Cũng theo một nghiên cứu của Nguyễn Minh Trí trong “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8-2019, bài viết chỉ ra r
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC
MÔN HỌC : GIÁO DỤC VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
II NỘI DUNG
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2 Sơ lược về giáo dục Việt Nam giai đoạn trước năm 2000 (1945 - 2000)
3 Thành tựu
3.1 Quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục ngày càng phát triển
3.2 Cơ sở vật chất được đầu tư và cải thiện
3.3 Chất lượng giáo dục và trình độ đào tạo có tiến bộ
3.4 Hệ thống cơ chế, chính sách, công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo cơ bản được hoàn thiện
3.5 Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ
3.6 Chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo
4 Hạn chế
5 Giải pháp
III KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục là lĩnh vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dântộc và trong mọi thời đại Trong xu thế phát triển tri thức như hiện nay, giáo dục đượcxem là chính sách quan trọng hàng đầu để phát triển xã hội, phát triển đất nước ởnhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ
Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, sự dốt nát là một loại
giặc nội xâm, là mẹ đẻ của mọi thói hư tật xấu, phản lại văn hoá”, bởi thế nếu ta
không có tri thức, không có kiến thức và hiểu biết về xã hội, về tự nhiên và cả vềchính bản thân con người mình, ta sẽ phải luôn lệ thuộc và bất lực trước những thế lực
và sức mạnh cản trở sự phát triển của đất nước Lịch sử đã chứng minh cho ta thấy,những kẻ thù đã từng xâm lược ta, việc đầu tiên mà chúng làm chính là mở trường dạyhọc Bởi chúng nhận thức rõ được tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi quốc gia,mỗi con người, giáo dục định hướng con người nhận thức về thế giới quan và nhânsinh quan của họ Và để khẳng định được chủ quyền đất nước, điều ta cần làm là phải
có chữ viết, có tiếng nói của một dân tộc, có bản sắc, có văn hóa, Muốn làm đượcđiều đó, cần phải chú trọng trong việc giáo dục, trong việc truyền đạt những tri thức,những giá trị văn hóa truyền thống, Bởi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêucho sự phát triển xã hội và đất nước Mà muốn xã hội phát triển, trước hết phải chăm
lo yếu tố con người về cả thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là về khía cạnh học vấn, vềnhận thức
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta và việc đầu tư cho giáodục là chủ trương quan trọng nhất, cấp thiết nhất trong các chủ trương xây dựng vàphát triển đất nước Điều này xuất hiện rất rõ trong giai đoạn nước ta rơi vào tình cảnh
“ngàn cân treo sợi tóc”, một tình cảnh đói nghèo, cơ cực, “thù trong, giặc ngoài” vàđặc biệt là hơn 90% dân số không biết chữ Dưới tình hình ấy, những nhà lãnh đạo,đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng củagiáo dục Nhận ra được điều đó, ngày 03/09/1945, Người đã triệu tập phiên họp đầutiên của Chính phủ và nêu ra những việc làm cấp bách cần phải thực hiện ngay, trong
đó có việc phát động phong trào chống nạn mù chữ Thực hiện lời kêu gọi của Người,thành lập lớp Bình dân học vụ, người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong tràodiệt “giặc dốt” được phát động rộng rãi và thu hút đông đảo người dân tham gia Có
Trang 4thể thấy, kể từ thời điểm đó, công cuộc khôi phục nền giáo dục dần từng bước cónhững tiến triển, tổ chức cho toàn dân học tập nhằm nâng cao dân trí xã hội Có thểnói, phong trào “xóa nạn mù chữ” có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc Trong Thư gửihọc sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của
việc học tập và nâng cao dân trí: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Ngoài ra, giáo dục còn góp phần nâng cao dân trí cho các quốc gia, các dân tộc.Trong nền kinh tế tri thức như hiện nay, tri thức chính là sản phẩm của giáo dục, đồngthời tri thức cũng là tài sản quý giá nhất của con người và cả xã hội Giáo dục ở nước
ta hiện nay được xem là quốc sách với những thành tựu vượt bậc Trong suốt quá trìnhcách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước
ta đã luôn quan tâm đến việc phát triển giáo dục và luôn khẳng định: “Giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”1
Nền giáo dục nước ta ngày càng có nhiều sự đổi mới so với những giai đoạn trước,
về nguồn nhân lực giảng dạy, về chất lượng giảng dạy của giáo viên và cả về năng lựctiếp thu của học sinh Đồng thời, bên cạnh những thành tựu mà nền giáo dục nước tađạt được còn có một số hạn chế cần được xem xét Nhận ra được điều đó, em chọnnghiên cứu về những thành tựu và hạn chế của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn từnăm 2000 đến nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phụcnhững hạn chế hiện có
