ảnh hưởng của cách viết truyện “có sao kể vậy”, thơ Tân hình thức đã góp phần củng cố vào mục đích tác giả, từ đó tạo nên tính chân thực trong những vần thơ, đem đến thế mạnh của thơ Tân hình thức

Tính truyện trong thơ Tân hình thức có ý nghĩa nối những ý tưởng liên tục và thuần nhất để tạo tư tưởng trong thơ, người đọc sẽ biết bài thơ muốn nói gì Với tính truyện thì ý nghĩa nghệ thuật sẽ nằm trong ngôn từ, nơi đó là nơi hàm chứa những tư tưởng, những câu chuyện được kể lại mang cá tính sáng tạo của nhà thơ Đặc điểm này mang tính hệ thống, về một cá thể, về một cộng đồng, hay một nền văn hoá, đem đến những ảnh hưởng mạnh tới mọi bộ môn nghệ thuật từ thơ, truyện, kịch, cho đến hội họa, như một hành trình tìm về khởi điểm

Tôi quệt một vệt đen lên tờ giấy

Trắng Một vệt đen trên tờ giấy trắng

Tôi mang đi hỏi người Có người nói:

“Một vệt đen” Có người nói: “Một tờ

giấy trắng” Có thể vì không thấy một

vệt đen, hay thấy tờ giấy trắng kia

còn hữu dụng Tôi thì nói: “Một tờ

giấy trắng có vệt đen” Lại nữa, tôi

quệt một vệt đen lên tờ giấy đen

Tôi mang đi hỏi người Ai cũng bảo:

“Một tờ giấy đen” Có thể vì không

ai thấy vệt đen Một vệt đen trên

tờ giấy đen thì làm sao mà thấy!

Duy chỉ mình tôi biết rõ, trên tờ

giấy đen có vệt đen Lại nữa, tôi…

(Nguyễn Tất Độ - Vệt mực và tờ giấy)

Trang 11

6

Bài thơ như câu chuyện của tác giả khi đưa ra hai tình huống, một là tờ giấy trắng có vệt mực đen, hai là tờ giấy đen có vệt mực đen Nhà thơ hoài nghi với sự trả lời xoay vần của mọi người, day trở bởi nhiều góc nhìn khác nhau của cuộc sống trong mắt mỗi người Cái hay ở bài thơ đó là một câu chuyện vẫn đang được kể, tuy

bị tách ra về mặt kết cấu nhưng nội dung trong đó vẫn được gắn kết lấy nhau Để rồi đến những câu thơ kết thúc người đọc vẫn chưa thể tìm thấy một quyết định cụ thể nào, mà thường là những câu hỏi treo đấy, bỏ ngỏ, có ý nghĩa kêu gọi người đọc tham

dự vào quá trình suy tưởng đó Tính truyện độc đáo đã được khai thác một cách trọn vẹn thông qua thơ Tân hình thức để đem đến sự khai mở cho người đọc

Tính truyện trong thơ Tân hình thức đem đến một sự khách quan khi bao quát mọi hình thức của thơ cận đại và đặc biệt khi sử dụng ngôn ngữ đời thường khiến những câu văn lại càng trở nên gần gũi hơn Không phải ngẫu nhiên mà có sự kết hợp độc đáo giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ đời thường Nhờ tính truyện, cũng như tính sáng tạo của các nhà thơ đã tạo nên những tác phẩm đa dạng cốt truyện cho dòng thơ Việt Những thời khắc vụt hiện, mơ hồ trong cảm xúc, những câu truyện vừa đơn giản vừa phức tạp càng làm người đọc chú tâm theo dõi mà không qua sự diễn giải phê bình Điều này góp phần vào sự nỗ lực không ngừng để hoàn thiện những đường nét cơ bản của một dòng thơ mới

1.2.3 Kỹ thuật vắt dòng và lặp lại được sử dụng triệt để

Nếu như trong các dòng thơ trước, mạch thơ là sự duy trì cảm xúc một cách nguyên chất thì nay đến với thơ Tân hình thức, đó lại là sự dẫn dắt độc giả theo một cảm xúc tư duy Thơ Tân hình thức vẫn sử dụng những cách viết tuân theo luật lệ bắt buộc và đã thể hiện nó một cách hoàn chỉnh thông qua hai kỹ thuật vắt dòng và lặp lại

