1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn hiện thực của nguyễn công hoan tiểu luận hệ thống thể loại và tác giả tiêu biểu văn học việt nam hiện Đại 1900 1945

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn PGS.TS. NGÔ MINH HIỀN
Trường học ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 40,21 KB

Nội dung

Ngoài ra, Nguyễn Công Hoan còn được “Từ điển Bách khoa Việt Nam” đánh giá rất cao về vị trí của ông trên trường sự nghiệp sáng tác văn chương nước nhà : “Có thể n

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

NHÓM 1

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

TIỂU LUẬN

HỆ THỐNG THỂ LOẠI

Trang 2

ĐÀ NẴNG - 2024 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

NHÓM 1

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

Chuyên ngành.: Văn học

Mã ngành: 31741288

TIỂU LUẬN

HỆ THỐNG THỂ LOẠI

VÀ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1900 - 1945

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGÔ MINH HIỀN

Trang 3

ĐÀ NẴNG – 2024 LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số liệu trong đề cương tiểu luận này chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 04 năm 2024

Người cam đoan

NHÓM 1

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Giá trị khoa học và thực tiễn của công trình 3

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

6 Phương pháp nghiên cứu 7

6.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp 7

6.2 Phương pháp hệ thống 7

6.3 Phương pháp khảo sát – thống kê – phân loại 7

7 Bố cục 7

NỘI DUNG 8

Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN HIÊN THỰC 1930 – 1945 8

Chương 2: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN 10

Chương 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC NGUYỄN CÔNG HOAN 11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Công Hoan, một tên tuổi lẫy lừng trong làng văn học Việt Nam hiện đại, không chỉ đơn thuần là một nhà văn thuộc dòng kỳ cựu, mà còn là người mang trên vai mình trách nhiệm lịch sử, góp phần quan trọng vào việc khai mở con đường cho văn xuôi "Quốc ngữ" bước chập chững vào thế giới văn chương nghệ thuật

Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan không chỉ đơn thuần là những trang giấy in đầy chữ, mà là những bức tranh cuộc sống, về con người, và về cái

"tôi" dân tộc Ông là người dũng cảm đặt ra những câu hỏi khó khăn, những tình tiết đầy thách thức, những ý nghĩa sâu sắc về thực tại xã hội, qua đó đánh thức lòng tự trọng, lòng yêu nước và lòng nhân ái trong lòng người đọc Không chỉ dừng lại ở việc phê phán, Nguyễn Công Hoan còn là một người xây dựng, đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại

Tác phẩm của ông không chỉ là nguồn cảm hứng, mà còn là một bài học quý giá về trí tuệ và lòng nhân ái, giúp cho thế hệ sau nắm bắt được tinh thần của một thời kỳ đang trên đường tiến lên với sự hiện đại hóa không ngừng

Đó chính là di sản vô giá mà Nguyễn Công Hoan để lại cho văn học Việt Nam, một di sản sáng rực, vĩnh cửu, và vô cùng cần thiết trong hành trình văn hóa và tinh thần của dân tộc

Ngoài ra, Nguyễn Công Hoan còn được “Từ điển Bách khoa Việt Nam” đánh giá rất cao về vị trí của ông trên trường sự nghiệp sáng tác văn chương

nước nhà : “Có thể nói Ng uyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam… Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo

khổ, cùng khốn của xã hội “ Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan

không chỉ là những câu chuyện từ quá khứ, mà chúng còn là những dấu ấn sống động, không mờ nhạt theo thời gian Từ những trang sách cũ kỹ, những dòng chữ đã khắc sâu vào tâm trí người đọc, đưa họ lạc vào những thế giới tưởng chừng xa xôi nhưng lại đầy hấp dẫn và gần gũi

Trang 6

Trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta dễ dàng nhận thấy sự khẳng định một phong cách văn học độc đáo Không giống như Thạch Lam, nơi chất thơ nhẹ nhàng, thấm đẫm cuộc sống hằng ngày hay Nam Cao với sự chân thực đờ thường kết hợp với triết lý sâu sắc, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan mang đậm đà dấu ấn của sự hóm hỉnh, thông minh, phản ánh tinh thần của trí thức của dòng văn học hiện đại Tiếng cười trong các tác phẩm của ông không nhẹ nhàng và thâm trầm, mà thường mang tính giòn giã, sảng khoái, thậm chí là sự châm biếm trực tiếp đối với kẻ thù Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan vẫn luôn thu hút sự quan tâm và nghiên cứu từ các nhà phê bình, độc giả thế hệ sau, với sự độc đáo và tinh tế trong việc xây dựng các nhân vật và tình tiết

Trong sáng tác truyện ngắn , nghệ thuật vốn là thành tố quan trọng luôn được Nguyễn Công Hoan xây dựng kỹ càng Nghệ thuật là tổng thể các yếu tố về mặt hình thức của tác phẩm, bao gồm cốt truyện, kết cấu, nhân vật, lời văn, và các biện pháp nghệ thuật khác Đó chính là công cụ mà nhà văn sử dụng để thể hiện và truyền tải nội dung của tác phẩm một cách hiệu quả và ấn tượng Nổi lên trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan chính là không gian nghệ thuật, được xem là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Hơn hết, trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thì hình tượng nghệ thuật chính là linh hồn của cả tác phẩm, mà theo Trần Đình