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thành tựu và hạn chế của giáo dục Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2000 đến nay
3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài tiểu luận “Phân tích những thành tựu và hạn chế của giáo dục ViệtNam giai đoạn năm 2000 đến nay”, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháplịch sử, phương pháp phân tích
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013) Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [tr.1]
Trang 5II NỘI DUNG
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đầu tiên, cần điểm qua những tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đềnghiên cứu
Theo một nghiên cứu của GS.TS Lê Ngọc Hùng trong “Đổi mới giáo dục ở ViệtNam nhằm tạo công bằng xã hội và phát triển bền vững” (05/09/2016) Bài nghiên cứutập trung vào việc tìm hiểu những nội dung đổi mới trong các chính sách giáo dụcđược phản ánh trong các Báo cáo chính trị tại các kỳ Đại hội đại biểu của Đảng từ năm
1986 đến nay, đồng thời phân tích các số liệu điều tra và thống kê được về giáo dụcnhằm làm sáng tỏ một số luận điểm mới về việc đổi mới giáo dục Việt Nam Bài viếtnêu rõ được tình hình và mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn từ khi đất nước đổimới đến nay Bài viết còn nhấn mạnh việc đổi mới giáo dục cần phải tiếp tục củng cốthành tựu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời mở rộng cơ hội đếntrường ở tất cả các cấp giáo dục từ mầm non đến đại học, đảm bảo công bằng xã hội
và phát triển bền vững Nghiên cứu đưa ra những vấn đề cho thấy nước ta đã, đang vàluôn chú trọng đến vấn đề giáo dục, nhận rõ được tầm quan trọng của nó Ngoài ra,nghiên cứu còn chỉ ra được một số mặt hạn chế của giáo dục
Trong một bài nghiên cứu khác của TS Nguyễn Ngọc Ánh & Nguyễn Kiều Lan
Thương về vấn đề “Giáo dục Việt Nam: Thực trạng, cơ hội và thách thức”, trong Tạp
chí Giáo dục Lý luận, số 279 (9/2018), đã có những nghiên cứu liên quan Bài nghiên
cứu đã nêu lên được thực trạng, cơ hội cũng như những thách thức mà giáo dục ViệtNam phải đối mặt Đồng thời qua đó còn chỉ ra được những nguyên nhân và đưa rađược những hướng giải quyết nhằm khắc phục những hạn chế hiện có Bài viết chỉ ra
rõ những thành tựu nổi bật, đồng thời, bên cạnh đó còn nêu được một số hạn chế màgiáo dục Việt Nam đang gặp phải
Cũng theo một nghiên cứu của Nguyễn Minh Trí trong “Giáo dục Việt Nam trong
bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 8-2019), bài viết chỉ ra rõ về vấn đề bối cảnh nền giáo dục Việt Nam trong thời đạicách mạng 4.0, với những thành tựu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn từ năm
2000 đến năm 2018, bên cạnh những thành tựu thì giáo dục Việt Nam còn đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức như việc nền giáo dục của ta đang còn quá nặng về việctruyền tải kiến thức một cách lý thuyết, nặng về vấn đề thi cử mà chưa quan tâm đếnviệc phát triển phẩm chất và năng lực của người học; chất lượng đội ngũ giáo viên,
Trang 6cán bộ quản lý chưa được đồng đều; hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế; côngbằng trong giáo dục và đào tạo mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn bất cập…Ngoài ra, bài nghiên cứu còn chỉ ra được một vấn nạn đã và đang gây nhức nhối hiệnnay, chính là vấn nạn bạo lực học đường Những điều này đặt ra vấn đề là ta cần cónhững hướng giải quyết phù hợp để đáp ứng được những mục tiêu và yêu cầu đã đề racho phù hợp với thời đại số
Một nghiên cứu của Nguyễn Bá Minh & Nguyễn Thị Mỹ Trinh (12/2021) trong
“Thực trạng và định hướng phát triển giáo dục mầm non Việt Nam giai đoạn 2021
-2030” (Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số đặc biệt [tr.10-18]), bài viết tập
trung đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục mầm non trong giaiđoạn 2011 - 2020 thông qua việc rà soát kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu pháttriển giáo dục mầm non, đồng thời nêu ra được những thành công và hạn chế trongthực hiện các giải pháp phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2010 - 2020 Từ đó, xácđịnh được những nguyên nhân, đề xuất định hướng mục tiêu và giải pháp phát triểngiáo dục mầm non trong giai đoạn 2021 - 2030
Lại theo một nghiên cứu khác về “Thành tựu và hạn chế của đổi mới giáo dục ở
Việt Nam từ năm 2013 đến nay” (16/09/2022) của Đỗ Phương Thảo (trong Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, ISSN 1859-1612, số 4(64)A/2022.