1.2.3.1 Kỹ thuật vắt dòng

Kỹ thuật vắt dòng là kỹ thuật xuống dòng theo số chữ (nói chung 5 đến 8 chữ) Điều này làm cho ý tưởng trong thơ trở nên liên tục, không bị gò bó bởi quy chuẩn nào Như đã nói khi đến với thơ Tân hình thức thì chất thơ đã nhường chỗ cho chất truyện, một tính chất đặc quyền của văn xuôi Vì thế bài thơ sẽ được viết và nương theo dòng cảm xúc của nhà thơ theo một mạch Nhịp tư tưởng trong thơ sẽ do tác giả quyết định, họ cho rằng khi tiếp xúc với thơ Tân phải bằng cách đọc thầm trong đầu

và đọc đi đọc lại nhiều lần, sau đó phải có sự bao quát mới hiểu hết được ý nghĩa Để rồi sự vắt dòng xuất hiện ở đây “Thơ là văn xuôi xuống dòng”, người đọc sẽ hiểu nghĩa của chữ và của bài thơ khi được suy diễn theo cách giải thích bởi từng cá nhân

Trang 12

7

Ở các thể thơ truyền thống như thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ lục bát hay song thất lục bát, ta sẽ bắt gặp những vần luật, nhịp điệu được xây dựng một cấu trúc thống nhất Các câu thơ được sắp xếp một cách dễ hiểu, dễ trích dẫn một câu hoặc một từ Tuy nhiên, ở thơ Tân hình thức, có thể thấy khó thể làm được điều đó Khi mà cái tôi

cá nhân được nói đến nhiều hơn, ý thức nhòe mờ ngôn ngữ được tăng cường thì các tác giả càng muốn thể hiện nhiều hơn đến cách nói của mình Những câu thơ được thể hiện một cách mạch lạc, thậm chí khi đã xuống dòng vẫn có sự liên kết với câu trên Đỗ Quyên cũng đã có nhận xét về cách sắp xếp trật tự các từ trong kỹ thuật vắt dòng như sau: “Trong đó từ không còn vai trò cá thể, ngay cả các từ khóa (nhãn tự trong thơ truyền thống) Tất cả hòa làm một khối-từ, từ nọ gọi từ kia từ sau lấn từ trước, gây nên âm thanh chung như một vùng biển vang động, như một mảng sông cuộn trôi không phân biệt tiếng vọng từ con sóng nào.” [8, tr.25] Điều đó bộc lộ chính mối liên hệ giữa các phần được thể hiện Chúng móc xích lẫn nhau và người đọc phải đọc nhiều lần rồi nhìn tổng quan, nhìn cho ra cái cảm quan chi phối nhà thơ tạo tác câu chuyện của anh ta, và kể lại bài thơ bằng cách của mình Ta có thể bắt gặp những bài thơ sử dụng kỹ thuật vắt dòng đầy kinh nghiệm và đạt được cảm xúc trong lòng người đọc:

Chỉ một ngày nữa thôi Em sẽ

trở về Nắng sớm cũng mong Cây

cũng nhớ Ngõ cũng chờ Và bướm

cũng thêm màu trên cánh đang bay

(Chế Lan Viên - Tập qua hàng)

Hay qua tập thơ Tháng Năm Là Mộng Đang Đi, Nguyễn Thị Khánh Minh cũng

đã áp dụng kỹ thuật này trong bài thơ của mình

Tôi ngồi lại Một nốt nhạc

tím Và chiều, một khúc hát bay xa

Rưng rưng mầu lá trên hoa

Một vệt sáng ngày vàng Pha tĩnh vật

Rót đầy ly chiều ong mật

Hứa hẹn tôi về một giấc nắng mai

(Tĩnh vật chiều)

Kỹ thuật vắt dòng đóng vai trò là thành tố trọng yếu trong một bài thơ Tân hình thức, mỗi người đọc sẽ có cách cảm nhận về sự vắt dòng theo nhiều khía cạnh khác nhau Đồng nghĩa với việc câu chuyện trong thơ cũng sẽ được xoay vần theo

Trang 13

8

nhiều mặt Khi mà các vần luật hay nhịp điệu trong thơ được thay đổi theo cách mới, đòi hỏi các tác giả phải có những khai sáng mới, sao cho câu thơ được vắt dòng trở nên hợp lý Phải giữ được đúng hình thức, đồng thời cũng hình thành được tư tưởng của bài thơ thông qua sự sáng tạo ngôn ngữ của nghệ sĩ đó