Sử lý giải trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” tr 162 : “ Không có hình

tượng nghệ thuật nào mà không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”, và qua đó, không gian nghệ thuật là sản

phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nhằm thể hiện cá tính sáng tạo và quan niệm nhất định về đời sống

Không gian nghệ thuật thường được Nguyễn Công Hoan xây dựng tỉ

mỉ, chi tiết và từng chi tiết ấy đầu được đặt trong một bối cảnh xã hội, lịch sử hoặc tâm trạng nhất định Không gian nghệ thuật không chỉ là nền cho các nhân vật và câu chuyện trong tác phẩm diễn ra, mà còn là mặt hồ phản ánh sự phưc tạp, đa chiều của cuộc sống và loaì người

Nhìn chung, không gian nghệ thuật như một thước đo để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật Không chỉ đơn thuần là một phương tiện tạo nên sự độc

2

Trang 7

đáo của tác phẩm, không gian nghệ thuật chính là nơi chứa đựng cốt lõi những tầng lớp giá trị đồ sộ mà nhà văn Nguyễn Công Hoan tinh chế Vì vậy, với niềm đam mê và khao khát mãnh liệt, mong muốn khai phá những giá trị nghệ thuật tuyệt vời ấy của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi sẽ tiếp cận những

“khoáng sản’ quý giá ấy của ông với niềm tò mò và sự tôn trọng Điều quan trọng là đọc không chỉ để giải trí mà còn để suy ngẫm, cảm nhận và hiểu sâu hơn về thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt Cho nên, nhóm chúng tôi sẽ lấy đề tài : “Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Công Hoan” làm công cụ khai phá

2 Mục đích nghiên cứu

Đi sâu nghiên cứu và giải thích rõ các phương diện về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, để thấy rõ lối viết truyện độc đáo cùng cá tính sáng tạo Hơn hết làm là sáng tỏ được những giá trị nghệ thuật ẩn sâu trong lớp bụi dày “không gian nghệ thuật” Một phần khẳng định được vị thế của Nguyễn Công Hoan trên tiến trình phát triển mạnh mẽ của văn xuôi Việt Nam hiện đại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Công Hoan

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1930 – 1945

4 Giá trị khoa học và thực tiễn của công trình

Kết quả của nghiên cứu đã đi vào sâu sắc phân tích và đánh giá các yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên thành công của không gian nghệ thuật trong truyện ngắn hiện thực Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1930 – 1945

Vận dụng kiến thức môn Hệ thống thể loại song hành cùng môn hoàn cứu khoa học chuyên ngành Văn học là cách tiếp cận toàn diện và sâu sắc để kiến tạo nên một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, cùng với việc phân tích không gian nghệ thuật trong truyện ngắn hiện thực Nguyễn Công Hoan, từ đó

Trang 8

giúp chúng ta có một góc nhìn sâu hơn về nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, khẳng định được địa vị của ông trên con đường sáng tác văn học lừng lẫy

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giai đoạn từ 1930- 1945 được xem là giai đoạn văn học lộng lẫy của dân tộc Ý thức cá nhân cùng với ý thức sáng tạo đồng loạt bùng nổ một cách mạnh mẽ Ở thời kỳ này, thể loại truyện ngắn được du nhập và trở thành mồi lửa kích thích sự đa dạng sáng tạo của văn học hiện đại Truyện ngắn phát triển một cách đa dạng về đề tài, thể loại và cảm hứng, chúng tập hợp lại tạo nên các bộ phận văn học Trong đó, Nguyễn Công Hoan được xem là một trong những người đặt những viên gạch đầu tiện xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiên thực phê phán Nói tới Nguyễn Công Hoan người ta thường liên tưởng đến một bậc thầy về thể loại truyện ngắn, được coi là “cây bút bật thầy” của nền văn học hiện thực Việt Nam hiện đại, người đã góp công không nhỏ vào sự nghiệp phát triển vô cùng thịnh vượng của thể loại này Đọc truyện của Nguyễn Công Hoan, người đọc có thể thấy nhà văn rất chú ý đến việc xây dựng một đời sống nghệ thuật riêng biệt, nhằm truyền tải những thông điệp một cách hiệu quả nhất Có thể nói, chính nghệ thuật đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan không chỉ là về việc kể chuyện, mà còn là phương pháp ông sử dụng ngôn từ, cấu trúc câu hay cấu trúc cốt truyện, hình tượng nhân vật độc đáo Hơn hết, tất cả những yếu tố đó đều được tác giả gói gọn trong không gian nghệ thuật Vì thế, vấn đề về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ở bất kỳ giai đoạn nào sau này cũng đều được các nhà nghiên cứu để tâm và đặc biệt chú ý, các công trình nghiên cứu cũng lần lượt xuất hiện Qua đây, chúng tôi xin tổng hợp một số đánh giá khách quan cùng nhận định liên quan đến không gian nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trong giai đoạn 1930 – 1945:

Một phần của công trình “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” đã có những

quan điểm cá nhân về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thông qua việc đánh giá những đóng đóp của ông cho thể loại mới mẻ

này : “Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã xây dựng lên một xã hội thực

4

Trang 9

dân phong kiến đầy bất công ngang trái với những chuyện độc ác xấu xa rởm hợm, những câu chuyện thương tâm ai oán mà nực cười lố lăng, với những bức chan dung của các vị tai to mặt lớn mà nhiều kẻ hách dịch đầy quyền thế đang sống trong thế giới thương lưu lúc bấy giờ” [2; tr 38]

Từ đánh giá này, Phan Cự Đệ vô hình chung đã làm sáng tỏ sự tài tình trong quá trình sáng tạo nên tác phẩm của Nguyễn Công Hoan qua việc mô phỏng một không gian nghệ thuật độc đáo và sâu sắc, nơi mà mọi tầng lớp hay khía cạnh của đời sống xã hội được phản ánh một cách trào phúng, chân thực và kỹ càng Điều này thực sự gợi cho chúng ta sự liên tưởng và đáng suy ngẫm

Trong không gian nghệ thuật thấm đẫm chất trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã gián tiếp thể hiện tài năng trong việc tái hiện, làm sống lại những nhân vật, những tình huống ngay bên trong không gian mà ông tạo ra Nhận thấy điều này, Trần Hạc Đình đã có một phê bình được in trên báo Bắc Hà

tháng 8 : “Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan chỉ có ở trong

truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là nhà văn ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt,

đê tiện của một hạng người xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối Ông không hề

có tỉ mỉ, lôi thôi như phần nhiều các nhà văn tả chân Vậy mà từ một lời nói, từ một cử chỉ của những nhân vật trong truyện đều như chép nguyên sự thực Ông làm sống một cách sinh động những nhân vật" [3; tr 40]

Ở cuốn “Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam”

(1968) ,Ông Nguyễn Đức Đàn đã nhận xét thế giới không gian nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan như một bức tranh rộng lớn, khá đầy đủ về xã hội cũ :

"Với một số lượng khá lớn như vậy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hợp

thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp từ các giai cấp bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp" [1; tr 78]

Trang 10

Tiếp lời của Nguyễn Đức Đàn, Nguyễn Trác cũng có một nhận định khi

nói về không gian thế giới nghệ thuật mà Nguyễn Công Hoan sáng tạo : “thế

giới những kẻ khốn khổ, đáng thương" Nguyễn Trác đã cho thấy sự nhạy cảm

và sâu sắc trong việc đánh giá không gian nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan Ông thể hiện sự đồng cảm và lòng nhân từ đối với những nhân vật được tạo ra trong thế giới nghệ thuật của ông, họ là những người phải đối diện với khó khăn gian khổ và bất công trong cuộc sống

Như vậy, nhận định của Nguyễn Trác đã làm nổi bật khả năng sáng tạo và ảnh hưởng sâu sắc của Nguyễn Công Hoan trong việc tạo ra không gian nghệ thuật đầy ý nghĩa và cảm động, làm cho độc giả không chỉ đọc mà còn suy ngẫm và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người Qua đó, có thể thấy thế giới mà Nguyễn Công Hoan tái hiện trong các tác phẩm thường là một thế giới đầy bi kịch, nơi mà những kẻ yếu đuối và bất hạnh thường phải chịu đựng những cảm giác cô đơn, bất lực và khốn khổ Tuy nhiên, qua cách viết của ông, những nhân vật này không đơn thuần chỉ là những kẻ khốn khổ mà còn là những người có phẩm đức và lòng nhân ái, làm cho độc giả không chỉ cảm thấy đồng cảm mà còn cảm thấy được sự đẹp đẽ và tinh thần cao cả trong họ

Trong vòng hai mươi năm trở lại đây, Trần Đình Sử trong cuốn “Thi pháp trào phúng truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” đã xem xét không gian

nghệ thuật cùng với khía cạnh thời gian nghệ thuật : “Nhà văn tổ chức xây

dựng không gian và thời gian theo yêu cầu của thể loại kịch Không gian trong truyện của ông thường hẹp, chật chội mang tính sâu khấu Thời gian bị dồn nén, căng thẳng phù hợp với kịch Thời gian, không gian nhằm tạo khung cho sự phát triển của cốt truyện, vì vậy chúng mang tính chất sân khấu” Như

vậy, không gian nghệ thuật trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất thích hợp với chất của kịch Không gian trong các truyện của ông thường được xây dựng một cách hẹp hòi, chật chội, thường là những môi trường có giới hạn về không gian vật lý, như phòng nhỏ, ngõ hẻm hay khu vực chật hẹp Điều này tạo ra một cảm giác bí ẩn và căng thẳng, tạo ra một không gian sâu khấu tiêu biểu phù hợp cho việc phát triển một vở kịch [4]

6

Ngày đăng: 04/11/2024, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w