[tr.108-118]), bài viết tập trung làm rõ những thành tựu và hạn chế trong đổi mới giáodục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay Bài nghiên cứu đã điểm qua được những thànhtựu và hạn chế của ngành giáo dục Việt Nam, tuy nhiên chưa có những biện pháp hayhướng giải quyết những hạn chế ấy
Nhìn chung, trước đó đã có nhiều bài nghiên cứu phân tích về những thành tựu, hạnchế cũng như đưa ra được những định hướng mục tiêu và giải pháp khắc phục nhữnghạn chế hiện có của nền giáo dục Việt Nam Các công trình nghiên cứu về tình hình,thực trạng giáo dục Việt Nam nói chung và những nghiên cứu về thành tựu cũng nhưnhững hạn chế của giáo dục Việt Nam trước đây nói riêng chính là nguồn tư liệu thamkhảo quan trọng để em có thể thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài “Phân tíchnhững thành tựu và hạn chế của giáo dục Việt Nam giai đoạn năm 2000 đến nay” Tuynhiên, đến nay chưa có nhiều tài liệu có sự so sánh, tổng hợp tình hình giáo dục nước
ta một cách bao quát, vẫn còn chung chung
Trang 72 Sơ lược về giáo dục Việt Nam giai đoạn trước năm 2000 (1945 - 2000)
Cách mạng Tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa(02/09/1945) đã đặt nền tảng cho việc ra đời nền giáo dục mới – một nền giáo dụccách mạng Ngay sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách về vấn đề phát triển giáo dục Sau khi tuyên
bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (03/09/1945), chủ tịch HồChí Minh đã nêu lên sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ “Diệt giặc dốt” Từ
đó, chiến dịch “chống nạn mù chữ” được phát động và được nhân dân ta hưởng ứngsôi nổi, mạnh mẽ Ngày 08/09/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 17-SL,thành lập Nha bình dân học vụ, nhân dân ta thực hiện sôi nổi phong trào bình dân học
vụ Tiếp đó ngày 10/08/1946, Sắc lệnh số 146/SL khẳng định những nguyên tắc cănbản của nền giáo dục mới Chủ tịch Chính phủ đã quy định ba nguyên tắc căn bản củanền giáo dục mới là: đại chúng hóa, dân tộc hoá và khoa học hoá 2, với tôn chỉ giáodục phục vụ cho lý tưởng quốc gia và dân chủ Từ đây mà nền giáo dục Việt Nam bắtđầu bước vào cuộc đổi mới đầu tiên: cải tạo từ nền giáo dục thực dân phong kiến, sangxây dựng nền giáo dục dân tộc - dân chủ - khoa học
Từ ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), hoạt động của giáo dục
đã có những biến động to lớn để thích ứng với cuộc kháng chiến của dân tộc Giaiđoạn đã làm gián đoạn một số mục tiêu chung nhưng ở vùng tự do vẫn tiếp tục đượcxây dựng và phát triển Đến cuối 1946, cả nước có trên 2 triệu người thoát nạn mùchữ Trong các năm 1948 - 1950, số người được xóa nạn mù chữ là trên 10 triệungười
Năm 1950, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứnhất chính thức ở các vùng tự do và các vùng tạm chiếm lấy hệ giá trị Nhân - Nghĩa -Trí - Dũng - Liêm là các giá trị cốt lõi trong việc đào tạo con người Lý do tiến hànhcuộc cải cách giáo dục năm 1950 là do sau thành công của Cách mạng Tháng Tám,nước ta đã thiết lập chính thể dân chủ nhân dân, nhưng cho đến năm 1950, giáo dụcvẫn chưa có sự thay đổi đáng kể trong chương trình giảng dạy cũng như trong cách
2 Tính đại chúng: có nghĩa là nền giáo dục có nhiệm vụ mang tri thức tới quần chúng rộng rãi.
Tính dân tộc: có nghĩa là nội dung giáo dục chưa đựng giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục tinh thần yêu dân tộc, tin tưởng vào sức mạnh dân tộc.
Tính khoa học: có nghĩa là nội dung giảng dạy là những tri thức và phương pháp giáo dục tiến bộ, tránh giáo điều, giáo dục phải gắn liền với cuộc sống nhân dân.