1.2.3.2 Kỹ thuật lặp lại

Bên cạnh kỹ thuật vắt dòng xuất hiện trong thơ Tân hình thức thì kỹ thuật lặp lại cũng đóng vai trò là điều kiện tiên quyết trong dòng thơ này Có thể thấy ở bất kỳ thể thơ nào thì kỹ thuật này đều được dùng để tạo nhạc tính và nhịp điệu trong thơ Các hình ảnh, âm thanh, sự vật đã được nhắc đến nay lại được lặp lại theo mức độ tăng dần nhằm nhấn mạnh vào ý tưởng hay thậm chí là cảm xúc của nhà thơ Thơ Tân hình thức dùng cách lặp lại các “chữ kép” (bằng trắc), hay lặp lại một hay hai chữ kế nhau, phân phối vừa đủ trên dung lượng bài và luân phiên thay đổi, qua đó kỹ thuật lặp đã góp phần tạo nhịp điệu thơ Chính vì lẽ đó, trong một số bài thơ Tân hình thức thường có nhịp điệu nhanh khi dùng sự lặp lại một hoặc hai chữ kề nhau

“Trong thơ nói chung người ta tránh nhắc lại ý, coi đó như hồn vía ở một bài thơ, góp phần làm nên tứ Thiêng lắm! Mà nếu phải lặp lại, tức có chủ ý nào đó Ngược lại, Tân hình thức dùng sự lặp đi lặp lại, trước hết, như sự tồn tại của hình thức Bí quyết lặp lại không thể giống nhau ở các tác giả và ở một tác giả cũng không giống nhau với mỗi bài Đã và sẽ có nhiều người bảo vệ và phản bác kỹ thuật này; riêng tôi thấy nên nói như sau về một tiêu chuẩn của Tân hình thức: “Lặp lại với sự khác biệt”” [8, tr.8]

Ấy vậy mà kỹ thuật lặp lại vẫn là yếu tố cốt lõi trong thơ Tân hình thức bởi nó đem lại sự khác biệt Khác khi góp phần tô đậm thêm những dấu ấn lớn dần và vụt hiện một cách mơ hồ trong cảm xúc của tác giả Những cảm xúc tưởng chừng như thoáng qua sẽ được tác giả nêu bật lại một lần nữa Cũng như việc khi độc giả nghe

và bắt kịp được nhịp điệu mà kỹ thuật này đem tới thì sẽ nắm được ý nghĩa và sự chân thực trong một nội dung câu chuyện Kỹ thuật lặp lại được dùng ở các chữ kép,

có tác dụng nối kết những ý tưởng và làm cho ý nghĩa chuyển động, hơn hết khi ngôn ngữ đời thường, thông tục tràn vào mọi ngóc ngách trong câu chữ càng tạo nhạc tính

và tính hồi phục vần ở bất cứ chỗ nào trong bài thơ Điều này càng thêm khẳng định tài năng của các nhà thơ, lặp lại với sự khác biệt nhưng vẫn phải làm sao để khiến cho nhịp điệu không trở nên rời rạc Bởi nhịp điệu điều tiết những ý tưởng trôi chảy trong mạch thơ, nếu không có nhịp điệu sẽ khiến thơ trở nên mơ hồ, khó hiểu bởi ảnh hưởng của tính truyện

Trang 14

9

Nhịp đập của đời dội vào

thơ dội vào tim vào mắt

ngơ ngác ngơ nghe nhịp đời

vang vang dội vào góc tim

ủ gió vàng hoe vàng hoa

mới nở tôi nghe nhịp rung

hối hả từng nhịp từng nhịp

dội vang tôi ơi tôi ơi

mùa đông qua rồi mùa xuân

đang đến lặng thầm từng bước

từng bước chân chim chân chim

dội khẽ vách đời hoe nắng…

(Cao Quảng Văn - Bước mùa tôi )

Kỹ thuật lặp lại những âm thơ: dội vào, từng nhịp, nắng/tăng, chim/tim, tôi ơi, Đó là chưa kể sự lặp lại một chữ, được tính như là sự điệp âm, cùng với sự lặp lại nguyên âm và phụ âm đầu Khiến cho vần thơ được trải khắp bài thơ, những âm thanh, nhịp điệu cứ vang dội trong “tôi” từ thế giới nội tâm ra bên ngoài Tâm hồn cứ thế trôi qua từ mùa đông cho đến xuân, mang sự thụ hưởng một cách vô tận