Trang 8thức tổ chức, còn mang nặng tàn tích của hệ thống giáo dục cũ Dưới tình hình ấy, đòihỏi cần có những thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống giáo dục Cơ cấu nhà trường phảiphù hợp với hoàn cảnh kháng chiến, rút bớt số năm học của phổ thông, hệ thống nhàtrường 12 năm được thay thế bằng hệ thống trường phổ thông 9 năm, chia làm 3 cấp,đảm bảo tính liên tục Các kỳ thi cuối cấp được xóa bỏ, cuối năm lớp 9 chỉ phải thimột kỳ thi tốt nghiệp Đến năm 1950, tổng số đơn vị được công nhận xóa nạn mù chữ
là 10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã và 7284 thôn, tiêu biểu là tỉnh Hà Tĩnh (vùng tự do) vàtỉnh Thái Bình (vùng tạm bị chiếm) Giai đoạn này cũng đánh dấu việc thành lập Côngđoàn Giáo dục Việt Nam (tháng 07/1951) Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đến 1954
dù có mặt còn hạn chế, nhưng đã thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựngnền tảng cho một nền giáo dục mới
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai được tiến hành vào năm 1956, tại thời điểm đómiền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà Từ năm
1956 - 1976, miền Bắc nước ta, theo Nghị định 596 của Bộ Giáo dục (30/08/1956):các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm, chia theo 3cấp học
Cải cách giáo dục lần thứ ba tiến hành vào tháng 01/1979 Lúc này, đất nước ta đãthống nhất Việc cải cách bắt đầu từ giáo dục phổ thông, song song với việc tiến hànhbồi dưỡng giáo viên, theo hướng cải cách giáo dục, từng bước cải cách sư phạm.Trước ngày miền Nam giải phóng, nước ta có hai hệ thống giáo dục khác nhau Giáodục ở miền Bắc được tổ chức theo hệ thống giáo dục 10 năm (theo mô hình Liên Xôcũ), còn giáo dục ở miền Nam được tổ chức theo hệ thống giáo dục 12 năm (theo môhình phương Tây, chủ yếu theo mô hình của Pháp và một phần được cải tiến theo môhình của Mỹ) Ngày 11/01/1976, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng banhành Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục lần thứ 3 Trong đó, thay thế hệthống phổ thông 12 năm ở miền Nam và hệ thống 10 năm ở miền Bắc bằng một hệthống giáo dục phổ thông 12 năm mới
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12/1986 đã mở đầu cho côngcuộc đổi mới toàn diện Việt Nam Chủ trương của giáo dục trong thời kỳ này là đadạng hóa các loại hình trường, lớp; các hình thức đào tạo; quy chế của trường; các lớphọc dân lập và tư thục được ban hành Giai đoạn này nổi bật là mục tiêu hoàn thành cơbản phổ cập tiểu học cho trẻ em, phổ cập trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện vàtừng bước mở rộng giáo dục cấp bậc phổ thông và trung học bằng nhiều hình thức Sự
Trang 9phát triển rộng khắp mạng lưới các trường học, sự tăng nhanh của quy mô giáo dục, cónhững chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Việt Nam xác định: Giáo dục chính là quốc sáchhàng đầu với ba nhiệm vụ chiến lược “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài” Luận điểm này đã được ghi vào Hiến pháp Ngày 31/01/1996, Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập Ban soạn thảo Chương trình tiểu học chonhững năm sau 2000.
Các cuộc Cải cách giáo dục của Việt Nam vào giai đoạn từ 1945 - 2000 đã đưa đếnnhững thành tựu to lớn trong việc đào tạo các thế hệ trẻ kháng chiến chống Pháp,kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc nói riêng
và Việt Nam nói chung Việc đổi mới giáo dục một cách toàn diện từ mục tiêu, nộidung, tính chất và hệ thống giáo dục như một yêu cầu và là hệ quả tất yếu Đây chính
là tiền đề nhằm củng cố những kinh nghiệm và định hướng mục tiêu cho những lầnđổi mới sau này
3 Thành tựu
Bước vào thế kỷ 21, giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi mới và thu hoạchđược nhiều thành quả quan trọng Như trong Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg
(28/12/2001) của Thủ tướng Chính phủ có đề cập: “Một hệ thống giáo dục quốc dân
tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc”.
Và giáo dục đã góp một phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nhân lực
và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời còn có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế - xãhội của đất nước Thành tựu về giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc phát triểnchất lượng nguồn nhân lực Như năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở 40% thìđến năm 2020 đã tăng lên 64%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp,chứng chỉ tăng từ 14,6% lên 24,5% Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục
(31/10/2020), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhận định: “Chúng ta đã vượt lên khó
khăn, vượt lên chính mình và ngành giáo dục đào tạo đã có tiến bộ toàn diện, nhiều mặt, rõ ràng và vững chắc”.
Trang 103.1 Quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục ngày càng phát triển
Nền giáo dục toàn dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng giáo dục mở, có sự liênthông giữa các cấp học với đầy đủ trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học, đồngthời có sự thống nhất giữa trình độ giáo dục và giữa phương thức đào tạo qua các cấp
3 Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông phát triển, đáp ứng tốthơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân Vào năm 2000, theo Chỉ thị số61-CT/TW (28/12/2000) của Bộ Chính trị, Việt Nam đạt chuẩn quốc gia về việc xóa
mù chữ và đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) Năm 2004, toàn quốc
có 20 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở Đến năm 2010, tất cả cáctỉnh/thành phố toàn quốc đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở(PCGDTHCS) và hoàn thành việc PCGDTH đúng độ tuổi mức độ I vào năm 2014.Đến năm 2017, nước ta đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN)cho trẻ em 5 tuổi
Năm học 2020 - 2021, cả nước có hơn 5 triệu trẻ mầm non; hơn 8,8 triệu học sinhtiểu học; hơn 5,9 triệu học sinh trung học cơ sở; hơn 2,7 triệu học sinh trung học phổthông; tổng số phòng học là 593.808 phòng (tăng 3.504 phòng so với năm học trước).Riêng bậc rung học phổ thông, cả nước có có 2.543 trường (tăng 144 trường hơn sovới năm học trước); trong số này có 45,33% số trường đạt chuẩn quốc gia và 40,22%
số trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; có 135.875 giáo viên, tỷ lệ giáoviên đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,78% (tăng 2,8% so với năm học trước) 4
Mạng lưới trường lớp mầm non được càng được quan tâm, củng cố, mở rộng vàphân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầuđưa trẻ đến trường Tính đến năm 2022, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non tăngnhanh, từ 13.117 trường (năm học 2011 - 2012) lên 15.320 trường (năm học 2021 -2022) Tỷ lệ trẻ mầm non ở các độ tuổi đến cơ sở giáo dục mầm non càng tăng Cảnước có 5.306.501 trẻ mầm non được đến trường, trong đó có 1.637.266 trẻ mẫu giáo
5 tuổi Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo tăng 18,1% (từ 72,7% năm học 2010 - 2011 lên
3 “Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao dân trí, chất
lượng nguồn nhân lực, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục.” (theo Phan Văn Long - Phó Vụ
trưởng phụ trách Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp).
4 Theo số liệu thống kê từ Viện nghiên cứu phát triển văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục trong Những thành tựu nổi bật của giáo dục Việt Nam (18/07/2022)
Trang 1190,6% năm học 2019 - 2020) và trẻ 5 tuổi mẫu giáo tăng lên 1,9% (từ 98,0% năm học
2010 - 2011 lên 99,9% năm học 2019 - 2020) 5
Ngày 12/08/1991, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật
PCGDTH với 5 chương, 28 điều Luật đã xác định rõ: “Nhà nước thực hiện chính
sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp một đến hết lớp năm đối với tất cả trẻ
em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi” và đồng thời cũng khẳng định “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng
và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Sau gần 10 năm thực hiện Luật PCGDTH, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia
về PCGDTH Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp một của cả nước tăng lên hàngnăm (năm 2011 đạt 98,7%; năm 2016 đạt 99,3%; năm 2020 đạt 99,67%) Số đơn vịcấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 được duy trì (năm 2020:100% cấp tỉnh; 100% cấp huyện; 100% cấp xã) Tính đến cuối năm học 2020 - 2021,
có 22 tỉnh/thành phố được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận đạt chuẩnPCGDTH mức độ 3 (đạt 35%); số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3 đạt90,2%; số đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3 đạt 92,1%
Về cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, số đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1 được duy trì và từng bước được nâng lên (năm2010: có 63/63 tỉnh đạt 100%; 695/695 huyện đạt 100%) Năm 2015, cả nước đạtchuẩn PCGDTHCS (cấp tỉnh 63/63 đơn vị, đạt 100%; cấp huyện đạt 100%; cấp xã đạt99,94%) Năm 2020, nước ta đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1 (cấp tỉnh 63/63 đơn vị,đạt 100%; cấp huyện đạt 100%; cấp xã đạt 100%) Tính đến tháng 07/2021 đạt chuẩnmức độ 2 có 7 tỉnh (chiếm 11,11%), mức độ 3 có 3 tỉnh (chiếm 4,76%) Năm học 2000
- 2001 có gần 18 triệu học sinh phổ thông, 820.000 học sinh học nghề (trong đó có130.000 học viên học nghề dài hạn) Năm học 2014 - 2015 có 2.767 trường học baogồm trường trung học phổ thông, trường trung học (cấp 2, 3) và trường phổ thông (cấp
1, 2 và 3) với tổng số học sinh là 2.439.919 và 152.007 giáo viên Đến năm 2020
-2021 có tổng số 2.901 trường học (trong đó có 2.373 trường trung học phổ thông, 373trường trung học và 155 trường phổ thông) với tổng số 2.751.650 học sinh và 94.889giáo viên 6