Cái mới của kỹ thuật này đó là việc cho phép hồi phục ở bất cứ vị trí nào trong câu/bài thơ, đặc điểm này của thơ tân hình thức khác hắn với cách gieo vần của các thể thơ mới trở về trước Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng mà khiến kỹ thuật lặp lại trở nên thô thiển, hay câu chữ sẽ trở nên rườm rà Ngay cả khi có quá nhiều vần trong phần của bài thơ, cũng nên tránh kỹ thuật lặp lại

Trang 15

10

“Trong những nẻo đường cách tân thơ hiện nay, dường như có những lối đi vừa gây hấp lực vừa tạo hoang mang mà tân hình thức là một ví dụ điển hình Tự trong bản chất, tân hình thức là một xu hướng đổi mới, nó có điều kiện sinh nở và ra mùa quả mới ở Mỹ và một số quốc gia khác Nhưng tân hình thức không hẳn đã thích hợp hoàn toàn với thổ nhưỡng văn hóa Việt và trên thực tế, nó chưa mở ra những hướng đi triển vọng cho thơ, mặc dù, sự hiện diện của nó, theo nghĩa “vị nghệ thuật”,

là một sự cần thiết để làm mới thơ ca.” [2, tr.72] Một số tác giả cũng cho rằng thơ Tân hình thức không hẳn phù hợp với hướng đi của văn học Việt Nam bởi những sự phá vỡ nhịp điệu trong câu, mạch truyện lại rất thẳng Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng thơ Tân hình thức vẫn đứng đầu về mặt phong cách và thẩm mỹ, không hề minh họa lại những cái đã có trong nền văn học quốc tế Mà thay vào đó, để phù hợp với thổ nhưỡng văn hóa Việt Nam thì thơ Tân hình thức đã xây dựng cho mình những sáng tạo mới mẻ trong phong trào sáng tác

1.2.4 Ngôn ngữ đời thường

Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp và đa dạng mà con người sử dụng để giao tiếp, truyền đạt ý tưởng, cảm xúc và kiến thức Mỗi ngôn ngữ mang trong mình những đặc điểm riêng biệt về từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm Qua ngôn ngữ, con người

có thể hiện bản sắc văn hóa và cá tính cá nhân, đồng thời mở rộng khả năng tương tác với thế giới xung quanh Nếu văn chương được sáng tạo bằng ngôn ngữ đời thường Nó không chỉ phản ánh cuộc sống hàng ngày mà còn giúp kết nối trực tiếp với cảm xúc và suy nghĩ của người đọc Tạo sự tự nhiên, khiến cho câu chuyện hay thông điệp trong tác phẩm trở nên dễ hiểu và sống động hơn Bằng cách kết hợp những từ ngữ quen thuộc với tình huống cụ thể, văn chương có thể truyền tải những

ý nghĩa sâu xa một cách giản dị nhưng đầy sức nặng

Phạm Trần Lê đã có khẳng định về ngôn ngữ đời thường trong thơ Tân hình thức Việt như sau: “Bốn trụ cột của thơ tân hình thức, là: tính truyện, ngôn ngữ đời thường, vắt dòng và lặp lại không lạ với truyền thống thơ Việt Ngôn ngữ đời thường – thơ Cách Mạng cũng đã đời thường rồi; đến hậu hiện đại, ngôn ngữ thơ còn đời thường hơn cả đời thường.” Nghĩa là, trong thơ Tân hình thức, ngôn ngữ được sử dụng rất gần gũi, tự nhiên, giống với cách nói hàng ngày Tuy nhiên, điều này không phải mới mẻ trong thơ Việt, vì thơ Cách Mạng đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu

để phục vụ cho mục đích tuyên truyền, tiếp cận đông đảo quần chúng nhân dân Đến thời kỳ hậu hiện đại, ngôn ngữ trong thơ còn đời thường hơn nữa, thậm chí còn phóng khoáng và gần gũi với cách nói chuyện hàng ngày hơn trước Cái mới là cách thức

Trang 16

có cơ hội thể hiện vốn sống phong phú, cũng như cách nhìn nhận và đánh giá thế giới xung quanh Qua đó, nhà thơ có thể phản ánh sâu sắc những giá trị quan, cảm nhận chân thật về cuộc sống và con người

buổi tối hay là lúc rạng

sáng tôi chợt nhìn thấy con

mèo đen nó đi qua tôi

từ phía sau như đi qua

tâm hồn tôi đi qua từ

những điểm tối tôi mà đến

với hành lang trước mắt nó

(Hường Thanh - Mèo đen)