5 Số liệu thống kê Giáo dục mầm non qua các năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6 Số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trang 12Mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học được củng cố và phát triển ởkhắp các khu dân cư lớn, các vùng, một số tỉnh/thành phố Năm học 2000 - 2001 có 1triệu sinh viên cao đẳng, đại học Số sinh viên trên tổng số dân đạt 118, quy mô đàotạo nghề từ năm 1997 đến năm 2000 đã tăng 1,8 lần Nếu như ở năm 1987, toàn quốcmới chỉ có 101 trường đại học, cao đẳng thì đến tháng 09/2009 đã có 376 trường đạihọc, cao đẳng (tăng gấp 3,7 lần so với năm 1987) Ở bậc đào tạo sau đại học, tính đếnnăm 2010, cả nước có 159 cơ sở đào tạo (71 viện nghiên cứu và 88 trường đại học),trong đó có 121 cơ sở đào tạo tiến sĩ và 100 cơ sở đào tạo thạc sĩ Quy mô đào tạođược mở rộng, năm 1997 là 123.969 và đến năm 2009 là 503.618 (tăng 4,06 lần so vớinăm 1997) Ở bậc sau đại học, từ năm 2000 - 2010, các cơ sở đào tạo trung bình mỗinăm có 650 tiến sĩ trong nước Năm 2008, các cơ sở đào tạo sau đại học đã tuyển được1.805 nghiên cứu sinh và 22.885 học viên cao học Năm 2009, các cơ sở đào tạo sauđại học trong nước đã đăng ký 2.504 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ và 30.628 chỉ tiêu đào tạothạc sĩ Tính đến năm học 2019 - 2020, cả nước có 237 trường đại học và học viện, 37viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường caođẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm Quy mô sinh viên đại học, cao đẳngtrong giai đoạn 2011 - 2020 tăng khoảng 2,4% Số lượng sinh viên đều tăng qua mỗinăm và số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng và sau đại học đã từng bước đáp ứngnhu cầu nhân lực đã qua đào tạo cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Ngoài ra, mạng lưới cơ sở giáo dục còn được mở rộng đến những vùng có điều kiệnkhó khăn về tự nhiên - kinh tế - xã hội, những vùng đông dân tộc thiểu số… Năm học
2019 - 2020, toàn quốc có 320 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, với tổng số 105.818 học sinh và 1.134 trường phổ thông dântộc bán trú ở 29 tỉnh, thành phố với quy mô 250.795 học sinh Hệ thống cơ sở giáo dục
từ mầm non đến trung học phổ thông được củng cố và phát triển, đáp ứng được nhucầu học tập của con em người dân tộc thiểu số Tính đến năm 2024, tổng số trườnghọc của vùng dân tộc thiểu số, miền núi từ cấp bậc mầm non đến phổ thông là 20.495trường với 10.145.199 trẻ em, học sinh Số cơ sở giáo dục đại học tại đây chiếmkhoảng 1/3 so với số lượng cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc Cả nước hiện có
318 trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvới quy mô 101.847 học sinh; 1.161 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 29 tỉnh/thànhphố với 249.369 học sinh; 4 trường dự bị đại học, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú
Trang 13trực thuộc Ủy ban Dân tộc có dạy học hệ dự bị đại học, với quy mô khoảng 3.000 họcsinh dự bị/năm 7
Nhìn chung, quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục Việt Nam được cải thiện đáng kể
và mở rộng hầu khắp cả nước, đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của xã hội
3.2 Cơ sở vật chất được đầu tư và cải thiện
Xác định được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển đất nước,
Hiến pháp nước ta đã ghi rõ tại Điều 35: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và ở Điều 36: “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác”.
Ngân sách Nhà nước (NSNN) cho giáo dục liên tục tăng từ 8% (năm 1990) lên 15%(năm 2000), và từ 15,2% (năm 2001) lên 18% (năm 2005) Đặc biệt, NSNN đầu tưcho giáo dục trong giai đoạn năm 2000 - 2005 tăng bình quân 27,7%/năm, trong khitổng NSNN chỉ tăng 22,9%/năm Năm 2005, tỷ trọng NSNN chi cho giáo dục trongGDP chiếm 5,1% và đạt 18% trong tổng chi NSNN (xem Bảng 1) Năm 2010, tổng chiNSNN cho giáo dục là 78.206 tỷ đồng, chiếm 11,89% trong tổng chi NSNN; đến năm
2020, tổng chi NSNN cho giáo dục là 241.927 tỷ đồng, chiếm 14,15% trong tổng chiNSNN; trong 10 năm, tổng chi NSNN đã tăng 2,26% (xem Hình 1) Công tác xã hộihoá giáo dục8 đã đem lại kết quả bước đầu; tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góptrong tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng, đạt khoảng 25% vào năm 2000 Trongnăm 2007, khoảng 25% tổng chi phí của xã hội cho giáo dục là do sự đóng góp củangười dân Bên cạnh đó, nhiều đề án và chương trình cũng đã huy động được sự đónggóp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và vốn đầu tư từ nước ngoài
để phát triển cho giáo dục, đặc biệt là cho giáo dục phổ thông
7 Theo số liệu thống kê từ “Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi” (Phúc Hằng (12/4/2024) Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương)
8 Xã hội hóa giáo dục là quá trình huy động sự tham gia đóng góp của các cá nhân hay tổ chức trong toàn xã hội dưới sự điều tiết và quản lý của Nhà Nước.
Trang 14Hình 1: Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo (Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ thị do Thông tấn xã Việt Nam thiết kế)
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổthông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về việc thực hiện PCGDTHCS, đồng thời gópphần tăng cường cơ sở vật chất trường học, chống xuống cấp; xây dựng mới cácphòng học, ký túc xá; tăng cường các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc dạy học
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho giáo dục được đầu tư một cách thích đáng, bước đầuđáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục và đào tạo Hệ thống trường, lớp học ởViệt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng đảmbảo cho việc dạy và học có chất lượng
Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đã được cải tiến theo hướng tập trung cho các lĩnhvực ưu tiên trong việc đào tạo nhân lực, cho các cấp học phổ cập, đặc biệt là tập trungchỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành, thực hiện cơ chế, chính sách
ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi Đặc biệt làquan tâm ưu tiên nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồngthời thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu
số, miền núi Hệ thống trường dự bị đại học và phổ thông dân tộc nội trú được quantâm và đầu tư Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 cũng đã khẳng
định cần phải “đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật,
công nghệ thông tin, công nghệ số trong giáo dục - đào tạo… Tiến tới phổ cập trung
Trang 15học phổ thông gắn với phân luồng trong giáo dục Giảm tỷ lệ mù chữ, bỏ học ở miền núi” Giai đoạn năm 2001 - 2010, hầu hết các tỉnh và huyện có đông đồng bào dân tộc
thiểu số đã có trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; các cơ sở đào tạo nghề, trungcấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học cũng được thành lập ở hầu hết các vùng khókhăn như Tây Bắc, Tây Nguyên Ngoài chính sách của Nhà nước còn có các chươngtrình và đề án về phát triển giáo dục tại những vùng khó khăn Các cá nhân, tổ chức xãhội đều ưu tiên hỗ trợ cho giáo dục - đào tạo vùng có điều kiện khó khăn và nơi đôngdân tộc thiểu số Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục - đào tạo tại đó đã có những chuyển biếntích cực
Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ tích cực cho công tác bồi dưỡng giáo viên với cáchình thức khác nhau để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nhận thức tưtưởng chính trị
Bên cạnh đó, còn tích cực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, ứngdụng ngành công nghệ kỹ thuật số và hệ thống internet vào trong lĩnh vực giáo dụcnhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục Cải tiến các phươngtiện, thiết bị và dụng cụ hỗ trợ cho việc học tập đồng thời còn cải tiến phương phápgiảng dạy nhằm nâng cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên và người tham gia đàotạo Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục như việc học trực tuyến thông quacác nền tảng và công cụ kỹ thuật số cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi; cácphần mềm quản lý học tập; giáo trình điện tử thay thế sách giáo khoa truyền thống;các ứng dụng hỗ trợ học tập và đặc biệt là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo…Theothống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2022), có 63 cơ sở giáo dục - đào tạo, 710phòng giáo dục - đào tạo đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung, 82% các trườngthuộc khối phổ thông tiến hành sử dụng phần mềm quản lý trường học Năm học 2020
và 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc chuyển đối số tronggiáo dục được thực hiện một cách triệt để, chuyển trạng thái từ việc dạy học trực tiếpsang dạy học trực tuyến, ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng kể: vừa đảmbảo được an toàn phòng chống dịch bệnh; vừa kiên trì với mục tiêu hoàn thành chấtlượng kế hoạch năm học Trong cùng thởi ddieerrm đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thựchiện kết nối thành công cơ sở dữ liệu quốc gia ngành giáo dục với cơ sở dữ liệu quốcgia về dân cư; kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của hơn 1,4 triệu giáo viên trên tổng
số 1,6 triệu giáo viên (đạt 88%) và khoảng 16 triệu hồ sơ học sinh (đạt 69,5%) trêntổng số 23 triệu học sinh; đến nay đã xác thực được gần 14 triệu hồ sơ giáo viên và
Trang 16học sinh từ cơ sở dữ liệu quốc gia ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Đồngthời, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối thànhcông hệ thống phần mềm quản lý thi và hệ thống đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳngvới cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo an toàn thông tin và sử dụng ổn định.Đến việc nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học cũng đều được thực hiện theo hìnhthức trực tuyến đối với tất cả các thí sinh Chuyển đổi số đã tạo ra nhiều cơ hội và tiềmnăng cho giáo dục, giúp nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng được nhu cầu đadạng hóa phương pháp học tập của học viên trong thời đại kỹ thuật số.