Đoạn thơ Mèo đen của Hường Thanh là một minh chứng cho việc sử dụng

ngôn ngữ đời thường trong thơ Tân hình thức Việt Với cách dùng từ ngữ giản dị, gần gũi, đoạn thơ không chỉ mô tả một hình ảnh đơn giản trong cuộc sống hàng ngày mà còn mở ra những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu xa về nội tâm con người Qua đó, ta nhận thấy khoảnh khắc đời thường ẩn chứa nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu xa về sự giao cảm giữa con người và thế giới, nội tâm cô đơn và dòng chảy thời gian Những cảm xúc tưởng như bình lặng và đơn giản lại chứa đựng chiêm nghiệm về cuộc sống và

sự bất định của nó

Trang 17

12

“Thơ là một nghệ thuật” [5, tr.567], thơ Tân hình thức Việt cũng vậy Bản chất nghệ thuật của thơ Tân hình thức Việt, nhấn mạnh rằng nếu người đọc không cảm nhận được “chất thơ”, bài thơ sẽ thất bại Một kỹ thuật đặc trưng của thơ Tân hình thức Việt là bỏ đi dấu chấm phẩy, nhằm loại bỏ dấu vết của văn xuôi, giúp thơ trở nên

mơ hồ, tăng cường nhịp điệu và cảm xúc Trong khi văn xuôi yêu cầu ý tưởng rõ ràng, thơ lại cho phép sự mơ hồ, khiến ý tưởng bị phủ lấp bởi dòng chảy của cảm xúc Quá trình sáng tác thường bắt đầu với việc viết một bài thơ có dấu chấm phẩy rõ ràng, sau

đó tiến hành “giải trừ” – loại bỏ dấu câu để tạo ra sự mờ ảo Khi đọc thơ, người đọc cần khôi phục dấu chấm phẩy trong tâm trí để hiểu rõ ý nghĩa, rồi lại giải trừ để trải nghiệm bài thơ như nguyên bản, nơi nhịp điệu và cảm xúc được ưu tiên Kỹ thuật này không chỉ tạo ra sự khác biệt với văn xuôi mà còn giúp tăng hiệu quả của nhịp điệu thơ, đưa người đọc vào hành trình cảm nhận sâu sắc hơn về ngôn ngữ và nghệ thuật thơ, nơi ý tưởng trở nên mờ ảo và cảm xúc được tôn vinh

màu đen vàng trắng đỏ từ lâu thật

lâu đến nỗi chú khỉ không

còn nhớ rằng mình bị nhốt nên cứ

tung tăng dọc ngang giữa những

bức tường nâu xám phát triển mạnh nhanh

và thay vì bẻ những song

sắt dọc chọc thẳng lên trời để bước

ra chú ta xoay chúng thành

những thanh sắt ngang như những nấc thang

để bước lên trời lên trời …

(Biển Bắc - Dọc ngang)

Trang 18

13

Bài thơ Dọc ngang áp dụng kỹ thuật này của thơ Tân hình thức Việt một cách

rõ ràng, thông qua việc loại bỏ dấu câu để tăng cường sự mơ hồ và nhịp điệu Cảm xúc và dòng chảy của bài thơ được ưu tiên hơn việc diễn đạt một ý tưởng rõ ràng, tạo

ra không gian để người đọc cảm nhận và suy ngẫm Kỹ thuật này giúp thơ trở nên phóng khoáng, tự do, đồng thời tôn vinh nhịp điệu và cảm xúc - bản chất nghệ thuật

mà thơ Tân hình thức Việt hướng tới

Trang 19

14

Chương 2 KHẢO SÁT THƠ TÂN HÌNH THỨC CỦA KHẾ IÊM VÀ INRASARA

2.1 Khế Iêm - cây bút khởi xướng phong trào thơ Tân hình thức Việt

Lê Văn Đức được biết đến nhiều hơn với bút danh là Khế Iêm, sinh năm 1946 tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định, là một nhà thơ và lý luận văn học nổi tiếng trong phong trào thơ Tân hình thức Việt Ông là một trong những người khởi xướng và là cây bút

lý luận chính yếu của phong trào này Khế Iêm chủ biên Tạp chí Thơ tại Hoa Kỳ và các ấn phẩm quan trọng như Blank Verse (Thơ Không Vần, 2006) và Thơ Kể (Poetry

có những gánh nặng của một nhà thơ cần phải mang theo toàn bộ lý luận về thơ Tân hình thức và đặt nó vào thực tiễn sáng tác Phong cách đặc biệt của ông được đặc trưng bởi sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết và ưu tiên tính chính xác, thay vì tập trung vào các yếu tố tự sự hoặc mô tả Thơ của ông thường chứa đựng những chi tiết thời thơ ấu, thời mới lớn, ký ức chiến tranh, suy ngẫm về cuộc sống và viết về tuổi xế chiều Những yếu tố chính trị trong thơ ông chỉ thấp thoáng hiện diện nhưng vẫn có ảnh hưởng Các đề tài của ông như quan hệ giữa người với người, thân phận, quê hương là những vấn đề quen thuộc nhưng được thể hiện qua lăng kính của Tân hình thức