3.3 Chất lượng giáo dục và trình độ đào tạo có tiến bộ
Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã hoàn diện hơn Trình độhiểu biết và năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên đượcnâng cao so với trước Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà lẫn mũi nhọn có nhiềutiến bộ, đồng thời chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa họccông nghệ cũng được cải thiện Giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ caotrong khu vực và cả trên thế giới, số học sinh phổ thông đạt các giải quốc gia và quốc
tế ở một số môn học ngày càng tăng
Kết quả trong kỳ thi Olympic của học sinh Việt Nam trong những năm vừa qua cóbước tiến bộ vượt bậc với 51 huy chương Vàng trong giai đoạn 2016 - 2021 cao hơn
so với 27 huy chương Vàng trong giai đoạn 2011 - 2015 Tính đến năm 2022, đoànViệt Nam sở hữu 698 huy chương ở 5 môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học,vươn lên vị trí thứ 8 trên thế giới (sau Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Romania,Hungary) Trong đó, giai đoạn từ năm 2013 - 2022 là giai đoạn đóng góp nhiều huychương nhất Việc nước ta giành được thành tích cao trên đấu trường Olympic quốc tế,đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chínhsách phát triển, bồi dưỡng nhân tài của Bộ Giáo dục và Đào tạo; điều này cũng chothấy được, chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.Ngoài ra, nhiều chỉ số về giáo dục của Việt Nam cũng được đánh giá cao trong khuvực và quốc tế Trong các đợt đánh giá PISA9, nước ta đạt được kết quả vượt trội sovới trung bình các nước trong khối OECD10 trong khi mức đầu tư cho giáo dục củachúng ta thấp hơn hẳn, như trong kỳ đánh giá PISA năm 2018 (công bố vào năm
9 PISA: là chương trình Đánh giá học sinh quốc tế, một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD đề xuất,
để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu.
Trang 172019), điểm Khoa học nước ta đạt 543 điểm, đứng thứ 4/79, tăng 4 bậc so với năm2015; Đọc hiểu đạt 505 điểm, đứng thứ 13/79, tăng 19 bậc so với năm 2015 Theo báocáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, chỉ số Vốn nhân lực của ViệtNam đạt 0,69; đứng thứ 38 trên 174 nền kinh tế thế giới Trong đó, thành phần kết quảgiáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, NewZealand, Thụy Điển Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trìnhtiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu trong khối ASEAN hay kết quả trongchương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á(SEA PLM) vào năm 2019 cho ta thấy chất lượng giáo dục tiểu học của nước ta đứngvào tốp đầu của các nước ASEAN.
Trước năm 2015, các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam chưa có mặt trong cácbảng xếp hạng chất lượng giáo dục trên thế giới, chỉ có 2 cơ sở giáo dục đại học vàonhóm tốp 300 các trường đại học hàng đầu Châu Á (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Trong giai đoạn 2016 - 2020, bằng việc tăngcường công tác kiểm định chất lượng và đẩy mạnh tự chủ, vị thế của các trường đạihọc tại Việt Nam đã có những biến chuyển rõ rệt Tính đến năm 2024, Việt Nam có 5trường đại học xuất hiện trong Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới của QS11 (Trường Đạihọc Duy Tân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ ChíMinh, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội) và 15 cơ sở giáo dụcđại học của Việt Nam được vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á
Chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến tốt hơn, công tác đào tạonghề cho công nhân và lao động nông thôn cũng được quan tâm và cải thiện Đồngthời, nhờ giáo dục đại học từng bước vươn lên đã đào tạo được một đội ngũ đông đảonguồn nhân lực chất lượng, có trình độ cao; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật từ cửnhân, thạc sĩ cho đến tiến sĩ đã và đang công tác, có những cống hiến quan trọng tronghầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội
10 OECD: viết tắt của “Organization for Economic Cooperation and Development” - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; đây là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục đích nhằm thúc đẩy các chính sách cải thiện phúc lợi kinh tế và xã hội của người dân ở các quốc gia phát triển.
11 Bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds) - Anh Quốc Bảng Xếp hạng QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới lĩnh vực giáo dục đào tạo.