Phong trào thơ Tân hình thức, mà Khế Iêm đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, bao gồm các đặc tính như tính truyện, tính lặp lại, ngôn ngữ đời thường, tính vắt dòng, và vần điệu Nó còn thể hiện tính chất vui chơi và huyền bí, tạo nên những phẩm chất cốt lõi khác Mặc dù thơ Tân hình thức hiện đang đối mặt với hai khuynh hướng khen và chê trong dư luận phê bình, nhưng nó vẫn cho thấy những khả năng tiềm tàng và giới hạn của nó Khế Iêm còn nhấn mạnh rằng thơ Tân hình thức không chỉ là thơ của một thế giới khác lạ mà còn là thơ của cuộc sống đời thường, tâm tưởng, hoài niệm và ước mơ Ông có diễn ngôn công khai chia sẻ quan điểm rằng; thơ giúp chúng ta trở lại với đời thường, nơi có cả những dị thường, và chính

Trang 20

15

những cái bình thường là thước đo để kiểm chứng mọi giá trị, trong đó có giá trị thơ

ca

2.1.1 Cái tôi với những mảng ký ức

Khế Iêm, là một nhà thơ và lý luận văn học nổi bật trong phong trào thơ Tân hình thức Việt Nam Thơ của ông không chỉ làm nổi bật “cái tôi” cá nhân mà còn khám phá sâu sắc các mảng ký ức để tạo nên những tác phẩm phong phú và đa chiều Phân tích “cái tôi với những mảng ký ức” trong thơ của Khế Iêm giúp chúng ta hiểu

rõ hơn về cách ông thể hiện bản ngã cá nhân và kết nối nó với những vấn đề lớn hơn của cuộc sống

2.1.1.1 Ký ức và chi tiết

Ký ức là một công cụ quan trọng mà Khế Iêm sử dụng để xây dựng và làm phong phú thêm “cái tôi” trong thơ của mình Trong thơ của Khế Iêm, “cái tôi” không chỉ là bản ngã riêng tư mà còn là nơi lưu giữ những trải nghiệm sâu sắc từ cuộc sống của ông Ông thường sử dụng các chi tiết cá nhân và ký ức để làm rõ bản chất của

“cái tôi” Ví dụ, ký ức về thời thơ ấu, tuổi trẻ và những trải nghiệm trong thời kỳ chiến tranh không chỉ giúp xây dựng một hình ảnh rõ nét về cá nhân mà còn phản ánh những cảm xúc và tư tưởng phong phú của ông Những yếu tố này tạo nên một bức tranh sống động và chân thực về đời sống nội tâm của nhà thơ Chi tiết cụ thể trong thơ Khế Iêm thường giúp hình thành một bức tranh rõ nét về các trải nghiệm cá nhân Những chi tiết này không chỉ tạo nên sự sống động và hiện thực cho các ký ức mà còn đóng góp vào việc xây dựng bối cảnh và cảm xúc của tác phẩm Việc sử dụng chi tiết cụ thể giúp làm rõ các yếu tố cá nhân và tạo ra một không gian thơ phong phú và chân thực

Tập thơ Thanh Xuân ghi dấu bút tích khi nhà thơ còn ở quê nhà

Trang 21

2.1.1.2 Kết nối cá nhân với tập thể

Tuy nhiên, “cái tôi” trong thơ Khế Iêm không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân Nó còn mang tính chất phổ quát, gợi mở những cảm xúc và tình huống mà nhiều người có thể cảm nhận được Sự kết nối giữa cái tôi cá nhân và các vấn đề lớn hơn như thân phận, quê hương và chính trị giúp tác phẩm của ông có thể giao tiếp và tương tác với độc giả một cách sâu rộng Điều này làm cho thơ của Khế Iêm không chỉ phản ánh cuộc sống cá nhân mà còn gắn bó với những trải nghiệm chung của nhân loại, làm cho tác phẩm của ông có thể đối thoại với các vấn đề lớn

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w